1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền văn minh Ấn Độ, thành tựu của nền văn minh Ấn Độ và triết học của Ấn Độ? Cùng vào đây trao đổi k

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 18/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    ??????????????????????????????????????????
    Thần thoại Bắc Âu nói cái gì ? Giống chỗ nào ???????
    [/QUOTE]
    Chời, soi mói thế là cùng. Mấy cái quote của bác chẳng nói lên được cái gì. Vì thực chất đúng là em đâu có biết gì nhiều về Ấn Độ, đơn giản là thích tìm hiểu thôi. Nếu muốn tra sách vở thì biết tra ở đâu? Ở nhà có mạng sẵn để làm gì? Để đi mua sách về luyện, đến khi trình độ cao thâm mới dám lên đây phán vài câu, giải thích cho mấy? Ai cũng thế thì cái box này chắc ko còn giá trị mất. Nếu có ý kiến ở đây, trước hết hãy giải thích, vì điều em muốn ở các bác là giải thích, em mạnh dạn post bài cũng vì muốn các bác giải thích, chứ ko phải quote vớ quote vẩn vài câu chẳng có mục đích gì.
    Còn về thần thoại Bắc Âu, bác có thể lên box Lịch sử Văn hoá tìm hiểu. (Thần thoại Bắc Âu tin rằng thế giới cũng như các vị thần ko tồn tại mãi mãi, rồi cũng có ngày sẽ bị diệt vong. Em thấy nó cũng tương đương với Ấn Độ, khi cho rằng Shiva là vị thần huỷ diệt, sẽ có ngày huỷ diệt thế giới ).
    Lần sau bác nào có thắc mắc mong giải thích và chỉ bảo thêm cho em, chứ đừng có cái kiểu thỉnh thoảng chạy ra *ủa vài câu, làm topic kém chất lượng hẳn.
  2. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Ấn Độ lại có nhiều tôn giáo đến vậy?
    Tớ ko đồng ý với ý kiến cho rằng Ấn Độ có máu huyền hoặc. Nói như thế, mỗi dân tộc lại có một đặc điểm riêng chăng? Nếu thế thì chắc người Nhật, người Đức có máu tàn bạo, ai là người Mĩ cũng có máu làm bá chủ thế giới. Tất nhiên, ko thể phủ nhận tính dân tộc của mỗi quốc gia. Chúng ta vẫn thường nói:" Người Việt Nam chăm chỉ, cần cù, khéo tay..." đúng ko? Tuy nhiên tính dân tộc chỉ xuất hiện khi có một quần thể người tụ họp lại thành một xã hội, sống với nhau trong một thời gian dài với mức tập trung cao. Những tôn giáo của Ấn Độ ra đời hầu hết đều từ khoảng thời gian đạo Phật xuất hiện (thế kỷ 5 trước công nguyên) trở về trước, lúc đấy quần thể con người ko thể nói là mới tập hợp, nhưng mật độ tập trung thấp, nền văn minh chưa cao, liệu tính dân tộc đã hình thành chưa?
    Tớ có cách giải thích khác. Ấn Độ có nhiều tôn giáo do 2 yếu tố: Thứ nhất là sự ngẫu nhiên. Chúng ta hãy tự hỏi, tại sao nước Mỹ lại mạnh nhất thế giới? Tất nhiên lý do thì nhiều, chẳng hạn là do Mỹ biết tận dụng cơ hội. Vậy tại sao ko phải là Canada hay Trung Quốc biết tận dụng cơ hội mà lại là Mĩ? Chính vì Mĩ hội tụ đủ và biết tận dụng các cơ hội ngẫu nhiên (thiên thời, địa lợi, nhân hoà) để tạo cho mình địa vị bá chủ.
    Thứ hai là tính trào lưu và phạm vi ảnh hưởng của nó. Tính trào lưu, các bác cứ tưởng tượng như những quân domino. Ở Trung Quốc trước công nguyên đã từng có trào lưu "trăm nhà đua tiếng", ở Châu Âu thì có trào lưu Cách Mạng Khoa Học và Phục Hưng. Phạm vi của mỗi trào lưu cũng lớn nhỏ khác nhau.
    Giải thích: Ở Ấn Độ, ngẫu nhiên ông A hình thành một thứ tôn giáo. Vậy là, các tôn giáo khác mọc lên như nấm sau mưa. Ông B, mâu thuẫn với giáo lý của ông A, ko phục, lập tức lập ra tôn giáo mới theo con đường riêng. Ông C, thấy cả hai giáo lý trên đều ko lý giải được những câu hỏi của mình, lại lập ra tôn giáo mới khác...Tính huyền hoặc trong tôn giáo của Ấn Độ, chỉ là sự ngẫu nhiên xuất hiện dưới tác động của những cái tất nhiên(ví dụ như sự sợ hãi của con người trước thiên nhiên buổi hoang sơ). Cái này thì Phương Tây cũng có.
    Còn về tính biểu trưng, dân tộc nào mà chẳng có, như Việt Nam với thần thoại Trăm trứng trăm con, Sơn Tinh Thuỷ Tinh...
    Cũng như nói Ấn Độ huyền hoặc, nói Trung Quốc thực tiễn cũng ko đúng. Trung Quốc mà thực tiễn, thì Châu Âu với Mĩ nên gọi là gì? Nếu người Trung Quốc thực tiễn suốt từ hàng mấy chục thế kỷ đến nay, hẳn trên thế giới chỉ có người TQ mà thôi, vì các giống khác tuyệt chủng hết rồi.
  3. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, xin vui lòng viết đúng chính tả và ngữ pháp (xem phần tô vàng). Thứ nhì, xin vui lòng lý luận một cách có lôgíc (xem phần gạch dưới): thần Shiva hủy diệt thế giới hay bị huỷ diệt ?. Thứ ba, topic kém chất lượng hay không là ở chỗ tôi hay chỗ cậu ? Mời động não.
    Cậu đang đơn giản hoá quá đáng một vấn đề vô cùng phức tạp (TẠI SAO NƯỚC MỸ GIÀU?) bằng cách gán cho nó cái nhãn : NGẪU NHIÊN (cộng thêm một chút lợi dụng cơ hội). Thật là phản khoa học !!! Ngoài ra, tôi không thấy chuyện này có dính dáng gì đến việc các tôn giáo ở Ấn Độ (mà theo cậu là cũng đã xuất hiện bằng ngẫu nhiên).

    Miễn bình luận.
    Có biết là khi người châu Âu còn ăn lông ở lỗ thì người Trung Hoa đã biết lập thống kê về dân số, nông nghiệp ...vv hay không ??? Câu tô vàng trên miễn bình luận, vì hết sức nhảm nhí !
    Tóm lại, 2 bài viết vừa rồi thật là một tai họa !!!!!!!!!!
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 09/04/2005
  4. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Ha ha đọc buồn cười quá
  5. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Ấn Độ lại là nơi khởi nguồn của nhiều tôn giáo đến vậy?
    Ấn Dộ không phải khởi nguồn của nhiều tôn giáo mà đúng hơn là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo. Mình cho rằng nguyên nhân của điều này là do Ấn Độ là giao điểm phối hợp giữa 2 luồng tôn giáo có nguồn gốc khác nhau. Xét trên góc độ lịch sử, đất Ấn ngày xưa vốn là của chủng tộc khác, họ có văn minh riêng và tôn giáo riêng của họ, chủng đó vốn là tổ tiên dân tộc Dravida ngày nay sống ở miền Nam Ấn Độ, tôn giáo của họ thờ thần Shiva, triết học Ấn và môn Yoga là xuất phát từ văn hóa này. 1600 năm TCN, chủng Aryen từ Địa Trung Hải tràn xuống, họ mang truyền thống tôn giáo đa thần của dân du mục và lập nên chế độ đảng cấp, cướp đất đai và đuổi dân Dravida về miền Nam, văn hóa Ấn hình thành từ sự kết hợp 2 luồng văn hóa khác biệt này, chính vì thế mà tôn giáo Ấn đa dạng. Vừa thờ nhiều vị thần - đặc trưng tôn giáo đa thần, vừa mang tính giải thoát với những triết lý cao siêu - đặc trưng văn hóa gốc bản địa.
    Xin nói thêm chi tiết là truyền thống tôn giáo của văn hóa bản địa thờ thần Shiva, là sự thờ cúng cổ nhất trên TG, nó không chỉ gắn với nghi lễ tôn giáo thuần tuý(tính chất tôn giáo thuần túy) mà còn gắn với nguồn gốc văn hóa và trí tuệ và tâm linh Ấn. Sự thờ cúng Shiva thuộc loại ghê ghớm nhất trong lịch sử nhân loại. Về mặt tôn giáo, nguyên gốc của Vị thần này không kém thượng đế đâu mà theo mình có thể nói còn vượt lên trên thượng đế của các tôn giáo vốn thờ thượng đế ở vùng Babilon( bao gồm dân Sumer, Semmite, tức chủng Do thái - Ả rập?). Vị thần Shiva này có 3 đầu, có hơn 1000 hiện thân các nhau, là thần của các vị thần, là vị thần bao hàm toàn bộ vũ trụ, sáng tạo nên và hủy diệt mọi thứ, là chúa tể của Yoga. Môn Yoga và triết lý giải thoát là gốc từ vị này truyền cho con người. Tóm lại là tất thảy những gì ghê ghớm nhất, vĩ đại nhất, quyền lực nhất đều gán cho vị này.
    Sau này dân Aryen tràn xuống đánh chiếm đất đai của dân bản địa họ thu nhận truyền thống thờ thần Shiva, nhưng vì là truyền thống dân bản địa thuộc đẳng cấp thấp kém hơn Aryen, dân Aryen mang văn hóa của họ vào với truyền thống thờ nhiều thần và thờ thượng đế, Shiva được thu nhận vào chỉ trở thành 1 trong 3 vị thần mà lại đứng sau 2 vị vốn của văn hóa Aryen tạo ra là Bhrama và Vishnu ( vì không lẽ thần của đẳng cấp thống trị lại kém thần của đẳng cấp thấp hơn). Vai trò sáng tạo chuyển cho Bhrama, Shiva chỉ còn là vị thần hủy diệt, Shiva trở thành lép vế mang nghĩa tiêu cực, nghĩa là phá hoại(hủy diệt), nhưng dân Dravida không chấp nhận điều này, họ xem Shiva là ngọn đuốc mà cả Brama và Vishnu cũng không thể hiểu rõ.
    Thử so sánh giữa tôn giáo Shiva và thượng đế của Do Thái giáo
    Shiva cổ hơn.
    Thượng đế của Do Thái giáo nhấn mạnh vào sự sáng tạo và quyền lực phi thường, điều này thì ở thần Shiva cũng có sự tương tự, Shiva là thần sáng tạo và hủy diệt TG.
    Thượng đế của Do Thái chỉ có 1 hiện thân là thần bò El, Shiva có tới 1008 hiện thân, chú ý rằng Shiva chỉ là 1 cái tên trong 1008 cái tên của vị thần này.
    Thương đế của Do Thái là cha của các vị thần (Do thái giáo nguyên thủy chưa thờ độc thần, truyền thống thờ độc thần là từ Abraham), Shiva là thần của các vị thần, là vị thần bao hàm toàn bộ vũ trụ.
    Thần Shiva đã truyền phép Yoga và triết lý giải thoát cho con người
    Thượng đế của Do Thái giáo đã trải qua quá trình cải biến nhiều lần qua những dân tộc khác nhau, còn Shiva vẫn còn giữ nguồn gốc thờ cúng duy nhất từ nguyên thủy tới giờ.
    Cũng có thể có sự liên hệ trên phương diện văn hóa nào đó giữa tôn giáo thờ Shiva và tôn giáo thờ thượng đế của Do Thái giáo. Như ta biết sự thờ cúng Shiva là sự thờ cúng cổ nhất, chưa tìm thấy nguồn gốc cổ hơn cho nó, nhưng thượng đế của Do thái giáo là có nguồn gốc từ văn hóa dân Sumer ở Babilon. Các truyền thuyết về thiên đàng, tội lỗi của con người và đấng cứu thế?là xuất phát từ huyền thoại và tôn giáo của dân Sumer chứ không phải gốc của Do Thái, mà khảo cổ đã chứng minh đương thời đã có sự liên hệ văn hóa mật thiết giữa dân Sumer ở Babilon và tổ tiên người Dravida ở Ấn Độ, thậm chí hoặc họ vốn có nguồn gốc là một.
    Tại sao Ấn Độ không vươn lên được như Trung Hoa?
    Nguyên nhân làm Ấn Độ không vươn lên được có phần gần giống như bạn gì đã nói, người Trung Hoa truyền thống từ xưa đã vốn thực tế hơn người Ấn Độ, tuy rằng Trung Hoa có huyền sử nhưng các vị vương của họ không phải là các vị thần tôn giáo mà là những vị vua hiền tài cai trị giúp cho đất nước thịnh trị hoặc sáng tạo nên các giá trị văn hóa thực tiễn. Như Phục Hi dạy dân về hôn lễ, âm nhạc, chữ viết, câu bằng lưới, nuôi gia súc, nuôi tằm?Thần nông sáng chế ra lưỡi cày và nghề thuốc?Hoàng Đế phát minh ra Kim chỉ nam, bánh xe, xây nhà bằng gạch, lập đài thiên văn?Nghiêu Thuấn đều là những nhà cai trị tài ba và đạo đức?
    Còn các vị thần tiên trong các truyền thuyết thì ở dân tộc nào chẳng có nhưng đó không phải đúng nghĩa là tôn giáo, nó xuất phát từ văn hóa dân dã, là sản phẩm sáng tạo từ văn hóa dân dã.
    Trái lại dân Ấn Độ họ sống ở cõi trần thế này nhưng tâm hồn họ lại phiêu du ở những nơi nằm ngoài cõi trần thế, hoặc ở thiên đường, hoặc hướng tới giải thoát, tiêu biểu đạo Phật cũng là một đạo tránh việc đời(xuất thế) mình không nói tất cả văn hóa Ấn đều là thế nhưng đó là giá trị ảnh hưởng chung, hầu hết. Nếu ai đọc các tác phẩm về văn minh Ấn như của Will Durant đều có thể đồng ý điều đó.
    Trái lại xem các tôn giáo Trung Hoa là 2 luồng lớn Khổng và Lão, không có luồng nào là xuất thế cả mà đều là nhập thế với mục đích thực tiễn là cải tạo đời. Khổng Tử được phương Tây xem như một trong những con người thực tế nhất trong lịch sử nhân loại. Còn Đạo Phật du nhập vào Trung Hoa là dòng Đại thừa, cũng mang tính chất đời hóa nhiều lắm rồi so với nguyên thủy, tiêu biểu như dòng Thiền tông du nhập đến Nhật Bản, các nhà sư có thể lấy vợ, các hiệp sĩ samurai giết người không ghê tay cũng thấm nhuần Phật giáo, họ cũng tập thiền Phật giáo, bạn nào xem phim võ sĩ Samurai cuối cùng thì thấy các samurai ấy cũng là thầy tu, những việc đời như tập võ thuật , bắn cung, đánh kiếm, đánh cờ, uống trà, cắm hoa?, đều biến thành thiền và có thể đưa ta tới giác ngộ.
    Mặt khác nữa là cũng từ nguyên nhân trên mà thiết chế XH của Trung Hoa và Ấn Độ khác nhau, chế độ cấp tập trong XH Ấn rõ ràng cản trở sự phát triển con người hơn XH Trung Hoa nhiều, Trung Hoa dân chủ hơn, ở Ấn Độ nếu bạn ở đẳng cấp thấp thì con cháu bạn cũng ở đẳng cấp thấp đời đời kiếp kiếp, còn ở Trung Hoa, bạn thuộc đẳng cấp thấp bạn vẫn có cơ hội để lên đẳng cấp cao nếu bạn có tài, có bản lĩnh, hoặc bạn học giỏi?đi thi sẽ có cơ hội làm quan.
    Trung Hoa ngày nay ở chế độ CS nhưng sở dĩ họ đang vươn lên mạnh thế là nhờ vào phẩm chất và sức mạnh của văn hóa truyền thống, một nền văn hóa lớn đến mức huyền thoại. Chỉ một nền văn minh Trung Hoa cũng kéo dài bằng các nên văn minh Trung cận Đông, Hy lạp, La Mã, châu Âu cộng lại, lịch sử nền văn minh Trung Hoa đã từng nhiều lần vuợt lên trước nhân loại, họ chỉ chịu thua phương Tây trước các giá trị vật chất ở TK 20 mà thôi.
  6. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Thứ nhất, xin vui lòng viết đúng chính tả và ngữ pháp (xem phần tô vàng). Thứ nhì, xin vui lòng lý luận một cách có lôgíc (xem phần gạch dưới): thần Shiva hủy diệt thế giới hay bị huỷ diệt ?. Thứ ba, topic kém chất lượng hay không là ở chỗ tôi hay chỗ cậu ? Mời động não.[/QUOTE]
    Thần Shiva là vị thần tượng trưng cho sự huỷ diệt và sẽ huỷ diệt thế giới. Chúng ta nên tập trung vào nội dung, đừng bới câu bới chữ nữa. Chẳng hiểu đào đâu ra một người hay bới lông tìm vết kiểu nhỏ nhặt thế này ?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Cái đoạn tô vàng trên nó loằng ngoằng, không cần thiết và thiếu giá trị thuyết phục. Còn đoạn gạch dưới lại tối nghĩa, cần được diễn đạt lại tốt hơn (ôn lại Tập Làm Văn trong trường phổ thông nếu cần thiết). Cậu muốn nói cái gì ở đấy ??? Rằng đa số tôn giáo Ấn Độ xuất hiện trước Phật giáo hả ??????? Tôi không muốn bình luận về nhận định (đầu óc hạt đậu) này ![/QUOTE]
    Lại bới rác.
    Rất tiếc là tớ ko nói đa số Tôn giáo Ấn Độ xuất hiện trước Phật Giáo. Xem lại nhé, đừng mắc bệnh quy kết.
    Nét nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại là mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh. Văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại được chia làm 3 giai đoạn:
    *Khoảng từ thế kỷ XXV-XV tr.CN: Văn minh sông Ấn.
    *Từ thế kỷ XV-VII tr.CN: nền văn minh Veda.
    * Từ thế kỷ VI-I tr.CN: thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và ko chính thống.

    (trích Giáo trình triết học Mác -Lê nin, nhà xuất bản chính trị quốc gia-2002, trang 29).
    Thiếu thuyết phục, cái này rất có thể. Có điều, cần giải thích cái thiếu thuyết phục, chứ đừng phán bâng quơ thế. Tiễn Phật tiễn tới Tây Thiên, đúng ko?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Cậu đang đơn giản hoá quá đáng một vấn đề vô cùng phức tạp (TẠI SAO NƯỚC MỸ GIÀU?) bằng cách gán cho nó cái nhãn : NGẪU NHIÊN (cộng thêm một chút lợi dụng cơ hội). Thật là phản khoa học !!! Ngoài ra, tôi không thấy chuyện này có dính dáng gì đến việc các tôn giáo ở Ấn Độ (mà theo cậu là cũng đã xuất hiện bằng ngẫu nhiên).[/QUOTE]
    Lại hiểu sai ý. Để tớ nhắc lại cho đằng ấy về mối liên hệ giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên. Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Vậy, để có một nước Mỹ mạnh, Mĩ phải có các điều kiện ngẫu nhiên. Thử hỏi(1 ví dụ thôi nhé) xem nếu cuộc chiến giành độc lập của Mĩ ko thành công, bây giờ Mỹ sẽ ra sao, có rộng lớn được như ngày nay, hay bị chia 5 sẻ 7? Nền tảng của cái tất nhiên là ngẫu nhiên!. Cũng như vậy với trường hợp Ấn Độ. Nếu công nhận Ấn Độ đa tôn giáo vì một lý do nực cười "người Ấn Độ huyền hoặc", hãy thử trả lời câu hỏi: Tại sao ko phải là người Trung Quốc, người Việt Nam, người La Mã, mà lại là người Ấn Độ có máu huyền hoặc?Ngẫu nhiên đúng ko? Hay đấng tối cao nào đó muốn thế?
    Ở đây, nguyên nhân đã bị lấy nhầm là kết quả. Đáng lẽ, do Ấn Độ là nước đa tôn giáo, tầm ảnh hưởng của tôn giáo quá rộng lớn, do vậy người Ấn Độ bị huyền hoặc, thì cậu lại đảo ngược lại, cho rằng Ấn Độ đa tôn giáo do bản tính người Ấn Độ huyền hoặc. . Ko logic tí nào.

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Đây cũng không phải giải thích, mà là diễn đạt lại vấn đề bằng những lời lẽ khác. Vấn đề nằm ở chỗ TẠI SAO CÁC TRÀO LƯU NÀY CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG LỚN. Tôi căng mắt ra đọc nhưng chưa thấy cậu giải thích ở đâu cả !!!![/QUOTE]
    Các trào lưu có tầm ảnh hưởng lớn, vì ít nhất trong thời điểm đấy, nó giúp phần đẩy mạnh sự tiến bộ cho một nền văn minh.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Miễn bình luận.[/QUOTE]
    ...
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Những truyền thuyết đó biểu trưng CHO CÁI GÌ ?[/QUOTE]
    Thần thoại trăm trứng trăm con biểu trưng cho tính đồng căn của các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. Sơn tinh thuỷ tinh là biểu hiện cho sự di cư của người Việt ta từ các vùng duyên hải lên đồng bằng đinh cư(Chọn Sơn tinh chứ ko phải thuỷ tinh. Cái này khác với quan niệm trước kia của một số người, cho rằng ko chọn Thuỷ Tinh là vì sông hay gây lũ lụt, phá hoại cuộc sống dân cư).
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Có biết là khi người châu Âu còn ăn lông ở lỗ thì người Trung Hoa đã biết lập thống kê về dân số, nông nghiệp ...vv hay không ??? Câu tô vàng trên miễn bình luận, vì hết sức nhảm nhí ! [/QUOTE]
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Biết một mà ko biết hai. Vậy cậu có biết khi người Trung Quốc còn đang ở chế độ quân chủ chuyên chế, bế quan toả cảng thì Châu Âu và nước Mĩ phát triển nhảy vọt thế nào không?
    Cái cần nói đến ko phải quá khứ hay tương lai, mà chính là thực tại. Vì có lúc mạnh thì cũng có lúc yếu, có lúc lớn thì cũng có
    lúc nhỏ.
    Mong cậu giải thích thêm câu này. Cao siêu quá, tớ thật sự không hiểu.
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 09/04/2005
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 09/04/2005
  7. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Ô hô ! Tôi tập trung vào nội dung đấy chứ. Một bên cậu bảo thần Shiva tượng trưng cho sự hủy diệt và sẽ hủy diệt thế giới, một bên cậu bảo theo thần thoại Bắc Âu, các vị thần không mãi mãi tồn tại mà sẽ bị hủy diệt vào một lúc nào đó. Và rồi cậu bảo hai cái giống nhau. Thấy rõ chỗ khập khiễng của mình chưa ??? Cậu phicau dốt thật hay vờ vịt dốt để chọc tiết người khác đấy ?? Đừng có cái tật la làng nhé, xấu lắm, đã ai động đến móng tay móng chân gì của cậu đâu mà bảo người ta bới lông tìm vết ????!!!!!
    OK. Có giá trị tham khảo.
    Lạc đề !Huênh hoang các chân lý như kiểu nền tảng của cái tất nhiên là cái ngẫu nhiên ở đây làm gì ???????? Tôi không nói nó sai nhá, nhưng không đúng chỗ !!!!!!! Ta đang bàn đến TẠI SAO ẤN ĐỘ LÀ ĐẦU NGUỒN CỦA NHIỀU TÔN GIÁO trên phương diện văn minh, xã hội, và hoàn toàn không cần đi đến khía cạnh siêu hình !!!!!
    Lập luận siêu hình (đi đến cái đầu tiên, tối thượng...) của cậu là lời bào chữa vụng về cho sự đơn giản hoá quá mức vấn đề mà tôi đã chỉ ra ở trên. Một lần nữa, không phải là chân lý này sai, nhưng đưa nó ra ở đây, vào lúc này, thật là một việc vô thưởng vô phạt, và để bào chữa cho cái kia thì lại càng không đúng chỗ !!!
    (Chú ý: đoạn vừa viết trên không dành cho trẻ em)
    Cậu khá thuộc bài nhỉ. Nhưng chưa đủ đâu, vì vấn đề chính vẫn còn đó: CÁI THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG TRÀO LƯU NÀY NẰM Ở ĐÂU ???? Đừng đưa luận điệu cùn: ngẫu nhiên ra nữa nhá ! Nhảm lắm đấy !!!!
    Câu nào cụ thể ??? Cách trình bày bài viết của cậu làm tôi khá rối mắt và mất thời gian trong quá trình trả lời !!!
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 09/04/2005
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 09/04/2005
    [/quote]
  8. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Còn đoạn này nữa.
    Cậu có biết là cho đến thế kỷ XVIII thì châu Âu còn phải học hỏi nhiều Trung Hoa về khoa học kỹ thuật hay không ?????? Phương Tây phát triển nhảy vọt là do sự mở mang xuất hiện vào thời kỳ Phục Hưng, và do đó còn là một hiện tượng rất mới !!!! Vì lý do này nó chưa nói lên gì được về giá trị của 2 nền văn minh khác nhau, lại càng không thể nói gì về tính cách con người sinh sống trong những nền văn minh này.
    Ngoài ra, về mặt lâu dài Trung Quốc sẽ lấy lại thế thượng phong cậu ạ. Cậu có vẻ thích cái hào nhoáng của Âu Tây mà đánh giá thấp cái thâm thúy của Đông Phương đấy !
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 10/04/2005
  9. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Ờ đa số các chú trẻ người non dạ hay thích cái vẻ hào nhoáng của phương Tây mà chẳng chịu đọc phương Đông gì cả. Đường lối của bọn Tây mũi lõ, man di, chưa được khai hoá chỉ là tiến dần đến chân lí thôi, còn bọn phương Đông thì tìm ra chân lí từ lâu rồi nhá.
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì bác nhầm, vì em biết đến Trung Quốc nhiều hơn là bác tưởng.. Mỗi nền văn hóa, dù có khác biệt nhau, nhưng đều có chỗ hay cũng như chỗ dở. Xu hướng hiện nay là hội nhập 2 nền văn hoá Đông Tây, chứ ko phải cứ nhất nhất theo cái kiểu "bài Lâm, phê Khổng" như hồi xưa nữa.
    P/S: Nếu bác ko thích văn hoá Phương Tây, đừng dùng internet nữa. Làm túp lều ở đồng quê, sống thanh tĩnh vô vi, ko màng thế sự có phải hơn ru?

Chia sẻ trang này