1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền tảng triết lý Đông Phương : Kinh Dịch - là di sản trí tuệ của người Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi SeriousSam, 28/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Mịe, cái bài này em đọc từ 2 năm trước, có nghĩa là cái lý thuyết này ra đời chí ít cũng phải hơn 2 năm. Vậy mà bi giờ mới có bác biết rồi post lên đây, chứng tỏ cái mớ lý luận của nó ko được ổn cho lắm, đúng ko nhỉ? Nếu ko thì chắc bây giờ người Việt mình ai chả biết, ai chả tự hào. Cũng phải công nhận là bài viết của bác Dzũng nào đó có phần đáng để học hỏi, quan tâm, nhưng chứng minh được đến mức Kinh Dịch là của VN thì quá hoang đường.
    Em thì em ko đủ trình để chứng minh vấn đề hơi bị to tát này(mặc dù bít nó sai rành rành), nhưng em cũng có một vấn đề nho nhỏ hỏi bác serious: Đến sử nhà Tàu người ta còn chứng minh là sai được(chứng minh Chu Văn Vương là người sáng tác Hậu thiên chứ ko phải tiên thiên gì gì đó..), thì cái gì có thể bảo đảm "việc sử dụng một thần thoại (về Âu Cơ-Lạc Long)để chứng minh" là có cơ sở? Thần thoại đấy liệu đã thực sự có từ hai nghìn năm? Văn bản nào chứng minh nó có từ hai nghìn năm nay? Có chắc đấy có phải thần thoại của người Việt, hay là vay mượn từ nơi khác?
  2. SeriousSam

    SeriousSam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Em không chứng minh được thì chẳng qua là em đang tự thuyết phục mình cố mà tin mình đúng
    Ai muốn bác bỏ cứ bác bỏ từng lập luận của bác Dũng . Cái đáng ghi nhận ở đây là bác Dũng chỉ muốn nêu lên những chứng cứ rõ ràng là xuất điểm của nền tảng Kinh Dịch là từ văn minh văn hóa Âu lạc mà ra . Chứ bác Dũng không hề có ý phủ nhận công trình phát triển những nền tảng ban đầu đó lên thành một môn khoa học kỳ bí Kinh Dịch của người Tàu .
    Qua topic này thấy dân ta tự ti , vọng ngoại . Thế mới thấy cần nâng cao tinh thần dân tộc như thế nào . Bên cạnh những phấn đấu về xã hội , văn hóa , kinh tế để làm cơsở cững chắc cho tinh thần dân tộc, thì tự hào về lịch sử và bản sắc văn hóa cũng cần được quan tâm như một chất xúc tác tương hỗ không thể thiếu , lấy ngắn trợ dài , lấy dài nuôi ngắn .
  3. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Ấy ấy, bác có trước mà chẳng có sau gì cả. Bác đã giải thích được vấn đề em đưa ra chưa vậy?
  4. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài đầu tiên:
    ----------------
    Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.
    ---------------
    Đây là lập luận thiếu hiểu biết nhất của Nguyễn Thiếu Dũng. Đất nước Trung Quốc phần lớn nằm trên Bắc Chí Tuyến cho nên mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam. Do đó, bất cứ giờ nào ban ngày, cách chắc chắn để thấy mặt trời là quay mặt về phương Nam. Trong các sách TQ, vị trí Thiên tử ngồi luôn là quay mặt về phương nam vì như vậy mới thấy mặt trời. Con trời phải nhìn về hướng mặt trời mà.
    Ý nghĩa sâu sa của cái phương Nam trong hành Dịch là vậy. Không có chuyện đó là cách cảm ơn vua Hùng đâu ngài học giả Thiếu Kiến Thức ạ !
  5. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32

    Rất cảm ơn bác SeriousSam viết rất hay. Nguồn gốc kinh Dịch thì còn phải bàn nhiều,chưa thể kết luận được. Nhưng thái độ cũng như cách viết của bác ở đây là trân trọng anh em trong diễn đàn. Chúng ta phải viết có trích dẫn,bằng chứng đàng hoàng như bạn ( cho phép tôi gọi như vậy) trên mới đúng với tinh thần của một bài trình bày bất cứ vấn đề gì. Tôi sẽ học tập bác,nghĩa là những gì chưa có trích dẫn nguồn kiểm chứng thì không viết.
  6. lyngocly

    lyngocly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với BrodaRu.
    Sự thật thì ngàn đời vẫn là sự thật, không ai có thể thay đổi được. Trên con đường đi tìm sự thật, chúng ta sẽ mỗi người góp nhặt một cách nhìn, tùy theo lăng kính của chúng ta. Nếu chúng ta cùng góp mọi lăng kính lại, thì may ra càng nhiều góc nhìn càng cho một sự thật tương đối rõ nét.
    Tôi có đọc được trong diễn đàn này loạt bài về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và nền văn minh Lúa Nước do bạn Trongthanhdhv viết , tại đây: http://www.ttvnol.com/f_533/589692.ttvn
    Tôi tin rằng người Việt Nam hiện nay là sự pha trộn của rất nhiều giống dân khác trong nhiều thời kỳ đã đến định cư trên giải đất hình chữ S, song chúng ta cũng không thể loại trừ nhiều chi tiết chứng tỏ tổ tiên Việt đã từng góp phần lớn vào nền văn minh Lúa Nước trong vùng Đông Nam Ả.
    Câu hỏi nên đặt ra là tại sao Kinh Dịch vẫn chưa được phát huy đúng mức, và cái hay đẹp của nền văn hóa nông nghiệp của vùng này vẫn bị chà đạp?
    Chúng ta đều biết văn minh Tàu là sự kết hợp văn minh du mục với sức mạnh và sự xâm lăng, lấy chiến tranh, giết người, cướp của,chiếm đất, đốt phá làm chính, trong lúc tiếp thu các điều hay đẹp đã được xây dựng từ văn minh nông nghiệp do các giống dân định cư bên bờ Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long, và nhất là ven biển Đông Nam Á.
    Suốt thể kỷ 20, Trung Quốc, Việt Nam, và toàn cõi Đông Nam Á đã không ngừng tự tạo ra các cuộc chiến tự hủy. Như vậy rõ ràng bản tính hiếu chiến, cướp bóc, và xâm lấn của dân du mục vẫn còn đang hoành hành tại vùng đất này.
    Giống dân nào sớm làm hưng thịnh lại nền văn minh lúa nước, sẽ chứng tỏ họ có tiềm thức văn hóa này sâu đậm và lâu dài hơn.
  7. lyngocly

    lyngocly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Bài viết có nhiều chi tiết thích thú, nhất là đoạn này:
    quote-trongthanhdhv viết lúc 11:30 ngày 17/10/2005
    Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ nét rằng Việt Nam có nguồn gốc Bách Việt và luôn tự xưng là Bách Việt, mà là Bách Việt thuộc thành phần chính thống, trung kiên, bất khuất, lãnh đạọ Lúc bị dân du mục Mông Cổ đánh bại tại Trác Lộc, Lạc Long Quân vua nước Xích Quỉ bị tử trận hay chạy ra biển nhưng nước Xích Quỉ được bà Âu Cơ giữ gìn nguyên vẹn. Một số người Bách Việt phương Bắc ra đi đến nước Xích Quỉ phải là tầng lớp lãnh đạo Bách Việt. Kẻ ở lại bị coi là dân man di nô lệ, chung sống với dân Mông Cổ mà thành dân Trung Hoa ngày nay. Nói như thế chỉ để chứng minh rằng nền văn minh nông nghiệp của dân Bách Việt không phải do du mục Mông Cổ khai sáng. Đó là tàng tích Bách Việt hoàn toàn. Nếu phải nói một cách công bằng thì văn minh nông nghiệp Bách Việt là tài sản chung của toàn thể Bách Việt mà Việt Nam là chủ yếụ Trung Hoa có nông nghiệp từ thời tiền sử là nhờ vào dân Miêu tộc man di ( vậy cả hai dân tộc Trung hoa gốc man di Bách Việt và Việt Nam gốc Bách Việt chính thống đều là dân đã làm nên nền nông nghiệp từ rất nhiều thiên niên kỷ trước khi Mông Cổ đến xâm lăng đất đai). Người Hán gốc Mông Cổ cai trị Trung hoa lâu đời, và đô hộ Việt Nam non 1000 năm, nên lòng người man di Trung hoa gốc Bách Việt cũng như lòng người Việt Nam dần lãng quên gốc gác của mình mà tưởng rằng văn minh nông nghiệp là do Tàu Mông cổ (Hán) khai hóa.Đối với dân tộc Trung quốc thời bấy giờ, người Hán có nguồn gốc Mông Cổ là lớp quí tộc chủ nhân, lớp lãnh đạo quyền uy giàu có. Miêu tộc tuy đông, làm nghề nông bị liệt vào hàng bần cùng, nô lệ, bị coi là man di.
    Trở lại Việt sử, trong 2 bộ sử xưa của Việt Nam là bộ Đại Việt Sử Ký do 2 sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần, và bộ Sử Ký Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê đã ghi: "Trước họ Hồng Bàng (Kinh Dương vương) còn nhiều đời vua nhưng không kể đến... (đó là các vua Phục Hy, Đế Viêm, Đế Minh, Đế Nghi, v.v...)," và rằng... "từ họ Hồng Bàng (2879 tr. TC) dân ta cầy cấy mà ăn, đào giếng mà uống..." rằng "Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình Quân, tỏ rỏ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân... đó chẳng phải là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ử" Có lẽ Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh cho là tưởng tượng huyễn hoặc, nên không tin vào đoạn sử nầy.
    Trong lúc đó sử gia Trần Trọng Kim viết, họ Hồng Bàng có vua Kinh Dương Vương (2879 258) là dòng dõi Vua Thần Nông có quốc hiệu là Xích Quỉ, có con là Lạc Long Quân nối ngôi (2.804 năm tr. TC). Đã gọi là con cháu vua Thần Nông thì tại sao không rành về nghề nông mà phải đi nhờ dân gốc Mông Cổ dạy!. Như thế, rõ ràng 2 sử gia Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh chỉ biết dựa trên sử của một quốc gia đã xâm lăng nước ta lâu đời và luôn có khuynh hướng chiếm, phá hoại hay xuyên tạc văn hóa tiền sử và lịch sử của dân tộc Bách Việt. Tuy nhiên nhờ vào di vật của tổ tiên còn để lại trong lòng đất, các học giả khảo cổ học ngoại quốc và Việt Nam đã chứng minh cho chúng ta và thế giới ngày càng thấy rõ sự thật, rằng chính dân Bách Việt nông nghiệp Bách Việt đã ảnh hưởng giáo dục lễ nghĩa, nông nghiệp và công nghiệp cho khắp lục địa Nam Á trước khi Mông Cổ tới nhiều nghìn năm (sẽ chứng minh rõ sự kiện nầy). Với Việt Nam cổ Bách Việt, thì rằng khi dân du mục Mông Cổ đánh liên minh Xích Quỉ của Đế Lai và Lạc Long Quân mà chiếm bình nguyên sông Hoàng Hà có thể coi đó là Bắc xâm lược lần thứ I (3000 năm tr. TC). Lúc Tần Thủy Hoàng chiếm nước Việt Âu Lạc của Thục An Dương Vương là Bắc thuộc lần thứ II (246 206 tr. TC). Lúc nhà Hán dứt nước Nam Việt của Nhà Triệu là Bắc thuộc lần thứ III. Nhà Đông Hán đánh chiếm nước Lĩnh Nam của Trưng Vương là Bắc thuộc lần thứ IV, v.v...."Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao Chỉ và Cửu Chân (2 quận lớn nhất được coi là kinh đô của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng...." Qua những tài liệu trên làm sao tin được sự kiện lịch sử nầy chứ? Chúng ta hãy nghe những câu nói của Đức Khổng Tử sau đây.
    Khi một môn đồ xuôi Nam đến đất Việt, xin Khổng Tử chỉ dạy, Khổng Tử nói "... người Bách Việt miền nam (phía nam Dương Tử Giang) có lối sống, tiếng nói, luật lệ, phong tục, tập quán, thức ăn uống riêng..." ,... "... dân Bách Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước bằng thứ lá cây hái trong rừng gọi là trà." Một lần khác Khổng Tử xác nhận: "Những đạo lý (Khổng Tử) viết ra điều là những điều đã có sẵn trong dân gian (dân chúng gốc Bách Việt)". Chính những đạo lý đó Mông Cổ hoàn toàn không có vì với Mông Cổ chỉ có đạo lý của sức mạnh. Vì thế Khổng Tử mới lấy đạo lý từ dân gian, viết ra để dạy cho vua quan là giòng giỏi Hán tộc Mông Cổ. Khổng Tử còn nói rằng: "Dân Bách Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát...." Và Khổng Tử cho rằng: "xướng ca vô loài, chẳng nên ca múa như dân nam Man". Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hát trong những ngày lễ lạc. Nhưng hát bội hay hát bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách Việt mà Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ (sau nầy lại đem truyền qua cho Việt Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt Nam lại cải biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại lấy chế biến thành cải lương Hồ Quãng).
    Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết lại "Dân Giao Chỉ (thủ đô của Bách Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt, v.v...." Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm của Trung Hoa chép: "Mã viện tâu vua Tàu, Giao Chỉ ép mía làm đường phèn: Giao Chỉ có thứ cây mía ngọt, đem ép lấy nước rồi làm đường phèn."... "Giao Chỉ làm giấy mật hương: giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao Chỉ, giấy mềm, giai và thơm, ngâm nước không bở không nát."
    Vậy mà trong quyển ART DE LA CHINE của ông Jean Buhot Les Eú***ions du Chène, Paris xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả đã viết "Le papier ayant inventé par la Chine dès la dynastie de Hán probablement, on peut croire quil connaissent depuis la même époque deux procédés: lestampage et limpression..." . "Giấy đã được Tàu phát minh ra từ thời nhà Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu đã biết 2 kỹ thuật: rập khuôn bằng tay và in ấn..." Xem như vậy thì thấy những sự hiểu biết của người Âu Châu về Trung Hoa và Việt Nam vô cùng lệch lạc sai lầm.
    Các sách cổ khác của Trung quốc như Giao Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng, v.v... đều chép đại lược rằng: "Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống..." ;... "... họ biết uống nước bằng lổ mũị.." (một cách uống rượu ché ?);... "... nuôi tằm mà dệt vải.." ;... "... dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ..." ;... "... dùng đá màu làm men gốm..." ; "... dùng mu rùa mà bói việc tương lai.." ;... "... họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào trụ nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm...". "... họ đem tính tình các con vật mà so sánh với người, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp ... (chuyện thần thoại của người Dao: gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay). Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lễ giác bầu{châm} ), lấy đá (lá) hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh...( đốt thuốc ngải cứu {Cứu}) "; "... Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nóị.. họ có nuôi nhiều chim trỉ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)." Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu bên Tàu dân Bách Việt quận Việt Thường đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng những ghi chép thường có tính cách kỳ thị là man dị. Nhưng những chuyện huyền thoại cổ của man di như chuyện ông Bàn Cổ gốc người Dao (xem Bàn Cổ của Nguyễn Văn Diễn), chuyện bà Nữ Oa biết đội đá vá trời tức có kinh nghiệm về thời tiết mưa gió, dạy dân theo thời tiết mà trồng trọt, Thần Nông dạy dân làm ruộng, Viêm Đế (vua xứ nóng Bách Việt) thì dân Mông Cổ chiếm lấy làm của riêng. Thật ra lúc đầu người Hán không quan tâm đến những câu chuyện hoang đường của dân Bách Việt. Nhưng khi họ hiểu ý nghĩa triết lý sâu xa của những câu chuyện hoang đường về các Vị, thì họ chép ngay câu chuyện và nhận ngay các Vị có gốc Bách Việt ấy làm tổ tiên của họ. Họ cũng có lý một phần, vì dân Miêu tộc Trung hoa có gốc Bách Việt. Nhưng họ phải hiểu rằng dân Việt Nam mới là con cháu đính thị của các Vị này.
    Tuy người Tàu vẫn biết tổ tiên của người Hán có nguồn gốc Mông Cổ, có con vật tổ là cọp trắng, với nhà truyền thống cổ là nhà gốc du mục hình tròn. (Xem Les premières civilisations La Chine Ancienne, trang 28 29, của ông William Watson xuất bản năm 1969 tại Grande Bretagne). (Xem hình 3 của Bs Thanh vẽ lại dựa theo hình nhà khảo cổ của ông William Watson). Trong lúc đó nhà cổ của Bách Việt là nhà sàn hình chữ nhật làm bằng tranh và tre cong cho chắc chắn, dần dà sinh ra mái cong. (Xem hình 4, phỏng theo loại nhà minh khí {nhà chôn theo người chết} bằng đất nung thời Hùng Vương tìm thấy trong văn hóa Đông Sơn 2.000 ans tr T C).
    Ngày nay thế giới và cả người Việt Nam cũng đều lầm tưởng rằng rồng (chỉ là hiện thân của con cá sấu) và chim phụng hoàng (chim trĩ) vật tổ của Trung Hoa, và mái nhà cong là văn hóa cổ truyền của họ luôn. Ngày nay nhờ khảo cổ học mới có thế chứng minh được sự thật. Dầu sao thì cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách Việt mà Trung quốc phát triển về mọi mặt văn hóa sau này và cả Nhật bản và Đại Hàn cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách Việt qua Trung Hoa Trong lúc đó thế giới đặt biệt là người Pháp cứ cho là Việt Nam bắt chước Tàu chẳng hạn việc bà Daisy Lion Goldschmidt tác giả quyển Les Poeries et Porcelaines Chinoises, đã cho rằng dân Annam bắt chước gốm Hoa lam của Tàu (trang 4). Trong khi chính Việt Nam có gốm hoa lam trước Tàu và thợ gốm giỏi Việt bi Tàu bắt qua Tàu để làm gốm từ đầu thiên niên kỷ thứ . Đồ Gốm hoa lam Việt từ rất sớm chỉ dùng màu xanh nội địa, có trước Tàu và hoàn toàn có những đặc tính độc đáo khác Tàụ Ngay cả dân Việt Nam cũng lầm lẫn và lẩm cẩm cho rằng văn hóa Việt Nam nhờ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa
    Tệ lậu hơn nữa, hiện nay có nhiều nhà khoa bảng Việt Nam còn không biết văn hóa là gì, còn cho là dân mình không có văn hóa nữa kia, hoặc có chăng chỉ là cái búi tó trên đầu (bài Bảo tồn Văn hóa! của nhà khoa bảng bác sĩ giáo sư Đại học kiêm nhà văn Vũ Đình Minh biệt hiệu là Mai Kim Ngọc đăng trên nhiều báo đặc biệt là báo Y giới: bài viết có tính cách mĩa mai Việt Nam không có văn hóa gì để mà bảo tồn hết trơn hết trọi,

    end quote - trongthanhdhv viết lúc 11:30 ngày 17/10/2005
    Được lyngocly sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 28/10/2005
  8. Yingde

    Yingde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi anh Sam, sau khi đọc bài của anh, em mới chỉ có bốn điểm thắc mắc về thuyết của bác Dũng như sau, kính nhờ anh giải đáp giúp:
    1- Theo em được biết, chữ Dịch trong "Kinh Dịch" hiện nay có nghĩa là "vận động, thay đổi", đại loại như "dịch chuyển" trong tiếng Việt vì nội dung, thế giới quan của Dịch học liên quan chặt chẽ đến sự vận động (như biến của các hào). Em không rõ nếu chữ Dịch mà gốc là Diệc, tức là con diệc thì nó liên quan gì đến nội dung trên? Tại sao nội dung của Dịch học lại liên quan tới lúa nước, tới người nông dân tới mức nếu tên của nó là "vận động" thì có thể kết luận là sai vì không thể gần gũi bằng hình ảnh con cò, con diệc?
    2- Bác Dũng đưa ra lý giải về quẻ Ly gần với chữ Lửa vì một trong hai quẻ được chép đọc có âm gần như vậy. Bỏ qua việc tại sao bác Dũng khăng khăng rằng quẻ người Bắc Kinh đọc là "Lửa" là chính xác (âm Bắc Kinh trở thành âm chuẩn để xác định nguồn gốc Kinh Dịch là từ lúc nào? nếu anh biết thì cho em biết luôn) em không rõ các quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Khôn, Đòai bác Dũng phiên thành gì từ tiếng việt?
    3- Nội dung của 64 quẻ là biểu hiện của vũ trụ quan trong Dịch học. Vì thế, bất cứ một hệ thống quan điểm nào cũng có thể áp vào để diễn giải sự vận động. Bác Dũng áp dụng vào truyền thuyết Lạc Long Quân để xây dựng Trung Thiên Đồ, em không rõ nếu em xây dựng một mô hình tương tự với truyền thuyết về Adam, Eva hay Chúa Jesus của Thiên chúa giáo, anh cho em biết em có thể kết luận Kinh Thánh cũng ẩn chứa một Thiên Đồ nào được không?
    4- Trong một đoạn giải đáp, bác Dũng lại cho rằng: núi là nơi hiểm trở, bao bọc con người, con người cổ đại sợ nước chứ không sợ núi. Cái này em chỉ thắc mắc về lẽ thông thường chứ không phải về Dịch: lịch sử phát triển của những nền văn minh loài người đều phát triển xung quanh những con sông: nền văn minh sông Nil, nền văn minh sông Hằng, nền văn minh Hoa Hạ.... đều gắn với nước, em không nghe thấy nền văn minh Andes, nền văn minh Alps hay nền văn minh Himalaya bao giờ cả. Không rõ bác Dũng dựa vào đâu mà đưa ra những kết luận trên.
    Hiện tại mới có 4 điểm trên, anh Sam có thể giải thích cho em được không?
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Nhận vơ của người khác là của mình đúng là chẳng hay ho gì! Với lập luận tương tự của anh bạn Dũng này thì người ta có thể chứng minh bất cứ thứ gì cũng là sản phẩm của người Việt: Từ động cơ Diesel cho đến Yoga....
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin cho biết tường tận chuyện Lạc Long Quân, Âu Cơ, nước
    Xich Quỷ ? Chuyện xảy ra năm nào, chép bằng chữ gì, lưu giữ
    ở đâu ? Phải chăng đó chỉ là chuyện cổ tích kể cho trẻ con
    lúc sắp đi ngủ ? Những người chép sử cho bạn đọc đó,
    có tài năng gì biết được những điều họ viết là sự thật đã xảy
    ra nhiều trăm năm trước khi họ chưa ra đời ?
    Xin cho biết tỷ lệ người ViệtNam trong Bách Việt ngày xưa,
    và tỷ lệ người ViệtNam với người Trung Quốc bây giờ, mà
    ngày xưa họ là người BachViệt . Xin cho kết luận, trong Bách
    Việt thì người Việt là đa số hay thiểu số ? Người Việt có được
    20% trong Bách Việt không ?
    Bạn biết chắc là người Trung Hoa ngày nay là người BachViệt
    ở lại, chung sống với dân Mông Cổ mà ra ? Có nói liều không
    đấy ? Theo tôi biết, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên
    cứu nào tìm ra được nguồn gốc của một dân tộc châu Á nào .
    Người Việt nói tiếng thuộc nhóm Mon Kh''Me, người Mông Cổ
    nói tiếng nhóm Mongolian, người Trung Quốc nói tiếng nhóm
    Sino-Tibetan, làm gì có liên hệ gần gũi giữa những dân tộc
    này ?
    Xem ra, bằng chứng của bạn chỉ là hư cấu cho giả thuyết huyễn
    hoặc của bạn mà thôi .

Chia sẻ trang này