1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên nuôi dạy con chúng ta như thế nào đây

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Assari, 26/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Sửa lỗi tự cao ở trẻ em
    Bạn đừng đặt con mình làm trung tâm của vũ trụ mà hãy dạy nó biết quan tâm đến người khác.
    Cha của một đứa bé sáu tuổi tâm sự rằng anh nhận thấy con mình có thái độ hơi khác nhưng không biết rõ điều gì đang xảy ra. Anh nói: ?oCu Bi không hư. Ở trường cháu học rất tốt và có nhiều bạn. Nhưng tính cách của cháu rất khác lạ, tôi không thể diễn tả được. Bà nội cháu vẫn hay gọi nó là ?oBi tự cao tự đại?.
    Tự cao tự đại là cách nói đã có từ lâu hàm chỉ những người có nhận thức lệch lạc rằng họ rất quan trọng. Giống như cu Bi, những đứa trẻ này không ác ý, cũng không ngang bướng hay ngỗ ngược, nhưng chúng lại không khiêm tốn một chút nào.
    Khi bạn suy nghĩ về điều này bạn sẽ thấy không có gì đáng ngạc nhiên. Cha mẹ ngày nay quan tâm đến con cái mình quá nhiều. Chúng ta sắp xếp công việc hàng ngày của mình dựa trên hoạt động của trẻ và thường có khuynh hướng làm cho trẻ tự đánh giá cao về mình. Ngoài ra, phim ảnh và quảng cáo trên ti vi hằng ngày đã in vào đầu trẻ những tư tưởng góp phần làm định hình tính ích kỷ của chúng: ?oTất cả cho trẻ em?; ?oHãy thỏa mãn cơn khát của bạn?; ?oHãy có những gì bạn muốn ?" Bạn xứng đáng được như thế?. Những người hùng, vận động viên điền kinh, ngôi sao điện ảnh, người mẫu, nhạc sĩ, diễn viên hài là những nhân vật mà trẻ thần tượng hóa... mỗi khi xuất hiện trong quảng cáo là tỏ ra khoe khoang, đề cao sự thành công của họ, có khuynh hướng thỏa mãn nhu cầu của mình.
    Tất cả những chào mời đội lốt văn hóa này đã khơi dậy tính ích kỷ chỉ biết đến mình vốn có nơi trẻ. Nó tưởng mình là trung tâm của vũ trụ.
    Đa số phụ huynh không thấy rằng chính nhận thức này làm cho trẻ không những kiêu căng mà còn trở thành khoác lác, không đáng tin. Chúng cần phải biết khiêm tốn để hiểu rằng chúng chỉ là một phần của cộng đồng rộng lớn hơn trong đó có nhiều người với những suy nghĩ và lối sống khác nhau, chúng được che chở bảo bọc bởi cha mẹ và những người có trách nhiệm.
    Những đề nghị dưới đây gợi mở một giải pháp đối với hiện tượng ?oưu tiên cho con? mà trẻ thể hiện khi nó luôn giành lấy tất cả mọi thứ xung quanh.
    Nuôi dưỡng và phát triển lòng biết ơn
    Điều quan trọng là trẻ phải học biết ơn những người đã chăm lo cho mình, bắt đầu từ cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng nếu cứ nhắc đi nhắc lại việc trẻ được nhận quá nhiều từ người khác sẽ làm cho chúng mặc cảm có lỗi.
    Nhưng sự thật lại khác: Trẻ sẽ ít mặc cảm có lỗi một khi chúng ý thức được những may mắn mà chúng có. Trẻ cần được dạy dỗ về cha mẹ đã phải tốn nhiều công sức để có thể tổ chức được một buổi tiệc sinh nhật cho nó. Điều này giúp trẻ nhận thức rằng không có gì trong cuộc sống tự dưng có mà không cần phải cố gắng.
    Làm thế nào để thực hiện được điều này?
    Hãy nói cho trẻ biết những nỗ lực mà mọi người đều phải làm để đảm bảo cho chuỗi mắt xích các hoạt động trong xã hội luôn gắn chặt với nhau như cảnh sát hướng dẫn giao thông, nhân viên vệ sinh thu gom rác, người làm vườn chăm sóc cây cảnh trong công viên bằng tất cả sự nâng niu và trân trọng. Trẻ rất thích nghe kể về những công việc như thế.
    Một ông bố kia kể lại rằng đứa con anh rất thán phục khi nghe kể về một chuỗi những hoạt động của những người có liên quan đến trái chuối bán trong các siêu thị: bắt đầu từ người trồng, chăm sóc và thu hoạch chuối, đến bác lái xe chở cuối từ miền quê lên các cửa hàng ở thành phố. Sau đó người bán hàng mới bày chuối lên kệ... Và tối hôm đó, đứa bé ăn trái chuối tráng miệng với tất cả hiểu biết về những khó nhọc mà mọi người đã trải qua để nó có được những trái chuối ngon lành.
    Hãy cho trẻ thấy bạn trân trọng vai trò của người khác trong nỗ lực góp phần vào các hoạt động của xã hội. Đôi khi người lớn chúng ta đối xử với những người phục vụ trong các cửa hiệu, nhà hàng... rất vô tình. Đấy chính là thái độ thiếu tôn trọng người khác và thường được biện minh ?ochẳng qua họ làm công việc họ phải làm?. Một khi bị thái độ này hằn sâu vào tư tưởng, con bạn không những kiêu căng mà còn ứng xử rất khó coi.
    Đừng quên cám ơn nhân viên ngân hàng, nhân viên thâu ngân của siêu thị, người bưng phở cho bạn trong quán... Hãy nhìn thẳng vào mắt, chào nói thân thiện với người thu phí cầu đường trên xa lộ và người hàng ngày giao báo, đổ rác... cho gia đình bạn. Con bạn sẽ theo đó mà bắt chước. Những cư xử hòa nhã hàng ngày của bạn sẽ tạo cơ hội cho trẻ có được sự đồng cảm đối với mọi người và từ đó nó biết rằng không một ai có khả năng sống tách biệt ra khỏi thế giới xung quanh.
    Hình thành thái độ biết ơn. Định sẵn khoảng thời gian thường kỳ mà bạn và trẻ có thể cùng nhau điểm lại những gì phải biết ơn. Vài phút tịnh tâm cám ơn trước bữa ăn là cách truyền thống nhiều người thường làm.
    Có lẽ bạn biết lúc nào trẻ ở trạng thái cởi mở nhất và sẵn sàng chia sẻ những gì chúng nghĩ. Có thể là vào giờ đi ngủ hay trên đường đi học về. Ít nhất là 2 lần mỗi tuần vào những khoảng thời gian thuận tiện, hãy nói với trẻ về thái độ biết ơn.
    ( web tre tho)
  2. anphal_nam

    anphal_nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Có thể quan điểm của tôi sai,nhưng với tôi,chỉ sinh một đứa thôi,đến khoảng chừng 10 tuổi cho ra nước ngoài sống và học tập bên đó,sau khi học xong đại học cho đi làm bên đó 10 năm ròi bắt về nước làm việc,không có lằng nhằng.
  3. Assari

    Assari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
    Em không cho rằng quan niệm của bác là sai nhưng em thấy nó sẽ dễ phát sinh ra nhưng điều bất tiện.
    Thứ nhất theo ý em nếu có anh có em trẻ dễ học được tính chia xẻ và cảm thông hơn, trẻ dễ cảm nhận được trách nhiệm và sự quan tam lẫn nhau của các thành viên trong gia đình hơn.Gia đình có 2 con( em thấy 2 là đủ bác ah) trẻ ít ốm đau và bị stress hơn trẻ chỉ có một mình.
    Thứ 2 là nếu mới có 10 tuổi tức là đang ở tuổi bắt đầu vào cấp 2 bác đã cho ra nước ngoài rồi. Ở độ tuổi ấy xa bố mẹ, xa gia đình liệo đã tốt cho trẻ chưa???Đấy là chưa kể bác tính cho nó học bên dó từ khi 10 tuổi, nếu nó cứ tằng tằng mà tiến theo đúng lịch trình của bác thì khi hoc xong đại học là khoảng 22 tuổi+10 năm làm việc ở nước ngoài + 32 tuổi. Liệu lúc đó bác gọi hay bắt nó nó có về không, đấy là chưa kể nó đu hoc từ năm 10 tuổi đến năm 32 tuổi quay về, có khi nó là người ngoại quốc trên chính mảnh đất quê hương nó.Em thấy " nhiệm vụ" này hơi " bất khả thi" bác ah.
    Đây là ý kiến thiển cận của em, các bác thấy thế nào
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Hơn một tháng trời cứ ôm ấp mở ra một cái topic về dạy dỗ trẻ con, em cũng biết trước rằng sẽ có một cách tham gia như của bác VITDOI : Ctrl+V . Những bài báo, những tờ báo và trang web chuyên về đề tại này không thiếu. Cho nên em cứ băn khoăn là phải tìm cách nào để các bác chỉ được nói về kinh nghiệm của bản thân các bác thôi, chứ không Ctrl+V gì hết. Và trong khi em đang băn khoăn thì các bác đã kịp đón nhận topic này của bác Assari.
    Kể ra mà Ctrl+V thì cũng được đấy. Chỉ sợ bây giờ mà em Ctrl+V thì các bác đọc 3 ngày sau mới hết những cái em Ctrl+C được.
    Rất là mong các bác spice up cái topic này bằng chính những kinh nghiệm của các bác. Mong các bác hãy hồi tưởng lại chi tiết công cuộc dạy bảo con cái của các bác, của người thân, hoặc là những cảm nhận về đường lối của chính phụ huynh mình!
    Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!
  5. baufamily

    baufamily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Trời, bác vitdoi lấy đâu ra lắm mớ lý thuyết và những ví dụ đấy thế.
    Hiện tại baby nhà mình mới có 3 tuổi rưỡi, mình nuôi con theo tự nhiên có nghĩa là cứ để bé thích làm gì thì làm. Bé có thể tự khám phá thế giới xung quanh và tìm hiểu, mày mò, có khi là sáng tạo nữa (toàn là những kiểu nghịch của trẻ con), mình cứ để cho bé nghịch. Tuy nhiên nếu đi đến mức độ phá hoại những cái gì không được phá thì mình phải ngăn cản ngay.
    Khi đi chơi đâu, mình cứ để bé tự nhiên chạy nhảy xung quanh, mình tạo cho bé cảm giác là bé đi chơi một mình bên ngoài, còn mình chỉ ngồi ở xa theo dõi bé chơi đùa, lúc nào bé cũng phải ở trong tầm kiểm soát của mình nhưng không phải là lúc nào hai mẹ con cũng kè kè bên nhau. Nhiều lúc baby nhà mình cũng quên bẵng là có ba mẹ đi chơi cùng, bé thoả thích khám phá, kết bạn. Do đó, baby nhà mình rất bạo dạn. Khi đến một môi trường mới bé chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để làm quen, sau đó thì tha hồ mà quậy.
    Ai cũng khen baby nhà mình ngoan, biết chơi một mình không quấy bố mẹ. Chỉ thỉnh thoảng cháu đang chơi chợt nhớ mẹ thì chạy ra mẹ dụi dụi vào lòng mẹ một lúc rồi lại biến luôn.
    Mình thấy nhiều gia đình đưa con đi chơi (điển hình là chị cùng cơ quan mình) lúc nào cũng sợ con bị bắt, bị lạc nên cứ thấy con chạy đi là lại kêu gọi loạn lên, rồi bắt đứa bé ngồi cạnh mẹ.
    Nói chung, mình muốn nuôi con mình theo kiểu tự lập. Muốn đi vệ sinh thì tự vào toalet đi, chỉ khi đi.."nặng" thì mẹ sẽ giải quyết hộ phần công đoạn cuối (vậy mà baby nhà mình cứ đòi làm luôn đấy", ăn uống thì vì baby nhà mình lười ăn nên mình vẫn phải ép. Chứ baby nhà mình đã tự mặc, cởi quần áo, đi giầy dép từ lúc cháu mời hơn 2 tuổi cơ. Càng tự lập càng tốt.

  6. anphal_nam

    anphal_nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    khà khà,có thể nhiệm vụ hơi bất khả thi,nhưng giờ chuyện đó nó không qua bó hẹp,với tuổi đó,tôi nghĩ cũng hơi khó khăn,nhưng nền giáo dục của họ,tôi rất thích và tin tưởng,còn về chuyện tình cảm với gia đinh,tôi nghĩ thoáng lắm,con mình,chỉ cần nó thành đạt là vui rồi,không nhất thiết nó có nghĩ đến mình hay không,vì chúng tôi sinh ra con là để con thành người mà.
  7. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Vâng, ai cũng muốn con mình được học hành tốt nhất. Nhưng bác nên chuẩn bị tinh thần rằng khi con bác đã học xong đại học, hoặc sau khi đã làm việc 10 tại đó, không chắc bác sẽ "bắt" được nó về nước đâu nhé. Ở tuổi đó em sợ là nó biết mình muốn gì và sẽ làm theo ý nó đấy.
    Hiện tại em đang phải cưu mang bọn trẻ, hì hì... nói vậy chứ em cũng chưa già cho lắm mà dám lên mặt, vì con em mới chỉ còn tuổi mẫu giáo thôi. Nhưng quả là em đang phát sốt lên về sự thiếu giáo dục của chúng, mà em lại còn qúa trẻ để thay cha mẹ chúng, vì chúng đều ở tuổi thi đại học rồi mà. Thế nên em thấy một chút quan tâm của gia đình là rất cần thiết bác ạ. Khi nào có thời gian em sẽ vào đây học hỏi thêm.
  8. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Nhà em mới có 1 cô bé 17 tuổi vào ở chung. Cao ráo, dáng đẹp, mặt cũng được , con nhà giàu. Thế nhưng mà ...
    Ăn nói thì trống không, ăn uống thì chẳng biết nhìn trước, nhìn sau gì. Quét nhà thì cái lưng lõng thõng...tay cầm cái chổi hất 1 phát từ góc fòng ra đến ngoài cửa - đại loại như kiểu 1 fát đến tai, 2 fát đến gáy ấy.
    Ra đường, nhìn các em (cháu) gái xinh tươi , cao ráo, mơn mởn như hoa nhưng mà chửi bậy, ăn nói , hành xử vô duyên mà thấy phát ngán đến tận cổ .
    Em thiết nghĩ, xã hội có tân tiến đến đâu đi chăng nữa thì cái việc dạy con từ việc nho nhỏ ( như quét cái nhà, rửa cái bát, gấp cái chăn sau khi ngủ dậy chẳng hạn), cho đến việc ăn nói thưa gửi lễ phép, ăn uống fải có ý tứ ,trước sau là ko thể bỏ qua được.
  9. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Em thì em không dám thả lỏng con em ở tuổi lên mười, nhưng em sẽ chuyển nhà, nếu cần, tới nơi mà con em được học hành tốt nhất. Còn cái ý sau của bác, thì em rất đồng ý, em chả quan trọng chuyện sau này nó muốn làm việc ở đâu, có gần cha mẹ không... miễn là nó thành người và được sống như nó muốn. Em quan niệm, sinh con ra thì phải cho con quyền được sống. Dĩ nhiên nói nghe thì ngon, còn giáo dục con cái cho tới khi nó có nhận thức tích cực để chuẩn bị vào đời là cả một cuộc chiến. Ví dụ, thằng nhóc nhà em rất lì, chỉ nguyên mỗi việc bảo nó phải nên chào người ta, dù là người không quen thân lắm, thì cũng phải mất vài tháng thuyết phục mới xong. Thế nên, phải dưỡng sức để còn dạy con, mệt lắm
  10. VoThangDau

    VoThangDau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    Ha....ha....Bác này gặp phải những đứa con như tôi thì chắc ...tự bác làm bác khổ thôi . Hồi đấy, mẹ tôi "muốn" (nghĩa là bắt buộc đấy) tôi làm giáo viên, thế là không làm, làm gì thì làm, tôi tránh cái nghề đó, bởi tôi không thích bị "bắt / đặt /ép" . Cũng mẹ tôi, thích tôi quen với những thằng con trai con của bạn mẹ tôi mà theo bà "những thằng đấy hiền", lập tức tôi phản ứng, tôi cho những thằng đấy cù lần, không thích . Cũng mẹ tôi, đi xem bói, nói tuổi tôi phải lấy chồng tuổi Dần mới hợp, thế là tôi cứ "con chả, con chả ...." quen thằng nào tuổi Dần .
    Không biết sau này bác có "bắt" được thằng con bác về nước không ? Tôi thì không thích dùng quyền bố mẹ để ép buộc con điều gì, nhất là khi con đã trưởng thành, nó có quyền quyết định cuộc sống của nó .

Chia sẻ trang này