1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên bỏ án tử hình?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi chung_trinhquang, 19/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Nên bỏ án tử hình?

    Hôm nay nhân đọc báo tuổi trẻ đưa tin về Sách Trắng về Nhân Quyền đầu tiên của Việt Nam, có đề cập đến việc VN tiến tới bãi bỏ án tử hình, tôi nhớ lại mấy cảnh film người ta treo cổ và xử bắn phạm nhân. Trong phim tôi thấy mấy người túm 1 người, cố đưa cái thòng lòng vào cổ một người đàn ông. Còn người đàn ông kia thì quằn quại dãy dụa cố để tránh cái thòng lọng, (trông không khác cảnh người ta cố bắt giết một con chó trong chuồng, và con chó thì cố tránh cái thòng lọng lùa vào cổ nó). Khi bị treo cổ rồi, còn có người đu vào người đàn ông để cho cái thòng lọng thít cho thêm chặt vào cổ.

    Tôi không biết người bị treo cổ kia mắc tội gì, nhưng khi chỉ xem cảnh này tôi thấy người đao phủ, người đứng xem và người bị treo cổ không có gì khác nhau. Tôi chợt nảy ra câu hỏi, án tử hình có nên được bãi bỏ trong xã hội loài người hay không?

    Kính mời các bác giải đáp giúp.
  2. leon04

    leon04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì án này không nên bãi bỏ, vì hiện nay còn tồn tại án tử hình mà vẫn nhiều tội phạm như vậy thì bãi bỏ nó sẽ khuyến khích cho bọn tội phạm phạm tội ngày càng táo tợn thêm mà thôi.
    Buôn bán ma tuý, một chất đầu độc toàn thể loài người như vậy tội tử hình mà còn nhiều người lao vào như vậy thì huỷ bỏ sẽ như thế nào ???
    Theo em trong tinh hinh hien tai cua nuoc ta thi khong the bai bo an tu hinh duoc

    Được leon04 sửa chữa / chuyển vào 22:53 ngày 19/08/2005
  3. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nên bãi bỏ án tử hình. Án tử hình là một tập tục hủ lậu, có tính dã man, thiếu nhân bản trầm trọng. Nói là nó giúp ngăn chặn tội phạm thì dễ, nhưng khi chính bạn, hay người thân của bạn, lãnh án tử hình thì sao ????????? Đã đành rằng ai có tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng án tử hình làm tôi nhớ đến các nước Hồi Giáo Trung Đông - nơi mà nếu bạn ăn cắp sẽ bị chặt một ngón tay..........
    Đấy là tinh thần ăn miếng trả miếng của loài người vào cái thời vẫn còn hành động theo bản năng.
  4. leon04

    leon04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên thì bạn cũng có cái lý của bạn nhưng theo tôi, án tử hình nên có là hơn bởi vì sao ?

    Ở đây không phải đơn thuần là sự ăn miếng trả miếng mà là một hình phạt tương ứng với tội của người ta đã phạm. Nên có là vì còn phải làm răn cho kẻ khác, nếu người khác thấy phạm tội mà không phải trả giá thì họ có thể từng bước phạm những tội ác nghiêm trọng tày trời hơn nữa, con người mà bạn đã là người thì cũng phải có người tốt, người xấu đúng không nào, "bần cùng sinh đạo tặc" mà, câu này theo tôi không bao giờ sai cả, bởi vậy thời nào cũng phải có cảnh sát, có nhà tù để đưa cuộc sống của con người vào khuôn khổ,người phạm tội thì phải trả giá cho hành động của mình. Phạm tội nhẹ thì xử phạt hành chính cảnh cáo, phạt tiền ( chẳng hạn đơn giản như bạn lái xe vượt đèn đỏ), nặng hơn chuyển sang hình sự thì phạt tù vài ba tháng, cải tạo lao động...., nặng hơn nữa thì tù từ vài năm đến vài chục năm, và cuối cùng nặng nhất là tử hình. Vậy đó, mỗi một tội thì có khung hình phạt tương ứng, nó có tác dụng là : người chưa phạm tội thì cố đừng phạm tội, người phạm tội thì e sợ không dám tái phạm và không dám phạm tội nặng hơn. Có vậy thì xã hội mới đi vào kỷ cương, mọi người không vì lợi ích cá nhân mà xâm phạm tới lợi ích của người khác của cộng đồng.
    Xin đơn cữ một ví dụ, hiện nay bọn lậu tàng trữ ma túy còn chưa manh động là cũng phần lớn là nhờ cái án tử hình đó đang chờ chúng, nếu chúng phạm tội quá giới hạn quy định của nhà nước, bởi vậy chúng cố gắng buôn bán vận chuyển càng ít càng tốt. Nếu bây giờ bỏ án tử hình đi thì thế nào??, vài trăm gam và vài tấn ma túy đối với chúng có khác gì nhau ( bởi chúng chỉ quan tâm đến lợi nhuận của chúng chứ có quan tâm gì đến sự đầu độc tàn phá của ma túy đối với con người đâu?), thế là bao nhiêu vụ buôn lậu coi thường luật pháp xảy ra?? Xã hội sẽ như thế nào, đất đai sợ cũng sẽ không còn đủ để mà xây nhà tù nữa. Nhà tù đối với chúng có gì ghê gớm ?? ngay cả hình phạt chung thân kia, cãi tạo tốt còn được giảm án xuống còn vài ba chục năm nữa là.
    Bạn nói hình phạt tử hình là tập tục dã man, thiếu nhân bản, vậy tôi cũng xin hỏi bạn nhé, những người đã phạm vào tội tử hình liệu có còn nhân tính hay không, những kẻ vì lời ích của mình mà tàn phá một thế hệ một dân tộc như tội phạm ma túy, hay những kẻ giết người dã man tàn bạo, hay những kẻ sâu dân mọt nước tham nhủng sống trên mồ hôi xương máu của nhân dân.....những kẻ như vậy liệu có đáng tha thứ hay không???
    Bạn biết đặt bản thân bạn, hay người thân bạn ở vị thế của kẻ phải chịu tội thì bạn có đặt ngược lại là chính bản thân bạn, hay người thân bạn là nạn nhân của những con người đó hay không??? Một kẻ phạm tội đối với bạn hay gia đình bạn mà chúng chỉ phải ở tù, không phải đền cái tội tương xứng với cái tội mà chúng đã gây ra thì theo bạn có thỏa đáng hay không? Nói ở vị trí khách quan mà xét vấn đề thì dễ nhưng đã ở vào tình huống mà xét vấn đề thì hòan tòan khác đó bạn à.
  5. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    - Đến cuối năm 2004, trên thế giới còn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng hình phạt tử hình, trong đó có nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Liên bang Nga, Indonesia v.v...
    - 61 quốc gia đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình.
    - 14 quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi? loại bỏ án tử hình cho các tội phạm hình sự thường nhưng vẫn áp dụng án tử hình cho các tội đặc biệt nguy hiểm.
    - Một số nước như Philippines trước đây đã bãi bỏ án tử hình nhưng nay khôi phục lại ở một số trọng tội.
    - Năm 2003, thế giới có 2.756 người bị kết án tử hình và 1.146 bị thi hành án tử hình, trong đó riêng Trung Quốc có 726 người bị thi hành án tử hình. Con số này ở Iran là 108, tại Arập Xêút là 50. (Việt Nam năm 2004 tuyên 97 án tử hình)
    Nguồn: Báo CAND, VNN
    Tác dụng răn đe của án tử hình thì rất rõ ràng, nhưng tôi có một vài câu hỏi:
    - Trong khi nhiều nước bãi bỏ án tử hình, trong đó có cả nước phát triển và đang phát triển, thì liệu ở những nước đang áp dụng án tử hình mới có sự răn đe?
    - Giả sử một người phạm tội sát nhân và anh ta bị tử hình để đền tội, vậy con người đang giải quyết nạn sát nhân bằng việc giết thêm một người khác. Đó có phải là một sự thất bại kép?
    Chung_trinhquang@
  6. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Tử hình ngay, không có băn khoăn gì cả.
    Ví như Hitle mà ra tòa thì lĩnh án nào.
    Mỹ vừa mới tuyên một công dân giết chết 10 người một cách dã man bằng án chung thân. Điều này có công bằng không khi nạn nhân của họ phải chịu nhiều tiếng đồng hồ trong sự tra tấn vô cùng dã man trước khi bị siết cổ đến chết. Bất cứ một biện hộ nào cho việc hủy án tử hình trên đều là không thể chấp nhận nếu không có một sự dằn vặt của lương tâm. Việc của chúng ta là phải đấu tranh để án tử hình được thực hiện ở tất cả mọi nơi chứ không phải điều ngược lại. Mẹ kiếp, nhân nhượng với tội ác chính là một tội ác, dù trong hoạt động đạo đức hay chính trị xã hội. Sự nhân đạo được thể hiện ở chỗ, chúng ta không ném đá hay tùng sẻo cho đến chết tên tội phạm kia, dù rằng như thế thì thích hợp hơn, mà thay vì thế ta cho hắn lên ghế điện hoặc cho hắn một liều thuốc độc. Hắn hãy tạ ơn chúa vì đã không cho hắn cái chết mà hắn đã dành cho đồng loại. Phải là tớ mà là đao phủ, tớ cắt cổ hắn như cắt cổ gà. Thằng nào nói tớ cũng giống như cái thằng ******** kia.
    Đao phủ là hiện thân của đức độ xét ở một khía cạnh nào đó. Ví trên đời toàn những thằng chết yểu, chúng chỉ chăm bảm kiếm tiền và chăm lo cho vợ con, ai sẽ đứng ra để thi hành quyết định của tòa án. Lẽ nào căm ghét tội ác cũng là tội ác. Nên nhớ, kẻ nào muốn làm thần thánh thì sẽ chỉ thành súc vật.
  7. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Nhiều nước trên thế giới xã hội an ninh trật tự dân họ ý thức tự giác lắm không như mình.Đâu thấy cái gì có vẻ hay hay rồi bắt chước được , hay bỏ cái đó để lấy tiếng thơm nhân quyền gì đó..Nhân quyền có ở chỗ đó đâu.
    Hôm qua tôi đọc cái vụ gì ở bình fước có kẻ cướp vợ người ta đập bể sọ 6 người liền,mất hết tính người.Giả như ta bỏ án tử hình , với kẻ đó gọi là nhân đạo nhân quyền vậy với 6 nạn nhân lương thiện vô tội kia thì gọi là gì ?
    Nếu mình thương người ta thì giáo dục khuyên răn người ta khỏi phạm tội hay chót sai lầm rồi thì tu sửa chuyển nghiệp mà làm lại cuộc đời.Còn những người tội nặng quá thì phải trả quả báo ,chạy sao thoát được.
  8. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Xin lưu ý các bác là nhiều nghiên cứu tại phương Tây (nhiều chứ không phải một) đã cho thấy, án tử hình KHÔNG HIỆU QUẢ LẮM trong việc ngăn chặn tội phạm trong xã hội. Gần đây ở Trung Quốc - đất nước khét tiếng với những án tử hình, người ta cũng đã bắt đầu thừa nhận rằng án tử hình không làm giảm đáng kể tình trạng tham ô của nước này. Một số chuyên gia đã nghĩ đến việc bãi bỏ án tử hình tại Trung Quốc đối với tham nhũng, nhưng nhân dân phản đối dữ dội.
    Vì sao nhân dân phản đối ????? Chính là vì, nhân dân Á Đông còn cái tư tưởng hình phạt đi đôi với tội phạm quá cao, và hoàn toàn không ý thức được những giá trị nhân bản. Hơn nữa, do thiếu thông tin, họ thường sống trong cái ảo giác rằng án tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm thật.... Còn về chuyện giết người phải đền mạng thì mới "công bằng", đấy là cái lỹ lẽ của kẻ sặc mùi bán khai, dã man, phải chăng khi anh bạn cưỡng hiếp vợ tôi thì tôi phải cưỡng hiếp lại vợ anh bạn thì mới gọi là "công bằng" ??????????? Nếu án tử hình là thực sự "công bằng", thế thì tại sao chúng ta không cho gia đình nạn nhân tự tay giết chết tên giết người luôn đi, cho nó thực sự "công bằng" một cách đến nơi đến chốn ????????????
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 20/08/2005
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý! Có lẽ nguyên nhân sâu xa là sự trau dồi lòng căm thù chăng? Sự phân biệt ta/địch/kẻ thù chăng?
    Nhưng nếu tuyên bố bỏ án tử hình thì theo ''cô'' tình hình tham ô sẽ tăng lên hay giảm đi hay giữ nguyên trạng???
  10. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ khập khiễng, kẻ bị trừng phạt là kẻ đi cưỡng hiếp vợ bạn, không phải vợ anh ta.

Chia sẻ trang này