1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên nuôi dạy con chúng ta như thế nào đây

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Assari, 26/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Assari

    Assari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
    Nên nuôi dạy con chúng ta như thế nào đây

    Chào các bác!
    Em tham gia vào TTVNOL cũng hơi lâu rùi, cũng thỉnh thoang vào đọc bài của box mình thôi nên không nắm rõ được các topic trong này.Nếu Mod mà thấy topic mà trùng thì chuyển giúp em (em phải rào trước đón sau thế vì vừa tạt qua box Nhiếp Ảnh thấy các bác y bạn nhau ghê quá, em sợ)
    Thực ra em mở topic này ra thấy chủ đề hơi rộng, nhưng em nghĩ thời nay nuôi dạy con cái sao mà khó quá.Em có một cô em họ, con dì ruột, từ bé đã được bố quá cưng chiều, nuôi như một tiểu thư trong ***g kính.Từ khi sinh ra cho đến khi hoc lớp 12 chưa bao giờ rời xa bố mẹ, trừ khi ngồi học trên lớp vì một lý do duy nhất: nhà trường không cho bố mẹ ngồi học với con.Nó cũng chưa bao giờ có một người bạn đúng nghĩa ngoài mấy ông bà anh chị họ như chúng em. Hết lớp 12 nó sang ÚC học tiêp ĐH. Giai đoạn này nó được thả tất cả các loại cương và bắt đầu quay cuồng giữa cuộc dời bon chen, nó không hiểu rằng không phải tất cả nhưng gì lóng lánh đều là vàng. Nó không biết rằng người ta cười với nó đã là tốt cho nó. VÀ nó bắt đầu yêu, đến khi tình yêu không suôn sẻ, người yêu nó bỏ nó, nó bắt đầu tuột dốc.Đấu tiên là tự kỷ, nó nghi ngờ nó, nghi ngờ mọi người không yêu thương nó. Rồi nó bị strees, nó cho rằng bị người yêu bỏ là điều sỉ nhục, sao từ trước tới giờ ai cũng yêu chiều nó mà bây giờ lại có người không yêu thương nó.Và bây giờ nó đang bị sang dạng hoang tưởng, nó nghĩ nó là người tài giỏi, mọi người ai cũng phục nó.Nó là một doanh nhân tre giàu có, xinh đẹp,ai nhìn cũng thấy mê và người yêu nó là Ben Afec,sở dĩ nó chưa cưới được chàng là vì bố mẹ ngăn cản.
    Em đưa ra vấn đề này vì càng ngày em càng thấy chúng ta nuôi con chúng ta theo kiểu ***g kính, chúng ta không thể nào đi theo che chở mài cho chúng được và khi ra đời liệu chúng có đủ bản lĩnh để xoay xở được không?Và chúng ta nên trang bị cho chúng thế nào đấy
  2. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Các lực chọn, Có; Không ở trên của bạn là gì vậy?..
  3. baufamily

    baufamily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Mình nuôi dạy con theo tự nhiên, cứ để cháu thích làm gì thì làm, chạy chơi thoải mái. Mình không muốn hạn chế cơ hội tìm hiểu thế giới xung quanh của bé và luôn để bé tự do sáng tạo. Tuy nhiên, cũng không thể để bé đi quá đà được.


  4. Assari

    Assari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
  5. Assari

    Assari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
  6. trangsoidaynuoc

    trangsoidaynuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Đây đúng là một câu hỏi thực sự khó chứ không đơn giản chút nào.
    Tôi xin kể câu chuyện của nhà hàng xóm:
    Hai ông bà đều là bậc cao siêu, tiến sĩ gì đó. Giáo dục con cái rất ác, đi đâu cũng tự hào về con cái mình: ngoan ngoãn, học giỏi, tài cán... này nọ. Hôm đó 2 ông bà đi làm, dặn ở nhà ai đến cũng không được mở cửa (bây giờ lắm bọn lừa đảo, phải cảnh giác...). Đến bữa, thằng anh (đang học lớp 11) thấy hết gạo thổi cơm, gọi điện cho mẹ. Bà mẹ liền gọi đến nhà ông bác, nhờ thằng cháu đem gạo đến (vì trẻ con ở nhà không biết đi chợ). Kết quả: ông anh đã đến nhưng ông em kiên quyết không mở cửa cho vào, mời anh chờ đến 12h trưa mẹ em về nhé!!! Thật hết biết.
  7. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin post 1 số bài về việc giáo dục trẻ em để tham khảo
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Bí quyết thương lượng
    Cuộc sống của trẻ cũng đầy ắp những tình huống dẫn đến mâu thuẫn: làm thế nào để hòa hợp với anh chị em, làm sao để làm quen với những điều luật của gia đình? Thế chỉ với những kỹ năng căn bản, bé có thể trở thành nhà đàm phán khéo léo.
    ?oCách đây không lâu, tôi vô tình nghe Quỳnh ?" con gái đầu 10 tuổi của tôi lớn tiếng nói với đứa em gái 6 tuổi của nó ?~Em xem phim hoạt hình nhiều quá rồi. Bây giờ đến lượt chị coi băng ca nhạc của chị . Thường thì lời tuyên bố như vậy sẽ làm bé Lan nước mắt ngắn nước mắt dài ngay nhưng lần này con bé nhìn thẳng vào mắt chị và hỏi lại ?~Bộ chị muốn xem là được sao? Em mới coi thôi mà. Phim của chị dài thòng. Em sẽ ngồi coi phim của em lâu bằng chừng ấy mới được?T.
    Thật ngạc nhiên, tôi như đang được chứng kiến sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa hai đứa trẻ. Bé Vy đứng thẳng, đầy vẻ tự tin và mặc cả với chị nó. Kết quả của cuộc thương lượng chớp nhoáng ấy được cả hai thống nhất: Bé Vy xem phim hoạt hình thêm 20 phút nữa và trả ti vi cho chị xem ca nhạc. Điều đáng nói là cả hai đều hồ hởi với kết quả đàm phán. Thật là hạnh phúc khi thấy hai chị em biết cách giải quyết như vậy?.
    Học cách cho và nhận:
    Trong cuộc sống hàng ngày, bé phải đối mặt với những tình huống có khả năng dẫn đến ?osứt đầu bể trán? như chia sẻ đồ chơi, hòa hợp với anh chị em, dàn xếp bất hòa với bạn bè, gia hạn thêm về thời gian làm bài tập với thầy cô. Những việc như thế cũng đòi hỏi có kỹ năng đấy.
    Cart Pickhardt, nhà tâm lý học và là tác giả quyển sách ?oChìa khóa cho bố hoặc mẹ nuôi con một mình?, cho biết: Cuộc đàm phán thành công được định nghĩa là nghệ thuật tìm và thực hiện giải pháp giải quyết mâu thuẫn hoặc bất đồng sao cho mọi bên liên quan đều cảm thấy thỏa mãn dù ở mức độ thấp nhất.
    ?oViệc bạn dạy cho trẻ biết cách để thương lượng khi chúng còn nhỏ rất có lợi. Chúng dàn xếp những bất hòa rất tốt mà không cần đến bạo lực và dĩ nhiên là sẽ cảm thấy an toàn vì trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân đối với những tình huống thử thách như trên.
    Và rồi càng lớn, đặc biệt là khi bước vào tuổi thanh thiếu niên, khả năng trên càng tỏ rõ ưu điểm, lợi ích của mình khi trẻ bị đặt trong tình huống phải đàm phán.
    Trên thực tế, những đứa trẻ được cha mẹ có khả năng đàm phán bước vào đời dễ dàng hơn vì chúng có thể bàn bạc, làm chủ tình huống tại các cuộc đàm phán trong kinh doanh hoặc chính sách ở nơi làm việc. Sau đây là 4 bài học hướng dẫn trẻ cách giải quyết tình huống bằng phương pháp ?ocả hai cùng thắng?
    Bài học 1: Bình tĩnh là quan trọng
    Muốn đàm phán tốt thì điều quan trọng là phải biết cách giữ bình tĩnh. Điều này giúp cho chúng ta có cơ hội cũng như thời gian để đánh giá lại tình huống, chọn lựa kỹ giải pháp tốt nhất. Nếu không tự chủ, chúng ta sẽ bị cơn xoáy tình cảm cuốn trôi và khó đưa ra bất kỳ quyết định chính xác nào. Cha mẹ có thể giúp con trẻ giữ bình tĩnh thì nên làm gương hoặc thường xuyên nói chuyện với trẻ về những khái niệm cơ sở.
    Tiến sĩ Meg Eastman, nhà tâm lý học và là tác giả của quyển sách ?oThuần hóa con rồng trong con trẻ: Giải pháp cho những cơn giận theo chu kỳ trong gia đình?, nhận xét ?oMỗi khi bạn tức giận, cứ bộc lộ cho trẻ thấy tâm trạng của mình và đừng quên n1o năng cẩn thận. Giải thích cho chúng hiểu rằng bạn cần một ít thời gian để suy nghĩ xem mình muốn nói gì. Một khi cơn giận qua đi, hãy nói cho trẻ biết là bạn đã chuẩn bị để tiếp tục cuộc nói chuyện.
    Bài học 2: Sự đồng cảm sẽ có ích cho kết quả của cuộc thỏa hiệp:
    Nếu không thử đặt bản thân mình vào tình huống của người khác thì bạn không thể nào hiểu nổi yêu cầu cũng như mong muốn của đối phương. Và điều này không thể dẫn đến kết quả như mong đợi. Nhưng một khi chúng ta thông cảm trước sự bất hạnh của người đó thì chúng ta có khuynh hướng giúp đó họ. Và vì thế cuộc đàm phán sẽ mang đến kết quả tốt đẹp cho tất cả các bên tham gia, ít nhất là cũng ở một mức độ tối thiểu.
    Cha mẹ có thể dạy bảo hoặc khuyến khích lòng thương cảm ở các con bằng cách luôn tạo bầu không khí ấm áp trong cuộc sống gia đình mà ở đó mọi thành viên đều quan tâm, chia sẻ niềm hạnh phúc cũng như những phiền muộn, khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta chẳng thể nào đồng cảm với người khác một khi chúng ta chẳng hề lắng nghe tâm sự cũng như quan tâm đến quan điểm của họ.
    Một khi sự bất đồng xuất hiện giữa cha mẹ và con cái thì cha mẹ nên lắng nghe và quan sát sự việc từ nhiều góc độ khác nhau bằng cách tự đặt câu hỏi:
    Điều gì đã xảy ra và mọi người đã làm gì để giải quyết vấn đề?. Hãy để con bạn trả lời trước. Nếu cả hai đứa con đều liên quan đến vấn đề này thì đặt câu hỏi cho cả hai. Tập trung vào những gì chúng làm để giải quyết mâu thuẫn và theo ý kiến của chúng thì việc nào có kết quả và việc nào không.
    Con và mẹ nhìn vấn đề theo hai hướng khác nhau đúng không? Câu hỏi này rõ ràng đưa ra quan điểm rằng hướng giải quyết mâu thuẫn hoặc bất hòa phải được đưa ra xem xét trên 2 quan điểm khác nhau. Và rồi, nhẹ nhàng giải thích quan điểm của mình về vần đề này.
    Suy nghĩ gì hoặc cảm thấy thế nào khi tình huống xảy ra? Khích lệ trẻ diễn đạt tâm tư tình cảm của mình không những giúp chúng bình tĩnh trước mối quan hệ đang căng thẳng mà còn giúp chúng hiểu được sự biểu hiện tình cảm của người khác.
    Con nghĩ rằng mình nên giải quyết cách nào là tốt nhất? Hỏi trẻ về hướng giải quyết tình huống mà chúng có trách nhiệm với thái độ tin cậy. Lắng nghe ý kiến của trẻ và diễn đạt suy nghĩ của chính mình. Sự quan tâm lắng nghe của cha mẹ với ý kiến của con là một phần quan trọng cho thành công của cuộc đàm phán.
    Bài học 3: Chìa khóa nằm ở sự linh động
    Sự linh động trong đàm phán có nghĩa là thay đổi mục tiêu và cách thức bạn thể hiện mục tiêu của mình từ nhu cầu thành những điểm nhấn trong quá trình thương lượng để có thể đạt được kết quả tốt cho cả hai.
    Nếu giải pháp bạn đưa ra có nhiều chọn lựa thì tốt hơn là áp đặt một chọn lựa duy nhất. Ví dụ: ?o Con muốn dọn đồ chơi trước hay sau khi chúng ta ra ngoài dạo mát?? hay ?oCon thích uống sữa trước hay ăn phở trước??. Bọn trẻ thích được chọn lựa hơn là cảm giác bị ép buộc.
    Bài học 4: Thực hiện đúng lời nói
    Cuộc đàm phán thành công là cuộc đàm phán mang lại kết quả hài lòng cho cả hai bên. Qua đó, trẻ sẽ học được cách giữ lời hứa, thực hiện đúng theo cam kết. Nếu đứa bé 4 tuổi đồng ý nhặt quần áo dơ xuống cho bạn giặt để đánh đổi lấy một câu chuyện được mẹ kể trước giờ đi ngủ thì bạn nên nhắc nhở trẻ thực hiện phần việc của mình trước khi lên giường nghe bạn kể chuyện.
    Nếu một trong hai không thực hiện theo đúng cam kết thì sẽ tốn nhiều thời gian và nó sẽ ảnh hưởng không ít đến những cuộc đàm phán về sau.
    Những điều nên và không nên làm trong các cuộc đàm phán:
    Thể hiện mọi hành động, cử chỉ theo cách mà bạn muốn con mình học hỏi.
    Có thể thương lượng về bất cứ hành động, thái độ hoặc sự cố cụ thể.
    Đừng cố truy ra ?oai là người châm ngòi?. Tốt hơn là nên phân tích mục đích của mỗi đứa bé và tìm ra giải pháp không những cho lần này mà còn để tránh những việc tương tự trong tương lai.
    Đừng bơi móc những chuyện cũ. Tập trung vào tình huống hiện tại.
    Đừng sử dụng sử dụng những từ mang tính chỉ trích cá nhân ?oCon luôn luôn??, ?oCon không bao giờ???
    Đừng tham gia đàm phán khi trong người mệt mỏi hoặc trong trạng thái giận dữ, mất bình tĩnh.
    Đừng cố gắng tiếp tục khi cuộc đàm phán không được thuận lợi. Hãy tạm ngừng cho đến khi mọi người sẵn sàng trở lại.
    Những gì không nên mang ra thương lượng?
    Một điều không kém phần quan trọng là cha mẹ phải nhận ra được và từ chối không tham gia vào các chủ đề không thể thương lượng được như những chủ đề thuộc lãnh vực an toàn, khuynh hướng sử dụng bạo lực, thái độ và ngôn ngữ lăng mạ người khác, bài tập, việc nhà và vệ sinh cá nhân?
    Ví dụ: Một người mẹ đã thỏa thuận với cậu con 2 tuổi - lứa tuổi bắt đầu khẳng định sự độc lập của mình. ?oNó muốn tự mình làm tất cả mọi việc và tôi đã cố gắng tạo mọi cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh và làm mọi việc bé có thể. Nhưng rồi tôi phát hiện ra rằng tôi đã đưa con mình vào tình huống nguy hiểm và tôi quyết định can thiệp khi thằng bé muốn bước xuống cầu thang mà không cần vịn vào tay cầm. Tôi nhất quyết không để nó mạo hiểm như vậy".
    Một người mẹ khác nhất quyết không nhượng bộ khi con gái 4 tuổi của chị đòi băng qua đường một mình hoặc thỉnh thoảng từ cái miệng xinh xắn ấy lại phát ra vài từ ?ochợ búa?. Nó cằn nhằn mãi vì bạn nó cũng hay dùng những từ như thế nhưng tôi đã dẫn ra hậu quả của những lời nói khiếm nhã ấy là làm tổn thương người khác. ?oKhông. Không tranh luận gì về vấn đề này cả. Cứ nghe lời mẹ đi?, chỉ cần nói thế.
    Đây là một cách hữu hiệu để chấm dứt những câu cằn nhằn của trẻ khi yêu cầu đàm phán của chúng bị từ chối. Tiến sĩ Meg Eastman cho biết, một số cha mẹ mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng. Họ chấp nhận thương lượng những chủ đề không thể thương lượng và đồng thời lại làm cho mọi việc trở thành không thương lượng được nữa.
    Nếu trẻ muốn tranh luận về những gì không thể thương lượng thì nhất quyết dừng, nhưng cũng có cách làm cho chúng dễ dàng chấp nhận khi yêu cầu của mình bị bác bỏ. Ví dụ: Sau khi con dọn bàn ăn xong thì con có thể xem phim trong khi mẹ chuẩn bị thức ăn và dọn lên.
    (Young Parents)
  8. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Bài học lễ độ
    Thế là Thắng đã là ?osinh viên? lớp một. Hôm nay Thắng đi khai giảng năm học mới ?" năm học đầu tiên trong đời, bước vào đoạn đầu của con đường học và dài dằng dặc của cả đời người để phấn đấu trở thành một công dân hữu ích cho đất nước, làm vẻ vang cho giống nòi.
    Mẹ Thắng đã dắt xe ra ngõ mà chờ lâu quá nên sốt ruột gọi vọng vào: ?oCon làm gì mà lâu thế??. Mẹ có biết đâu, Thắng xách cặp lên vừa chạy ra cửa, vừa chào ?oCháu chào ông?Cháu chào bà?Con chào bố?? thì bố quát: ?oChào kiểu gì thế?? rồi bắt Thắng dừng lại khoanh tay lễ phép chào từng người một.
    Bố ?olên lớp? cho Thắng ?obài học lễ độ?. Nhưng cậu bé dường như chẳng chú ý gì đến lời bố nói mà chỉ làm theo lời bố một cách thụ động mà chẳng hiểu tại sao mình phải làm thế?
    Người lớn chúng ta nhiều khi áp dụng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách cứng nhắc, rập khuôn. Nếu bố Thắng dạy con trong những điều kiện tự nhiên, linh hoạt, không gò bó, ép buộc thì cháu dễ tiếp thu hơn.
    Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ý kiến của mình là đúng tuyệt đối, con cái phải tuân thủ, không được cãi lại. Thế nhưng, câu ?ocá không ăn muối cá ươn? chỉ nên áp dụng cho từng điều kiện, hoàn cảnh khi dạy dỗ trẻ. Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc nêu chữ lễ cho con cái một cách thụ động, hậu quả của nó thật tai hại. Vì đứa trẻ khi trưởng thành lúng túng không có sự quyết đoán trong suy nghĩ, việc gì cũng phải chờ ý kiến của ba mẹ. Những người này thường gặp nhiều trở ngại khi lăn lộn trong guồng máy của xã hội và phải đứng trước một sự việc quá phức tạp, rắc rối.
    Trẻ nhỏ thường bắt chước, làm theo người lớn. Học cái hay thì khó, cái dở thì lại chẳng phải dạy. Chúng hết sức nhạy cảm trước cách nói năng và hành động ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của những người thân trong gia đình và hàng xóm. Một gia đình có truyền thống văn hóa tốt đẹp thì con cái lớn lên cũng được dạy cách nói năng lịch sự với mọi người, kính trên nhường dưới, lòng giàu vị tha, nhân ái. Đó chính là hạt nhân của lòng yêu nước, thương đồng bào. Đặt lợi ích chung lên trên hết, biết hy sinh lợi ích cá nhân.
    Cha mẹ luôn là tấm gương sáng cho con noi theo, nói phải đi đôi với làm. Cha mẹ cần phải biết tôn trọng nhau đồng thời phải tôn trọng cả con cái, tránh nói thì rất hay mà làm lại rất dở. Phải biết cách dạy cho trẻ cách cư xử thế nào là tốt, xấu, thế nào là hay, dở. Tại sao phải kính trên, nhường dưới.
    Trẻ nhỏ chỉ lễ độ khi mà người lớn cùng đồng cảm với trẻ. Tránh cha dạy một đằng, mẹ dạy một nẻo. Muốn con lễ độ phải kiên trì, không thể một sớm một chiều, ngày một ngày hai là được.
    Tuổi thơ rất thích nghe kể chuyện cổ tích. Biết chữ rồi lại càng mê đọc. Chúng chịu ảnh hưởng sâu sắc các nhân vật cả tích cự lẫn tiêu cực trong chuyện. Cha mẹ hãy cố gắng tạo điều kiện cho con đọc sách, hoặc kể cho con nghe những truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục lễ giáo. Hãy đọc cho con nghe những bài thơ, ca dao hoặc đồng dao hợp với lứa tuổi sẽ có sức thuyết phục gấp nhiều lần chỉ nghe thuyết giảng suông?
    (Gia đình & Trẻ em)
  9. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Chơi tập thể
    Một số trẻ tự nhiên lưỡng lự khi phải tham gia những sinh hoạt tập thể. Nếu con bạn có khuynh hướng lẩn tránh những trò chơi tập thể, bạn phải cố gắng tìm ra nguyên nhân.
    Có lẽ nó nhút nhát. Nhiều đứa bình thường vẫn chơi với bạn này bạn kia lại cảm thấy bị áp đảo khi đối mặt với một tập thể. Hãy thử một số cách để con bạn dễ dàng tham gia.
    Rủ bạn cũ vào chơi chung.
    Thường những đứa nhút nhát sẵn lòng gia nhập nhóm nếu đảm bảo rằng ít nhất có một đứa bạn thân của nó trong tập thể đó. Chỉ cho trẻ thấy bạn nó chơi thế nào; dắt trẻ đến chỗ bạn nó để chúng đứng cạnh nhau.
    Kiểm soát sinh hoạt của nhóm
    Có trường hợp con bạn không thích trò chơi lũ trẻ đang chơi. Nếu trò chơi ồn ào và náo loạn như đánh trận giả, "rượt bắt bỏ tù"..., trẻ sợ nó sẽ bị té đau, bị va chạm. Trong trường hợp này, nó sẵn sàng chơi với nhóm bạn nào có tổ chức hơn, như là trò chơi vịt cạp cạp, nhảy dây, bán hàng hay nặn tượng, vẽ, hay lắp hình...
    Nếu trong nhóm có một đứa rất dữ, con bạn có thể sợ đứa đó nên tránh xa tập thể. Bạn phải theo dõi những hoạt động của nhóm trẻ để đảm bảo rằng không có đứa nào vượt khỏi sự kiểm soát của người lớn. Nhiều đứa đòi nghỉ chơi nếu nhóm đó chơi không công bằng, có đứa "ăn gian". Khi biết bé nào đang phá nhóm, đưa nó ra khỏi nhóm và chỉ cho chơi lại nếu nó chịu chơi nghiêm túc.
    Cũng có một số trẻ chỉ thích chơi theo cách của chúng. Có thể con bạn chơi một mình rất tốt, theo cách riêng nó thích và không thích chơi trong nhóm. Nếu gặp tình huống như thế, bạn nên bàn bạc với giáo viên của nó. Không cần bắt trẻ gia nhập nhóm miễn là cháu không cảm thấy bị bỏ rơi và không phá phách các bạn khác.
  10. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Dạy cho trẻ biết thông cảm
    Cho dù con bạn chỉ mới 2-3 tuổi nhưng từ bây giờ đã có thể dạy cho cháu biết thông cảm, hiểu người khác. Người ta nói "dạy con từ thuở còn thơ" là vậy!
    Mong đợi gì ở lứa tuổi này?
    Nhiều nghiên cứu cho thấy khi một đứa trẻ trong nhà trẻ khóc, thì những trẻ nào cùng khóc theo sẽ có khuynh hướng dễ đồng cảm, thông cảm với người khác khi chúng trưởng thành (Vì thế đừng phát cáu khi thấy con bạn cũng mếu máo ngay sau khi một đứa trẻ khác bật khóc). Là cha mẹ, bạn phải giáo dục con mình lòng thương yêu và thông cảm với người khác. Ví dụ, nếu trẻ ở giai đoạn đi chập chững đánh chị nó, bạn nói: "Khi con đánh người khác là làm cho người ta bị đau. Con đâu có muốn vậy phải không?". Phải đợi một thời gian nữa cháu mới hiểu hết lời bạn nói. Nhưng về mặt nào đó, lời nói của bạn sẽ được ghi nhận.
    Bạn nên làm gì?
    Ðặt tên cho cảm giác: Nếu bạn gọi tên những cách cư xử của trẻ, chúng có thể hiểu được. Khi con hôn lên ngón tay đau của bạn, bạn hãy nói "Ồ, con ngoan lắm. Mẹ hết đau rồi." Trẻ sẽ học từ phản ứng của bạn rằng sự thông cảm của trẻ được nhận ra và có giá trị. Trẻ cũng cần được nhận biết những xúc cảm tiêu cực, vì thế bạn cũng đừng e ngại mà cứ nói ra khi con không biết quan tâm. "Con giành lấy cái trống lắc của em thì em sẽ buồn và khóc. Hai chị em chơi chung mới vui chứ".
    Khen cách cư xử đồng cảm: Khi con có một hành động tốt, bạn hãy nói cho trẻ biết là nó làm đúng: "Cưng của mẹ ngoan lắm. Nhìn em con kìa, nó đang cười vì được con cho mượn gấu bông đó".
    Khuyến khích trẻ nói về những xúc cảm của nó và của bạn. Hãy để cho con biết bạn quan tâm đến những cảm xúc của nó bằng cách chăm chú lắng nghe. Bạn nhìn vào mắt trẻ khi đang nói chuyện với bạn và diễn giải điều trẻ nói. Ví dụ khi trẻ la lên "Hoan hô!", bạn nói ngay: "À, có chuyện gì vui vậy con?". Trẻ sẽ không biết trả lời nếu bạn hỏi trẻ lý do tại sao, nhưng trẻ sẵn lòng nói về "cảm giác hạnh phúc". Tương tự như vậy, bạn hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với trẻ: "Mẹ thấy buồn khi con đánh vào mẹ. Nếu không muốn mang đôi giày đó thì phải nói cho mẹ biết là nó bị ướt chứ". Trẻ sẽ học biết những hành động của trẻ ảnh hưởng đến người khác, một khái niệm không dễ dàng gì để trẻ nhỏ có thể hiểu.
    Chỉ ra hành động của người khác. Hãy dạy cho trẻ quan tâm đến những cách cư xử tốt của người khác. "Con có nhớ cô bán rau trong chợ gần nhà mình không? Cổ tốt lắm! Hôm qua mẹ đánh rơi bóp tiền, cổ nhặt được và trả cho mẹ". Bằng cách này, bạn củng cố sự hiểu biết của trẻ về những hành động của một người có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác như thế nào. Sách vở cũng cho ta nhiều gương tốt để học tập, vì thế bạn có thể hỏi trẻ xem nàng Bạch Tuyết cảm thấy thế nào; hay tại sao bé gái trong một câu chuyện khác lại mỉm cười... Nói với con bạn cảm thấy như thế nào khi bạn đóng vai Bạch Tuyết, và hỏi xem nếu con bạn tưởng tượng nó là một nhân vật nào đó thì nó phản ứng ra sao. Những trò chơi này giúp trẻ học biết về những cảm xúc của người khác và liên hệ đến chính bản thân trẻ.
    Dạy trẻ phép lịch sự cơ bản. Tập cho con những thói quen tốt để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng người khác. Dạy con nói "xin lỗi" và "cám ơn". Nói với con rằng bạn không hài lòng với cái giọng ra lệnh khi nhờ bạn làm điều gì. Dĩ nhiên, nếu bạn lịch sự với trẻ thì điều đó lại có hiệu quả gấp ngàn lần cứ mãi nhắc nhở về những luật lệ và lời giải thích. Bạn hãy nói "làm ơn" và "cám ơn" thường xuyên với trẻ và với người khác. Con bạn sẽ bắt chước dùng những lời như vậy khi giao tiếp ở nhà cũng như ngoài xã hội.
    Ðừng dạy con trong lúc giận. Dù rất bực khi trẻ đánh bạn cùng chơi với nó, bạn cố gắng đừng mắng con ngay, nó sẽ khép mình lại và trở nên "lì lợm". Bạn hãy lấy lại bình tĩnh rồi nói dứt khoát: " Mẹ biết con bực tức, nhưng con không nên đánh bạn con. Con làm bạn đau, và làm cho mẹ buồn. Con xin lỗi bạn đi!"
    Tập làm những việc nhỏ: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em học sống có trách nhiệm thì cũng biết quan tâm đến người khác. Trẻ 2 tuổi thích làm những việc nho nhỏ như cho chó ăn... Ðừng tiếc lời khen con khi nó làm một việc tốt: "Con nhìn con Ky vẫy đuôi kìa! Nó thích con cho nó ăn".
    Nhớ làm gương tốt cho trẻ: Những hành động tử tế và bác ái là phương pháp hay nhất để dạy trẻ lòng thông cảm. Bạn cho con đi theo đến giúp một người hàng xóm bị bệnh hay một người bạn mới sinh em bé. Cứ để cho con giúp bạn xách giỏ quần áo. Bạn có thể giải thích đơn giản rằng đôi khi người khác bị bệnh hoặc không có đủ cơm ăn áo mặc, họ cần sự giúp đỡ của người xung quanh.
    (tre tho)

Chia sẻ trang này