1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền văn minh Ấn Độ, thành tựu của nền văn minh Ấn Độ và triết học của Ấn Độ? Cùng vào đây trao đổi k

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 18/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Đối với khái niệm nền văn minh , sự "hoàn chỉnh" là hết sức mù mờ. Em nghĩ em ko dùng khái niệm "hoàn chỉnh" ở đây, bác nên xem lại. Dùng khái niệm âm dương để chỉ ra rằng, nếu so sánh bất cứ hai cái gì, chúng ta cũng có thể thấy được mặt mạnh và mặt yếu so với cái còn lại. Có gì mà ko đúng chỗ?
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 00:39 ngày 16/05/2005
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Âm và dương dùng để chỉ hai khía cạnh đối lập nhưng bình đẳng của một vấn đề, chứ không phải một cái mạnh một cái yếu, hay một cái tốt một cái xấu. Chẳng hạn ngày dương đêm âm, nam dương nữ âm, nóng dương lạnh âm ... nhưng không thể nói nóng hay lạnh tốt hơn, nam hay nữ tốt hơn, ngày hay đêm tốt hơn.
    Hay là ý của bạn là tốt thì dương và xấu thì âm ? Nếu vậy thì cậu lại càng sai rồi. Câu trả lời ở trên bạn vắt óc được hơn một tháng mới nghĩ ra đấy à ? Vậy thì tôi cho bạn vắt óc thêm vài tháng nữa ...
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 01:53 ngày 16/05/2005
  3. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Bác lại mắc bệnh quy kết rồi. Em chưa bao giờ nói tốt dương xấu âm, đấy chính là suy nghĩ của bác đấy chứ. Với một câu hỏi đơn giản thế mà bác suy xét theo kiểu chẳng giống ma cũng chẳng giống Phật , em thật thấy làm lạ. Ngay cả việc bác nói nam dương nữ âm cũng sai bét. Vì chẳng có cái gì âm dương tuyệt đối cả, cái thì phần dương chiếm ưu thế, cái thì phần âm chiếm ưu thế. Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương.
    Mặt mạnh và mặt yếu ở đây còn tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người trong thời đại khác nhau, chứ bản thân các vật đấy ko có chỗ nào mạnh chỗ nào yếu cả. Bác hết sức ca ngợi phương Đông, cái đó là chuyện của bác. Nhưng bác cho rằng Phương Đông hơn phương Tây về mọi mặt, nhất là sự văn minh thì em ko đồng ý. Xét theo khía cạnh phát triển và sự tiến bộ của nền văn minh hiện tại, chắc chắn bác hỏi 100 người thì 99 người nói phương Tây văn minh hơn. Một người luôn theo đuổi sự dân chủ như bác chắc cũng biết, ý dân là ý trời. Xem ra cả thế giới này chỉ có bác là cho phương Đông hơn phương Tây về mọi mặt. Nếu bác thích, chúng ta có thể làm một cuộc trưng cầu cho rõ ràng.
  4. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cậu phicau dùng âm dương để nói lên tính không hòan chỉnh là cũng có ý đấy chứ, dù từ ngữ có thể không chính xác lắm, chính vì âm dương khác nhau nên mỗi cái có vai trò thể hiện phù hợp của nó, chính đó sẽ làm cho có mặt mạnh, ví dụ đàn ông thì thường mạnh hơn về sức lực cơ bắp nhưng không có vẻ đẹp mềm mại hình thể như đàn bà, hoặc cho dù XH ngày nay bình đẳng nhưng trong các vai trò họat động bên ngòai XH đàn ông vẫn thường gánh vác mạnh hơn, với đàn bà tốt hơn trong thiên chức hướng về gia đình, nội tướng.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hệ thống đo lường ấy sao có thể so sánh được với hệ thống của người Hy Lạp. Con số "pi" của Trung Quốc không chính xác bằng con số pi của người Hy Lạp (hình như do Ac-si-met tính được). Vả lại người Trung Quốc khi ấy họ chỉ nghiên cứu vật chất một cách trừu tượng thôi, như thuyết âm dương ngũ hành.
  6. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Riêng về số pi thì người Trung Quốc đã tính ra chính xác hơn phương Tây đến khỏang cả thiên niên kỷ (tôi không nhớ rõ nhưng là rất lâu, cũng không nhớ rõ tên người tính ra), nhưng phương pháp là tính bằng đa giác nội tiếp hình tròn với số cạnh cực lớn, khi 1 đa giác đều nội tiếp hình tròn với số cạnh khỏang cả ngàn thì chu vi của nó xấp xỉ chu vi hình tròn.
    Người Trung Quốc cũng là dân tộc đầu tiên phát minh ra cách đọc ghi chữ số theo lối thập phân, trong khi Ác Si mét cũng không nghĩ ra nổi, Hy lạp dùng 1 ký hiệu để ghi số 10, 1 ký hiệu khác để ghi số 20, cho đến 30, 40...90, 100, 200...Trong khi Trung Quốc đọc ghi là nhị thập, tam thập, 29 là nhị thập cửu, nhưng ghi bằng chữ Trung Quốc...chẳng khác gì cách gọi ngày nay.
  7. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Về la bàn thì Trung Quốc phát minh ra, những la bàn cổ nhất là của Trung Quốc. Nhưng họ ban đầu chỉ dùng để tìm phương hướng cho việc phong thủy, cả ngàn năm sau mới dùng cho hàng hải. Từ thời nhà Chu cách đây 3000 năm, sử sách có ghi là xứ Việt Thường ở phương Nam (nhiều người cho là thuộc VN ), đi xứ phương Bắc quên mất đường về, vua nhà Chu đã tặng cho phái đòan 1 cỗ xe trên đó có tượng người giơ tay luôn chỉ về phương Nam để tìm đường về.
    La bàn đến TK 12 mới được phương Tây nhắc tới trong sách vở qua văn hóa Ả Rập, Ả Rập lại học từ Trung Quốc. Đến TK 15 thì nhờ la bàn, Columbus mới tìm ra được Mỹ châu. Trước đó tàu bè phương Tây tòan đi men gần theo bờ biển và theo kinh nghiệm về quan sát hướng gió, hướng sao, giòng thủy lưu..., chứ không giám lang thang ngòai đại dương mênh mông vì không định chính xác được phương hướng, nhất là trong mọi thời tiết.
  8. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    À còn cái này nữa có lẽ tui phải thỉnh giáo Ankara: có phải người Hoa đã đặt chân đến châu Mỹ trước người Âu hay không ?
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có lẽ bác Ankara nhầm về tính chính xác, số pi của người Hy lạp chính là số pi ngày nay, còn bác nói chính xác có lẽ là chính xác về thời gian tìm kiếm ra nó.
    Người Trung Quốc khi xưa họ lại trọng về lịch sử Nhân Văn hơn là lịch sử tự nhiên, và họ lại không thích phổ biến những phát minh của họ, chỉ muốn giữ như "gia truyền". Có lẽ nếu có vị vua nào đó ra yết thị rằng ai có phát gi cứ đăng ký với nha vua sẽ được ghi nhận và có thưởng thì hay biết bao. Điều này cũng nói lên hệ thống truyền thông đại chúng là hết sức quan trọng, mặc dù cũng chính người Trung Quốc phát minh ra phuơng pháp in sách (in lụa).
    Hơn nữa họ chỉ chú trọng những điều "Thánh hiền dạy" 1 cách trừu tượng chứ chua chú ý đến tính qui luật của vật chất (hoặc sự khái quát hóa), như công thức Pi-ta-go, tiên đề E-clit, khái niệm "nguyên tử".
  10. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Chuyện người Trung Hoa có đặt chân đến Mỹ Châu trước Columbus hay không tôi chẳng giám khẳng định. Có người nói đô đốc Trịnh Hoà đời Minh từng đặt chân đến Mỹ Châu trước Columbus, và các thông tin Trung Quốc khác thì còn nói những nhân vật khác trước Trịnh Hòa rất lâu nữa. Xét về khả năng thì Trung Hoa hoàn toàn có thể đặt chân đến Mỹ Châu trước phương Tây. Ta biết dân bản địa Hawai là những ngư dân Nam Trung Hoa đến lập nghiệp vào đầu công nguyên, mà đó chỉ là những nhóm ngư dân đi tự do mà thôi (văn hóa của họ rất giống văn hóa của VN, có lẽ cùng gốc, vì người ta tìm được các hoa văn khảo cổ giống hệt các hoa văn đã đào được ở VN). Họ chỉ cần tiếp tục tiến về phương Tây nữa thì sẽ tới Mỹ Châu
    Những thông tin của phương Tây tôi đã đọc thì không thấy khẳng định Trịnh Hòa từng tới Mỹ Châu, chỉ đề cập Trịnh Hòa từng tới vùng xa nhất là Đông Phi, điều này thì phương Tây khẳng định là do chính dân Đông Phi kể lại cho Vasco da Gama. 80 năm sau Trịnh Hòa, Vasco da Gama mới đặt chân tới Đông Phi trên những con tàu nhỏ xíu, xấu xí và đói rách hơn đoàn người của Trịnh Hòa nhiều, đó cũng là lời phán xét của dân Phi Châu.
    Vì những tài liệu Trịnh Hoà ghi chép về các xứ mà ông đã đi qua đã bị nhà Minh đem đốt hết, nên không có bằng chứng khẳng định. Đây là do cái dại khác của Trung Hoa, trong khi phương Tây nhìn thấy được món lợi béo bở từ việc khai thác các thuộc địa và các vùng đất mới thì Trung Hoa sau khi xem xét đã cho rằng những xứ sở còn nghèo đói này không có ích gì cho họ, nên sau Trịnh Hoà họ đã quyết định bế quan tỏa cảng. Văn hóa Trung Hoa xem các dân tộc khác là man di nhưng họ có nguyện vọng giáo hóa man di thành văn minh bằng Khổng giáo, chứ không giống phương Tây thực dụng có nguyện vọng bắt các xứ này phải làm nô lệ cho họ, và họ ra sức bóc lột để đem của cải về cho mẫu quốc. Ta thấy 1 hình ảnh tương phản giữa 2 nền văn hóa khi Trịnh Hoà đặt chân tới Đông Phi, họ đã tặng nhiều vật lạ Trung Hoa cho dân Phi Châu mà đối với Phi Châu đó là báu vật, họ muốn quảng bá cho văn minh Trung Hoa rực rỡ, đồng thời để kích thích giao thương. Còn xứ phương Tây vốn nghèo đói thì 80 năm sau, ngay sau khi Vasco da Gama đặt chân tới Đông Phi, họ đưa tàu tới bắt ngay dân Phi Châu về để buôn bán nô lệ.
    Rất có thể Trịnh Hòa từng tới Mỹ châu và cũng có thể không, đây cũng là chỗ không chắc chắn để phương Tây hạ uy tín Trung Quốc, cũng như Trung Quốc muốn hạ uy tín phương Tây bằng cách quảng bá thiếu chứng cứ rằng Trung Quốc đã từng đặt chân đến Mỹ Châu trước nhưng không thèm? quay lại.
    Trước Columbus thì người Viking, hình như vào TK 13(?) cũng từng tới Mỹ Châu, nhưng thật ra là chưa vào sâu lục địa, họ chỉ tới đảo Greenland, rồi từ đảo Greenland họ chuyển tới đảo Newfoundland, chứ chưa vào Mỹ Châu, họ vốn là dân cướp biển tung hoành khắp nơi trên đại dương, giong buồm trên những con thuyền nhỏ nhẹ, tình cờ đi lăng xăng tìm ra, họ cũng đi biển theo kinh nghiệm trăng trời, gió nước?
    Còn Columbus thì cứ giữ lái thẳng hướng Tây liền 1 mạch trong 1 tháng là nhờ vào la bàn, điều mọi người ít nhắc tới là ông không định đi tìm đất mới mà đi tìm kiếm xứ thiên đường Trung Hoa bằng đường biển vì con đường tơ lụa đã bị thế giới Hồi giáo ngăn chặn, đó là chí hướng mơ ước từ khi ông còn nhỏ do ông đọc được cuốn sách của Marco Polo về xứ sở thiên đường Trung Hoa. Thời đó đã có giả thuyết về quả đất tròn nên ông cho rằng thay về đi về phương Đông thì đi ngược về phương Tây thì cũng đến được Trung Hoa, nhiều người cho là ông điên rồ.
    Điều đáng nói nữa là phương Tây đến được Mỹ Châu không chỉ nhờ la bàn Trung Hoa, các con tàu khổng lồ của Hy La không hề có bánh lái, chỉ có một cánh buồm lớn đặt giữa thân nên phải dùng lực người chèo là chính (hàng trăm nô lệ bị xích vào tàu) nhất là khi chạy ngược gió, việc cua quẹo được trên mặt nước là một khó khăn lớn thế nào. Nhưng Trung Hoa thì phát minh ra cái bánh lái tàu từ TK 1 trước CN, họ cũng hoàn thiện kỹ thuật dùng nhiều cách buồm để chạy ngược gió, châu Âu hơn ngàn năm sau mới học được cũng qua ngả Ả Rập.
    Kỹ thuật đóng tàu cách mạng của châu Âu thời Columbus để làm các chuyến thám hiểm đã học được nhiều từ Trung Hoa và Ả Rập, Ả Rập sau này còn nhỉnh hơn cả Trung Hoa.
    Người Trung Hoa cũng đã biết được góc lệch giữa phương Bắc Nam địa lý (trục tự xoay của quả đất) và phương Bắc Nam địa từ (2 từ cực), mà họ gọi là chính châm và phùng châm.

Chia sẻ trang này