1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nền văn minh Ấn Độ, thành tựu của nền văn minh Ấn Độ và triết học của Ấn Độ? Cùng vào đây trao đổi k

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 18/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Người Trung Quốc đa phần chỉ dấu những gì liên quan đến công thức công nghệ, những thứ giúp họ làm ra những vật cụ thể để giữ kế mưu sinh, kiếm chác từ người khác không biết bí mật đó. Đó là cái tệ cho sự phát triển, nhưng những học thuật khác như nho giáo, toán pháp, binh pháp?họ không dấu mà phổ biến tràn lan.
    Có điều đáng nói nữa là công thức Pitago không phải là của Pitago mà ông chỉ làm phép chứng minh nó đúng cho mọi tam giác vuông, đó là dấu ấn quan trọng trong lịch sử toán học là phép chứng minh 1 định lý, chứ những người đã tìm ra công thức ấy là Babilon và Trung Hoa, trước Pitago hàng ngàn năm. Nhưng họ chỉ áp dụng thực tiễn mà không chứng minh. Sau này Trung Hoa cũng chứng minh nhưng chỉ bằng hình vẽ hình học như 1 sự giải thích rõ ràng cho cái lẽ của nó, không trình bày thêm bằng câu chữ suy luận với các ký hiệu.
    Nền toán học của chúng ta phát triển độc lập từ nhiều nơi, mặc dù cũng có ảnh hưởng nhau nhưng thời xưa sự thông tin toàn cầu còn kém nên có ảnh hưởng cũng không nhiều lắm và vẫn phát triển riêng. Số pi là con số cần tính vì nhu cầu tính chu vi và diện tích hình tròn, số pi của Trung Quốc do Lưu Huy (Liu Hui) tính vào thời tam quốc (năm 263), dùng thuật toán chia cắt đường tròn, trong toán học gọi thuật này là ?othuật Hui?. Liu Hui đã tính với đa giác đều 3072 cạnh nội tiếp đường tròn và tính ra số pi = 3,1416. Trước đó, Archimede của Hy Lạp, đã tính được số pi nằm trong khoảng 3,14 < pi < 3,1428. Ngày nay ta biết số pi chính xác tới 5 chữ số thập phân sau dấu phảy là 3,14159. Như vậy kết quả của Liu Hui có sai số rất nhỏ. Sau này nhà toán học kiệt xuất Tổ Xung Chi (Zu Chong Zhi, 429 - 501 ) tính chính xác số pi = 355/113 = 3,14159292, chính xác tới 6 chữ số thập phân sau dấu phảy (sai số so với giá trị thực < 8/100.000.000), cách tính này Tổ Xung Chi gọi là ?omật suất?. Đây là kết quả vô địch và phương Tây phải hơn 1000 năm sau, vào thời Phục Hưng mới lặp lại được kết quả tương tự do Valentin Otto(1550-1605), ông tìm ra phân số 355/113 vào năm 1573.

Chia sẻ trang này