1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 16/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ vốn trên thị trường quốc tế cũng hơi nhiều, trái phiếu của VN lãi suất cũng khá cao, tình hình ổn định nên nhà đầu tư nước ngoài cũng chuộng. Tuy nhiên, theo tớ việc chính phủ phát hành trái phiếu kiểu này hơi rủi ro vì trong 750 triệu USD đó có tới 500 triệu là dành cho Vinashin là một nhà máy đóng tàu quốc doanh vay. Đây là một số tiền quá lớn. Trình độ quản lý doanh nghiệp ở VN chưa đủ để tiêu hóa số tiền này. Chắc chắn một phần không nhỏ trong số tiền này sẽ bị thất thoát bằng nhiều kiểu khác nhau. Nếu có gì rủi ro thì ngân sách tức tiền đóng thuế của người dân sẽ phải chịu. Nếu tớ là nhà đầu tư, tớ có thể vẫn sẽ mua trái phiếu vì nó được chính phủ bảo lãnh nên rất an toàn nhưng nếu tớ là chính phủ, tớ sẽ không phát hành trái phiếu quốc tế để cho một DNNN vay với một số tiền quá lớn như vậy.
  2. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Hiện em chưa rõ đầu cua tai nheo ra sao nhưng theo như bác nói thì rõ ràng CP đang muốn phát triển đóng tàu mà thiếu vốn tài trợ.
    (Xem bên box quân sự thấy bàn tán ta đang hiện đại hoá Hải quân,dân sự thì đồn ta có thể nhận công nghệ đóng tàu của Nhật....blblblblhh)
    Dù thế nào đi nữa,em đồng ý với bác chuyện rủi ro bị thất thoát.Nhưng nếu các cụ mà quyết ý đầu tư thì sẽ kiếm tiền đầu tư bằng được thôi.
  3. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Ai dốt thì tôi không rõ nhưng mà người cho vay (không phải thằng cho vay thưa bạn) là khôn. Khi mà tỷ lệ lãi người muốn vay sãn sàng trả cao như vậy thì không có lý gì không cho vay cả.
    Nếu chính phủ Hoa Kỳ, vay được ở mức 4.5% rồi cho ta vay lại ở mức 7% thì họ đã đủ để lãi rồi mà không cần phải làm gì cả.
    Mà khi đó có lẽ báo chí ta sẽ nói (không sai) là chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền ta bằng cách mua rất nhiều trái phiếu của chính phủ ta.
  4. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Trái phiếu của ta là trái phiếu bằng đô la, trả lãi cũng bằng đô la đó bạn. Bạn có thể xem lại bài viết của bloomberg có nêu ở trên. Chú ý vào cụm tư "dollar-denominated".
    "Vietnam has decided to take the increasing trust it''''s enjoying from foreign investors out for a test drive. On Oct. 27, it completed its first dollar-denominated bond offering, selling $750 million in securities that mature in 10 years. The offering was 50 percent larger than planned after investors placed orders for $4.6 billion. "
    http://quote.bloomberg.com/apps/news?pid=10000039&cid=pesek&sid=an3tRxNe8HD0
    Được Gmail1234 sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 29/10/2005
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Không nên so sánh với chính phủ Hoa kỳ, nếu bạn nào có thông tin về trái phiếu chính phủ các nước tương tự như ta xem lãi suất ra sao. Trung quốc, Indo, Philipine.... chẳng hạn.
    Có nhiều người cho vay chứng tỏ uy tín tài chính của người vay. Cái này đương nhiên là CP VN không thể bằng CP Hoa kỳ rồi. Lãi suất cũng chỉ là một yếu tố thôi. Nếu một CP làm ăn kém, hay tương lai đầu tư mờ mịt, thì có lãi suất cao cũng chẳng ai dám cho vay.
  6. little_panda81

    little_panda81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Vâng, đúng thế ạ. Bác vay của người ta bằng đô-la, trả người ta cũng bằng đô-la, nhưng lãi suất là tính theo đồng Viêt Nam, thế mới hay. Để tớ tính cho bác nhé:
    1. Bác đi vay 750 triệu USD, người ta đưa bác 750 triệu USD.
    2. Bác quy đổi 750 triệu USD ra tiền Việt, lấy tỷ giá tiền hiện tại là 16.000 VND/USD, được 12.000 tỷ đồng.
    3. Bác trả lãi người ta 7%/năm, sau 10 năm bác phải trả cả vốn lẫn lãi là 23.600 tỷ đồng.
    4. Bác đổi lại số tiền đó ra USD, giả sử tỷ giá 10 năm sau là 20.200 VND/USD, vậy là bác phải trả người ta khoảng 1,17 tỷ USD.
    Bác thử tính xem con số đó có tương đương với trái phiếu Hoa Kỳ lãi suất 4.5% không.
    Thế cho nên có chuyện kể cả trái phiếu Hoa Kỳ có là 4.5%, trái phiếu của Nhật là 2% thì người ta vẫn có thể mua trái phiếu của Nhật vì người ta dự tính rằng đồng Yên trong tương lai sẽ tăng giá trị so với đồng đô-la, nên khi họ thu được tiền Yên khi trái phiếu đáo hạn, đổi ngược trở lại ra đô-la sẽ có lãi hơn.
    Được little_panda81 sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 29/10/2005
  7. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Nói với mục đích như bác này thì nghe như kiểu vay về ăn cho hết nhỉ Ngày xưa cổ phiếu của Microsoft tí tiền, bây giờ gấp bao nhiêu lần? Nói kiểu chọc ngoáy của bác thì Microsoft đau xót lắm vì phải trả bao nhiêu lãi cho cổ đông hỉ
    Vốn vay ODA là vốn vay ưu đãi chỉ dành cho việc phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, hay cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt chứ không dành cho việc phát triển công nghiệp hay quân sự.
    Hiểu thêm về KT tí đã hẵng nói. Ý đồ của bác bẩn và tủn mủn quá.
    Lưu ý bác tmkien là Vinashin là tổng cty công nghiệp tàu thủy VN chứ không phải nhà máy đóng tàu Vinashin. Cho đến thời điểm hiện tại nó có 85 đơn vị thành viên gồm hàng loạt các nhà máy đóng tàu, và các nhà máy công nghiệp có liên quan trải dọc VN. Vinashin là 1 trong vài tổng cty được chính phủ định hướng phát triển thành Tập đoàn và là Tổng Cty đầu tiên được phê duyệt thuê CEO nước ngoài. Hợp đồng đóng tàu từ 30000 đến 100000 tấn mà Vinashin đã ký với các hãng vận tải lớn của thế giới cho đến thời điểm này cũng cỡ 600, 700 triệu USD rồi. Hiện tại chỉ có các nhà máy nhỏ mới được ký hợp đồng đóng tàu trong nước, còn các nhà máy lớn đều đang tập trung vào lô hàng này hết. Bởi vậy 500triệu dành cho nó cũng phải lẽ thôi. Bởi vậy, trái phiếu mới dễ bán thế. Chuyện thất thoát thì lúc này phải chấp nhận như 1hệ luỵ thôi (bác đừng xâu vào xuyên tạc ý này nhé)
  8. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bạn ai là chủ hãng Microsoft ngoài chính những cổ đông của họ? Cổ đông của Microsoft xót khi trả lãi cho chính họ ?
    Khái niệm người cho vay và cổ đông là 2 khái niệm khác nhau. Muốn cãi lý với mình thì có lẽ bạn nên tìm một ví dụ khác.
  9. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Không biết bài này các bạn đã đọc chưa về VINASHIN. Tớ post lên cho thêm thông tin.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Vinashin sẽ có Tổng giám đốc nước ngoài
    16:34'' 11/10/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Phó Thủ tướng Thường trực *************** vừa ký QĐ 247 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), với điều khoản đồng ý cho phép thuê Tổng giám đốc.

    Các DN Việt Nam được thuê Tổng giám đốc là người nước ngoài.
    Trong số 5 DN nhà nước là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Bộ GTVT), Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện (Bộ Công nghiệp), Tổng Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng và Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng (Bộ Xây dựng) lập đề án trình Chính phủ cơ chế Chủ tịch HĐQT thuê Tổng giám đốc thì Vinashin đã được chọn thực hiện thí điểm. Điều này có nghĩa là các tổng công ty nhà nước có quyền thuê Tổng giám đốc (CEO) người nước ngoài.
    Do đây mới là thực hiện thí điểm nên Chính phủ đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, Bộ Nội vụ theo dõi việc này và tiến hành sơ kết, báo cáo trình Thủ tướng.
    Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Chính sách Vĩ mô (Viện Quản lý Kinh tế TW) cho rằng, tuy lần đầu tiên Việt Nam cho phép thuê Tổng giám đốc người, nhưng là việc "phải làm". Tuy nhiên, theo ông Cung, đối với trường hợp thuê Tổng giám đốc là người nước ngoài thì sẽ có một số khó khăn. Hiện Luật DN của Việt Nam còn ràng buộc quá khắt khe về quyền hạn của Tổng giám đốc. "Điều này sẽ làm hạn chế sự phát huy năng lực của Tổng giám đốc", ông Cung nói.
    Nói như một chuyên gia kinh tế, sự khác biệt ở đây chính là ở "không gian quyền lực" của Tổng giám đốc. Các CEO nước ngoài được người thuê giao gần như toàn bộ quyền điều hành công ty, có phạm vi chi phối và tác động rất lớn đến hoạt động của DN, như có toàn quyền quyết định các vấn đề thuộc về chiến lược kinh doanh lẫn các giải pháp có tính tác nghiệp hơn như cắt giảm nhân viên, thay đổi một phương thức sản xuất, kinh doanh... Sự thực quyền của Tổng giám đốc thể hiện khá nhiều ở dấu ấn cá nhân của họ trong DN, nhờ vậy những CEO tài năng họ có thể làm cho công ty mạnh lên khá nhanh chóng và có thể biến chuyển rất linh hoạt trước những biến động, nhu cầu thay đổi.
    "Riêng tại Việt Nam "không gian quyền lực" của những cán bộ lãnh đạo cấp cao tương đương CEO nước ngoài lại hẹp hơn rất nhiều, những hoạt động và quyết định của họ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những ràng buộc về cơ chế, chính sách. Trong nhiều trường hợp, yếu tố tập thể được đẩy cao lên trên mức cần thiết đã thu hẹp và hạn chế đi rất nhiều phạm vi hoạt động của các lãnh đạo, nhiều khi họ không có quyền làm những điều mà trong thực tế là đương nhiên thuộc quyền hạn của mình", vị chuyên gia này nhận xét.
    Ông Nguyễn Quốc Ánh, Phó Tổng giám đốc Vinashin, cũng thừa nhận với PV VietNamNet về một số trở ngại chính trong việc thuê Tổng giám đốc là hệ thống giám sát đối với Tổng giám đốc được thuê còn yếu, thiếu, thậm chí chưa có; khung pháp lý chưa tạo điều kiện cho Tổng giám đốc được thuê làm việc hiệu quả; chưa tạo không gian, quyền tự do kinh doanh cho họ.
    Ông cho biết, việc thuê Tổng giám đốc, nhất là Tổng giám đốc là người nước ngoài, là không hề đơn giản. Vinashin đã thành lập cả một ban giúp việc để lo việc thuê Tổng giám đốc là người nước ngoài; đồng thời, phải có một phương án cụ thể kèm theo trong tờ trình xin ý kiến của Thủ tướng.
    Trước nhiều ý kiến lo ngại HĐQT sẽ bị giảm bớt quyền lực nếu giao quyền quyết định nhân sự cho Tổng giám đốc, ông Nguyễn Quốc Ánh nói rằng, trong dự thảo điều lệ hoạt động của Vinashin (đã được Chính phủ phê duyệt) có nêu rõ, Chủ tịch HĐQT của Vinashin sẽ là đại diện pháp nhân cho Tổng công ty. Điều này giúp Vinashin đảm bảo được định hướng hoạt động của mình. Trong trường hợp Tổng giám đốc là người nước ngoài, họ có quyền rất rộng trong việc điều hành hoạt động của Tổng công ty, song phải tuân thủ theo định hướng mà HĐQT đề ra.
    Như vậy thì trong trường hợp này, HĐQT vẫn còn quyền to nhất là cách chức Tổng giám đốc nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng, hoặc ra quyết định trái với định hướng đã được HĐQT phê duyệt. Bản thân Tổng giám đốc phải xây dựng phương án hoạt động, tiêu chí lợi nhuận, đề xuất tổ chức lại bộ máy nhưng vẫn chịu sự điều hành của HĐQT. Chính HĐQT mới là người quyết định các phương án đầu tư, Tổng giám đốc chỉ có quyền thực hiện theo chỉ đạo của HĐQT.
    http://www.vnn.vn/kinhte/congnongngunghiep/2005/10/498861/

  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Bác lấy đâu ra con số 500 triệu là dành cho Vinashin vậy ? Có thể cho mình nguồn tin đuợc không ?

Chia sẻ trang này