1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền tảng triết lý Đông Phương : Kinh Dịch - là di sản trí tuệ của người Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi SeriousSam, 28/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SeriousSam

    SeriousSam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Tớ chẳng biết Kinh Dịch là gì hết Chẳng qua thấy bác Dũng là một người có tinh thần dân tộc nên đã bỏ công sức tìm hiểu nghiên cúu , thế là đáng trân trọng và khuyến khích , động viên . Thêm nữa bài viết bác ấy có lập luận , chứng minh chặt chẽ , có cơ sở khó phủ bác được , cho nên post vào để xem ý kiến anh em có ai tranh biện được không .
    Chỉ đề nghị các bác là không nên phán theo cảm tính mà muốn phán thì phải đưa ra bằng chứng , lý lẽ phản biện . Như thế mới đáng cái công người đi trước vì hai chữ Việt Nam mà tìm tòi . Trong tâm niệm của bác Dũng và những người ủng hộ (trong đó có tớ ) thì nếu quả thật Kinh Dịch có xuất phát điểm từ văn minh Âu Lạc , đó là điều đáng tự hào , đáng được lấy lại lịch sử , nó sẽ là nguồn động viên sinh động cho tinh thần dân tộc . Dân ta suốt lịch sử toàn bị ngoại bang đè nén nô dịch , lại phân tranh nội chiến mấy trăm năm , vì thế mà tự ti , không giữ được cái của riêng mình (bị cướp , bị mai một) , không phát minh ra được cái mới (vì nền tảng bị phá hủy) . Chứ tuyệt đối văn minh Đại Việt - Âu Lạc - Việt Nam là một nền văn minh mang tính nhân bản có cơ sở vững mạnh .
    Một trong những điều chúng ta cần lưu ý rằng phong kiến Tàu Bắc đã có cả nghìn năm tìm cách đồng hóa chúng ta . Sự phá hoại này di hại đến mức chúng ta chỉ biết lờ mờ về tổ tiên của chúng ta qua các câu truyện dân gian truyền miệng . Trong khi đó , cũng cùng thời đại Hùng Vương , Vua Trưng , và 1000 năm Bắc thuộc , ở phương Bắc lịch sử được ghi nhận rõ mồn một tưởng chừng như văn minh Trung Hoa có nền tảng rất lâu đời , còn chúng ta chỉ biết đến lịch sử từ sau thời đại Lý Trần , trước đó rất lờ mờ không lưu lại được gì .
    Tại sao vậy ?
    Nếu ngay bản thân chúng ta không biết rõ về nguồn gốc của mình , trong khi đó Tàu Bắc cướp sạch , hủy diệt sạch văn minh Âu Lạc, thì làm sao có thể bảo rằng chúng ta không có gì ? Do đó việc đi tìm lại những di chỉ , những bằng chứng để tìm kiếm trong kho tàng văn hóa Tàu Bắc những cái thuộc về của chúng ta khi xưa là một điều có cơ sở , hợp lý , và cần thiết .
    Những bằng chứng cho thấy văn minh Âu Lạc thừa sức sánh ngang văn minh Tàu Bắc :
    - An Dương Vương cùng quân dân Âu Lạc đánh tan 50 vạn quân Tần , giết được danh tướng Tần là Đồ Thư . Nếu xét trong các quy mô chiến trận sau này thì phải khẳng định rằng thời An Duơng Vương , ít nhất văn minh Âu Lạc phải phát triển ngang với văn minh Lý Trần hoặc Hậu Lê . Nên nhớ rằng văn minh nhân loại dừng tại chỗ trong suốt cả mấy nghìn năm .
    - An Dương Vương xây thành Cổ Loa có thể nói là sau này hoạ chăng có thành Tây Đô là so sánh được về mức độ hùng vĩ . Vũ khí có nỏ liên châu , quân sự có thủy quân đào hào đào kênh dẫn nước quanh thành ... Vậy văn minh Âu Lạc phải rất cao mới sản sinh ra được .
    - Nhìn vào sử sách xem quân Tàu được trang bị hùng mạnh như thế nào , thì có thể kết luận quân dân Âu Lạc hoặc không hơn thì cũng không kém . Nếu quen thuộc những hình ảnh đội lông chim , mặc khố na ná như dân da đỏ , thì cần phải tẩy bỏ những hình ảnh này . Đơn giản thôi , khí hậu miền Bắc Việt Nam mùa hè mặc như thế may ra còn được , mùa đông mà mặc như thế thì teo ... chết hết Như bác Thiếu Dũng lập luận , quả thật những trang phục đó chỉ phù hợp với lễ hội tín ngưỡng chứ không phải trang phục đời thường .
    - Văn minh Âu lạc đã phát triển hơn văn minh Tàu Bắc một bậc là văn minh nông nghiệp định canh định cư. ( Theo chuỗi phát triển , ta có săn bắn ---> trồng trọt chăn nuôi nông nghiệp ----> công nghiệp ---> dịch vụ ). Trong khi đó Tàu Bắc xuất điểm du mục săn bắn .
    - Việc phát minh ra Âm Dương xem ra không có gì quá cao siêu để phải tự ti . Trong thiên nhiên , mọi sự biến hóa đều phải được xem là nhiều hơn nhất thể . Nhị thể Âm Dương là cơ bản nhất trong phép biến hóa . Cơ bản nảy sinh đa dạng . Đa dạng nền tảng nhất lại là tam nguyên . Với nhị thể Âm Dương và tam nguyên 3 quẻ thì sản sinh ra Bát Quái Đồ . Vấn đề chỉ là ai nghĩ ra trước. Người Âu Lạc có nền văn minh sản xuất , cao hơn văn minh du mục cơ bản của Tàu Bắc , sự sản xuất , phân hóa xã hội , khiến con người phải nghĩ đến tổ chức và điều hành . Do đó mà nhu cầu triết lý cao hơn , tiền đề cho tổ tiên của chúng ta nghĩ đến học thuyết Âm Dương đơn giản tiền sử .
    Nếu như ta biết rằng văn minh Âu Lạc có trống đồng , gươm giáo cung nỏ bằng đồng rồi cả bằng sắt , có thành lũy pháo đài ... đối chiếu với thời Chiến Quốc của Tàu trước nữa là Trụ , Thương , thì không có gì ngạc nhiên nếu xuất điểm của Kinh Dịch là từ Lạc Việt , chung hơn là Bách Việt . Đặc điểm của những xuất điểm triết học này là phải có nền hòa bình đủ lâu dài , khiến cho xã hội nảy sinh nhu cầu tìm hiểu . Trong khi đó chiến tranh phía Bắc triền miên mấy trăm năm .
    Ngoại trừ sự thực rằng ai cũng nghĩ Kinh Dịch là của Tàu , thì xuất điểm của nó xét trên logic, quả thật , kết hợp cùng bài viết của bác Thiếu Dũng , một bài viết hùng hồn khoa học không thể phủ bác, thì chúng ta tại sao lại không dám nhìn nhận cơ sở tin rằng Bát Quái Đồ Âm Dương là xuất điểm từ Tổ quốc , tổ tiên kính yêu của chúng ta ?
  2. SeriousSam

    SeriousSam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Nhân vơ là động từ chỉ sự phán bừa , không nghiêm túc , muốn nói gì thì nói , không cơ sở , không lý lẽ . Bài viết của bác Thiếu Dũng là một bài viết khoa học dựa trên lập luận logic chặt chẽ , dựa trên vật chứng khảo cổ học , dựa trên kho tàng văn hóa cổ truyền làm cơ sở hiện thực . Sao gọi là "nhận vơ" ?
    Bác thử "lập luận tương tự" để "nhận vơ" như bác Dũng một cái gì đó làm ví dụ xem
  3. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Rồi, cứ cho là bác sam đúng hết đi. Ừ thì công nhận Kinh Dịch có nguồn gốc từ dân Lạc Việt. Công nhận cái giống phương Bắc kia là giống ăn cắp bản quyền. Nhưng có điều, cũng phải chứng minh được luôn dân Việt Nam ta bây giờ có thành phần chính là dân Bách Việt hay Lạc Việt gì đó- ít thì cũng phải hơn 50%- ko có lai tạp gì thì mới chứng minh được mình mới là "cháu đích tôn", sở hữu cái Kinh dịch đấy chứ nhỉ? Ko thì mình cũng chẳng phải con cái nhà người ta mà dám vơ lấy của người ta là của mình. Nào, xin kính mời bác Sam chứng minh!
  4. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Bài nghiên cứu của ông Dũng tôi đã đọc. Theo tôi dù đúng hay sai, xin bàn sau. Trước tiên xin có một ý kiến, đây là một đề tài hay, đáng được thảo luận.
    Vấn đề ông Dũng chứng minh Kinh Dịch là nguồn Việt hay người khác phản đối không đi liền với việc người ủng hộ ông Dũng là người theo chủ nghĩa dân tộc hay những người phản đối là người tự ti với dân tộc. Theo tôi đó nên được coi là ý kiến cá nhân.
    Riêng với Sam, xin có một vài câu hỏi:
    1.An Dương Vương đánh 50 vạn quân Đồ Thư? Bạn tham khảo từ nguồn nào? Tôi nghĩ not that much!
    2.Thành Cổ Loa theo tôi cũng...... thường thôi. Khó có thể nói nền văn minh thời ADV sánh ngang với thời Lý - Trần mặc dù văn hoá đồ đồng thời ADV là rất đáng kể.
    3.Riêng về vấn đề Dịch, quả thực tôi chưa có nhiều kiến thức. Xin rửa tai nghe các cao nhân mạn đàm
  5. lyngocly

    lyngocly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Chao CoDep,
    Xin CoDep nêu rõ là các câu hỏi trên bạn muốn hỏi ai? Tác giả bài viết về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và văn minh Lúa Nước hay Lý Ngọc Ly ?
    Theo tinh thần bài mà CoDep quote lại, thì Lý Ngọc Ly nói rõ ràng: "bài viết có nhiều chi tiết thích thú".
    "Thích thú" theo nghĩa tiếng Việt là làm người đọc thú vị, thấy hay hay, và gây được một ấn tượng. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là người "thích thú" phải biện minh được hoăc chứng nhận được 100% các điều mà họ thấy thích. Nó cũng không có nghĩa người thấy "thích thú" hoàn toàn đồng ý với các giả thuyết đưa ra.
    Lý Ngọc Ly không đưa ra một giả thuyết nào trong các điều CoDep đòi tôi phải chứng minh.
    Nếu CoDep đọc kỹ lại các điều Lý Ngọc Ly viết, hy vọng CoDep sẽ hiểu rõ hơn ý chính của Lý Ngọc Ly:
    "Sự thật thì ngàn đời vẫn là sự thật, không ai có thể thay đổi được. Trên con đường đi tìm sự thật, chúng ta sẽ mỗi người góp nhặt một cách nhìn, tùy theo lăng kính của chúng ta. Nếu chúng ta cùng góp mọi lăng kính lại, thì may ra càng nhiều góc nhìn càng cho một sự thật tương đối rõ nét.
    Tôi tin rằng người Việt Nam hiện nay là sự pha trộn của rất nhiều giống dân khác trong nhiều thời kỳ đã đến định cư trên giải đất hình chữ S, song chúng ta cũng không thể loại trừ nhiều chi tiết chứng tỏ tổ tiên Việt đã từng góp phần lớn vào nền văn minh Lúa Nước trong vùng Đông Nam Ả.
    Câu hỏi nên đặt ra là tại sao Kinh Dịch vẫn chưa được phát huy đúng mức, và cái hay đẹp của nền văn hóa nông nghiệp của vùng này vẫn bị chà đạp? "

    Tuy nhiên, tôi cũng thích thú cái ngang ngang phè phè của CoDep, mà trả lời trong vòng "trách nhiệm" của tôi thôi nhé, tôi không dám dẫm chân lên tác giả bài viết "Nguồn gốc dân tộc VN và nền văn minh Lúa Nước", mà xin để tác giả tự biện cho điều ông tin tưởng.
    (1). Truyện Lạc Long Quân giòng dõi Rồng, lấy Âu Cơ giòng dõi Tiên, sinh một bọc trăm con là "Huyền Thoại" Bố Rồng Mẹ Tiên của người Việt Nam. Huyền Thoại này cho thấy dân Việt Nam sống giữa vùng Biển, và Núi, hun đúc được tinh khí của hai yếu tố này (Biển = Rồng, Núi = Tiên), đồng thời cũng xem nhau như anh chị em trong một gia đình, sinh cùng một bọc. Đây là một tin tưởng rất nhân bản và rất đẹp của một dân tộc kiêu hùng, đồng thời cũng đi sát với địa lý và sử ký của dân Việt.
    (2) Bách Việt là tiếng gọi chung các dân tộc sống phía Nam sông Dương Tử. Nhóm người này có văn minh nông nghiệp. Những người Việt đầu tiên cũng là một trong các nhóm này. Nếu CoDep đọc Lính Shan cuả Gao Xing jian, hay Sử Ký Tư Mã Thiên, CoDep sẽ thấy nói về sự có thực của nhóm Bách Việt. Tôi đề nghị 2 tác giả này vì họ đã thực sự làm chuyến đi dọc theo sông Dương Tử với mục đích nghiên cứu đời sống dân gian tại đây. Tư Mã Thiên sống thời Hán Vũ Đế, còn Gao Xing jian làm chuyến du hành trong năm 1982. Tôi tin tưởng vào các điều hai tác giả này đã quan sát.
    CoDep xem thêm bài này:
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5651&rb=0302
    Tôi không là nhà chuyên nghiên cứu về dân tộc học hay ngôn ngữ học, tôi chỉ có ý thích đọc về các điều liên quan đến dân tộc Việt Nam, giản dị thế thôi.
    Chúc CoDep vui,
  6. tieu_ho_tien

    tieu_ho_tien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tớ buồn cười vô cùng khi liếc đến chỗ này ,NewGod thân yêu à
    "Chấy sỹ yêu nước" Nguyễn Thiếu Dũng có một bài nghiên cứu có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới .Danh sách các tài liệu tham khảo thì có đến 6/11 là của chính ...tác giả."Chấy sỹ " đã tốn nhiều tâm huyết để đưa ra một " công trình khoa học mà các tài liệu đều ...của chấy sỹ cả thì có khác gì kiểu "con hát con khen hay".Thế này có nên gọi là thủ dâm tinh thần không hả NewGod
    Mà "chấy sỹ Nguyễn Thiếu Dũng" này cũng gọi là yêu nước ghê.Các tài liệu đều bằng tiếng Việt cả chẳng có tài liệu của Anh,Pháp hay Tàu Nhật gì cả.Kiểu này thì "công trình khoa học" của chấy sỹ chắc chỉ được "hội đồng khoa học yêu nước "ở Việt Nam thông qua thôi.Chứ thế giới nó chẳng thèm để ý đến đâu mặc kệ cho bọn VN nó tự sướng.Đúng là công trình made in Việt Nam
    Không biết dưới suối vàng,Giáo Sư Nguyễn Hoàng Phương nghĩ gì khi có kẻ lợi dụng tên tuổi mình để làm những chuyện "trục lợi cá nhân" (ý tớ là đánh bóng tên tuổi bản thân để được nhiều người yêu nước như NewGod biết tới và sau đó ...)Chắc Giáo sư chỉ biết than thở cho cái "môi trường khoa học " ở Việt Nam đang bị các "chấy sỹ " thao túng.
    Trường hợp của chấy sỹ Dũng khiến tớ nhớ tới bên Trung Quốc hồi trước cũng có nhiều chú hoang tưởng muốn nổi tiếng nên đã lên tiếng chỉ trích những Tam Quốc hay Thuỷ Hử là những tác phẩm đáng vứt vào sọt rác.Chắc chấy sỹ Dũng này đang định học tập ông anh Khựa đây
  7. Yingde

    Yingde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa anh Sam,
    Phải nói em rất phục bác Dũng khi đi nghiên cứu để tìm ra, và dũng cảm đưa ra một lý thuyết như vậy. Tuy nhiên, không vì thế mà ta có thể lập lờ trong vấn đề khoa học nghiêm túc. Em đã đưa ra 4 điểm rất thiếu cơ sở trong lập luận của bác Dũng, không biết anh Sam đã đọc hay chưa để kết luận bài viết của bác là hùng hồn khoa học, không thể phủ bác?
  8. SeriousSam

    SeriousSam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã nói là tớ không biết Kinh Dịch Kinh Tinh gì cả Nhưng thấy phương pháp luận của bác Dũng rất đầy đủ , khoa học . Nay Yingde hỏi thế này chẳng lẽ tớ lại đi cãi thay bác Dũng sao !? Tuy nhiên cũng trình bày ý kiến với bạn về vấn đề phương pháp luận.
    Yingde đặt tiền đề của thắc mắc này quanh việc không đồng ý với bác Dũng về gốc chữ Dịch . Trừ khi Yingde chứng minh luận điểm này đúng thì may ra mới bác bỏ được chữ Dịch - Diệc - Diệt - Dục ... gì gì đó của bác Dũng .Đây rõ ràng là quan điểm cá nhân . Bác Dũng bảo đó là Diệc, Yingde bảo đó là Dịch . Hai bên cứ cãi nhau trên quan điểm cá nhân . Còn tớ không có quan điểm gì trong chữ này hết . Không cãi thay
    Đố Yingde xây dựng mô hình Thiên Đồ về chuyện anh Dê Xu con hoang của bà Maria đấy !
    (bố cậu này không phải là ông Joseph chồng Maria - Maria bảo đấy là "thiên thần" thì bố ai biết là thằng nào , cho nên gọi là con hoang rất hợp lý )
    Vả lại , câu chuyện huyễn hoặc về cu Tèo Dê Xu con bà Maria được sáng tác hay ghi chép gì đó vào thời sau này , sau Kinh Dịch cả nghìn năm và sau huyền thọai Lạc Long Quân - Âu Cơ có lẽ còn lâu hơn nữa .
    Bác Dũng không hề sai khi bảo rằng người cổ đại chỉ sợ nước chứ không sợ núi . Những luận điểm về việc trị thủy của bác Dũng có nói rõ ràng rồi , sao Yingde lại không biết ?
    Việc sợ nước lại khác với việc sống nhờ vào nước . Sợ là sợ lũ lụt cuốn phăng nhà cửa đi . Vì thế mới phải trị thủy . Còn nếu không có lũ lụt , thì việc gì phải sợ !? Chuyện đắp đê trị thủy chỉ là hình thức sau này , còn thời cổ đại , gặp lũ lụt phải chạy lên núi chứ có ai lại nhảy vào nước để tắm đâu
    Còn núi non thì bất di bất dịch (không tính chuyện núi lửa ở đây ) , có gì mà phải sợ !? Người nguyên thủy còn sống trong hang cơ mà !
    Yingde thử đưa ra luận điểm chứng tỏ người cổ đại sợ núi xem . Tớ thấy núi thì có quái gì phải sợ !?
  9. linhbien

    linhbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Em không hiểu biết như các bác nhưng em thấy rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ Người Việt là có cơ sở. Em nói vậy là vì dựa trên bài viết của bác Dũng và cái hiểu của mình về tính cách dân tộc Hán và tính cách dân tộc Việt. Còn nếu nói về lai, em nói thật nếu Việt nam mà lai 10% thì Tàu phải lai đến 70% là ít. Có nghĩa là 10% kia có gốc từ người Tàu chẳng hạn ( mà biết đâu Tàu này cũng lại là người Việt cũng nên) thì Ghẻ cũng phải có đến 30% gốc Việt, 50% gốc du mục Mông Cổ, 10% gốc Hung Nô,v.v... he he Cho nên bạn nào có chữ ký gì của Tàu màu đỏ đó mà thắc mắc thì bạn yên tâm đi. Gì chứ người Việt thuần chủng hơn Tàu nhiều nói cách khác là Tàu lai tạp rất nhiều.
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì tốt rồi, Kinh Dịch là tài sản văn hoá của chung mọi người. Ai cũng có quyền đọc, có quyền tìm hiểu. Vậy thì phải mất công vơ vào làm của mình để làm gì?

Chia sẻ trang này