1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 16/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dimbag

    dimbag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bài ko liên quan đến nội dung chủ đề
    u?c spirou s?a vo 14:56 ngy 14/11/2005
  2. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này hơi khoa trương quá, thực ra từ năm 90-95 tốc độ tăng trưởng của ta rất cao, đến năm 97-99 bị tụt giảm nghiêm trọng, những năm sau tăng bắt đầu từ đà tụt giảm đó.
    [/QUOTE]
    Quá trình cải cách và tăng trưởng kinh tế VN từ năm 97 bị kéo lùi một bước hay nói đúng hơn là bị giáng một đòn trí mạng vì quan điểm rất kêu và đầy dân tộc tính: "phát huy nội lực" (nguồn lực bên ngoài là quan trọng, nguồn nội lực là quyết định) do một vị lãnh đạo cao cấp khởi xướng (được biết vị lãnh đạo này xuất thân từ quân đội, không tốt nghiệp bất cứ trường đào tạo ngoài Trường Cao cấp chính trị). Đây là thời điểm mà theo nhiều chuyên gia, VN đã bỏ lỡ một cơ hội cực kỳ tốt để thúc đẩy cải cách và đưa VN vượt lên nhanh hơn khì khủng hoảng tài chính-tiền tệ nổ ra ở Châu Á!
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Sao không nói toẹt là ông Lê Đức Anh cho rồi,có gì mà phải thậm thụt thế.
    Năm 97 cũng là năm khủng hoảng tài chính châu á. VN được ca ngợi vì biện pháp quyết liệt giữ ngoại tệ chống thoát vốn đầu tư,nhưng xuất khẩu giảm khá rõ rệt.
    Cũng coi như may vì chưa có thị trường chứng khoán.
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 18:00 ngày 14/11/2005
  4. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Bác nên tìm hiểu lại, tớ không nói đến ông LDA. Ở trên này có những cái nói toẹt ra không có lợi cho box chứ chả phải thậm thụt gì. Hình như bác lộn, việc "quyết liệt giữ ngoại tệ" gì đó đâu liên quan gì đến việc "chống thất thoát vốn đầu tư". Ý bác nói là không cho các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi VN lúc đó ý hả? Làm gì có chuyện đó. Đầu tư ở VN chủ yếu là FDI chứ không phải đầu tư qua vốn gián tiếp (FPI) nên rút ra đâu có dễ. Lúc đó có thị trường chứng khoán cũng chả ảnh hưởng gì vì ngay cả bây giờ TTCK ở VN cũng chả sôi nổi gì lắm, chỉ có vài chục công ty niêm yết, các nhà đầu tư (đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài) có rút vốn khỏi đó cũng không có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế!
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Hoàn cảnh năm 1997 không như tmkien nói. Trước năm1997 kinh tế VN tăng trưởng khá chủ yếu do đầu tư nước ngoài. Do khủng hoảng Ktế năm 1997 mà dòng đầu tư đó ngưng đột ngột. Chính sách chuyển sang dựa vào nội lực sinh ra trong hoàn cảnh đó, khi mà nguồn ngoại lực không còn. Trong hoàn cảnh như vậy chúng ta còn con đường nào khác đâu? Các bác đừng vội cho mình là am hiểu kinh tế mà đưa ra nhận xét hồ đồ.
  6. khansephiroth

    khansephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Ý tmkien chắc muốn nói đến TBT LKP
    Những năm 97 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á là giảm lòng tin của các nhà đầu tư vào khu vực, trong đó có VN . Tuy nhiên điểm chính khiến cho nguồn đầu tư và tăng trưởng của VN sụt giảm là do cơ chế chính sách không thông thoáng và giá nhà đất quá cao. Nếu không có những năm nay khiến cho các bác nhà ta cuống quýt lên thay đổi môi trường đầu tư v...v.. để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trở lại thì các bác nhà ta còn quan liêu dài dài... Kể ra thì nó cũng có cái tốt . Tuy nhiên nói VN bỏ lỡ mất 1 cơ hội lớn thì cũng ko hẳn đúng lắm, nhưng nếu biết tận dụng tốt, VN đã có thể cuỗm hết các nguồn đầu tư từ Thái và các nước đang bị khủng hoảng nặng nề, và có thể tăng trưởng của VN vẫn giữ được nhịp nhanh như trước đó .
    Thực ra việc VN ta ít bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 97 cũng ko phải là việc gì đáng vui mừng, điều đó chỉ chứng tỏ lúc đó kinh tế VN vẫn còn biệt lập, chưa hoà nhập vào KTTG và khu vực
  7. zedi_vu

    zedi_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    2
    Năm 1994, Mẽo bỏ cấm vận , VN bắt đầu hội nhập từ đó. 1995, VN gia nhập ASEAN, năm 1998 gia nhập APEC. Năm 2001 , kí hiệp định song phương với Mẽo. Khủng hỏang 1997 , VN ít bị thiệt thòi do chỉ mới lấp ló gia nhập , nên củng không ảnh hưởng "nội lực" , nhưng xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng , khát vốn FDI ----> GDP giảm rõ rệt.
    Nói chung kinh tế VN tăng trưởng đến bây giờ như vậy là dưới tiềm năng. Chẳng có gì hãnh diện cả. Ngày xưa các bác làm kinh tế tòan ở bộ chính trị nên chẳng biết làm kinh tế nên mới có 1 câu châm ngôn vui là : "Tố hữu tăng lương không bằng Trần Phương tăng giá" :(.
    Nay thì có vài bác có học về kinh tế nên lái nền kinh tế đi đúng hướng 1 chút nhưng vẫn còn quan liêu lắm. Chỉ mong sao các bác lãnh đạo thương dân , lo làm nhiều nhưng ăn ít và ít tham nhũng 1 chút là đỡ, chứ kiểu như lãnh đạo 1 công ty muối ngòai bắc tổ chức tiệc "rửa ghế" 200 triệu , trong khi người làm muối làm suốt 1 năm chỉ có 1 triệu đồng..... hoac chạy xe = "1000" con trâu thì ôi thôi, VN kiểu này tới đời con hoặc đời cháu các bác cũng chưa ngang được thái lan nữa.. Àh , GDP Thái lan hiện nay hình như là : 2550 USD(2004), VN là : 540 USD(2004). . Bắt kịp thái lan là 1 khỏang cách khá lâu, ngọai trừ cầu trời cho nó bị thêm vài cái Tsunami thì may ra... ( tội lỗi, tự nhiên thấy mình ác độc quá)
    Thích nhất câu của Bác tmkiên . Mọi lòai vật đều bình đẳng, nhưng có những con bình đẳng hơn con khác. Cụng bác kiên 1 ly.
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Thì tôi đã nói rồi. Ở đây giống như cuộc đua F1. Một mặt ta phải nhìn những thằng bên cạnh để đua với nó (cụ thể nhiều người hay đặt mục tiêu là Thái lan). Nhưng cũng phải nhìn vào cái xe của ta. Nếu vì sốt ruột mà đạp ga thì xe sẽ bốc đầu,mất lái và đâm vào tường. Chết người lái, nát xe, nói gì đến đua.
    TQ tăng trên ta một chút và đang bị kêu là quá nóng. Tức là ga đạp hơi thốc quá phải không các bác. Ta kém một chút và bác bảo là tăng dưới tiềm năng, như vậy là bác muốn tăng nhanh nữa. Vậy các bác có sợ mất lái, bốc đầu không!
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam rực sáng
    Trên hàng nghìn chiếc xe đạp, xe máy, dòng người đổ ra các vành đai công nghiệp Hà Nội để tìm cơ hội trên những bảng thông báo tuyển dụng bên ngoài các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Họ nhiều đến mức rất dễ nhận ra. Các bảng thông báo tuyển dụng tràn ngập. Những ứng viên được chọn có thể bắt đầu làm việc chỉ trong vòng một tuần. Họ sản xuất từ máy in, vỏ bọc điện tới bệt vệ sinh tại các nhà máy mới ở Việt Nam.
    Nguyễn Văn Thanh hi vọng kiếm được vị trí kỹ thuật trong công ty phần mềm Nhật Bản Yabashi. Chàng thanh niên 24 tuổi phấn khởi cho biết: ''''Rất cạnh tranh, nhưng cuộc phỏng vấn của tôi trôi chảy''''. Trong số 60 ứng viên, 5 người sẽ được chọn, lương khởi điểm 85 USD một tháng.
    Dòng người tìm việc cuồn cuộn đổ tới các nhà máy mới là một phần lớn trong thành công của Việt Nam. Dù đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, trong thập kỷ qua Việt Nam rực sáng lên với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 8%. Một nửa trong tổng số 80 triệu dân chưa quá 30 tuổi. Phần lớn đều nghèo, nhưng có trình độ và đặc biệt rất háo hức làm việc, lao động ngay cả khi mức lương trung bình hàng tháng chỉ vẻn vẹn 38 USD. Việt Nam phát huy nguồn nhân lực của mình bằng cách đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp nhẹ.
    Trong nỗ lực gia nhập tổ chức Thương mại thế giới dự (WTO) kiến vào giữa năm 2006, Việt Nam tăng cường mở cửa đón các nhà đầu tư và thúc đẩy tự do hoá thương mại. Kết quả, ước tính có tới 5,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào quốc gia Đông Nam Á này trong năm nay - ngang ngửa với lượng FDI của Ấn Độ.
    ''''Sát thủ đối với gã khổng lồ''''
    Việt Nam là tấm gương cho các con hổ châu Á phát triển định hướng xuất khẩu ''''lớn mạnh nhanh chóng'''' cho đến khi Trung Quốc nổi lên như một nhà sản xuất khổng lồ của thế giới trong những năm 90 của thế kỷ trước. Không giống như các nền kinh tế châu Á, Việt Nam trở thành ''''sát thủ đối với gã khổng lồ''''.
    Phần lớn tăng trưởng của Việt Nam nhờ vào những ngành mà Trung Quốc vẫn đang thống trị như dệt may, giày dép và đồ chơi. Và đặc biệt, rất nhiều nhà đầu tư mới vào Việt Nam đã phải chạy khỏi mức chi phí tăng vọt... tại các thành phố duyên hải của Trung Quốc.
    ''''Theo cảm nghĩ của các công ty Nhật Bản, Việt Nam sẽ là mục tiêu FDI kế tiếp của họ'''', Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori cho biết.
    Chính phủ Việt nam hy vọng sẽ đưa đất nước thoát khỏi vị trí một nước nghèo trước năm 2010 với thu nhập bình quân đầu người hàng năm dự kiến hơn 1.000 USD (hiện là 640 USD).
    Các nhà đầu tư Đài Loan đổ vào Việt Nam làm ăn. Nổi tiếng là những nhà công nghiệp cạnh tranh, tỉnh táo nhất thế giới, các công ty của họ ở Việt Nam nhanh chóng thu được lợi nhuận. Sau khi đổ bộ vào Trung Hoa đại lục để tận dụng nguồn lao động rẻ trong những năm 90, giờ đây giới đầu tư Đài Loan chuyển mục tiêu sang TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
    ''''Người Trung Quốc làm 5 ngày/1 tuần, nhưng người Việt Nam làm 6 ngày. Đó là sự khác biệt 52 ngày mỗi năm'''', Albert Ting, Chủ tịch tập đoàn CX Technology Corp, nhận xét.
    Nhân công làm việc nhiều giờ hơn trong một tuần, chi phí lương thấp hơn, đó là sức hấp dẫn đối với nhà sản xuất linh kiện loa phát thanh lớn nhất thế giới của Đài Loan CX Technology. Đối với nhà máy của tập đoàn này ở gần Thượng Hải, chi phí lương tăng và nỗi sợ về tỷ giá đồng nhân dân tệ có thể đe doạ tới lợi nhuận của tập đoàn. Với nhà máy mới và lớn nhất tại ngoại ô TP. Hồ Chí Minh, chi phí lương thấp hơn ở Trung Quốc tới 35%.
    ''''Chúng tôi có kế hoạch đầu tư hơn nữa vào năng suất tại cả hai, nhưng ưu tiên hơn ở Việt Nam'''', ông Ting tiết lộ.
    "Điểm đỗ an toàn"
    Trong khi đó, các công ty Nhật Bản cũng đánh giá Việt Nam là ''''điểm đỗ an toàn''''. Kể từ tháng 4, thời điểm bùng nổ làn sóng biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc, dòng đầu tư Nhật Bản chuyển hướng ''''Nam tiến''''.
    ''''Về chính trị, không có bất kỳ thái độ chống Nhật nào ở Việt nam. Đó là lý do quan trọng để đầu tư ở đó'''', ông Koji Ida, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), cho biết.
    Thực tế, dòng đầu tư Nhật Bản chuyển hướng sang Việt Nam đã bắt đầu từ 2 năm qua. Năm 2003, Việt Nam và Nhật Bản đã bắt tay thực hiện dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại và đầu tư, người Nhật được phép tới Việt Nam không cần visa.
    ''''Chúng tôi đã có 8 nhà máy đạt công suất tại Trung Quốc. Chúng tôi muốn đa dạng hoá cơ sở sản xuất và Việt Nam là lựa chọn của chúng tôi''''. Giám đốc điều hành Showa Electric Wire and Cable Co. Masato Usui cho biết. Hiện, Showa đang bắt đầu dự án xây dựng một nhà máy sản xuất linh kiện máy photocopy tại ngoại thành Hà Nội.
    Những động thái trên làm nổi bật chiến lược ''''Trung Quốc + 1'''' giờ trở nên rất phổ biến ở Tokyo. Và, Khu công nghiệp Thăng Long trên đường từ nội đô tới sân bay quốc tế Nội Bài chính là cái ''''+ 1'''' ấy của các nhà đầu tư Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 2000 do tập đoàn Sumitomo Corp. đầu tư, giờ đây khu công nghiệp đã thu hút được 46 nhà máy với khoảng 16.000 nhân công. Gần đây, ban quản lý khu công nghiệp đã bắt đầu mở rộng - sớm hơn kế hoạch 2 năm.
    Tất nhiên, Việt Nam cần phải phấn đấu hơn nữa. Hầu hết các nhà dự báo đều cho rằng, ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam sẽ tiếp tục ''''nở rộ'''' thêm nhiều năm nữa hoặc có thể lâu hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, Chính phủ cần sớm tự do hoá ngành kinh tế dịch vụ, cải tổ hệ thống tài chính, tăng cường pháp quyền và tính minh bạch trong nền kinh tế.
    Điều phối viên thường trú LHQ tại Hà Nội Jordan Ryan cho biết, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều thúc đẩy hệ thống giáo dục. Trong những năm 90, Thái Lan đã chờ thời gian quá lâu để đầu tư vào giáo dục, do vậy không thể tư bản hoá nhờ vào ngành sản xuất công nghệ cao do thiếu nhân công có tay nghề. Giờ đây, đầu tư của Việt Nam vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tính theo phần trăm GDP chỉ bằng 1/7 Trung Quốc. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội nối lực lượng lao động của mình với công nghệ toàn cầu.
    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra lạc quan hơn. Giám đốc WB tại Việt Nam Klaus Rohland cho biết, năm 2000 kế hoạch 5 năm của Việt Nam được coi là bí mật, nhưng năm nay Chính phủ đã tham vấn các tổ doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài về dự thảo kế hoạch 2006-2010.
    ''''Điều đó cho thấy một tương lai tốt đẹp. Việt Nam cần một nền kinh tế thị trường do khu vực tư nhân đóng vai trò thúc đẩy và một nền kinh tế hàng hoá. Tất cả đang được thực hiện'''', ông Klaus Rohland nhận xét.
  10. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Không biết ngoài mấy lời phán như thánh trong hồ lô của chiến hữu còn có gi nữa không?

Chia sẻ trang này