1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên bỏ án tử hình?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi chung_trinhquang, 19/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zik

    zik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Xin thưa với bạn que.... rằng việc xử phạt không phải chỉ để răn đe mà còn là sự trả giá cho những hành động mà những tội nhân đã gây ra. Ngoài bên tình còn có bên lí , nếu những kẻ đã phạm tội như vậy thì chúng có đáng gọi là "con người" nữa không một khi chúng đã cố ý ? Thế nào là trả giá xứng đáng cho những hành động mà chúng đã gây ra ? Con người (thường )sợ nhất là cái chết ( Khánh trắng trước khi bị bắn còn khóc ) , nên lấy cái chết để răn đe là hoàn toàn hợp lí trong bối cảnh VN hiện giờ ( tù chung thân cứ vài năm lèo tèo là ra , gọi là tử hình mà nhiều khi chả thấy bắn , chỉ thấy án cứ tuyên nhưng không thực thi ) ....
    Bạn hãy nhìn vào bối cảnh VN hiện giờ và đưa ra nhận xét thích hợp. Chờ câu trả lời của bạn !
  2. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Ở Ả Rập Xê Út, đàn bà ngoại tình được coi là tử tội. Nhiều người dân và nhà cầm quyền ở nước này thấy việc tử hình kẻ ngoại tình là điều hiển nhiên phải làm, là sự trừng phạt cũng có tính răn đe và có những tác dụng như việc áp dụng án tử hình cho tội phạm ma tuý ở nhiều nước khác.
    Có một lần một phóng viên Tây phương phỏng vấn một người đàn ông đang bị giam 6 tháng vì tội dùng súng bắn chết mẹ của mình khi phát hiện bà ta ngoại tình. Người đàn ông này nói hành động của anh ta là chẳng là một điều bình thường. Trong xã hội đó, hầu hết mọi người đều có quan điểm giống như vậy. Họ cho rằng mạng sống của người đàn bà ngoại tình kia cần phải bị tước đi.
    Ở những nước áp dụng án tử hình, ví dụ cho tội giết người, tôi thấy không làm cho tình hình tốt lên. Sự răn đe là có, nhưng nó làm chồng chất thêm sự đau khổ bằng việc giết thêm 1 người. Và ở một chừng mực nào đó, án tử hình là sự tiếp diễn hành động giết người của tên sát nhân kia.
  3. leon04

    leon04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này tôi đã trả lời rồi nếu bạn chưa đọc kĩ thì tôi xin quote lại cho bạn xem
    bạn nên nhìn vào tác dụng của án tử hình, giá trị đền bù không phải là quan trọng nhất.
    "làm gương" cho phần còn lại của xã hội ????? " đúng cái này là quan trọng nhất
    "Phải chăng là để đất nước khỏi còn phải "nuôi" một người quá nguy hiểm ????????" Cái này hơi cực đoan tí( he he xin lỗi) Không phải cái công "nuôi" nhưng phải xét đến là nếu họ còn tồn tại thì cộng đồng này sẽ như thế nào, đây là tình trạng " Một con sâu làm rầu nồi canh(Cái này là hình tượng không phải so con người như sâu bọ đâu à nha :D), khi một người đã phạm đến tội tử hình thì hầu như giá trị giáo dục đã không còn nữa.( Những tội giết người dã man, cưỡng hiếp trẻ vị thành niên,....)
    Chẳng có gì chứng minh được điều này cả, bạn chứng minh được à, xin mời :D
    Như tôi đã nói thời bây giờ là thời con người đã tiến đến một trình độ văn minh nhất định nên những hình thức cổ hủ của án tử hình đã được bỏ đi, và còn các hình thức giúp cho nạn nhân được chết êm ái hơn( Đây cũng là chính sách nhân đạo của nhà nước, chứ nếu mà so với cái mà họ đã gây ra cho nạn nhân thì phải cho họ một cái chết thật là khủng khiếp)
    Nếu còn những hình thức tử hình nào dã man vô nhân đạo ở một nơi nào đó trên TG này thì nhiệm vụ của chúng ta là phải kịch liệt đấu tranh cho nó chấm dứt đi ( Bạn đồng ý với tôi không??)

    Cái link của bạn tôi cũng đã xem qua, thế này nhé, tôi có thể trả lời bạn như thế này:
    CHÚNG TA NÊN TÌM MỘT HÌNH THỨC PHÁP LUẬT ĐỂ PHÙ HỢP VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC, CHỨ CHÚNG TA KHÔNG THỂ THAY ĐỔI TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC
    Thế nhé, còn nếu bạn còn nói về đất nước và dân tộc thì bạn đã gián tiếp công nhận rằng phải tồn tại án tử hình. Bởi vì sao, bản thân bạn, bản thân tôi có thể làm gì để thay đổi được cả một dân tộc???
    Còn nếu bạn nói là dân tộc Việt Nam thế này thế kia thì xin lỗi tôi hỏi lại bạn, bạn thuộc dân tộc nào?? bạn thuộc đất nước nào?? trả lời câu đó đi rồi tôi sẽ nói tiếp.
    Đây là sự tiến bộ, tại sao lại gọi là dã man thăng hoa??? so với thời trung cổ thì thế nào??
    Đây là cuộc sống bạn à, cuộc sống là thiên đàng hay đia ngục thì còn tùy từng người nhận định :D, nhưng pháp luật thì vẫn là. luật pháp. Xin hết.
  4. azazuj

    azazuj Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    23
    Về vấn đề án Tử hình tại VN.. aza đã trình bày ở trên. xin mọi người xem lại... bây giờ chỉ xin trả lời qwerty2 về 5 câu hỏi mà bạn đưa ra:
    1. <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:(1) Phải chăng những người phạm những tội tày đình đó sợ án tử hình ???????? Và phải chăng những người bình thường vốn run sợ trước án tử hình, khi phát điên lên và quyết định giết người, họ được án tử hình ngăn chặn ???????[/QUOTE]
    Đúng. Với những người bình thường, khi phát điên lên và quyết định phạm tội (giết người) khi đó thì chắc chắn họ không tỉnh táo và án tử hình không phải là thứ mà họ nghĩ tới và có thể ngăn chặn họ. Nhưng đây là trường hợp thiểu số và có thể coi là ngoại lệ. Vì những người này khi đưa ra xét xử chắc chắn sẽ không nhận mức án cao nhất mà pháp luật dành cho họ. Ở đây Án Tử Hình chỉ có tác dụng ngăn chặn những hành vi phạm tội cố ý, có mục đích và có sự chuẩn bị. Không tính đến các hành động bột phát như bạn nói.
    2.<BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:(2) Nếu nói là tù chung thân là một hình thức phạt tốn kém thì phải chăng chúng ta đang lấn dần vào những lập luận của chủ nghĩa phát xít vốn xem CON NGƯỜI không ra gì ??????? [/QUOTE]
    Bạn nói thế thì hơi quá, và sự so sánh của bạn có phần khập khiễng. Không thể để tiền thuế, tiền đóng góp của nhân dân nuôi những kẻ không xứng đáng như vậy. Bạn nên nhớ rằng, khi một người phạm tội, và phạm tội nghiêm trọng, thì hiển nhiên anh ta đã mất quyền công dân, ở một khía cạnh nào đó, có thể coi anh ta không còn là 1 CON NGUOI theo đúng nghĩa của nó.
    (3) <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: SỐNG cũng là một hình thức phạt. CHẾT đôi khi dễ dàng quá. SỐNG giúp con người phải đối diện trực tiếp với thế giới, với những hậu quả mà họ làm ra, với lương tâm của chính họ, trong khi đó CHẾT thì không.[/QUOTE]
    OK, nhưng như thế là đi ngược lại với tinh thần của án tử hình, như đã nói án tử hình không mang mục đích trừng phạt, mà mang mục đích răn đe. Nhằm tiến tới 1 xã hội có trật tự.
    4.<BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:(4) Án tử hình là một hình phạt không thể cứu vãn. Tù chung thân thì có, và không ai biết là hàng năm có bao nhiêu vụ sai sót diễn ra trong xử án.[/QUOTE]
    Cái này thì đúng, rất buồn là phải đồng ý với ý kiến này của bạn. Nhưng những án tử hình đã tuyên thì thường là có bằng cớ xác thực, rất hiếm trương hợp oan sai. Tuy nhiên đây cũng có thể coi là một khiếm khuyết rất lớn của án tử hình.
    5.<BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:(5) Án tử hình vô trách nhiệm đối với người thân của kẻ tội phạm. Một bà mẹ có nhiều con nhỏ bị kết án tử hình thì bầy con sẽ ra sao ????? Trong khi đó tù chung thân vẫn giúp lưu lại một tình mẹ con, một trách nhiệm của người mẹ nhất định.[/QUOTE]
    Suy nghĩ này của bạn thì buồn cười quá, những đưa con của bà ta sẽ được xã hội tiếp nhận. Hơn nữa, nếu bà ta có con nhỏ thì đó cũng là 1 yếu tố để giảm án mà. thừơng những trường hợp mà can phạm có con nhỏ, khôg ai chăm sóc nuôi dưỡng ít khi bị kết án tủ hình.
    Bạn qwerty nghĩ sao???
    Được azazuj sửa chữa / chuyển vào 00:27 ngày 23/08/2005
  5. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Một cách chung chung thì mọi hình phạt đều có 3 giá trị nói trên. Tôi hoàn toàn không phản đối. NHƯNG chúng ta xét lại thử cả 3 giá trị xem sao:
    Giá trị răn đe. Án tử hình răn được ai ???????????? Nhìn vào thực tế đi. Tại sao ở Việt Nam có án tử hình cho tham nhũng, thế nhưng tham nhũng vẫn là đại quốc nạn ????? Tại sao các nước phương Tây đã bỏ án tử hình lại không có tham nhũng ??????????? Xin thưa, án tử hình mà để RĂN ĐE tham quan thì thật là vớ vẩn. Cách tốt nhất là cải tổ chính trị tận gốc rễ để phòng tham nhũng. Án tử hình là giải pháp cực đoan của một xã hội đang trong đà bế tắc cải cách, là công cụ của một nhà nước không biết thực sự "thương dân", là sự phản ứng mãnh liệt và đầy bạo động của một xã hội không muốn thực sự cải tổ. Thử hỏi có bậc cha mẹ nào vừa tạo điều kiện cho con cái hư, vừa phạt con mình thật mạnh tay hay không ???
    Đó là nói về tham nhũng. Còn đối với những tội giết người, lạm dụng ******** trẻ em... vân vân, thì xin thưa: NÓ RĂN ĐƯỢC AI ???????? Lúc bình tĩnh người ta sợ án tử hình, nhưng lúc "giận quá mất khôn" liệu người ta có nghĩ đến án tử hình hay không ????????? Tại sao ở Việt Nam xảy ra nhiều vụ giết người dã man như vậy, mặc dù vẫn có án tử hình ????????? Tại sao thời thực dân Pháp, án tử hình đã không ngăn chặn được nhân dân Việt Nam đứng lên khởi nghĩa ?????? Tại sao ở Mỹ, nơi có án tử hình, liên tục có những vụ bắn súng giết oan, ngoài đường, trong trường học, trong khi ở châu Âu, nơi đã bãi bỏ án tử hình, thì lại không ?????????? Người ta chỉ tưởng rằng mình "sợ" án tử hình, trong khi đó khi phạm tội thì chẳng ma nào nghĩ đến nó mà dè dặt cả !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Đấy là vì khi phạm vào những tội tử hình thì con người đã không còn nằm trong một trạng thái "bình thường", có suy nghĩ nữa rồi. Tôi biết, lập luận của tôi hơi bị "nọa" đối với "người Á Châu", bởi vì người Á Châu suy nghĩ đơn giản, cứ thấy giết mạng đền mạng là cho đó là RĂN ĐE mà ít khi tìm hiểu sâu hơn.
    Giá trị phòng ngừa tái phạm. Đây là thứ tức cười nhất !!!!!!!!!! Có bao nhiêu tội phạm dễ dàng tái phạm những hành động dã man của mình (dĩ nhiên là ngoài những tên giết người vô cớ hàng loạt - xứng đáng vô bệnh viện tâm thần hơn) ?????????? Tôi bực tức người tình phản bội tôi và đâm chết y, điều đó không có nghĩa là tôi có khả năng cao gặp ai cũng đâm chết !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Bạn nghĩ là người tử tội có một khả năng đáng kể sẽ tái phạm ư ????????? Tuyệt đại đa số thời gian thì điều này là SAI. Những vụ án đặc biệt dã man chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt, và ngoại trừ những kẻ thực sự bệnh hoạn, thử hỏi có mấy người sẵn sàng tái phạm hành động dã man của mình, mà bạn nói đến việc PHÒNG NGỪA ???????? Bạn suy nghĩ còn đơn giản quá !!!!!!!!!
    Hơn nữa, đối với những tội ác được thực hiện hàng loạt - những thứ mà bản thân nó đã không có nhiều - thì lắm khi nó đến từ việc người phạm tội có vấn đề tâm lý, tâm thần, và cần được chữa trị. Hy vọng bạn không đến nỗi ủng hộ cả việc tuyên án tử hình luôn những người bệnh hoạn, một lối suy nghĩ sặc mùi phát xít !!!!!!!!!!!!!!
    Còn giá trị an ủi là giá trị mang tính bản năng, bán khai nhất. Khỏi phải nói.
    Ở đây bạn đang lạc hẳn sang một giá trị thứ TƯ của hình phạt, giá trị cải tạo. Cải tạo ở đây dĩ nhiên là cải tạo người phạm tội để "cải tà quy chánh". Nếu bạn cho rằng những tử tội đã hoàn toàn vô cảm trước các giá trị giáo dục thì bạn lầm to !!!!!!!!!!!!!!!!! Ngoại trừ những kẻ thực sự bệnh hoạn, giá trị cải tạo luôn có thể áp dụng được. Ai bảo những người buôn ma tuý là không bao giờ biết hối lỗi ?????? Hơn nữa, sự giết người thực sự dã man (trừ khi có nguồn gốc tâm thần) là những sự kiện xảy ra trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt, những hoàn cảnh không dễ dàng xảy ra lại, và cũng đặc biệt đến nỗi khi người ta ở trong đó thì người ta không có đầu óc mà nghĩ đến cái án họ sẽ phải lãnh lấy !!!!!!!!!!!!!!!!!
    "Con sâu làm rầu nồi canh" ??????? Bạn nên có cái nhìn văn minh hơn về xã hội. Xã hội đâu phải là thứ để cho pháp luật thanh lọc, thanh lý ???????????? Hơn nữa, CON SÂU của bạn là không hợp lý chút nào. Họ cũng là người, và họ không hề SÂU hơn chúng ta. Họ chỉ SÂU trong những hoàn cảnh quá đặc biệt mà thôi. Bạn thấy chưa, bạn đặt cơ sở trên một "tội tổ tông" (hành động ác) để rút khỏi con người ta cái status sẵn có trời cho của họ: làm người. Thế này là thiếu văn minh. Không ai là sâu 100% trong xã hội cả.
    Sự phân biệt SÂU và KHÔNG SÂU này làm tôi nhớ đến Đức Quốc Xã và sự phân biệt rành mạch dòng máu !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    Dĩ nhiên là bỏ đi những hình thức xử tử dã man, khốc liệt là một điều TỐT. Nhưng theo tôi tốt nhất vẫn là bỏ luôn án tử hình.
    Bạn nên tập xem xét những tội ác trong xã hội như là một hiện tượng có thể phòng chống được bằng giáo dục, bằng cơ chế xã hội, bằng cơ chế chính trị... vân vân. Và đấy chính là những mấu chốt phải tập trung để giảm thiểu tội phạm. Án tử hình là sự nhai đi nhai lại nặng nề cái gì đó đã diễn ra RỒI, đã qua RỒI, và không cứu vãn được. Mỗi khi một tội ác ĐÃ xảy ra, thái độ tốt nhất vẫn là trừng phạt người phạm tội sao cho không vi phạm đến tính chất cơ bản của họ - LÀM NGƯỜI, và tập trung vào tương lai, vào những mấu chốt giáo dục, cơ chế nói trên để phòng chống những tội ác tương lai. Đó chính là thái độ văn minh nhất.

    Tôi xin nói luôn là chẳng có tiến bộ gì ráo. Cẩu đầu trảm làm người ta chết ngay, thì ghế điện cũng làm người ta chết ngay. Không khác chút nào về hiệu quả. Có khác chỉ là bớt máu me lênh láng để khoác lên mình màu sắc của văn minh mà thôi !!!!!!
    Pháp luật phải chăng tồn tại không cần con người ??????? Nếu vậy thì nó là pháp luật của xã hội-người, xã hội bao trùm, mà bạn chủ trương. Tôi không lấy điều đó làm lạ.
  6. huhuhaha06

    huhuhaha06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi : công = mà nói thì tôi nghĩ rât nên để ATH.
    vì:
    tử hfinh là tước đi quyền sống con ng, tại sao? vì:
    1 khi anh đã trở nên quá nguy hiểm trong cộng đồng , cần phải đào thải ra khỏi đời sống + đồng vĩnh viễn (cái này nếu nói mổ xẻ thì chắc chắn sẽ cực dài) , nếu không sẽ gây ra phan ứng dây chuyền tiêu cực trong cả cộng đồng. nếu để chung thân thì xã hội gián tiếp thừa nhận anh vẫn tồn tại, xác suất thả ra là vẫn có (vd: chiến tranh , đảo chính, vượt ngục...) -> mâu thuẫn.
    2. mặc nhiên chung thân là 1 hình thức hay, ở đây ko nhắc đến tình hình Vn lúc này, tôi chỉ muốn nhắc đến vấn đề là mặc nhiên anh sẽ bị loại ra khỏi đời sống cọng đồng, song chung thân không làm cho mọi người trong cộng đồng cảm thấy yên tâm và vô hình thì nó lại làm cho cảm thấy pháp luật quá nhân từ và không công bằng.
    vấn đề ko phải là giết ng đền mang hay gì gì đi nữa, mà là chung thân thì anh vẫn còn được thăm nuôi, vẫn còn được nhìn thấy người thân, vẫn có thể theo dõi được tình hình gia đình, xã hội, trong khi nạn nhân của anh hay các hậu quả của anh làm ra thì vĩnh viễn không có được các khả năng như của anh như khi anh bị chung thân. -> mất công bằng -> phản khoa học và logic -> luật pháp tquá thiên về quyền con ng.
    mà nếu quyền sống của con ng này được bênh vực thì quyền sống của con ng kia (hay hậu quả của hành động phạm nhân gây ra) sẽ lại bị xem nhẹ. Đúng không nào?
    3. nếu bỏ th và thay = CT thì sẽ phát sinh ra bất bình, kiện cáo... cảu nạn nhân... -> hoang phí thời gian và các nguồn lực XH.
    không có chuyện ngc lại.
    4. nếu bạn nào nghĩ TH là đến các nước hồi giáo trung đông thì xin bạn hãy xem xét lại:
    các bạn đã bao giwò để ý đến câu thành ngữ:
    "******** thì hết chuyện "
    ?
  7. whiteghost

    whiteghost Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nhất định là phải giữ lại tử hình, cương quyết không thể bỏ
    nếu bỏ tử hình xã hội sẽ đại loạn.
    con người ai mà không có lòng tham phải không các bác, có ai thấy tiền chê đâu nào?? Mà lại rất dễ dàng, nhất là khi chức quyền lớn thế lực cao. Kiếm chút ít để mà dưỡng già chứ. Tù chung thân à???? đút tiền tí là giảm án xuống khỏe re.
    Không tử hình thì ta rủ nhau đi buôn ma túy đi các bác, làm phát cả đời an nhàn không sướng sao??
    He he, cầu cho nhà nước bó án tử hình tui xe đi buôn lậu hàng quốc cấm
    Đúng là buồn cười cho ai muốn bỏ án tử hình
  8. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Các nước đã bỏ án tử hình hoàn toàn:
    (Tên nước - Năm bãi bỏ)
    - Andorra 1990
    - Angola 1992
    - Armenia 2002
    - Úc 1922-1985
    - Áo 1968
    - Azerbaijan 1998
    - Bỉ 1996
    - Bermuda 2000
    - Bhutan 2004
    - Bosnia-Herzegovina 2001
    - Bulgaria 1998
    - Campuchia 1989
    - Canada 1998
    - Cape Verde 1981
    - Colombia 1910
    - Costa Rica 1877
    - Côte d''Ivoire 2000
    - Croatia 1990
    - Cyprus 2002
    - CH Séc 1990
    - Đan Mạch 1978
    - Djibouti 1995
    - CH Dominican 1966
    - Đông Timor 1999
    - Ecuador 1906
    - Estonia 1998
    - Phần Lan 1972
    - Pháp 1981
    - Georgia 1997
    - Đức 1949
    - Hy Lạp 2004
    - Guinea-Bissau 1993
    - Haiti 1987
    - Honduras 1956
    - Hong Kong 1993
    - Hungary 1990
    - Iceland 1928
    - CH Ireland 1990
    - Ý 1948
    - Kiribati 1979
    - Kosovo 1999
    - Liechtenstein 1987
    - Lithuania 1998
    - Luxembourg 1979
    - Macau
    - CH Macedonia 1991
    - Malta 2000
    - Marshall Islands
    - Mauritius 1995
    - Federated States of Micronesia 1986
    - Mexico 2005
    - Moldova 1995
    - Monaco 1962
    - Mozambique 1990
    - Namibia 1990
    - Nepal 1997
    - Hà Lan 1982
    - Zealand 1989
    - Nicaragua 1979
    - Niue
    - Na Uy 1979
    - Palau 1994
    - Panama 1903
    - Paraguay 1992
    - Ba Lan 1997
    - Bồ Đào Nha 1867
    - Romania 1990
    - Samoa 2004
    - San Marino 1865
    - São Tomé and Príncipe 1990
    - Senegal 2004
    - Serbia and Montenegro 1995
    - Seychelles 1993
    - Slovakia 1990
    - Slovenia 1989
    - Solomon Islands 1978
    - Nam Phi 1997
    - Tây Ban Nha 1995
    - Thụy Điển 1972
    - Thụy Sỹ 1992
    - Thổ Nhĩ Kỳ 2004
    - Turkmenistan 1999
    - Turks and Caicos Islands 2002
    - Tuvalu 1978
    - Ukraine 2000
    - Anh 1998
    - Uruguay 1907
    - Vanuatu 1980
    - Vatican City 1969
    - Venezuela 1863
  9. leon04

    leon04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    OK, thực tế về nạn tham nhủng thì tôi đồng ý với bạn đó, chịu chưa? :D, cũng chính vì điều đó, và không vì điều gì khác cho nên bây giờ nhiệm vụ của chúng ta lại phải tăng hình phạt lên chứ không thể nào giảm xuống được. Luật pháp là phải nghiêm minh thưa bạn, chúng ta không thể vì thấy tệ nạn tăng lên mà nương nhẹ hình phạt đi.Mình hỏi bạn một câu nhé :
    Theo bạn thì nếu ta bỏ tử hình đi thì có giải quyết được nạn tham nhủng hay không???(vui lòng trả lời dùm)
    vấn đề là giải pháp theo tôi thấy thì bạn chẳng đưa ra được một giải pháp gì cả, chỉ một kiểu : "cải tổ chính trị tận gốc rễ", hì hì, vấn đề của bạn sai lầm là ở chỗ đó, chúng ta đang bàn về cái gì thưa bạn ?? Về luật pháp đúng hay không?? mà bạn lại đặt vấn đề cải tổ ở đây có phải là lạc đề hay không???:D. Việc của chúng ta phải làm là phù hợp với tình hình đất nước, phù hợp với nguyện vọng nhân dân. Và còn phải giải quiyết một cách cực kỳ cấo thời tình hình đất nước. Nếu theo cách của bạn thì chúng ta nên bắt đầu cải tổ từ đâu???????Bắt đầu cải tổ từ cấp nào??? từ ban ngành nào.Và mất bao lâu để thực hiện xong giáp pháp cải tổ đó của bạn???????? Và từ lúc cải tổ xong thì bao lâu mới giải quyết được triệt để nạn tham nhủng?????
    Theo một của khảo sát trên Vietnamnet thì 80% là mọi người yêu cầu "TRẢM "(án tử hình) :D, tôi cũng không muốn đưa thống kê lên đây đâu, nhưng tôi thấy rằng bạn thích thống kê thì tôi cũng đưa lên một con số cho bạn xem.
    Điều đó phản ánh thế nào về ý kiến người dân thưa bạn?? có phải là tuyệt đại đa số là đề nghị giữ án tử hình hay không??
    Cho một ví dụ hơi ngòai lề một chút nhé, hiện nay tình trạng kẹt xe trong thành phố đã tăng cao lên mức báo động:-)D Cái này thì ai cũng biết về hai thành phố HCM & Hà Nội là kỷ lục về kẹt xe) điều này cũng dẫn đến nhiều thứ tai hại như tai nạn giao thông. Bây giờ theo bạn thì nên đưa ra một giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Chúng ta có đủ kinh phí để mà mở hàng lọat đường tầng, cầu vượt như Mỹ hay không, chúng ta có phân luồng xe như các nước châu Âu hay không??(Vì xe chúng ta đâu phải tòan xe hơi như họ mà đủ các lọai xe: xe máy, xích lô, xe đạp cùng nhiều lọai xe khác thì khi phân luồng những lọai này vứt đi đâu?) chúng ta chỉ có một giải pháp là giảm đăng ký xe TP,ai có hộ khẩu TP thì chỉ ĐK được một xe, ai chưa có hộ khẩu chính thức thì làm ơn vác xe về tỉnh đăng ký rồi lại vác vào TP để mà đi :D, thì bạn thấy giải pháp này có hợp lý không?? .Tuy không hợp lý nhưng với tình hình của đất nước ta thì có thể có các nào khác hay hơn để giải quyết????
    Theo bạn thì giải quyết tình trạng trên nên dùng giải pháp lâu dài hay giải pháp cấp thời??
    Vấn đề răn đe này thì bạn khỏi lo, nhé, pháp luật phán quyết là theo quyết định của tòa án, và phải sau một quá trình điều tra tìm hiểu kỹ lưỡng mới đi đến quyết định. Nếu bạn đọc qua sách luật thì sẽ thấy nó quy định rất rõ ràng:
    Nếu bị cáo gây án trong tình trạng say xỉn thì xử thế nào
    Nếu bị cáo gây án trong tình trạng mất bình tĩnh, thiếu tự chủ thì sẽ xử thế nào
    Nếu bị cáo gây án trong tình trạng bị các chứng bệnh về thần kinh thì xử thế nào.
    Đương nhiên với những trường hợp giận quá mất khôn thì pháp luật sẽ có tình trạng giảm nhẹ cho họ chứ
    Tại sao thời thực dân Pháp, án tử hình đã không ngăn chặn được nhân dân Việt Nam đứng lên khởi nghĩa ????
    Buồn cười nhỉ, sao lại đi lạc đề hòai vậy cô??? Mình đang bàn về pháp luật cơ mà, mà pháp luật chỉ được nói đến trong một đất nước đã thống nhất mà thôi. :D
    Tại sao ở Mỹ, nơi có án tử hình, liên tục có những vụ bắn súng giết oan, ngoài đường, trong trường học
    Theo bạn thì nếu bãi bỏ án này thì ở Mỹ tình trạng giết người tăng lên hay giảm đi??? :P
    Ặc ặc, tôi có bảo là tội phạm tâm thần thì xử tử hình đâu mà bảo là đậm mùi phát xít :D :D, thưa bạn, những kẻ giết người hàng lọat không phải ai cũng mắc bệnh tâm thần đâu. Sự toan tính của tội phạm trong nhiều vụ án nó phức tạp chứ không đơn giản như bạn nghĩ.
    Tôi xin lấy một ví dụ vui thế này nhé( Hơi mang tính chất truyện trinh thám, nhưng truyện trinh thám thì cũng là sự việc xảy ra trong cuộc sống đó bạn) bạn đã từng nghe kể về " Những vụ giết người A, B, C " chưa. Nghĩa là tên tội phạm tính tóan như thế này thưa bạn: hắn gây ra một lọat vụ giết người khác nhau nhưng nó có một điểm chung về điều gì đó, ta hay đặt là ba vụ án theo một trật tự A, B, C, để làm gì ??? Thưa bạn là để đánh lạc hướng cuộc điều tra, mục đích chính của hắn là để giết một người thứ tư là người D(Cùng thỏa mản quy luật A, B ,C). Trong khi ban điều tra cứ nghĩ là hắn là một kẻ bệnh tâm thần, gây án theo một quy luật nào đó như thực ra mục đích cuối cùng của hắn chỉ là nhằm vào người D( vì mục đích riêng tư của hắn), mà hắn lại giết tổng cộng 4 người, vậy thì nên xử tên này thế nào thưa bạn, theo một vụ án tâm thần giết người hàng lọat, hay một vụ án giết người có chủ đích???
    Vậy thì theo cái chính sách giáo dục của bạn thì sẽ trong bao lâu thì giải quyết được nạn tội phạm???? ( luật pháp mà nói chuyện như bạn tôi thấy buồn cười quá)
    Câu cuối cùng tôi nói với bạn là nên trở lại vấn đề chính đi, cứ đi lan man thế này tôi theo bạn thật là mệt
  10. byallmean

    byallmean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2005
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Buôn bán ma tuý từ 100 gr trở lên, tử hình.
    Tham nhũng trên 100 tr đổ lên tử hình.
    Nuôi một đội thanh tra tinh nhuệ, quyền hạn lớn, trả lương 1000 usd/ tháng chuyên đi diều tra. Nếu thanh tra nào phát hiện có dấu hiệu tiêu cực, nhẹ cách chức, nếu nhận tiền đút lót: tử hình.
    Bố thằng nào dám tham nhũng.
    Ngay cả cái chuyện lái xe bắn tốc độ thu tiền tài cũng thế thôi, nếu chơi một đội thanh tra như trên, phát hiện được chú kiến vàng nào nhận tiền: đuổi khỏi ngành. Làm khoảng 20 vụ là các chú tịt ngay. Chú đếch nào chả sợ thất nghiệp.
    Ý các bác sao.

Chia sẻ trang này