1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ném thia lia như thế nào là tốt nhất?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi kakalot, 25/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Ném thia lia như thế nào là tốt nhất?

    [​IMG]

    Những người thích ném thia lia đều hiểu rằng, một viên đá dẹt, tròn, khối lượng vừa phải, khi được ném nhanh, sẽ nảy được nhiều lần trên mặt nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ đam mê và kiến thức để lập ra một công thức toán học về nghệ thuật này như nhà vật lý người Pháp Lydéric Bocquet.

    Bằng trực quan, chúng ta cảm thấy một viên đá dẹt có thể nảy tốt trên mặt nước, bởi diện tích bề mặt lớn khi đập xuống mặt nước sẽ tạo ra một phản lực, đẩy viên đá lên (nếu diện tiếp xúc nhỏ, phản lực không đủ lớn, viên đá sẽ bị chìm).

    Nhà vật lý Lydéric Bocquet, Đại học Lyon (Pháp), đã nảy sinh ý tưởng lập công thức ném lia thia khi quan sát trò chơi của cậu con trai 8 tuổi. Sau một thời gian mày mò, ông đã lập ra một phương trình chỉ dẫn cách ném thia lia tối ưu. Theo đó, số lần nảy lên của viên đá phụ thuộc vào các đại lượng: bán kính, khối lượng viên đá, tỷ lệ giữa bán kính và khối lượng, góc ném, tốc độ ném, tốc độ quay của viên đá, lực hấp dẫn, tốc độ, hướng chảy của nước.

    Công thức cho thấy, nếu viên đá được ném càng nhanh thì nó càng nảy lên nhiều lần. Và để nảy lên ít nhất là một lần, Bocquet cho rằng, viên đá cần được ném ra với tốc độ tối thiểu là 1 kilomét/giờ. Sự quay của viên đá cũng đóng vai trò quan trọng, bởi nó tạo ra hiệu ứng hồi chuyển, giúp viên đá không rơi nghiêng xuống nước.

    Người ta đã tổ chức một số hội ném thia lia quốc tế. Trong cuộc tranh tài ở sông Blanco, Texas (Mỹ), năm 1992, anh Jerdone Coleman-McGhee đã lập kỷ lục thế giới khi ném được một viên đá nảy 38 lần trên mặt nước.

    Coleman-McGhee đã đạt được thành tích trên khi sử dụng một viên đá đường kính 10 centimét. Nếu theo công thức của Bocquet, thì có lẽ Coleman-McGhee đã phải ném viên đá với tốc độ 40 km/h, và để không bị rơi nghiêng giữa chừng, nó phải quay khoảng 14 vòng/giây.

    Hiện Bocquet và cộng sự tại Đại học Lyon đang có kế hoạch thiết kế ra một chiếc máy ném thia lia, có thể ném đá với tốc độ và độ quay chính xác, nhằm kiểm chứng công thức trên.

    (theo New Scientist)
  2. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Hiệu ứng hồi chuyển
    [​IMG]
    Trong số hàng nghìn người từng chơi cù hồi thơ ấu chắc chẳng mấy ai trả lời được câu hỏi đó. Con cù dù có quay thẳng đứng hay quay nghiêng cũng vẫn không đổ như ta tưởng. Lực nào giữ nó lại trong tình trạng không vững vàng ấy?
    Lý thuyết về con cù khá phức tạp, và ta sẽ không đi sâu vào vấn đề ấy. Ở đây ta chỉ nói tới nguyên nhân chủ yếu khiến cho con cù đang quay không bị đổ.
    Hình trên vẽ một con cù quay theo chiều mũi tên. Bạn hãy chú ý tới phần A của mép con cù, và phần B đối xứng của A. Phần A có xu hướng chuyển động dời xa bạn, còn phần B thì tiến lại gần hơn. Bây giờ bạn hãy theo dõi xem rằng khi nghiêng trục của con cù về phía mình thì hai phần ấy chuyển động như thế nào.
    Bằng một cái va chạm như thế bạn đã bắt buộc phần A chuyển động lên trên, và phần B đi xuống dưới. Cả hai phần đều nhận một va chạm hướng vuông góc đối với chuyển động riêng của chúng. Nhưng vì lúc con cù quay nhanh, các phần của vành đĩa có vận tốc quay rất lớn. Do đó, vận tốc không đáng kể do bạn truyền cho sẽ hợp với cái vận tốc rất lớn của một điểm ở vành đĩa, tạo thành một vận tốc tổng hợp rất gần bằng vận tốc quay ấy. Vì vậy, chuyển động của con cù hầu như không thay đổi. Đó là lý do vì sao mà con cù hình như lúc nào cũng chống lại khuynh hướng làm cho nó đổ. Con cù càng nặng và quay càng nhanh thì khả năng đó càng lớn.
    [​IMG]
  3. blackloves

    blackloves Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Thế còn con cù mà đang quanh nó lộn tu là làm sao ???
    Blackloves
  4. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0

    Kakalot làm mod ở đây à? Cái môn Vật lý hay ho này tớ cho vào dĩ vãng từ lâu lắm rồi, bây giờ có còn nhớ quái gì đâu mà chú Ka sợ tớ vào đây câu bài. Mà có nhớ thì cũng chỉ nhớ những kiến thức phổ thông thôi, tớ là dân khối D mà. Đọc bài của mọi người chẳng hiểu gì cả. Mãi mới kiếm được bài này có thể có ích một chút. Tại vì tớ cũng thích ném thia lia. Thành tích cao nhất mà tớ đạt được là ném một viên sỏi dẹt cho nó nảy lên tất cả 6 lần trên mặt nước (không tồi lắm đúng không?)
    Cái công thức ấy chắc là phức tạp nhỉ? Nhưng tóm lại là phải quăng viên sỏi càng mạnh càng tốt để nó đạt tốc độ bay và tốc độ quay lớn đúng không? À còn cái góc ném, theo kinh nghiệm của tớ thì càng nhỏ càng tốt.
    Thanh củi chú Ka nhớ, để lần sau tớ thử lại xem có cải thiện được thành tích không.
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...

Chia sẻ trang này