1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 16/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.745
    Đã được thích:
    10.144
    Cậu bị ảnh hưởng tư tưởng vùng miền nặng quá rồi đấy, miền Nam hay miền Bắc gì thì bây giờ cũng là Việt Nam cả, đưa cái ấy ra để làm gì chứ.
    Trở lại chuyện ta chuyển dơì cơ cấu KT về miền Nam, cậu có biết chính sách KT của ta lúc nào cũng gắn liền với ANQP không ? Ta dời XNK vào Nam vì cảng Hải Phòng bị án ngữ bởi đảo Hải Nam, cảng Đà Nẵng thì bị Hoàng Sa. Chỉ còn có cảng Sài Gòn là chưa nằm trong tầm không chế của TQ thôi, Đó cũng là lý do ta cố sống cố chết giữ cho bằng được Trường Sa đó. Chưa kể số luợng xuất khẩu của miền Nam còn có 1 số lớn dầu khí trong đó nữa.
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tôi còn nhớ năm 2002 thì phải, thủ tướng đã phê bình các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc khi so sánh với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
    Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư rất dày đặc, lại có truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời nên chuyển đổi cơ cấu kinh tế khó khăn hơn khá nhiều.
    Cứ nhìn các tỉnh ven Hà nội thì thấy, tỉnh nào làm tốt việc chuyển đổi cơ cấu dân cư đều phát triển tốt, điển hình là Bắc ninh, Vĩnh phúc hay Hưng yên. Những tỉnh nào không giải quyết được việc này, điển hình là Hà tây, dẫn đến mất ổn định trong dân chúng thì lại càng trở nên trì trệ.
    Khu công nghệ cao Hòa lạc chẳng hạn, kế hoạch và tham vọng thì rất lớn, nhưng không thể giải phóng được mặt bằng thì cứ nằm đấy 10 năm nay rồi. Trong khi khu như vậy ở phía nam thì đã lấp đầy từ lâu. Chỉ riêng một việc trên giải thích làm sao các tỉnh phía bắc đi sau trong phát triển kinh tế.
  3. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1

    That just mean they never "robbed the South" - got that?
  4. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.484
    Đã được thích:
    4.274
    No. he hasn''t got that, and will never do, please stop reply for nonesense post like this. your trying only provoke him/them to spit out more crap
  5. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề này có thể tham khảo thêm tài liệu sau của GS.Dapice: Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn? tại:
    http://www.fetp.edu.vn/index.cfm
    Trong này còn nhiều tài liệu rất hay. GS.Dapice là một người rất am hiểu tình hình kinh tế VN. Đọc bài của ông này cứ như là được mở mắt về nhiều vấn đề.
  6. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Trái phiếu xuất ngoại: ?oThành công ngoài mong đợi?

    VNECONOMY cập nhật: 02/11/2005


    Đến ngày 1/11, giá trái phiếu Chính phủ Việt Nam vẫn tăng ở mức 10 điểm so với lúc định giá phát hành.

    Đến ngày 3/11 (theo giờ Mỹ), tiền mới chuyển vào tài khoản của Việt Nam. Và ở thời điểm này, Bộ Tài chính chính thức khẳng định kết quả thành công của kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.
    Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm, đây là một thành công quan trọng về nhiều mặt của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
    Thưa Thứ trưởng, chủ trương phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế đã được bàn đến từ năm 1994 ?" 1995 tại sao đến nay mới được thực hiện?
    Thời gian qua, do có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như tình hình biến động và khủng hoảng trên thị trường tài chính thế giới; các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam chưa hoàn toàn được xử lý dứt điểm, hệ số tín nhiệm còn ở mức thấp và chưa có các dự án thực sự hiệu quả có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ để trả nợ.
    Đến thời điểm năm 2005, cơ hội phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên ra thị trường vốn quốc tế đã thực sự tốt. Trước hết, các khoản nợ thương mại và Chính phủ quá hạn do yếu tố lịch sử trước đây đã được xử lý dứt điểm thành công thông qua Câu lạc bộ London và Paris. Hiện tỷ lệ nợ quốc gia đang ở mức 32% GDP, được đánh giá là an toàn.
    Hệ số tín nhiệm quốc gia của Chính phủ Việt Nam cũng đã được các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế nâng lên do thành quả phát triển kinh tế, chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế, có lộ trình cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các ngân hàng quốc doanh, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, khả năng vay trả nợ bền vững?
    Về bối cảnh quốc tế, điều kiện thị trường tài chính nói chung đã dần ổn định hơn sau khủng hoảng tài chính vào những năm 1997-1998, thời kỳ 2001-2002 và sau sự kiện 11/9 tại Mỹ.
    Ngoài ra, công việc nghiên cứu, công tác chuẩn bị cũng đã được hoàn tất.
    Xin nói thêm rằng thành công của kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời cơ. Chúng ta đã chọn được thời cơ thuận lợi, với bối cảnh và những điều kiện trên.
    Thứ trưởng đánh giá thế nào về kết quả của đợt phát hành này?
    Giới truyền thông, các chuyên gia kinh tế, tài chính và các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đây là đợt phát hành trái phiếu quốc tế thu hút được sự quan tâm đặc biệt và thành công nhất trên thị trường vốn thế giới trong nhiều năm qua. Đánh giá của họ là những nhận định khách quan nhất.
    Đó là thành công về nhiều mặt: về kết quả đấu giá, về quá trình triển khai, về uy tín của Việt Nam?, thậm chí ngay cả thương hiệu Vinashin qua lần này cũng đã được biết đến nhiều trên thế giới.
    Có thể thấy rằng, đợt đấu giá này đã thu hút số lượng các nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu đạt mức kỷ lục trên thị trường vốn trong nhiều năm lại đây: Số lượng các nhà đầu tư mua trái phiếu của Chính phủ Việt Nam lên tới trên 255 nhà đầu tư lớn (so với 150 nhà đầu tư mua trái phiếu của Chính phủ Indonesia đầu tháng 10/2005).
    Tổng số lượng nhu cầu các nhà đầu tư đặt mua cao, lên tới 4,5 tỷ USD và gấp 6 lần lượng trái phiếu phát hành. Ban đầu, chúng tôi dự tính rằng khoảng 2 tỷ USD đã là thành công lớn rồi.
    Đáng chú ý và rất quan trọng là lãi suất trái phiếu phát hành rất hiệu quả, thấp hơn trái phiếu của các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm quốc gia. Lãi suất trái phiếu loại 10 năm thực trả là 7,125%, mức này thấp hơn dự kiến ban đầu là nằm trong khoảng 7,25%-7,5% năm.
    Nếu so với mức lãi suất cho vay ngoại tệ trong nước với thời hạn cho vay ngắn, khối lượng cho vay rất hạn chế, thì việc huy động phát hành trái phiếu quốc tế này là có hiệu quả.
    Đó cũng là một mức lãi suất rất tốt đối với Việt Nam, thấp hơn nhiều nếu so sánh với lãi suất trái phiếu Chính phủ của Singapore loại 10 năm (có cùng hệ số tín nhiệm như của Việt Nam là Bb-) giao dịch ở mức 8,1%, còn của Indonesia loại 10 năm (có hệ số tín nhiệm B+) giao dịch ở mức 7,8% năm.
    Qua đợt phát hành này chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm gì thưa Thứ trưởng? Và kế hoạch của đợt tiếp theo?
    Đây là lần đầu tiên mang ý nghĩa mở đường để các doanh nghiệp lớn của Việt Nam (như Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Dầu khí?) trực tiếp huy động vốn trung và dài hạn bằng ngoại tệ. Trong tương lai, Chính phủ cũng có thể ra thị trường quốc tế để huy động vốn nhưng không phải cứ cần là có thể triển khai để mang tiền về. Quan trọng nhất và là một tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
    Về kinh nghiệm, đó là sự chỉ đạo kịp thời và quyết tâm của Chính phủ. Đặc biệt là kinh nghiệm lựa chọn thời điểm thị trường quốc tế thích hợp trên cơ sở bám sát những diễn biến và cả tính dự báo.
    Trong lần phát hành này, một thuận lợi là các tổ chức đánh giá tín nhiệm đã nâng chỉ số tín nhiệm của Việt Nam. Từ đây, phải thấy rằng cần phải duy trì quan hệ thường xuyên với các tổ chức này cũng như quan hệ với các nhà đầu tư trên thế giới.
    Ngoài ra cũng phải kể đến sự phối hợp, hỗ trợ giữa các ban ngành, tổ chức trong và ngoài nước, về ý thức, trách nhiệm của các cá nhân liên quan...
    30 giây sau khi được định giá phát hành ở thị trường sơ cấp, trái phiếu Chính phủ Việt Nam lập tức được giao dịch ngay trên thị trường thứ cấp và đã tăng khoảng 5 điểm; sau 15 phút tăng lên 10 điểm và đến ngày 1/11, giá trái phiếu Chính phủ Việt Nam vẫn tăng ở mức 10 điểm so với lúc định giá phát hành. Theo Thứ trưởng Lê Thị Băng Tâm, đây là mức tăng thuận lợi vì nếu tăng quá nóng hoặc sụt giảm đều có thể gây bất lợi.


  7. comcast

    comcast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Ở thế kỷ XX, GDP của Sài gòn trong cuối thập niên 80 và những năm của thập niên 90 luôn gấp rưỡi cả nước và các địa phương khác. Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách trung ương chiếm từ 30 ?" 40% trên tổng số.
    Tính đến thời điểm năm 2003, trong số 61 tỉnh thành cả Việt Nam chỉ có 05 địa phương đóng góp ngân sách trung ương. Phía Bắc chỉ có 01 địa phương là Hà Nội; với miền Nam là 04 khu vực: Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương. Qua năm 2004, có thêm 10 địa phương đóng góp ngân sách trung ương. Phía Bắc có 03 địa phương: Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc. Phía Nam có 07 địa phương là: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Vĩnh Long.
    Dầu số địa phương đóng góp cho ngân sách trung ương ở miền Nam nhiều gấp 2,75 lần so với miền Bắc, nhưng chính vùng đất này cũng là khu vực tồn tại quá nhiều trì trệ. Chẳng hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi làm ra 15 ?" 17 triệu tấn lương thực/năm; chiếm 98% trong số 3,5 ?" 4 triệu tấn gạo xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên chỉ có 11% lao động của vùng đất 18 triệu dân này đã qua đào tạo, đây là vùng trũng về học vấn dân trí. Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long lên đến 10%, so với tỷ lệ cả nước là 7%.
    Có phải đồng bào miền Tây Nam bộ no cơm nên rửng mỡ, chưa thành phú ông đòi sanh tật làm biếng. Tội nghiệp bà con ta, bị Hà nội rút đứt ruột mà chẳng thèm tái đầu tư. Khoản đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm khoảng 16% ngân sách ?" thuộc mức loại thấp nhất trong toàn quốc. Hàng loạt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông và bến cảng bị gạt ra trong nhiều năm liền. Hồi năm 1999, Hà nội quyết định là phải chi 22% ngân sách đầu tư cho giáo dục, nhưng 05 năm sau, kiểm tra lại thì thấy chỉ mới chi có... 19%. Mọi chỉ số đánh giá về giáo dục của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều khá thấp, thậm chí còn thấp hơn cả Tây Nguyên và vùng Tây Bắc. Thảm cảnh nghèo nảy sinh từ dốt, tập đoàn cộng sản Hà nội đã thành công trong thủ đoạn bần cùng hóa con người vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng thủ đoạn phong tỏa nền giáo dục đại chúng.
    Sống dưới một chính sách cai trị ti bỉ như vậy, chẳng trách người đồng bằng sông Cửu Long cứ đói rớt râu rụng rúng. Đồng bào miền Tây Nam bộ ta đói con chữ, đói tri thức; bởi sống giữa đời nào phải con vật đâu mà chỉ biết có miếng ăn. Ở trong cảnh bần cùng mạt hạng như vậy, cả xứ không dắt nhau đi ăn mày cũng thiệt là may.
    Vậy ngoài những sơ sót có tính khách quan trong công tác quy hoạch tổng thể toàn quốc, phần mắc mứu còn lại là gì ? Xa lạ với định kiến phân biệt Bắc Nam, tôi chỉ bàn đến cơ cấu đóng góp và đầu tư của chính quyền cộng sản đối với miền Nam; mặc dù ai cũng biết, guồng máy ấy được tạo nên từ những con người? Nhân dân miền Nam cũng đâu đến nỗi ngu ngốc và thiển cận đến mức không nhận ra thực trạng này.
    Đồng bào tôi đã làm chi nên tội? Những chuyến ra khơi không bao giờ gặp bến đỗ? Ai ở lại thì phải bò, phải lết - chớ chẳng có ngày được đứng thẳng làm người. Đó nào chỉ là nỗi nhớ thương, hờn giận mà là u uất một khối căm thù. Trời cao đất dày ơi, chẳng lẽ không theo cộng sản là có tội ?!
  8. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Bó tay các bác, trong một nước thì đương nhiên có vùng kinh tế phát triển mạnh, có vùng yếu hơn. Đó là điều hoàn toàn bình thường ở bất kỳ các quôc gia nào. Bây giờ mấy bác qua nước khác chê người dân ở vùng kém ngu hơn người dân ở vùng kinh tế cao thì thử hỏi người ta có chịu được ko. Sự phát triển kinh tế ở một vùng trong một nước kô phải chỉ do một mình vùng đó ko ( mặc dù cũng có nhưng ko chiếm phần đa số), mà còn do tình hình di dân (nhân tài củng khác đổ xô về làm việc cho vùng đó chẳng hạn), và chính sách kinh tế của nước đó.
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Được,nóng giận,tự xử.
    Đề nghị mod cũng xoá luôn bài của comcast ở trên luôn.
    Người mình dẫu nghèo hèn cũng không chịu bị nhục mạ như vậy.
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 03:15 ngày 04/11/2005
  10. comcast

    comcast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Thâu thuế mà không tái đầu tư vào những người đã đóng thuế là đi ngược lại nguyên tắc kinh tế thị trường.Dù cho có gọi nó là "định hướng xã hội chủ nghĩa" hay định hướng gì đi nửa thí đó là 1 hành động "ăn cướp" không hơn không kém. Đó là lý do tại sao bạn thành viên nguyenmangtenbac nói câu: "They robbed the South ..." là đúng rồi.
    Muốn xoá bài hả? Tôi hiểu rõ lắm. Đây là cách cuối cùng của mấy mấy cái "lưỡi gổ", nói không lại thì ... xoá hêt! Trò nầy có lâu rồi, "bổn củ soạn lại" mà, đâu có gì mới đâu phải hôn?
    Không có ai nói xấu hoăc nhục mạ người nghèo. Người ta chỉ nhục mạ quân ăn cướp thôi.

Chia sẻ trang này