1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 16/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Thông tin chính thức của bộ Tài chính về vấn đề trái phiếu quốc tế của chính phủ
    http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=82&ItemID=28162
    Lãi suất ghi trên bề mặt tờ trái phiếu là 6.875%, lãi đáo hạn của người đầu tư khi mua trực tiếp bây giờ sẽ là khoảng 10*6.875+(100-98.223)=70.527%, lãi trung bình hằng năm là ~7.1%. Ta thu về khoảng <737 triệu USD, ta sẽ phải trả 1 số chi phí giao dịch, trung gian ...( tùy thuộc vào thảo thuận giữa ta và ngân hàng Cre*** Suisse First Boston). Ta sẽ phải trả khoảng 52 triệu USD hàng năm trong 9 năm liền và trả thêm 802 triệu USD vào năm cuối cùng.
    Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư cho VINASHIN và 1 số DNNN khác ( tin báo chí ).
    PS: các số liệu tính toán là của mình, không phải là thông tin, số liệu chính thức của bộ tài chính
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 11:41 ngày 31/10/2005
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 11:41 ngày 31/10/2005
  2. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Lần này nhà nước láy tiền để đầu tư cho VinaShin theo tôi là đầu tư đúng đắn có tính chiến lược lâu dài, chúng ta về lâu về dài không thể đi mua tàu chiến để bảo vệ cả một lãnh hải rộng lớn được. Chưa kể việc đóng tàu vận tải nữa.
  3. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc của bác rất đúng. Lý do Vinashin khó huy động vốn trực tiếp từ các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế đại khái là vì thế này:
    Trước nay VN ngành đóng tàu VN chủ yếu chỉ cung cấp các tàu từ 1000 đến 6500tấn và hầu như không có đối tác nước ngoài. Vài năm gần đây, các nhà máy chủ lực như Bạch Đằng, Hạ Long (còn gọi là Ba Lan) đã đóng được các tàu 12.000, 15.000 tấn. Việc đóng thành công tàu Vinashin Sun 12.600 tấn và cho đi vòng quanh thế giới sau đó đã gây chú ý và đưa Vinashin đến với các hãng vận tải lớn trên thế giới. Sự quan tâm này + sự mạnh dạn của vị Tổng GĐ Vinashin + sự đỡ đầu về kỹ thuật của Balan đã mang đến cho Vinashin lượng hợp đồng chóng mặt hiện nay từ các chủ tàu lớn UK, Nhật, Đan mạch với các tàu trọng tải từ 30000 đến 100000 tấn. Vấn đề bắt đầu từ đây.
    Trước này cơ sở vật chất chỉ đủ để đóng tàu đến 15000 tấn. Bây giờ phải xây mới để đóng tàu 30000-100000 tấn. Xây mới chứ không phải nâng cấp vì hạ tầng cũ vẫn phải chạy hết công suất để cung cấp tàu nhỏ cho Vinalines, Petrolimex... Bởi vậy Nam Triệu được xây mới để đóng tàu qui mô đến 100000 tấn, Hạ Long mở rộng để đóng tàu đến 70000 tấn, Dung Quất xây mới ụ khô vừa đóng mới và sửa chữa tàu đến 400000tấn.
    Vốn đầu tư cho XD và trang thiết bị công nghiệp nặng này là khổng lồ. Bản thân Vinashin không thể tự lo. Vay trong nước? Chính phủ đứng ra bảo đảm để BIDV ký thỏa thuận cho vay 2000 tỉ đầu năm 2005 nhưng vẫn chưa thấm vào đâu, và giải ngân vốn nhà nước rất chậm. Nhưng lý do chủ yếu là các ngân hàng sợ 1 vụ mía đường mới Vay nước ngoài bằng các hợp đồng lớn đã ký? Vấn đề là Vinashin mới chỉ có tiềm năng chứ không có tiềm lực tài chính để đảm bảo khoản vay nợ. Và thế là CP phải bảo đảm bằng trái phiếu.
    Nói thêm với các bác, vụ đầu tư đóng tàu này là đầu tư xd hạ tầng công nghiệp VN là chính, tăng GDP, tạo việc làm (lớn), chứ lãi cho lô hợp đồng nước ngoài thì không lớn vì Vinashin làm nhân công là chính. Còn vật liệu nhập ngoại, thiết kế của chủ tàu, giám sát kiểm định là các hãng lớn của nước ngoài hết (khó khăn lắm) Nhưng sau đợt này, Vinashin sẽ pro lên nhiều lắm.
  4. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Cái món cải cách DNNN này hồi xưa tớ cũng quan tâm nhưng sau này cũng chán vì bàn mãi mà chả thay đổi được bao nhiêu. Xin nói với bác là chưa năm nào VN đạt được chỉ tiêu cổ phần hóa đã đề ra cả. Cứ lẹt đẹt mãi. Để hiểu sâu về kinh tế VN và những vấn đề của nó chẳng hạn tại sao mãi không thể giải quyết mấy cái DNNN thì bác đừng chỉ nhìn vào mấy chủ trương chính sách gì đó, đấy chỉ là bề ngoài thôi. Bác phải hiểu được cái cơ cấu chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội... ở VN cơ. Những lý thuyết dù hiện đại và hay ho đến mấy vào VN cũng bị biến tướng đi cả. Không biết bác đã đọc cuốn ?oBa cơ chế: thị trường, nhà nước và cộng đồng - ứng dụng cho Việt Nam? của TS.Đặng Kim Sơn chưa. Nếu chưa thì bác nên vào đây lấy về mà đọc:
    http://www.at-m.or.jp/~daff/Ba_co_che.pdf
    Tớ cũng viết bài giới thiệu quyển này trên talawas rồi, bác có thể tham khảo trước:
    http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4435&rb=0502
    Về tác giả Đặng Kim Sơn thì ông này rất khá, đã có bài giới thiệu khá chi tiết và ấn tượng trên VNN:
    http://vietnamnet.vn/psks/2005/09/493231/
    Đúng như TS.Trần Ngọc Thơ nói, việc thuê một vài ông GĐ nước ngoài rồi hi vọng là mấy cái DNNN sẽ làm ăn phát đạt chỉ là "ảo tưởng". Cái này cũng giống như mấy ông HLV nước ngoài đời đầu tiên thôi, mấy ông GĐ được thuê sẽ ôm đầu máu, bỏ của mà chạy lấy người. Tớ quá hiểu về cơ chế, văn hóa và cách vận hành của mấy cái DNNN ở VN này. Hi vọng không có ông GĐ nước ngoài nào dại dột mà làm thuê cho DNNN của VN. Nếu ông nào chịu làm thì chắc là không giỏi thật sự hoặc đầu óc cũng có vấn đề gì đó!
  5. nguyentpmangtenbac

    nguyentpmangtenbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Exports per person Hanoi $50
    Exports per person Saigon $785
    Enterpise investments per person Hanoi $84
    Enterpise investments per person Saigon $103
    New Jobs per 1000 Hanoi(2000-2002): 7
    New Jobs per 1000 Saigon(2000-2002): 41
    New Jobs per 1000 Hanoi (2003) 3
    New Jobs per 1000 Saigon(2003) 12
    Why is there more poverty in North Vietnam?
    [​IMG]
    They robbed the south shouldnt they be richer?
    Được nguyentpmangtenbac sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 01/11/2005
  6. little_panda81

    little_panda81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Vote bác 5*
  7. langxettu

    langxettu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Ở miền bắc là vùng khai thác mỏ. Thêm nữa đất chật người đông, xung quanh Hà Nội nếu muốn quy hoạch đất nông nghiệp cho những khu công nghiệp thì luôn phải cân nhắc kĩ lưỡng. Ngược lại ở miền Nam đất đai có vẻ rộng rãi hơn, mật độ các khu công nghiệp có thể mở dày đặc quanh TP HCM, nên các chỉ số đều cao hơn. Đó là ý kiến của tớ, có gì sai các bác sửa.
  8. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thêm là vấn đề giao thông vận tải ở miền Nam dễ giải quyết hơn là miền Bắc.
  9. zedi_vu

    zedi_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    2
    Dựa vào cái bảng của chú nguyen thì phải hiểu là
    Số liệu tập trung chủ yếu vào 7 tỉnh miền bắc lân cận Hà nội và 4 tỉnh miền nam lân cận Sài gòn chứ không phải là số liệu về toàn miền namvà miền bắc bởi vì dân số sài gòn không thôi đã trên 7 triệu rồi. Nhưng số liệu lại không nêu chi tiết tên các tỉnh đó
    Dân số của 7 tỉnh miền bắc 10 triệu so với 4 tỉnh miền nam là 5 triệu. Nhưng hiệu suất làm việc lại kém hơn . Lí do chính nằm ở điểm này. Và ta cần phải tìm hiểu.
    Theo như tôi hiểu thì 4 tỉnh miền nam xung quanh sài gòn là : Bình Dương + Đồng nai + Vũng Tàu + Sông Bé . 4 tỉnh này là 4 vùng chiến lược của miền nam sau Sài Gòn , thu hút FDI rất lớn nên cũng không khó hiểu lắm khi mà năn suất xuất khẩu /đầu người và đầu tư vượt trội so với các tỉnh miền bắc.
    Còn 7 tỉnh miền bắc xung quanh hà nội thì theo tui biết có vài tỉnh : Hà tây , Hà nam ninh + Vĩnh PHúc + thái nguyên + Hải Dương +.... Những tỉnh này do điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tần yếu kém nên làm sau mà địch lại được 4 tỉnh chiến lược của miền nam. Nên khả năng xuất khẩu và đầu tư làm sao mà bằng được.
    Nhưng ngẫm lại thì mới thấy là các tỉnh miền bắc không thể so sánh được so với các tỉnh miền nam về "độ mở " của nền kinh tế và phong cách làm việc . Do đó cần phải học tập thêm nhiều lắm.
    Còn riêng sài gòn thì khỏi nói, nội tiền thuế vô ngân sách nhà nước năm 2004 vửa rồi gộp lại đã bằng 21 tỉnh phía bắc. Super !!
    Được zedi_vu sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 01/11/2005
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Đúng như TS.Trần Ngọc Thơ nói, việc thuê một vài ông GĐ nước ngoài rồi hi vọng là mấy cái DNNN sẽ làm ăn phát đạt chỉ là "ảo tưởng". Cái này cũng giống như mấy ông HLV nước ngoài đời đầu tiên thôi, mấy ông GĐ được thuê sẽ ôm đầu máu, bỏ của mà chạy lấy người. Tớ quá hiểu về cơ chế, văn hóa và cách vận hành của mấy cái DNNN ở VN này. Hi vọng không có ông GĐ nước ngoài nào dại dột mà làm thuê cho DNNN của VN. Nếu ông nào chịu làm thì chắc là không giỏi thật sự hoặc đầu óc cũng có vấn đề gì đó!
    [/QUOTE]
    Cám ơn vì quyển sách nhá, dạo này bận quá nên chắc cũng chẳng đọc được đâu.
    Bạn có quá bi quan không vậy ? Ừ thì cơ chế, tư duy cũng là 1 vật cản lớn nhưng không phải là không thể vượt qua, vấn đề tư tưởng thì cấp lãnh đạo cao nhất là chính phủ và bộ chính trị đã duyệt kế hoạch cổ phấn hoá rồi, trục trặc là ở chỗ các anh DNNN lại cứ muốn bám vào bầu sữa ngân sách ( chính xác hơn nữa là mấy anh giám đốc muốn giữ lấy quyến lợi) nên cứ chần chừ không chịu cổ phần thôi. Ông *************** đã ra tối hậu thư rồi, anh nào không hoàn thành kế hoạch CPH năm nay thì tự viết đơn từ chức đi đấy, không biết có đủ hiệu quả không, cứ chờ coi, Mình thì chỉ học KT thuần túy thôi, không có học đaò sâu ( không phaỉ Major) nên không thể xét chi ly về văn hoá, xã hội như bạn được.
    Chuyện ông giám đốc nước ngoài thì cứ chờ coi sao, mình cũng chưa hình dung ra ta sẽ trao cho ông ấy quyền lực rộng rãi như thế nào, và cơ chế HĐQT định hướng là như thế nào nên không dám bàn.

Chia sẻ trang này