1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 16/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000

    Thời 1960, ta có 2 nền kinh tế (Bắc và Nam). Nền kinh tế VN ngày nay giống gì, khác gì với nền kinh tế miền Bắc, miền Nam thời 1960. Xin mời các bạn đóng góp.

    Chính trị thì tôi miễn bàn, tôi chỉ muốn gọi gọn khuôn khổ vào các chính sách kinh tế mà thôi.

    Mời các đồng chí và chiến hữu .
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Cái này hay đấy, dẹp mấy cái khái niệm chính trị và lí do lí cóp gì đi thì ta có 1 số giống và khác nhau như sau:
    - Thương nghiệp- dịch vụ : năm 1960 bé nhỏ và không được coi trọng, Tuy nhiên chính sách bây giờ của CP là tôn vinh các nhà doanh nghiệp, và thương gia + sự nhanh nhạy, "láu cá" vốn là 1 phần tính cách Việt nên ta có thể hy vọng 1 ngày mai tươi sáng cho thương nghiệp Việt Nam .
    - Công nghiệp: Lúc nào cũng được hô hào phát triển, tuy nhiên nó cứ phát triển như rùa bò ấy ( ý mình là phát triển không theo mong muốn ấy mà ). Lý do của thập niên 60 là do chiến tranh, còn lý do của ngày nay là do các quy luật cung cầu, và giá cả của kinh tế thị trường, không thể làm theo kiểu duy ý chí của những năm 80s được nữa. Tuy nhiên với giá nhân công rẻ + các chính sách khuến khích của chính phủ + "bản lĩnh" Việt Nam ( làm hàng nhái, hàng giả ấy mà ) chúng ta có thể hy vọng vào 1 tương lai tươi sáng cho nền công nghiệp VN
    -Nông nghiệp : từ năm 60 đến giờ nông nghiệp vẫn là 1 nắm phần chủ chốt trong nến kinh tế Việt Nam chiếm khoảng 1/4 GDP, và huy động gần 60 % lao động cả nước hoạt động nông nghiệp. Vào những năm 60 do nhu cầu khẩn cấp luơng thực phục vụ chiến tranh nên các chính sách khuyến nông đếu chú trọng về tăng luợng (mở rộng S canh tác, tăng nhân công..). Ngày nay tiếp thu kinh nghiệm của các nước khác chính sách nông nghiệp của CP chú trọng nhiều vào việc tăng chất của nông nghiệp bằng việc pháp triển thủy lợi, cơ khí hoá nông nghiệp, tập trung đất nông nghiệp theo hình thức trang trại công nghiệp, phát triển chế biến sản phẩm nông nghiệp .... Các chính sách đó giúp tăng giá trị sản lượng nông nghiệp qua đó nâng cao mức sống của bà con nông dân. Tuy nhiên các chính sách đó tạo nên 1 số lớn nông dân bị thất nghiệp (giống như việc rào đất nuôi cừu của Anh năm xưa thôi), nếu chuẩn bị không đầy đủ, hay hành động quá nóng vội có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho nến KT. Tóm lại là hiện nay ta đang đi đúng hướng trên con đường chuyển dịch cơ cấu KT trong NN.
    - Tài chính ngân hàng: không có gì đáng nói về những năm 60 ( chính xác là mình không biết gì để nói ). Hiện tại, hệ thống ngân hàng Việt Nam khá là kém cỏi, thiếu tính chuyên nghiệp và không thực hiện được chức năng chính mà ngân hàng được kỳ vọng đó là 1 kênh huy động vốn đầu tư chính của nền kinh tế. Hiện tại dân ta vẫn cứ thích bỏ tiến ở nhà, và tự bỏ tiền ra đầu tư mua bán chứ không đến vay ngân hàng . Còn 1 chuyện nữa là ngân hàng nhà nước khá là lúng túng khi phải thi hành các chính sách tiền tệ trong việc bình ổn giá cả thị trường trong năm qua, dẫn đến tỉ lệ lạm phát của năm 2004 là +9%. Cái này thì ta nên cử thêm người đi ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm ứng phó.
    Nói túm lại mính thấy rằng vế cơ cấu thì kinh tế VN năm 2000 khá là giống với KT những năm 60, chỉ khác ở giá trị thôi, quả bóng kinh tế rõ ràng là được bơm to hơn . Tuy nhiên các chính sách của CP ta hiện nay hứa hẹn 1 sự thay đổi đúng hướng trong cơ cấu KT Việt Nam. Mình tin là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu GDP/ đầu người*năm là 2000 USD đúng theo kế hoạch vào năm 2020
  3. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Về nông nghiệp : luật đất đai 2003 và nghị định 181 luôn cố gắng đưa ra những bảo đảm tối thiểu của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, theo đó người trực tiếp sản xuất nông nghiệp có quyền yêu cầu nhà nước giao không đất (giao đất không thu tiền). Nếu người đã được giao đất mà lại đi bán đất thì có thể xin giao không đất lần thứ 2 với điều kiện là trong vòng 8 năm không được bán đất. Theo em qui định này là qui định kế thừa của chính sách "cải cách ruộng đất" của miền Bắc trước kia hướng đến mục tiêu : bảo đảm người cày có ruộng
    Về công nghiệp: mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo cách
    -Đối với người sử dụng lao động : nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ(tôi thừa nhận anh có quyền thì tôi phải bảo vệ quyền đó của anh)
    -Đối với người lao động : nhà nước không những bảo vệ quyền lợi hợp pháp mà còn bảo vệ quyền lợi hợp lý (đòi hỏi của anh vượt quá qui định của pháp luật, nhưng nhà nước thấy hợp lý thì nhà nước bảo vệ nốt
    Đây là một tư tưởng chủ đạo xuyên suốt niều qui định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này: ví dụ như pháp luật về đình công, pháp luật về bảo hiểm xã hội...( về đình công: đình công đúng người lao động không bồi thường, đình công sai người lao động cũng không bồi thường mặc dù đình công có thể gây ra hậu quả vật chất rất lớn cho chủ doanh nghiệp. Về BHXH: người lao động trích từ lương 6% để nộp vào quĩ bảoo hiểm, tương ứng với số đó người sử dụng phải nộp 17%, và nhà nước bù thêm nữa lấy từ ngân sách nhà nước. Toàn bộ 23% và phần góp của nhà nước, người lao động sẽ được hưởng, phần được hưởng có thể là trợ cấp thai sản, trợ c6áp thôi việc, bảo hiểm ý tế, lương hưu...)
    Theo em đây là một qui định mang tính giai cấp
    Luật danh nghiệp thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo qui luật cung cầu, thành phần kinh tế tư nhân không bị hạn chế. Vậy theo em nước ta hiện nay thừa nhận nền kinh tế thị trường giống miền nam 1960. Nếu có khác chăng là luật "chống độc quyền" ngày càng được thắt chặt
    Được nmt83 sửa chữa / chuyển vào 00:31 ngày 17/10/2005
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Đại khái
    Miền nam về tiềm năng nông nghiệp cũng như các cơ sở CN vốn vượt xa miền bắc vừa bị đói vừa bị pháp phá hết sau khi rút đi.
    Đến năm 60,miền bắc phát triển khá tốt,được LX giúp đỡ và viện trợ,xây dựng được một số ngành CN cơ bản như than,thép,xi măng,cơ khí ...
    Thương nghiệp nhỏ bé nhưng có triển vọng cao .Thị trường tương đối dồi dào nhờ sức sx tăng,viện trợ phát huy tác dụng tốt,thế cho nên ông cựu bộ trưởng giấy bạc Tố Hữu mới có bài thơ Xuân 61 đỉnh cao muôn trượng là lá la...
    Nông nghiệp thì vừa qua 2 lần cải cách ruộng đất và đi vào hợp tác nửa-bắt-buộc,dù lắm nhiêu khê nhưng cơ bản người dân do có đất và được yên ổn làm ăn,được nhà nước hỗ trợ nhiều về đầu vào sx,thị trường và thuế má nên thu hoạch khá.
    (cho đến Đại hội...4 năm sau với nghị quyết dục tốc tất đạt đưa tất cả vào tập trung).Sau đó 65 Mẽo đổ bộ,tất cả đi vào KT thời chiến.
    Miền nam,2 năm đầu yên ổn tăng tiến nhanh.CCRD do phía Vê Em thực hiện diễn ra hoà bình và vui vẻ.
    Sau khi Mẽo đá đít thằng thực dân kẹt xỉ ra đã đầu viện trợ tư cơ bản rất tốt,đường xá hạ tầng phát triển tuyệt vời,dù rằng để phục vụ cho mục đích quân sự trong tương lai.
    Thị trường mở cửa rất náo nhiệt,CN hàng tiêu dùng tăng nhanh,nhưng vì lý do nào đó các ngành CN cơ bản vẫn chưa có gì.
    Có chút khúc mắc trong ruộng đất là Ngô Đình Diẹm CCRD lại,dẹp hết các chính sách cải cách của Vê Em,thành ra phần lớn nông dân có ruộng từ CCRD trước lại mất đất.Cải cách của Diệm là bán đất cho nông dân giống của Nhựt bổn,nhưng lại thành ra cướp đất của nông dân bán cho địa chủ.Rất nhiều nông dân bất mãn bỏ đi làm du kích.
    Đến năm 60 đồng khởi,chiến tranh du kích,chính sách ấp chiến lược...làm sx nông nghiệp sút kém và đầu tư nước ngoài giảm.
    Ở các thành phố lớn thì KT vẫn phát triển tốt,du kích không phát triển chiến tranh ra đô thị.
    Mẽo tăng viện trợ liên tục.
    Từ 60 trở đi thì chiến tranh lan mọi nơi và Mẽo dính líu sâu.....bla bla bla...
    Năm 2000 đã khác xa năm 60 rùi.Thực tế đọc báo cáo đại hội Đảng 9 trình bày cũng khá đầy đủ.Năm sau thì lại có báo cáo kế hoạch 5 năm tiếp.Xem hồi sau sẽ rõ
  5. nguyengovap

    nguyengovap Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    VNCH chủ trương phát triển KT theo mô hình của Anh quốc. Sử dụng Nông nghiệp để phát triển công nghiệp nhẹ. Riêng thời ông Diệm, chánh quyền khuyến khích và viện trợ giúp nhân dân tãng cuờng sản xuất tới mức tối đa. Tuy có lụt lớn vào thập niên 60 (Lụt nãm thìn ) nhưng Cao Su (rubber, gạo) sản xuất nhảy vọt vào những năm đó , tổng số trung bình hằng nămm VNCH xuất cảng là 71.4 triệu Mỹ Kim ,(Nam hàn thời đó chỉ đạt mức 54.2 triệu ).
    Thêm vào đó, dân số Nam Việt Nam vào thời điểm 1957 là 13 triệu. Sản lượng Quốc Gia Trung bình đầu ngýời VN (GNP per capita) là khoảng $ 170 USD , Ðại Hàn với số dân là 22.71, tức đông hơn dân Nam Việt Nam 1.7 lần vào nãm 1957,và GNP per capita của Nam Hàn là 46 USD.
    VNCH lúc đó đã có nhà máy sản xuất mì ăn liền, sơn, gạo, bánh, v.v. xuất cảng ....Chưa kể VNCH đã đi vào kỷ nghệ làm và buôn bán xe hơi La Dalat , một thí dụ điển hình Transportation và Communication của Nam Hàn về số lượng xe hơi
    (total passenger cars) lưu động (không phải là xe quân sự) VNCH đã có gấp 3 lần Nam Hàn,một quốc gia đông dân số như vậy mà số lượng xe hõi của dân chúng ít hơn VNCH .Cũng nên nói thêm VNCH có chủ truơng Khổng Giáo rất cao. Ðó là human investment. Hơn 20% ngân sách quốc Gia được đưa vào trong giáo dục nên người dân Nam VN có trình độ kiến thức tương đối cao so với trong vùng và so với Nam Hàn, Ðài Loan, và cả Tân Gia Ba ...họ không được thiên nhiêu ưu đãi
    như VN Ðó là một miền nhiệt đới dễ trồng trọt, và đất đai phì nhiêu và thêm vào đó là nguồn nhân lực dồi dào, nhiều người
    nói được tiếng Pháp hay một ngoại ngữ nào đó--trái lại dân Nam Hàn và Ðài Loan ....thì ít hơn . Thử hỏi đó sao không là lợi điểm thu hút giới đầu tư vào Miền Nam VN vào những thập niên 60s.
    Được nguyengovap sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 17/10/2005
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Bọn Nam Hàn nghèo không có thịt ăn thì khỏi phải nói. Qua các số liệu trên thì cũng hiểu tại sao Mỹ cứ bám vô VN!!
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Bác có số liệu cụ thể, và tài liệu đáng tin cậy về chuyện kỹ nghệ ôtô của miên Nam lúc đó không. Cái này thú vị đó, mình nhớ là năm 1960s thì Nhật chưa phát triển kỹ nghệ ôtô mà (hay là mình sai ?), VNCH mà có trước thì thật là...
    Hy vọng sau bài này không có bác nào nhảy ra đặt vấn đề NẾU ........ thì giờ này miềm nam Việt Nam đã phát triển như như Nam Hàn rồi.
  8. nguyengovap

    nguyengovap Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Gởi bác cái nầy trước , chắc là tài liệu bạn đang muốn kiếm :
    [​IMG]
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    không phải, mình muốn hỏi về kỹ nghệ kìa số thì cần làm quái gì, bạn nói là VNCH đã bắt đầu làm, buôn bán ôtô vào những năm 1960s nên mình muốn tìm hiểu rõ hơn coi hãng nào sản xuất, lắp ráp, linh kiện thôi cũng được, nếu là nhập khẩu thì hãng nào nhập vào, số luợng theo từng năm giá thành của xe. Còn về thị trường thì ai là người tiêu thụ xe, giá cả tiêu thụ ... Hy vọng bạn sớm trả lời
  10. nguyengovap

    nguyengovap Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bạn cho tôi tí thời gian nhé , để tôi liên lại với vị giáo sư KT kia người mà cho tôi biết qua về thông tin ấy .......Nick mới nhưng mà người quen thôi , tôi không chạy trốn đâu bạn đừng lo

Chia sẻ trang này