1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên bỏ án tử hình?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi chung_trinhquang, 19/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leon04

    leon04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Thống kê của bạn tôi có thể nhận xét như sau
    Hiện tại tình hình thế giớ đang đi đến bãi bỏ án tử hình hay giữ lại cũng còn chưa biết, thống kê trên cho thấy đa số các nước trên thế giới là vẫn còn giữ lại án này, một số ít hơn đã hủy bỏ, một số giữ lại ở những tội nghiêm trọng tức là có thể xếp số này vào lọai vẫn giữ lại án tử hình.
    Chúng ta không thể đem so sánh giữa các nước với nhau được, vì mỗi nước thì tình hình khác nhau, mà một bộ luật khi ban hành phải thông qua chính phủ , quốc hội đại diện cho tòan thể nhân dân, được nghiên cứu trong một thời gian dài chứ không thể tùy tiện đem so sánh và áp dụng một bộ luật cho mọi quốc gia, nó còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế chính trị và cả văn hóa xã hội của quốc gia đó, hơn nữa số lượng các nước bãi bỏ không nhiều so với số nước còn giữ lại án này.
    Không thể xem pháp luật là một sự thất bại hay chiến thắng bạn à, mà pháp luật vấn đề phải giải quyết là sự công bằng, nghiêm minh duy trì trật tự kỷ cương đưa đất nước vào một sự ổn định( Điều tối cần thiết cho mọi quốc gia). Một người phạm tội thì trước hết phải chịu sự trừng phạt, tác dụng đầu tiên như bạn đã biết là sự răn đe cho những kẻ khác đã và đang lăm le phạm tội tác dụng thứ hai đó là ngăn không cho kẻ đó tiếp tục gây tổn hại cho người khác, và tác dụng cuối cùng là xoa dịu cho những nỗi đau của các nạn nhân( Nên nhớ cái này đặt sau cùng và không quan trọng bằng hai cái kia). Chính vì vậy việc giết một con người ở đây là không thể không thực hiện được, nó không đơn thuần là sự đền tội như bạn nghĩ.
    @qwertzy2:
    :D Ví dụ của bạn rất "sinh động và thực tế" , nhưng tôi cũng xin trả lời với bạn rằng:
    Luật pháp không dựa hòan tòan trên cái lý như bạn đã nói (giết người phải đền mạng thì mới "công bằng") mà pháp luật dựa trên nhiều thứ mà cái của bạn chỉ là đứng thứ ba trong ba cái tôi đã trả lời bạn chung_trinhquang ở trên,còn hai cái trước mới thực sự quan trọng.
    Một vụ án dân sự sau khi xét xử, bên nguyên đơn có thể làm đơn bãi nại và bên bị đơn có thể trắng án ra về.Nhưng nếu đã dính vào hình sự thì sao ( Chưa nói đến là án tử hình) một khi đã có nhân chứng vật chứng rành rành thì cho dù nạn nhân có rút lại đơn thì tội phạm phải gánh chịu hình phạt theo đúng khung hình phạt của pháp luật. Vậy đó, pháp luật hình sự không chủ yếu dựa vào việc phải đền bù cho bên thiệt hại vì sự việc đã rồi, có đền bù có thỏa đáng hay không?. Một kẻ giết người dù cho giết họ đi thì nạn nhân cũng không thể sống lại, bởi vậy mục đích của án tử hình ở đây không phải là sự trả thù cho nạn nhân, điều đó không hề đúng tinh thần của pháp luật.Bởi vậy việc tước đi sự sống của một con người ở đây là cần thiết và không phải là sự bán khai hay dã man như bạn đã nghĩ.
    Hơn nữa,một con người đã phạm đến một trọng tội là tử hình thì hành động của người đó gây ra có thể coi là không còn nhân tính gì nữa rồi, không thể đem nhân tính ra mà nói ở đây được. Nếu nói về nhân tính thì thử hỏi người phạm tội đó khi gây án có nghĩ đến việc làm của mình là thiếu nhân tính hay không, nếu biết nghĩ như vậy thì sao lại làm.Còn nếu không biết như vậy thì có thể xếp họ vào bệnh nhân tâm thần rồi, và đã là tử tội thì không ai có triệu chứng tâm thần, tất cả đều ý thức được việc làm của mình.
    Được leon04 sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 21/08/2005
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nói là trau dồi lòng căm thù cũng đúng, hay phân biệt phe ta phe thù cũng phải. Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là cái quan niệm đầy tai hại của Á Đông về xã hội và tập thể, chịu ảnh hưởng rất sâu của Khổng Giáo.
    Ta biết rằng, ở Á Đông, tập thể không phải là một tập hợp sinh động và đa dạng những phần thể cá biệt, mà tập thể luôn được nâng lên tầng mức MỘT NGƯỜI. Người Á Đông, dù muốn dù không, đều quan niệm rằng tập thể có một hệ giá trị THỐNG NHẤT, MẠCH LẠC, có những quyền lợi cũng CỐ ĐỊNH, và nhất là: không phụ thuộc, không đến từ những giá trị, những quyền lợi của những thành phần tạo nên tập thể ấy. Nói cách khác, tập thể kiểu Á Đông chính là một CON NGƯỜI, và cụ thể hơn là một con người bao trùm lên tất cả những phần tử tạo nên nó. Tập thể ấy chính là tập thể-người, và từng thành phần của nó con người-tập thể.
    Người Á Đông khó lòng chấp nhận những chia rẽ nội bộ, không thích công nhận những sự không thống nhất trong quan điểm giữa những thành phần của tập thể. Thật vậy, người Á Đông tạo cho tập thể một giá trị không tồn tại ở Tây Phương, đó là THỂ DIỆN. Tập thể hốt nhiên trở thành một cái gì đó có danh dự, và mỗi gia đình, mỗi đất nước.... phải GIỮ THỂ DIỆN cho mình. Ví dụ của tôi về: nếu anh bạn cưỡng hiếp vợ tôi.... không hề khập khiễng chút nào, đó chính là sự châm biếm chua cay cho cái THỂ DIỆN của người Á Đông đấy: người đáng trừng phạt là ông chồng đã cưỡng hiếp, không phải vợ ông ta, thế nhưng nếu ta xỉ nhục vợ ông ấy là ta đã TRẢ THÙ đạt yêu cầu, bởi vì ta đã làm MẤT THỂ DIỆN cái tập thể của họ - gia đình họ. Để giữ thể diện cho chính họ, tập thể Á Đông thường xuyên ru ngủ mình bằng những lời lẽ không có tính chất ủng hộ tranh luận, đó là:
    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.
    hoặc:
    Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
    hoặc (nhất là cái này):

    Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
    vân vân và vân vân. Như vậy, xã hội-người của Á Đông khó lòng chấp nhận những tranh chấp nội bộ. Nước Việt Nam không đời nào công nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ là một cuộc nội chiến (mất thể diện quá !), và người Á Đông thường hướng đến CONSENSUS quá dễ dàng thay vì TRANH LUẬN để tìm ra lẽ phải. Điều này rất dễ thấy, và qua hàng ngàn năm đã tạo ra một xã hội dân sự khá ù lỳ tại châu Á, và giải thích nguyên do của những lời nhận xét thường thấy như: người Á Châu chúng ta thường không có cá tánh. Tất cả cái đấy đều là những hệ quả, trực tiếp và gián tiếp, của quan niệm về xã hội-người.
    Và do đó, người Á Đông ít khi suy nghĩ đặt nền tảng là con người, từng người một, mà thường xuyên lý luận với cơ sở tập thể. Tại sao nhiều nước Á Đông còn giữ lại án tử hình thế ? Chính là vì, án tử hình có lợi cho xã hội - hoặc ít ra là có vẻ như vậy, mặc xác cho cá nhân - những người bị kết án và gia đình, người thân họ - ra sao thì ra ! Người Á Đông luôn miệng nhắc đến LỢI ÍCH CỦA ĐẤT NƯỚC, CỦA DÂN TỘC mà phần lớn thời gian là những thứ trống rỗng. Dần dà, người Á Đông đã trở nên lạ lẫm với những giá trị nhân bản - những thứ mà sự ý thức rõ rệt về chúng đòi hỏi phá tan cái tập thể-người để mang nó xuống với từng người một. Thật vậy, bà vợ bị cưỡng hiếp ngược nọ gần như trở thành công cụ cho trò chơi ác độc của thể diện, và giá trị của bà ta có thể nói là không còn thấy được nữa. Sống trong tư tưởng tập thể-người chính là cái mà tôi gọi là sống với ẢO TƯỞNG LỚN VỀ VĂN HOÁ/DÂN TỘC, và những người sống như thế vẫn được tôi âu yếm đặt cho cái tên: PHONG KIẾN.
    Hơn nữa, người Á Đông thường có máu SADISTIC trong người. Người ta bu lại để xem sự mất thể diện của kẻ khác - thật là bỉ ổi và hạ tiện ! - chẳng hạn người ta vẫn bu lại để nghe hai nhà hàng xóm chửi nhau, để xem một đánh nhau ngoài đường, để xem một ông say xỉn nọ chửi bậy, xem một vụ tai nạn giao thông và bình luận một cách hèn hạ. Người Á Đông a dua theo để xỉ vả những người đã MẤT THỂ DIỆN, chuyên gia nói xấu kẻ khác sau lưng, và nếu chính họ là người mất thể diện thì luôn phản ứng bằng những cách thực sự hèn hạ. Người Á Đông cuối cùng cũng không nồng nàn gì với sự thật, bởi vì người Á Đông do có cái THỂ DIỆN quá to, quá cao, luôn luôn nghĩ đến việc đối đáp (xem câu ca dao thứ 3 ở trên), miễn sao cho cả vú lấp miệng em, sao cho to mồm, cho lớn tiếng để át đi cái lý của người khác là được. Người Á Đông có cái TÔI bị phóng đại quá mức.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 21/08/2005
  3. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy suy nghĩ của bác Qwertzy2 rất sâu sắc. Cái gì đang tồn tại cũng đề có lý do, vấn đề tồn tại án tử hình càng như vậy. Nhưng nếu đặt ngược lại vấn đề thì nên đứng ra bên ngoài nhìn vào, hoặc ít nhất đứng trên phương diện rộng hơn những lý do cho sự tồn tại.
    Thống kê hiện nay đã có trên 60 nước bỏ án tử hình. Tôi chưa có kiểm chứng nhưng đoán rằng trước kia án tử hình được áp dụng mọi nơi trên thế giới, hiện giờ đã có 61 nước bãi bỏ thì rất có thể đó là xu hướng hiện nay.
    Các án tử hình áp dụng phổ biến từ xưa đến nay:
    - Tiêm thuốc độc
    - Ghế điện
    - Xử bắn. Việt Nam đang nghiên cứu dùng giàn súng tự động thay cho bắn trực tiếp (5 người bắn đồng loạt + người thứ 6 dùng súng ngắn bắn vào thái dương, gọi là "viên đạn ân huệ") vì hiện nay 1/3 số người thực thi bắn trượt (lý do tâm lý chắng?).
    - Chém đầu: Cẩu đầu trảm, long đầu trảm (TQ); đao phủ dùng đao chém trực tiếp; máy chém (thực dân Pháp thi hành ở VN trước kia); cắt cổ (Các nhóm khủng bố ở Trung Đông)
    - Treo cổ
    - Ném đá đến chết
    - Voi rầy, ngựa xéo
    - Ngũ mã (hoặc tứ mã) phân thây
    - Thả vào chuồng cọp...
    Cũng trong đoạn film tài liệu về tử hình, tôi có xem một đoạn 1 người bị một nhóm người giết. Nhóm người đó giết người kia bằng đủ các cách: chém, gậy gộc, dùng đá, đấm đá... Chắc là người kia đã gây tội rất nặng với nhóm người kia vì trông họ rất căm giận. Khi tử tội chết be bét rồi, họ còn khênh những tảng đá thả vào đầu, vào thân người kia.
    Tôi có thắc mắc là sau khi người gây tội đã bị "đền tội" bằng cái án tử hình rồi thì liệu những nạn nhân có hết đau khổ không? Xã hội có tốt lên hay không? Có cách nào khác ngoài án tử hình không?
    Hay án tử hình chỉ tạo ra một sự an tâm giả tạo về một xã hội có sự đền tội, sự răn đe?
    Được chung_trinhquang sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 21/08/2005
  4. leon04

    leon04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    @qwertzy2:Bạn đưa vấn đề dân tộc vào đây thì không đúng chỗ đâu bạn à (mặc dù bạn cũng là người Á Đông), vì ở đây là vấn đề luật pháp, mà bây giờ đa số các nước trên TG không riêng gì Á đông vẫn còn giữ lại án tử hình.Để tránh việc đưa topic đi lạc đề và có hơi hướng đi đến bàn về chính trị,nếu bạn muốn bàn về dân tộc thì bạn hãy mở thêm một topic khác, tôi sẵn sàng tham gia cùng bạn :D.
    Về thống kê của bạn chung_trinhquang, theo tôi thấy thì tỷ lệ như trên là chưa cao đủ để ta có thể đem ra so sánh. Hơn nữa việc của chúng ta nói rộng ra là đất nước ta là bàn luận xem có thể bãi bỏ án này hay là không, nếu bãi bỏ thì sẽ đi đến hậu quả gì, và việc bãi bỏ có phù hợp với tình hình hiện tại của nước ta hay không? chứ không phải là nhìn vào thống kê của các nước.Và nếu đi đến việc cần phải duy trì thì chúng ta cũng cần phải đấu tranh cho việc đó được thực hiện một cách triệt để.
    Còn về hình thức của án tử hình thì, chúng ta hiện nay đâu còn ở thời trung cổ cho nên làm sao còn những hình thức hành quyết dã man như : Ném đá, Tứ mã phanh thây, voi giày ngựa xéo hay lăng trì tùng xẻo.....Những cái đó đã không còn, và nếu có còn thì nhiệm vụ của chúng ta là phải đấu tranh cho nó được bãi bỏ điều đó là đương nhiên.
    Hiện nay chỉ còn ba hình thức phổ biến là : xử bắn, thuốc độc và ghế điện, và tội phạm không còn phải chịu cảnh đau đớn như trước kia.
    Đối với các bạn nào đặt vấn đề về sự đau khổ của người thân những tử tội, thì tôi cũng xin trả lời bạn nhé : người thân của tử tội dù có đau khổ thế nào thì cũng không đau khổ bằng người thân của những nạn nhân vô tội đâu ( Cái này bạn đồng ý với tôi chứ??).
    Hiện nay có nhiều tội phạm gây án rất khủng khiếp : Giết người hàng lọat, cưỡng dâm rồi giết nạn nhân.... mất hết nhân tính, những kẻ như vậy thì có nên ngần ngại khi tuyên án tước đi quyền sống của chúng không???
  5. azazuj

    azazuj Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    23
    Ích lợi của ÁN TH không nằm ở mục đích tạo một sự an tâm giả trong xã hội, cũng như không nhằm mục đích đền tội như các bác nói. Ở đây ích lợi của nó nằm ở chỗ răn đe, phòng ngừa. Nó sẽ là một hệ quả tất yếu nếu con người vi phạm một cách nghiêm trọng các quy định, các chế tài mà pháp luật đã định ra.
    Việc loại bỏ án tử hình cũng đã được loại bỏ ở một số nước. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rõ đó là các nước đó đều đã có một nền văn minh thuộc loại top, thuộc diện các nước đã phát triển, và quan trọng hơn hết, những người dân ở đó đều đã có một kiến thức hiểu biết nhất đinh về Pháp Luật. Đó chính là cốt lõi vấn đề mà hiện nay ở VN vẫn nên duy trì án tử hình.
    VD: 1 kẻ giết người (cấp độ nhiêm trọng, cố ý).=> chắc chắn anh ta sẽ phải trả gía cho hành động của anh ta.
    a. Tử hình : Sẽ làm cho những kẻ có ý định tương tự phải lo sợ và chùn bước. Đồng thời bớt đi một mối lo ngại cho xã hội.
    b. Ko tử hình, (Chung thân hoặc năm bẩy chục năm tù ngồi) Sẽ không có gía trị răn đe những kẻ đang có ý định phạm tội. Làm lãng phí tiền thuế, tiền đóng góp của nhân dân để nuôi một kẻ như vậy. Mà rõ ràng ttrong thời gian anh ta chấp hành hình phạt đó( thường là đến cuối đời nếu chugn thân) anh ta không có 1 đóng góp gì cho xã hội (vẫn có những trường hợp ngoại lệ nhưng rất hiếm)
    Thế nên theo aza thấy, một án tử hình là cần thiết. nhất là với tình hình mặt bằng dân trí của Việt Nam.
  6. kts2003

    kts2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với ý kiến aza, thực ra từ lâu những nhà nghiên cứu phương Tây đã đưa ra những nghiên cứu có thể nói mới nghe qua thì kì lạ( đối với người Châu Á ) , nhưng nếu nhìn nhận bằng con mắt khoa học thì lại rất đúng ví dụ như :
    - Phát kim tiêm cho ngưòi nghiện ma tuý,(mục đích để tránh lây nhiễm HIV) Ngay lập tức ngừoi Châu Á nghĩ ngay rằng : Cho chúng nó kim tiêm để "nối giáo cho giặc " à ? . Nhưng thực tế thì dù cho có ko phát bơm kim tiêm cho ngưòi nghiện ma tuý thì họ vẫn tìm mọi cách để có bơm kim tiêm để chích, thậm chí nguy hiểm hơn là dùng chung bơm kim tiêm , tương tự chuyện phát Bao Cao Su cho gái mại dâm cũng vậy .
    - Quay lại chuyện tử hình , đành rằng những nghiên cứu của các nhà khoa học là đúng, việc thi hành án tử hình , ko mang lại kết quả khả quan cho lắm, mà có vẻ dã man , mất nhân tính . Nhưng thực sự ở Việt Nam ví dụ như buôn ma tuý chẳng hạn, giả sử bãi bỏ án từ hình , thì chắc có lẽ tôi cũng cố sống cố chết ....làm một quả . Bởi vì thực ra ở Việt Nam cái gọi là án tù chung thân thực ra là ko có thật , bởi còn ân xá, cải tạo tốt, v..v chưa kể chuyện đút lót, chạy án , từ 20 năm xuống còn 2 tháng là quá đơn giản , pháp luật Việt Nam lỏng lẻo mà . hơn nữa ko có chính quyền nào muốn giam giữ tù nhân quá lâu cả , bởi sẽ rất tốn tiền chi phí cho phạm nhân . Thế nên thực ra ở Việt Nam cái gọi là án chung thân gọi cho là có thôi .Chính trong lúc tranh tối tranh sáng chưa rõ ràng, thì án tử hình dành cho những tội đặc biệt nguy hiểm (như giết ngưòi và buôn ma tuý ) thì cần phải thi hành (đặc biệt là buôn ma tuý ) là biện pháp "chẳng đặng đừng " .
    Được kts2003 sửa chữa / chuyển vào 03:53 ngày 22/08/2005
  7. zik

    zik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Đi lang thang vào đây lại gặp mấy người quen thuộc ....
    Ai nói là nên bỏ án tử hình cho tôi hỏi mấy câu với :
    - Thế những kẻ làm hại tới tính mạng người khác (có tính chất cố ý , khi hành xử thì dã man vô nhân đạo) thì xử làm sao ?
    - Những kẻ bán nước cầu vinh , làm hại đến lợi ích và uy tín của cả một dân tộc , đất nước thì xử sao ?
    - Những kẻ làm cho người khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm sinh lý ( cưỡng hiếp trẻ em ... ) thì xử làm sao ?
    - Những kẻ lợi dụng trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ( tham ô làm sập nhà cửa , cầu cống .... gây thiệt hại về người ) thì xử làm sao ?
    ....
    Còn nhiều VD lắm , nhưng các bác cho xin cái cách giải quyết với !
  8. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Tù chung thân.
    Tù chung thân.
    Tù chung thân.
    Tù chung thân.
    Một vài nhận định và câu hỏi để giúp suy nghĩ:
    (1) Phải chăng những người phạm những tội tày đình đó sợ án tử hình ???????? Và phải chăng những người bình thường vốn run sợ trước án tử hình, khi phát điên lên và quyết định giết người, họ được án tử hình ngăn chặn ???????
    (2) Nếu nói là tù chung thân là một hình thức phạt tốn kém thì phải chăng chúng ta đang lấn dần vào những lập luận của chủ nghĩa phát xít vốn xem CON NGƯỜI không ra gì ???????
    (3) SỐNG cũng là một hình thức phạt. CHẾT đôi khi dễ dàng quá. SỐNG giúp con người phải đối diện trực tiếp với thế giới, với những hậu quả mà họ làm ra, với lương tâm của chính họ, trong khi đó CHẾT thì không.
    (4) Án tử hình là một hình phạt không thể cứu vãn. Tù chung thân thì có, và không ai biết là hàng năm có bao nhiêu vụ sai sót diễn ra trong xử án.
    (5) Án tử hình vô trách nhiệm đối với người thân của kẻ tội phạm. Một bà mẹ có nhiều con nhỏ bị kết án tử hình thì bầy con sẽ ra sao ????? Trong khi đó tù chung thân vẫn giúp lưu lại một tình mẹ con, một trách nhiệm của người mẹ nhất định.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 22/08/2005
  9. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn !
    Tại sao sự tước đi sự sống của một con người là cần thiết vậy bạn ???? Ừ thì nó không có giá trị "đền bù" cho sự mất mát của phía nạn nhân (hoặc cũng có nhưng rất tương đối), nhưng tôi vẫn chưa thấy TẠI SAO PHẢI CẦN TƯỚC ĐI SỰ SỐNG CỦA MỘT CON NGƯỜI ??????????? Phải chăng là để "làm gương" cho phần còn lại của xã hội ????? Phải chăng là để đất nước khỏi còn phải "nuôi" một người quá nguy hiểm ????????
    Cứ cái đà này, ta sẽ đi đến việc chấp nhận tra tấn và nhiều thứ dã man khác. Tôi thấy tra tấn cũng làm gương lắm đấy. Và cứ bỏ đói người ta (cũng là một dạng tra tấn) thì vừa làm gương vừa giúp nhà nước khỏi tốn tiền nuôi ăn, đúng không nào ????
    Cái vế: không thể đem nhân tính ra đây mà nói được rất khập khiễng và quá vu vơ. Người phạm tội cũng là một con người. Trong một lúc không tự kiểm soát được họ có thể tạo nên cái tội vô nhân tính, nhưng họ vẫn là một con người với tất cả sự phức tạp trong tâm hồn, bộ máy tâm thần. Con người rất phức tạp, không bao giờ XẤU hoặc TỐT hoàn toàn. Từ chối nói chuyện nhân tính với họ là đánh giá quá thấp con người và những sự tinh tế của nó. Một bà mẹ giết người vẫn yêu thương và có trách nhiệm hoàn toàn đối với con cái, vân vân.
    Khi tuyên án tử hình đối với họ, phải chăng chúng ta không còn xem họ là con người ????? Nếu vậy thì chúng ta sai. Sai một cách trầm trọng.
    Bạn có thể vào đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Death_penalty để xem cái bản đồ về án tử hình trên thế giới. Bạn có nhận xét gì nhỉ ?????? Chẳng phải Á Đông sánh vai cùng với châu Phi hoang dã trong việc cực lực ủng hộ án tử hình ?????? Bạn đồng ý chứ ạ ?????? Đa số các nước vẫn còn giữ án tử hình ????? Bạn nhìn lại bản đồ một lần nữa đi. TẠi sao những quốc gia ĐÃ PHÁT TRIỂN phần lớn đều đã bỏ án tử hình vậy ???? Toàn bộ châu Âu (ngoại trừ nền độc tài Belarus), Úc, New Zealand, Canada.... Ngay cả Nam Phi và những nước lân cận, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico cũng rất tiến bộ trong vấn đề này. Bây giờ bạn scroll cái trang đó xuống dưới một tí, sẽ thấy cái danh sách sau đây:
    Country Executions Executions per 100 million residents
    1 China 3,400+ 260
    2 Iran 159+ 230
    3 Vietnam 64+ 77
    4 USA 59 20
    5 Saudi Arabia 33+ 130
    Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về án tử hình !!!!!!!!! Trước cả nước Mỹ !!!!!!!!!!!!!! Sóng vai cùng với Trung Quốc toàn trị và Iran cuồng tín !!!!!!! Ô la la !!!!!!!! Xấu hổ cho sự VĂN MINH của người Việt quá !!!!!!!!!!!!!
    Đấy, một vài sự kiện để bạn suy nghĩ thêm. Cái ĐA SỐ CÁC NƯỚC của bạn thật ra ẩn chứa rất nhiều thứ khác.... Ngoài ra, bạn chú ý rằng tôi đưa DÂN TỘC vào đây là với mục đích gì. Tôi đưa dân tộc vào để giải thích sự ủng hộ án tử hình tại Á Đông. Luật pháp chỉ là hệ quả của nó, không phải nguyên nhân.
    Phải chăng ba hình thức phổ biến trên là sự dã man đã thăng hoa ????????????? Là trung cổ đội lốt vào thế kỷ 21 ????
    Mỗi khi có những huyết án đáng sợ, câu hỏi về án tử hình vẫn thường xuyên được dấy lên. Nhưng trớ trêu thay, đấy là ở những nước đã bãi bỏ án tử hình !!!!!!!!! Còn những nước còn sử dụng án tử hình thì thường cũng không có tự do ngôn luận để mà dấy lên vấn đề !!!!!!! Ô hô !!!!!!!!!!!!
    Nhưng trở lại vấn đề chính: con người không phải là cái máy làm việc xấu hay làm việc tốt. Con người phức tạp hơn vậy nhiều, và không ai suốt đời chỉ biết làm những việc vô nhân tính cả.
    NGày xưa Adam ăn trái cấm và bị đuổi cổ ra khỏi vườn địa đàng. Tôi hy vọng cái thứ "tội tổ tông" đó không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này, và nếu có ai phạm những tội dã man, thì họ không bị pháp luật rút khỏi họ cái status thiêng liêng: được làm người, tức được ở trong khu vườn địa đàng của văn minh. Xin hết ạ.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 22/08/2005
  10. byallmean

    byallmean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2005
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Với tình hình ở VN bây giờ bỏ án tử hình sao được, phải tăng lên mới đúng.
    trước khi tới thiên đàng, chẳng phải là sẽ qua địa ngục sao.
    Muốn làm thánh cũng phải thành quỷ trước đã.

Chia sẻ trang này