1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên nuôi dạy con chúng ta như thế nào đây

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Assari, 26/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cayettana

    Cayettana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    à, báo cáo với mọi người là HN có bán cuốn ''em phải đến Harvard học kinh tế'', thấy nhiều ng khen hay lắm. Cuốn đó của gia đình ng TQ có cô con gái học rất giỏi, được 4 trường ĐH danh tiếng của Mỹ mời sang học. QUan điểm của họ là phải dạy con từ khi mới sinh, và giai đoạn quan trọng nhất lại từ 0-6 tuổi. Mình chẳng kỳ vọng gì con mình sau này học Harvard hay Princeton gì cả, nhưng cũng rất muốn học cách để dạy con sao cho nó phát huy hết được năng lực. Đã có ai đọc cuốn đó chưa?
  2. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Quả là vì tôi chỉ có con trai, chúng lại còn nhỏ nên về mặt tâm lý cũng chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ, cặn kẽ. Tôi cũng không nghĩ sau này sẽ bắt chúng phải biết làm hết mọi việc. Nếu bác nào có con ở tuổi đến trường thì cũng thấy, chỉ cần nhìn vào lịch học của chúng thì đủ thấy lớp trẻ bây giờ lớn lên không biết dọn nhà, nấu ăn cũng là chuyện dễ hiểu.
    Tuy nhiên phải đồng ý với em là dù không biết làm, thì ít nhất cũng phải có chút ý tứ, phải biết phép lịch sự và biết tôn trọng người khác. Trẻ em sinh ra không phải đã ngoan ngay được, mà phải qua nhiều năm dạy dỗ mới thành người, nhưng hình như cái giới hạn về độ tuổi, đến tuổi nào thì chúng ta phải có hành vi ứng xử, cách sống tốt, thì cha mẹ lại hay bỏ qua. Nếu nó hư, thiếu ý thức thì lại được lấp liếm bằng hai từ : "Vô tư" hay "trẻ con". Theo tôi, ở độ tuổi thiếu niên thì về việc dậy dỗ phép tắc cũng nên hoàn tất. Chứ ai đời như mấy đứa cháu của tôi bây giờ, đau đầu quá... 18 rồi mà đến ở nhà mình quần áo lẫn đồ lót để đầy giỏ không chịu giặt bao giờ, tuyên bố luôn không thích dọn nhà, lau chùi, ăn uống thì nhai chồm chộp, nói ý nói tứ rồi tới nói toặc vào mặt cũng không ăn thua. Nói thật, thằng bé nhà tôi mới chỉ bập bẹ biết nói, nhưng mẹ nấu gì cho ăn nó còn biết ngọng nghịu khen ngon lấy lòng mẹ. Đằng này, nhỡ cậu mua về quả dưa không được ngọt, thì cô cháu chê ỏng chê eo ( nhưng rồi vẫn ăn ). Biết mình có bầu, lẽ ra không khách sáo chúc mừng thì thôi, lại làm ngay một câu : "Hàng xóm nhà cháu có bà cái số đã không thể có thêm con còn cứ cố mãi, đến khi đứa lớn được hơn 20 còn có bầu, khi đẻ được đứa thứ hai thì anh con lớn chết !" vv... và vv... Không phải là thiếu ý thức, mà còn rất mất dậy nữa là khác. Tới nhà người khác ở, đã chả tự lo cho thân mình thì thôi, lại sai vặt người lớn : "Lấy hộ cháu chai nước, cắt cho cháu miếng thịt kia... rửa ảnh cho cháu, quét ảnh cho cháu... " Choáng không thể tưởng. Nói thật với các bác, em mà có con gái thế này thì em đập chết luôn.
    Nói chung, giáo dục thế nào thì tuỳ mỗi nhà, nếu khôn ngoan siêng năng, khéo léo thì tốt, còn không được như vậy thì cũng hãy học lấy cái phép lịch sự tối thiểu, tôn trọng người khác, cố lo lấy bản thân để đừng làm phiền ai, vậy cũng là tốt rồi.
  3. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Thằng em trai em cũng được Mẹ em bao bọc kiểu vậy. " Nó trẻ con, nó vô tư... " Nhiều lúc tức điên hết cả người... em hét ầm nhà thì mẹ em bảo em là quá thể ! Giờ thì nó xa nhà, làm gì hỏng đấy, đụng đâu đổ vỡ, rắc rối đấy - vừa tức vừa thương vừa giận.
    Theo quan niệm của em , 15 tuổi trở lên là ko còn trẻ con nữa rồi. Và vô tư chứ ko được vô duyên... trai gái gì cũng vậy !
    Vầng, như thế kia thì xứng đáng cho vào làm mắm được rồi.
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Đúng là tập cho bé tính tự lập từ sớm là rất tốt. Nhưng "nuôi contheo kiểu tự nhiên" nghe hơi đơn giản quá. Tự nhiên là tự nhiên thế nào hả bác? Tự nhiên và tự lập là tốt, nhưng không chỉ có đường lối giáo dục của cha mẹ quan trọng, mà còn có tác động của môi trường bên ngoài. NẾu bé cứ "tự nhiên" khám phá môi trường ấy thì thế nào cũng có lcú "tự nhiên" lệch khỏi quỹ đạo giáo dục của cha mẹ đấy bác ạ.
    Em nhớ có tờ Thế Giới PN từ năm 2002 có một bài nói về nuôi dạy trẻ. Trong ấy có nhắc lại tích mẹ Mạnh Tử (học trò-người kế thừa xuất sắc của Đức Khổng Tử) đã dời nhà 3 lần vì con. Theo như đó, mỗi lần mẹ của Mạnh Tử nhận ra ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh đối với con trai mình, bà lậpt ức chuyển chỗ ở. Và sau 3 lần thì cuối cùng bà đã tìm được một ngôi nhà ở gần trường học, nơi mà bọn trẻ quanh đó rất hiếu học và chăm chỉ đến trường.
    Như vậy, muốn để cho bé "tự nhiên", "tự lập" thì cũng phải chọn nơi chọn chốn mà "quẳng" bé vào. Sau này BÉ thật sự TRƯỎNG THÀNH rồi thì mới có thể tự chọn chỗ được.
    Như bác Bau kể về việc "khi đi chơi đâu, cứ để bé tự nhiên chạy nhảy xung quanh", thế thì cũng hơi bị mạo hiểm rồi. Theo em thì trước khi cho bé chạy nhảy thoải mái thì nên dạy cho bé óc quan sát để nó biết đường nhảy nhót.
    Em thường phải "dính" với một thằng ku cháu 3 tuổi. Khi cho nó đi chơi đâu, nó đều "lấm lét" quan sát xung quanh rất là lâu rồi mới đòi chạy nhảy. Kể cả em cứ bảo nó là ra kia, ra đây, chỉ cho mấy đồ chơi hay các bạn đang vui chơi, nó cũng vẫn "bình tĩnh" quan sát rồi mới rời khỏi tay em. Đó không phải là biểu hiện của tính nhút nhát, vì ngay sau khi quan sát và rồi quyết định chạy đi chơi, thì thằng bé hoà nhập với xung quanh rất nhanh và thậm chí còn bày trò nghịch ngợm nữa, nhưng thật sự là em cũng phải ngạc nhiên khi trò nghịch ngợm của bé rất là phù hợp với môi trường xung quanh.
    À, mà bác Bau cũng có nói là "khi đến một môi trường mới thì bé chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và sau đó thì tha hồ mà quậy". Bác Bau đã chọn cho bé nhà bác cách làm quen với môi trường là tự nhiên cọ xát. Cách đó tạo cho bé tính năng động trong ttương lai. Nhưng không hiểu sao em lại vẫn cứ "bảo thủ" với cái cách quan sát kỹ lưỡng rồi mới "nhào dzô". Chắc tại tính ngại va chạm.
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 04:36 ngày 15/09/2004
  5. tonic

    tonic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Mình có đọc đoạn đầu rồi, thấy cách nuôi con có vẻ hơi gò ép quá, dọc thấy thiêu thiếu cái hạnh phúc tràn trề của người mẹ trẻ có đứa con đang lớn, chỉ thấy chủ yếu cái quyết tâm cho con thành thiên tài từ khi mới mang bầu . Mà cũng chẳng sao! Mình biết chắc mình chả quyết tâm được như thế nên đọc để thấy gì hay thì áp dụng cho con mình chứ ko có cùng mục đích với tác giả .

Chia sẻ trang này