Nên vui hay buồn Còn nhớ ngày học ĐH, thỉnh thoảng về quê tôi hay mua Cốm Làng Vòng về biếu các cụ. Nay đọc bài này trên báo Tuổi trẻ chợt giật mình, có lẽ không những nhiều người Thái Bình chúng ta không biết mà cả rất nhiều dân Thủ Đo cũng chẳng hay . **************** - Trong khi làng cốm Vòng (rất nổi tiếng) ở Hà Nội đang có nguy cơ tàn lụi thì gần đây một làng cốm rất đặc biệt ở tận Thái Bình cách xa hơn trăm cây số đang làm ăn rất rầm rộ. Làng cốm này đâu có mới mẻ, sơ khai mà đã có tuổi vài trăm năm như cốm Vòng mới lạ! Tuy nhiên bao nhiêu năm làng phải tồn tại bằng cách... núp dưới danh cốm làng Vòng để tiêu thụ. Đó là làng cốm Thanh Hương thuộc xã Đồng Thanh (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).Chúng tôi biết đến làng cốm Thanh Hương thông qua lời giới thiệu của ông Tô Đình Lữ - thư ký đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình: ?oPhần lớn cốm bán ở Hà Nội là do người Thanh Hương làm ra?. Câu nói ấy khiến chúng tôi sửng sốt. Làng Vòng vẫn được coi là duy nhất, mạnh nhất về làm cốm ở miền Bắc, nhưng mấy năm gần đây các gia đình đã bỏ nghề để dành đất xây nhà cho sinh viên thuê. Theo lời chị Nguyễn Thị Dung, 43 tuổi, ở thôn Hậu, cả làng hiện chỉ còn khoảng chục nhà làm cốm, trong khi có thời cả làng mấy trăm hộ làm. Nhà chị Dung làm nhiều nhất cũng chỉ có hai chảo rang, một cối giã. Làm mướt mồ hôi chỉ đủ người ta ăn vặt, lấy đâu nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất bánh cốm, chè cốm... Vậy cốm ở đâu mà tung ra bán khắp phố phường không chỉ mỗi độ thu sang mà cứ quanh năm? Thôi đúng rồi. Nay mới ?olòi ra?: cốm từ làng Thanh Hương đưa lên. Rời làng Vòng, chúng tôi lên đường đến làng Thanh Hương. Vừa vượt qua cầu Tân Đệ trên quốc lộ 10 một quãng là đã đặt chân lên xã Đồng Thanh. Làng cốm Thanh Hương nằm cuối xã, sát bên sông Hồng thơ mộng. Ban đầu chúng tôi cứ ngỡ làng cốm này chỉ vừa ra đời khi nghề cốm Vòng thất thế, nào ngờ lịch sử nghề cốm còn dài bằng lịch sử thành lập làng. Có đi giữa làng Thanh Hương, tận mắt thấy cảnh sản xuất nhộn nhịp, khẩn trương mới biết cảnh làm cốm ở làng Vòng cũng còn chưa thấm tháp gì. Nhưng... có một bi kịch là tất cả số cốm ấy dù bán cho ai, bán ở đâu đều phải tự giới thiệu là... từ làng Vòng hoặc để nhãn hiệu cốm Vòng. Chuyện này đã tồn tại nhiều năm mà chỉ có người Thanh Hương và các lò chế biến cốm ở Hà Nội biết, không phải vì cốm Thanh Hương xấu, không ngon, độc hại gì... Ông Tiến buồn rầu thổ lộ: ?oBây giờ người Thanh Hương làm cốm còn mạnh hơn cả làng Vòng, nhưng khi đi bán vẫn cứ phải mượn (trộm) tên cốm Vòng vì bà con e ngại chuyện bảo đây là cốm Thanh Hương chắc gì ai mua, nay mới thấy dại. Làng Vòng có cốm làng Vòng, chúng tôi cũng làm được cốm và đó là cốm Thanh Hương. Lẽ nào không dám khẳng định chính mình, cứ mượn tên mãi? Nay phải bảo vệ nguồn gốc, thương hiệu, tức là trả lại tên cho cốm Thanh Hương thôi?. ************************ Một chút tự hào pha lẫn nỗi buồn Ông chủ tịch xã cho biết nhiều ý kiến đã kiến nghị như vậy, xã cũng nhất trí như vậy. Nhưng ai, bao giờ và như thế nào thì vẫn chưa thể có câu trả lời. Có người bi quan lại bảo: hay chúng ta cứ tiếp tục làm như cũ để... giữ tiếng cho làng Vòng? Điểm giống nhau của hai làng là người dân đã bắt kịp nhịp độ hiện đại hóa, nhanh chóng thay thế cách làm thủ công bằng trợ lực của máy móc, cũng đều làm ra gói cốm thơm, ngon, xanh, đẹp như nhau. Điểm khác nhau là trong khi nghề làm cốm ở làng Vòng đang thoi thóp với vài gia đình cuối cùng (nếu dự án nối dài đường Nguyễn Phong Sắc qua cao tốc Láng - Hòa Lạc triển khai giải phóng mặt bằng là có thêm gần chục hộ phải giã từ nghề) thì ở Thanh Hương lại có tới gần trăm hộ làm cốm, mới thật sự là làng cốm và chưa bao giờ ăn nên làm ra như giai đoạn này. Trên đường làng lát bêtông sạch bóng, bên dưới những ngôi nhà ống khang trang là từng đoàn xe vào ra tấp nập như phố huyện. Những chiếc xe máy phía sau chất kín lúa nếp non liên tiếp đổ về từ những cánh đồng xa xôi tận tỉnh Nam Định, Hưng Yên để kịp làm những mẻ cốm nóng hổi như ?ochạy sô?. Trong một ngôi nhà đang tỏa ra mùi nếp rang thơm lừng là cảnh tượng thật sinh động: trong khi hai người phụ nữ ngồi trên sàn nhà sạch bóng sàng, sảy từng mẻ cốm vừa giã xong thì ở gian bên chàng trai lưng trần đang ngồi trực bên cối giã thóc chạy bằng môtơ. Tiếng thình thịch đổ liên hồi theo từng mẻ cốm. Từ hạt nếp rang vàng ươm đổ vào cối giã, sau vài chục phút dần chuyển sang màu xanh mướt bởi các hạt cốm tách vỏ, mây mẩy. Góc sân một phụ nữ khác đứng trực hai chảo thóc rang to đặt trên bếp than rực đỏ để giữ cho lửa cháy đều. Nơi hiên nhà là mấy phụ nữ đang cân đong những bát cốm vừa ra lò để một chị sẽ cho vào bao tải chuẩn bị ra bắt xe khách đưa lên Hà Nội. Tất cả đều hối hả như chạy đua với thời gian. Đó là cảnh làm cốm tại gia đình chị Tâm, 50 tuổi, ở tiểu khu 7. Chị Tâm bảo nhà mình chỉ làm nhỏ (một cối giã), trong làng có rất nhiều nhà làm lớn với hai ba cối, có nhà tới bốn năm cối. Những hộ như vậy thường phải thuê mướn thêm người giúp việc vì làm mỗi mẻ cốm rất lâu, cần nhiều lao động chuyên môn từ thu mua lúa, suốt hạt, ngâm rửa, rang, giã, sàng sảy... Làm cật lực thì mỗi cối mới cho ra khoảng 50-60kg cốm/ngày. Những hộ làm lớn có 1-2 tạ cốm ra lò trong ngày vẫn được coi là bình thường. Cốm làng phải mang tên làng Ông chủ tịch xã Đồng Thanh Nguyễn Đắc Hồng, 43 tuổi, sau hồi lục tìm tài liệu thống kê về nghề làm cốm Thanh Hương cho chúng tôi biết mỗi ngày cả làng này sản xuất được khoảng 4.000- 5.000kg cốm, nhất là khi mùa thu tới. Chuyện thật khó tin, nhưng lại rất thật. Cả gần trăm hộ, nhà nào nhà nấy đều đang ganh đua tăng công suất sản xuất cốm. Có thời điểm vùng trồng lúa nếp không đáp ứng kịp nhu cầu. Đêm ở Thanh Hương cũng khó ngủ được vì hàng trăm chiếc chày (máy) thi nhau nện; rộn rã, thúc giục như xưởng dệt lớn. Từng nhiều năm nghề làm cốm Thanh Hương đã hoạt động rộn ràng đấy nhưng chỉ góp phần giúp bà con cầm cự với đói nghèo. Bây giờ khác hoàn toàn, nghề cốm đã làm dân làng đổi đời như vừa qua giấc mơ. Những khái niệm như ?otriệu phú cốm?, ?ovua cốm?... bắt đầu xuất hiện ở làng. Nhiều nhà chỉ từ hạt cốm mà dành dụm được số vốn liếng 600-700 triệu đến cả tỉ đồng. Ông chủ tịch xã Nguyễn Đắc Hồng khẳng định mỗi ngày làng Thanh Hương tiếp sức cho Hà Nội khoảng 2.500- 3.000kg cốm. Ghê quá. Ba tấn gạo thì bình thường nhưng ba tấn cốm (để ăn chơi) là một khối lượng khổng lồ. Vậy mà ông Tiến, 66 tuổi, một trong những chủ hộ làm lớn ở làng, cho hay số ấy vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu. Bởi ngoài cốm ăn (gói lá sen) bán rong khắp phố chỉ chiếm phần nhỏ, số đổ cho những cơ sở làm chè cốm, bánh cốm tại khu 36 phố phường mới là phần lớn. Đặc biệt gần đây các cơ sở này còn chế biến ra một đồ uống mới lạ là rượu cốm (cốm được lên men và đổ vào rượu, ngâm lên vừa có màu đẹp như mật, uống thơm mát lại sang quí, có giá bán 25.000 đồng/lít). Cốm và các món ăn làm từ cốm Thanh Hương được chế biến tại Hà Nội còn vươn xa hơn theo những cung đường đất nước, vào tận TP.HCM và ra cả nước ngoài. Giao thông thuận tiện với mạng lưới xe khách dày đặc trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã mở lối cho hàng trăm người Thanh Hương mang cốm của mình đi xa tới nhiều tỉnh khác. Kiên
- Nên vui hay buồn ? - Vui Tớ đọc bài này cứ thấy vui vì là dân TB có nghề đang làm ăn ra tiền. Có lẽ, người buồn ở đây là dân làng Vòng, vì họ còn ít người nối tiếp công việc làm nghề truyền thống này. Lúc làng Vòng bị giải toả rồi, thì cái thương hiệu "cốm làng Vòng" cũng chỉ dùng để "giao dịch" thôi, chẳng gắn với lại một cái làng cụ thể nào cả. Cũng giống như một thời làng Láng nổi tiếng với húng Láng. Bây giờ có còn đất để trồng đâu. Dân ngoại thành trồng rau húng, vẫn cứ gọi là húng Láng có vấn đề gì đâu. Làng Thanh Hương cứ sản xuất cốm xanh và gọi tên là cốm Làng Vòng Thanh Hương, chả sao cả, hì hì. Được CongTuThaiBinh sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 12/09/2003
Nghe bài viết này mà tỉnh cả người,sướng quá các bác nhỉ.Ngày xưa em quen thằng bạn Hà Nội ,nó tự hào về cốm Vòng lắm.Còn mình thì chỉ biết có ổi bo và bánh cáy là hết,hai cái món đó nói chung đều khó nuốt(em thấy thế).Nhưng cốm thì dễ ăn hơn nhiều. Qua câu truyện trên mới biết suy cho cùng " Cũng vì miếng cơm manh áo" mà phải làm thế ,khi cơm đã đủ no áo đã đủ mặc thì lại cần giá trị tinh thần.Đúng đó,nếu làm ngon và marketting giỏi thì trước sau cốm Thanh Hương sẽ nổi tiếng thôi. Do Not Give Up
Chuyện của Kiên cò kể lại thú vị thật đấy. Từ giờ mua cốm mang vào miền Nam làm quà có thể giới thiệu là cốm của TB rùi, và dần dần nếu mỗi người TB đi đâu cũng giới thiệu là cốm Thanh Hương - TB thì dần sẽ có thương hiệu thôi.
Hey, sao lại chim cò ở đây hả Kể ra đồng chí nào tư vấn cho bà con đăng ký thương hiệu đi nhỉ, nhanh chân không mất đấy Kiên
Hic hic.Còn phải đăng ký thương hiệu nữa à.Thế ai là ông chủ của cơ sở sản xuất hả bác.Chắc phải cử người đi để đăng ký chứ.
Thì bác không nhớ vụ nước mắm Phú Quốc à? Rồi bao nhiêu DN lớn của nhà nước nữa, chậm chân là chết. Thế cho nên mới cần người tư vấn, bà con nông dân làm sao biết đường đi nước bước như nào Kiên
Hay quá nhỉ, bác nào lại về tận Thanh Hương để tìm hiểu về Cốm. Nhà em ở gần cái làng Cốm ấy mà em cũng không biết rõ về nó, thật là thiếu sót. Ngoài cốm ra thì làng Thanh Hương cũng làm lắm nghề lắm như Đậu, làm sâu (quẩy nhỏ), bánh cuốn, bún... Tuy nhiên về đậu thì không thể sánh với làng mình. Đậu ở Thanh Hương vừa nhũn, vừa xấu còn đậu của làng mình làm thì rắn, cầm tấm đậu không bị gẫy. Đậu rán nóng mà uống rượu thì thật tuyệt. Mình ở Việt Hùng, các bác đến Thanh Hương chắc là đã đi qua làng mình rồi. Đấy là một ngôi làng tương đối rộng với khoảng 15.000 dân, địa bàn trải dài 4km đê. Trước kia là Huyện lỵ huyện Thư Trì (Bắc Vũ Thư), thời kỳ đấy có con phố Khách và chợ huyện rất nổi tiếng. Phố khách là phố của Người Hoa, buôn bán sầm uất. Mình cũng không biết nó mất từ năm nào, hình như là sau năm 45. Thời gian sau này khi mình còn nhỏ thì khu vực bãi sông Hồng trở thành một cảng sông qui mô nhỏ, là nơi cập bến của nhiều loại hàng hoá như rau quả tươi, gạo miền nam, các đồ gốm, sứ ..và nhiều loại hàng hoá khác. Đặc biệt là có nhiều tầu to cập bến như tầu "HẢI HÀ" và các Ca nô loại to. Thời gian trôi đi, cuộc sống được nâng lên nhưng kéo theo nó là rất nhiều vấn đề nhức nhối. Xã Việt Hùng hiện nay là một trong 3 điểm nóng bỏng nhất của Vũ Thư về độ phức tạp cũng như tệ nạn xã hội. Trong 10 năm trở lại đây, nếu TB có 5 vụ giết người thì Vũ Thư xin phép được lĩnh 3 vụ trong đó Việt Hùng sẽ chiếm 2 vụ mà toàn vụ rùng rợn các bác ạ. Các bác bảo như vậy có đáng buồn không. Chăm chỉ làm việc và tình yêu sẽ đến
Hiiiiiiiiiiii!!! Quả thật là có lỗi.Tôi cũng hay xuống mạn dưới đó nhưng chủ yếu là xuống Thận Vi để ăn hoa quả va tìm cây cảnh thôi.Có lẽ tại tui không thích ăn cốm lắm. Nhưng bàn vê chuyện thương hiệu thì khá dài dòng.Nhưng như bác Kiên nói cũng đúng.Bây giờ muốn theo kịp nhịp sống hiện đại trong thời kỳ mơ cửa thì chúng ta cũng cần phải có bản sắc riêng của mình giữ môt mớ bòng bong của thị trường.Nhưng cũng cần phải biết được thị trường mà mình có sẽ đủ lớn không để xét xem có cần đầu tư vào thương hiệu khong? Đây la một vấn đề còn mới mẻ đối với bà con ta nhưng đó cũng là một vấn đề cần được quan tâm đúng đắn
Dù sao thì đây cũng là một phim dài nhiều tập. Rõ ràng là chúng ta có lên đây bàn luận cũng chỉ như là ăn rau muống bàn chuyện quốc tế. Dù sao cũng lên vui kiên ạ. Vì niềm vui sẽ mang lại cho ta niềm tin. Hãy nhìn ở góc độ này để vui nhé. Bây giờ ở đâu cũng thấy sp TQ. Trước đây, TQ vẫn phải nhái các thương hiệu nổi tiếng của Nhật. Nhưng nay, họ công khai luôn, vì sao vậy. Vì giá thành của họ không thể cạnh tranh nổi. Chuyện làng cốm Thanh Hương cũng thế. Bây giờ ta phải mượn danh tiếng của người để tiêu thụ sản phẩm (dẫu sao cũng nên vui vì nhiều người biết đến sản phẩm của ta). Sau này, nhất định là vậy. Sẽ có một phóng viên người TB viết bài điều tra sự thực về cốm làng Vòng bấy lâu nay. Lúc mà báo chí đã lên tiếng thì dư luận tất sẽ ngã ngửa ra. Họ chỉ hơi bị choáng và bất ngờ chút thôi. Nhưng rồi họ sẽ không thể bỏ được sở thích tiêu dùng các sản phẩm từ cốm, và lúc đó, thương hiệu đặc sản Thái Bình sẽ lại bay khắp 5 châu 4 biển. Có phải là chuyện vui không nào. Cuộc đời vẫn đẹp sao....