1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền văn minh Ấn Độ, thành tựu của nền văn minh Ấn Độ và triết học của Ấn Độ? Cùng vào đây trao đổi k

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 18/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Nền văn minh Ấn Độ, thành tựu của nền văn minh Ấn Độ và triết học của Ấn Độ? Cùng vào đây trao đổi ki

    Trong câu chuyện Đông Phương Huyền Bí có đoạn ông chủ nhà (người Ấn Độ) đối thoại với nhân vật tôi khá thú vị:

    - Những giáo lý của các bậc Hiền Triết Ấn Độ đã được lưu truyền qua tới Tây phương, nhưng trong nhiều trường hợp, chánh giáo đã bị hiểu lầm hoặc có khi bị xuyên tạc. Tuy nhiên, việc ấy không phải nói ra để mà than phiền. Thật thế, xứ Ấn Độ ngày nay đã trở nên như thế nào? Nó không còn là xứ Ấn Độ cao cả thiêng liêng của thời quá khứ. Đó là một việc đáng buồn, rất đáng buồn. Quần chúng Ấn ngày nay vẫn còn bám víu lấy một vài lý tưởng, nhưng lại bị đầu độc bởi nhiều điều mê tín dị đoan.

    Tôi hỏi:

    - Nguyên nhân nào đã gây nên tình trạng suy đồi như thế?

    Người chủ nhà im lặng. Một phút trôi qua, đôi mắt lim dim mở, y nói nhỏ bằng một giọng thì thầm dường như không muốn phá tan cái im lặng trong gian phòng:

    - Bạn hỡi! Xứ Ấn Độ của tôi xưa kia có rất nhiều bậc Hiền Triết đã từng thấu đạt được mọi lẽ huyền vi bí ẩn của đời người. Các bậc vua chúa cũng như người dân lành đều thỉnh cầu lời dạy bảo của các ngài. Chính nhờ sự dìu dắt của các Ngài mà nền văn minh Ấn Độ đã tiến lên đến cực điểm. Ngày nay các bậc ấy còn lại được bao nhiêu và ở nơi nào? Có lẽ chỉ còn lại độ vài ba người, mà người đời không còn biết đến và không ai nhắc đến nữa, các ngài hiện sống cách biệt với cuộc đời thế gian, khi các bậc Hiền Giả đó, mà chúng tôi gọi là các đấng Rishis (hay Chân Sư ) bắt đầu suy tàn.

    Nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của lịch sử văn minh thế giới. Đây là nơi khởi nguồn của Đạo Phật và nhiều thành tựu khoa học gắn với một nền văn hoá đa diện nhưng hiện giờ vẫn đứng ở một vị trí rất thấp trên biểu đồ kinh tế thế giới.

    Những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ là gì?

    Tại sao Ấn Độ lại là nơi khởi nguồn của nhiều tôn giáo đến vậy?

    Tại sao Ấn Độ không vươn lên được như Trung Hoa?

    Xin mời các cao nhân chỉ giáo vài lời!
  2. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Văn minh Ấn Độ ngoài Phật giáo là nổi bật hình như chỉ có mỗi đạo gì đó thờ thần Shiva là nổi bật. Shiva vị thần có nhiều dạng biến hoá, và khi thần ở dạng biến hoá Shiva thì là vị thần huỷ diệt. Hình như đạo này tin vào sự kết thúc của thế giới. Nghe có vẻ tương đồng thần thoại Bắc Âu.
    Về quyển Phương Đông huyền bí, em cũng có đọc qua. Đáng đọc được thì khoảng 50%, còn nhiều đoạn em cho là hơi phét. Có điều, triết lý trong quyển này hình như tin vào sự tồn tại của linh hồn, cái này dường như mâu thuẫn với Phật giáo vốn ko cho là linh hồn tồn tại.(Một đoạn nói về những linh hồn còn vướng bận ở thế giới này do sau lúc chết ko được siêu thoát, hoặc ko biết mình chết).
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo mà lại so sánh với kinh tế kể cũng được. Em nghĩ những ông chân sư cứ cho là giỏi nếu giác ngộ thì tách rời đời sống kinh tế nên càng nhiều ông chân sư thế thì kinh tế càng thảm hại. Như kiểu một hình lập phương nhìn ở các góc độ khác nhau thì được các hình ảnh khác nhau, nhưng cái hình lập phương thì có thay đổi gì đâu. Do thế các ông ấy thì có quan tâm gì đến dân tộc, người Ấn Độ hay Trung Hoa, Việt Nam gì chả thế.
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay kinh tế Ấn Độ phát triển cũng nhanh thì phải, họ cũng có bom hạt nhân, tên lửa,..
    Họ không phát triển nhanh bằng Trung Hoa có lẽ là do dân số của họ không đông bằng.
    Ngoài ra Nhật Bản là một đất nước có truyền thống đạo Phật lâu đời nhưng kinh tế cũng rất phát triển.
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Ấn Độ có tôn giáo lớn nhất là đạo Hindu, cái đạo mà không ăn thịt bò ấy. Đạo này thờ rất nhiều thần, trong đó có 3 vị thần chính là Shiva, Visnu (biến thể của anh hùng Rama) và Brahma. Nói chung là hệ thống thần linh của đạo này rất phức tạp, tớ cũng không nhớ rõ lắm. Về tư tưởng triết học thì có rất nhiều điểm tương đồng với đạo Phật: con người khổ là do vô minh, mục đích tối thượng của đạo là giải thoát khỏi luân hồi, rồi thì khái niệm "nghiệp". Đạo Phật được phát triển lên từ đây. Kinh sách của đạo này có rất nhiều, trong đó có cả bộ kinh cổ Vệ Đà nổi tiếng
    Một tôn giáo lớn nữa là đạo Kỳ Na. Tôn giáo này trước có rất nhiều người theo, nhưng về sau lụn bại dần. Tôn giáo này có phép tu khổ hạnh, ép xác, một số người còn không thèm mặc quần áo luôn. Ngày trước Phật Tổ cũng đã từng tu theo kiểu này. Đặc trưng của môn phái là phụ nữ không được giải thoát, mà phải chờ kiếp sau để đầu thai thành nam giới thì mới tu được. Do có nhiều hạn chế nên chắc trong tương lai môn phái này sẽ tuyệt chủng.
    Sau khi đạo Phật ra đời, vào thế kỉ thứ 10 (khoảng độ như vậy), còn có đạo Xích. Đạo này chủ trương nghi lễ đơn giản, tu tâm là chính. Những tín đồ suốt đời không cắt tóc bao giờ cho nên thường phải bịt một cái khăn trắng ở trên đầu. Hình như thủ tướng Ấn Độ bây giờ là theo đạo này thì phải...
  6. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    So sánh câu tô vàng trên kia và câu trích cùng tác giả sau đây (ở topic Niết Bàn là gì ?):
    ??????????????????????????????????????????
    Thần thoại Bắc Âu nói cái gì ? Giống chỗ nào ???????
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 04/04/2005
  7. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Thử trả lời đại khái các câu hỏi do Voldo nêu ra:
    Rất nhiều. Về mặt tinh thần: khai sinh ra một số khái niệm có giá trị triết học cao, như luân hồi, đại ngã vv. Về mặt khoa học: nền toán học và vật lý phát triển cao. Theo một số báo cáo gần đây, người Ấn Độ cổ đã biết đến đường kính các hành tinh trong hệ mặt trời (một cách khá chính xác) !
    Ấn Độ có máu huyền hoặc, trái với Trung Quốc thực tiễn. Cho nên mới là đầu nguồn của một lô tôn giáo.
  8. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    To Quét zỉ:
    Ấn Độ có máu huyền hoặc, trái với Trung Quốc thực tiễn. Cho nên mới là đầu nguồn của một lô tôn giáo.
    Really? Ấn Độ có máu huyền hoặc ư? Theo tôi thì kết luận này của cô nó chung chung quá vì ở một thời kì sơ khởi của lịch sử, đất nước nào cũng có những mảng huyền hoặc cả. Sự huyền hoặc của huyền sử Trung Hoa đâu có kém, Tam Vương Ngũ Đế cũng đầy tính huyền hoặc.
    Lão Giáo của Trung Quốc liệu có nên được coi là một tôn giáo không?
    Không Giáo theo tôi cũng có chữ Giáo những nên được coi là một thiết chế xã hội.
  9. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Huyền sử Trung Hoa nếu ta xem xét kỹ, sẽ thấy là có giá trị BIỂU TRƯNG cao độ, tương ứng với sự phát triển của loài người, chứ không đơn giản là một hệ thống thần thoại vớ vẩn:
    Tam Hoàng, theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, chính là Thiên Hoàng, Nhân Hoàng và Địa Hoàng. Thiên Hoàng, mà có thuyết còn gọi là Toại Nhân, chính là người lấy lửa và chỉ cho con người cách dùng lửa. Ông vua này là sự nhân hoá của giai đoạn con người tìm ra lửa. Nhân Hoàng, còn gọi Phục Hy (người chăn nuôi), theo truyền thuyết đã dạy con con người cách đan lưới đánh cá và săn thú vật. Đây là sự nhân hoá của giai đoạn văn minh du mục. Cuối cùng là Địa Hoàng, hay Thần Nông, là người phát minh ra cày cuốc, dạy người làm ruộng, giao dịch... Đây là sự chuyển tiếp từ văn minh du mục lên văn minh nông nghiệp, xuất hiện ở Trung Quốc 8 ngàn năm về trước.
    Hoàng Đế có hiệu là Hiên Viên Thị (Hiên Viên là bánh xe), hàm ý giai đoạn con người đã có xe cộ. Thần thoại còn ghi nhận thêm, vào thời này đã có nhà cửa, phố xá và các khung dệt.
    Sách Tả Thị Xuân Thu có ghi nhận: đời Thái Cổ, người ta biết mẹ mà không biết cha. Do đó mới có những chi tiết như vua Phục Hy, mẹ dẫm phải dấu chân người khổng lồ mà sinh ra, hay là mẹ vua Nghêu do hợp hôn với rồng đỏ mà có thai... vân vân. Những cái này không đơn giản là những chi tiết hoang đường, mà bộc lộ ra các tính chất của một xã hội MẪU HỆ.
    Đến thời vua Vũ thì đã bỏ hình thức truyền hiền mà bắt đầu truyền tử (tức là cho con nối ngôi). Cột mốc này là chấm hết cho xã hội mẫu hệ, mà từ đó chuyển qua xã hội PHỤ HỆ, đồng thời lập nền tảng cho nền quân chủ phong kiến sẽ kéo dài về sau.
    Về Khổng và Lão, cũng như về sự huyền hoặc của Ấn Độ, sẽ bàn tiếp sau.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 23:56 ngày 05/04/2005
  10. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ hay nhất là đọc quyển "Lịch sử văn minh Ấn Độ" của Will Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Theo sách đó thì hai phái nổi bật nhất là Phật giáo và Kỳ Na giáo. Đạo Kỳ Na tuy không đông tín đồ bằng đạo Phật nhưng cũng có tới cả chục triệu người theo.
    Thủ tướng Ấn Độ hiện nay đúng là người theo đạo Sikh.

Chia sẻ trang này