1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên có hay ko niềm tin tuyệt đối ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi TracyPhan, 20/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TracyPhan

    TracyPhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Nên có hay ko niềm tin tuyệt đối ?

    Topic này em lấy ý tưởng từ "Căn bệnh kinh niên: tuyệt đối hóa học thuật" của Kenetic.

    Post của Kenetic có viết:

    Trích từ bài của kenetic viết lúc 00:31 ngày 21/04/2003:

    căn bệnh này còn tiến thêm một mức độ , dẫn tới một biến chứng là "chết chìm trong tri thức" , bạn học , học rất nhiều , rất nhiều kiến thức khác nhau , và thấy riêng lẽ thì cái nào cũng đúng cả , nhưng khi xem vào tổng thể thành một hệ thống thì thấy có cái này mâu thuẫn với cái kia , và lẫn lỗn tìm cách giải quyết , có người thì ra được , có người ko ra , vì sao vậy ?

    vì họ đã tuyệt đối hoá những kiến thức đó lên , trong khi nó là tương đối , mỗi cái chỉ đúng với một số trường hợp thôi

    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi


    Đọc bài post này, em cảm thấy đây thực sự là một mâu thuẫn rất lớn mà bản thân em chưa thể giải quyết được. Trước hết phải nói về quan điểm của bản thân. Em tin là "There''s no absolute truth, the truth is only what you believe in", chính vì vậy dưới mỗi vấn đề em điều tìm cách nhìn nhận nó dưới những quan điểm trái ngược nhau. Hình thức đấu tranh này đã và đang và sẽ luôn luôn diễn ra trong đầu em. Nhưng có điều, nhìn nhận được như vậy đã là chuyện khó, còn kết hợp 2 cách nhìn đó để tạo ra một quan điểm đúng đắn còn khó hơn thế nữa. Và rất nhiều lần em bị hội chứng mà theo anh Kenetic là "chết chìm trong mâu thuẫn" (ko phải tri thức vì em chưa hiểu biết nhiều đến mức đó)

    Ví dụ một vấn đề đang làm em đau đầu hiện này, đó là : "Có nên hay ko có một niềm tin tuyệt đối trên 1 vấn đề nhất định?". Lẽ đương nhiên, một người quá tin tưởng vào hệ tư tưởng của bản thân mình trên mọi vấn đề là điều ko nên, tuy nhiên một người hoàn toàn ko tin tưởng tuyệt đối vào bất cứ vấn đề gì , bất cứ vấn đề gì cũng đặt câu hỏi ngược lại, cũng phải phân tích, lý giải thì có phải là tốt hay ko?

    Con người nếu lúc nào cũng tin tưởng mù quáng vào những gì gọi là chân lý thì đã ko thể có ngày hôm nay. Tuy nhiên, lịch sử cũng đã chứng minh có ko ít trường hợp vì người ta đặt hết niềm tin vào một vấn đề (khi đó gọi là mù quáng) mà xã hội mới có thể có được ngày hôm nay. Niềm tin của mỗi người là đúng hay sai thì chỉ có thời gian mới trả lời được, mà lúc đó thì cũng đã muộn rồi. Vấn đề là: vậy thì làm sao để biết được vấn đề nào cần phải tin tưởng tuyệt đối và vấn đề nào cần phải nghi ngờ? Ở đây mọi người chắc ai cũng có một niềm tin nhất định về một vấn đề nào đó, nhưng đã có ai trải qua thứ gọi là "niềm tin tuyệt đối" hay chưa? Nếu ko thì tại sao? và nếu có thì tại sao? (xin lỗi cho em tò mò một chút nhưng có thể câu trả lời của mọi người sẽ giúp em rất nhiều trong việc tìm hướng đi cho mình)
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Vậy không tin tưởng vào bất cứ một cái gì có phải là một niềm tin không? Tin rằng không có cái gì là đúng, cái gì cũng có thể sai. Em nghĩ đó chỉ là một phần thôi, em nghĩ có những cái đúng đấy. Em hỏi khí không phải, bác thử đập đầu vào tường xem bác có đau không, và bác thử xem là có nên tin là mình đau không, hay là lịch sử cũng có thể chứng minh là bác không đau?
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    À quên mất, em nghĩ là nên có niềm tin tuyệt đối, chỉ có niềm tin tuyệt đối mới đúng đắn và sống được thôi. Em nghĩ toàn bộ cái bác nghĩ trong đầu hợp lại thì cũng sẽ được một niềm tin tuyệt đối đấy.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vấn đề theo tôi nghĩ bạn có niềm tin vào một cái gì đó và bạn sẽ yên tâm để làm một công việc mới, hãy chấp nhận những nhận định của những người đi trước nhu một nấc thang trong quá trình nhận thức của bạn. Tôi nghĩ ta nên chia làm ba trường hợp :

    - Bạn có niềm tin vào con người, vào xã hội và tri thức của mình và bạn yên tâm làm việc, nghỉ ngơi, giải trí.
    - Bạn đang ở trong tình trạng bế tắc trong học tập, nghiên cứu, trong cuộc sống, trong trường hợp này điều cần thiết có lẽ là cần phải có thêm niềm hy vọng nữa (và cả ý chí ). Theo tôi thì trong trường hợp này bạn đang ở trong một tình trạng "nhận thức bậc cao", giải pháp là nên thu thập thật nhiều thông tin về vấn đề của bạn. Qui luật "lượng-chất" trong trường hợp này có lẽ còn đúng (lượng thông tin nhiều sẽ giúp bạn có nhận thức mới).
    - Tôn giáo sẽ là một giải pháp.
    _______________________________
    Chúa ở trên cao, Chúa đang mô tả nhân loại.
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Niềm tin tuyệt đối gọi là tín điều . Khoa học không phải là niềm tin tuyệt đối . Khoa học là sự phản ánh thế giới ở một mức độ nào đó. Thế giới không đứng yên . Khả năng nhận thức của con người cũng không đứng yên Làm sao khoa học đứng yên được . Làm sao biến một tri thức khoa học thành tuyệt đối được .
  6. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0

    Niềm tin tuyệt đối gọi là tín điều . Khoa học không phải là niềm tin tuyệt đối . Khoa học là sự phản ánh thế giới ở một mức độ nào đó. Thế giới không đứng yên . Khả năng nhận thức của con người cũng không đứng yên Làm sao khoa học đứng yên được . Làm sao biến một tri thức khoa học thành tuyệt đối được .
  7. mat_pass

    mat_pass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Mình thực sự ủng hộ quan điểm này. Thế giới quanh ta không ngừng vận động. Ngay chính cả khái niệm tuyệt đối cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Niềm tin ấy chỉ có thể tuyệt đối trong 1 giới hạn nào đó.
    Đúng là sống cần có niềm tin. Nhưng mình không nghĩ như voiconlontalonton. Nếu có chăng "... mới đúng đắn và sống được thôi .. " như bạn nói, thì chúng ta nên có cái gọi là niềm tin chân thành.
    Nhưng mình lại nghĩ hơi mâu thuẫn một chút. Tuy không ủng hộ quan điểm niềm tin tuyệt đối, nhưng mình cho rằng mọi người nên phấn đấu để có được niềm tin tuyệt đối.
    P/s : ông xã luôn nói "...chúng mình luôn phải không ngừng phấn đấu để tin nhau em ạ ..". Xét ra cũng có lý đấy chứ
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có những cái em biết chắc chắn một cách tuyệt đối đấy, cá không?
    Lan man tí, đâu là chân lí tuyệt đối, có những điều hôm qua đúng nhưng hôm nay không còn đúng nữa. Vậy biết đâu sẽ có những lí thuyết của ngày mai phủ định những điều ngày hôm nay.. Chẳng có gì chắc chắn cả? Ngay cả chính khái niệm tuyệt đối cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi?Thế thì có lẽ tính chất tương đối đã mang tính chất tuyệt đối rồi. Không hiểu sao? Hay chỉ là một trò chơi của ngôn ngữ, hé hé, cẩn thận đừng để bị lừa. Tương đối bao trùm tất cả, vậy tương đối là quy luật tuyệt đối của thế giới, cũng như thuyết tương đối của Einstein là một quy luật tuyệt đối của vũ trụ. Vậy thì tính chất tuyệt đối lại bao trùm lên tương đối. Và cuối cùng là phải tuyệt đối thôi, thế thôi.
    Nói chung cứ tương với tuyệt đối chả đi đến đâu cả các bác ạ. Không gặm ra mà ăn được. Tương thì còn may vẫn ăn được.
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Đây hình như là một tín điều!!!!
  10. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề không phải "tin", mà là "biết"

Chia sẻ trang này