1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nên vui hay nên buồn với clip ném phao thi ở Bắc Giang?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi kingbox3101, 09/06/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. esc_force

    esc_force Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2007
    Bài viết:
    2.835
    Đã được thích:
    0
    Có khi tư duy của ngành GD đã thay đổi, họ biết rằng cái bằng tốt nghiệp cấp 3 có cũng chẳng để làm gì, mang cầm đồ có khi nó oánh cho thêm. Chính vì vậy họ đã "tiếp sức mùa thi" cho các em, để các em ngon nghẻ ra trường (đa số rồi cũng chẳng để làm gì), còn nhà trường thì có thành tích dạy tốt, bố mẹ học sinh cũng cảm thấy phấn khởi, ngành GD thì có cái để nổ với XH, thật là đa tiện. [r2)]
  2. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4

    VN là nước chậm phát triển. Tất cả các nền kinh tế nước ta hiện nay đều sử dụng nguồn nhân lực CL thấp thôi chứ chưa có gì cao siêu (trừ một số ngành nghề đặc thù). Yêu cầu lao động đơn giản, trình độ phổ thông, lao động chân tay là chính nên vô hình chung các bậc phụ huynh, giáo viên nhìn nhận tấm bằng TN chỉ có ý nghĩa với đứa nào thi ĐH thôi (thực tế thì những hs đỗ ĐH thì việc vượt qua kì thi TN cũng đủ sức nhưng vẫn ỷ lại vào quay cóp) Số học sinh còn lại chỉ có đi làm công việc chân tay: học nghề, làm ruộng hoặc tiếp quản công việc kinh doanh gia đình...v..v nên thôi thì xuề xòa, cho nó đỗ cho xong.
    Một thế hệ công dân lầm lũi, không ý chí phấn đấu, không lý tưởng, không ước mơ.
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Có một cái bẫy về suy luận như thế này : người ta đặt hai khái niệm đối lập cạnh nhau, ví dụ rằng đen và trắng, sau đó nói rằng tôi không thuộc đen, để ngụ ý là ta chính là trắng. Nhưng thực chất "không phải đen" không có nghĩa là = trắng, nó có thể là một màu nào đó bất kì khác.

    Gần đây tôi có tiếp xúc với một giám đốc công ty. Anh ta thường tỏ ra cực kì duy vật, không muốn động chạm tới các vấn đề tôn giáo tâm linh, với ngụ ý rằng anh ta sống và làm việc, cống hiến cho xã hội bằng khoa học và chất xám. Nhưng khi tiếp xúc vào công việc, cuối cùng tôi luôn thấy anh ta đặt chất xám, khoa học, trí tuệ ở hàng sau cùng và cách kiếm tiền chủ đạo của anh ta là lừa gạt và chụp giật. Như vậy không ưa tôn giáo không có nghĩa là anh ưa khoa học. Mà người không ưa khoa học chưa chắc đã là người ưa tôn giáo, dù hai phạm trù này thường được coi như hai phạm trù đối lập. Những người này có thể thuộc loại vớ vẩn đâu đó là "ưa lừa đảo".

    Trở lại với "bệnh thành tích". Chúng ta có phạm trù đối lập với nó là "học thực chất". Một số người hạ thấp vai trò của kì thi tốt nghiệp như một kiểu ra vẻ ta đây chống lại "bệnh thành tích". Tuy nhiên, nếu hỏi anh ta rằng sau khi xóa sổ cái biểu hiện của "bệnh thành tích" ấy thì anh ta có di chuyển sang vùng "học thực chất" hay không? Tôi dự kiến những người này 99% là sẽ dài thuỗn cái mặt ra. Vì anh ta chả thích cả cái "học thực chất" luôn. Anh ta muốn một cái thứ ba gọi là "nhàn mà sướng".
  4. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý!

    Kêu giáo dục không phải là kêu các em. Xã hội thế nào thì các em như thế - các em chỉ là nạn nhân thôi!

    Kêu thứ nhất là kêu chính quyền, chính chế độ tạo ra xã hội gian dối. Giáo dục là một ngành làm sao tránh được? Nhìn Vinashin, Vinalines xem. Đó còn gần như là các tổ chức tội phạm ấy chứ. Làm ăn gian dối, rút ruột ngân sách, đút lót... Khi bị phát hiện thì bỏ trốn. Có giống tội phạm ko?

    Kêu thứ hai là kêu ngành giáo dục. Giáo dục là một ngành đặc thù. Sản phẩm của giáo dục là con người. Thử hỏi người làm giáo dục mà gian dối thì sản phẩm của họ sẽ như thế nào?

    Cần phải thi và loại ra khỏi ngành giáo dục những cán bộ thiếu năng lực, các giáo viên vô phạm. Giảm tải chương trình, chú trọng vào đào tạo phương pháp - hiểu - thay vì nhồi sọ.

    Kiến thức học rồi sẽ quên nhưng sự ham hiểu biết thì còn mãi.
  5. daigia001

    daigia001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    chả có gì vui cũng chả có gì buồn cả
    cứ nhìn vào điểm thi đại học thì biết ngay ý mà
    bao nhiêu năm rồi chứ có phải bây giờ đâu
    giả sử kỳ thi đại học là kỳ thi nghiêm túc tới 95%
    như vậy điểm thi đại học (tuy có khó) nhưng cũng phản ánh phần nào
    điểm thi đại học của 1 phòng thi nhìn toàn 1 với 2 cả phòng chỉ được vài mống điểm cao thôi
  6. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Em vui vì sự thật mà ai cũng biết nhưng ít người dám nói công khai bây giờ bị phơi bày trên mặt báo. Mong càng ngày càng có nhiều clip như thế này.
  7. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Thành tích cái khỉ mốc, xin lỗi các mem. Trường ĐN, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là miếng cơm, manh áo của cả nhà trường. Đó là trường dân lập, tự hạch toán. Tuyển sinh thì lấy sau các trường công, làm gì có cửa cạnh tranh "lành mạnh" với các trường công?
    Giáo viên công lập thì cũng chẳng quan tâm mấy đến thành với tích đâu. HS trượt 90% hay đõ 101% thì họ cũng chả mất gì và được gì. Chỉ có lãnh đạo thích thành tích để báo cáo cho nó đẹp cái mặt thôi, ngõ hầu còn có cơ....
    Nền GD nước mình giống như ngôi nhà sai từ khâu thiết kế, càng xây lên cao càng bộc lộ nhiều cái xấu. Cứ thử nhìn sách giáo khoa xem, toàn do những ông người trên giời viết, ôm đồm và tham lam, quan liêu, vô trách nhiệm.
    Chỉ có người lớn làm hư trẻ con, làm gì có ngược lại.
  8. BuuXuu

    BuuXuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Đoạn 1 thì giống trong sách giáo khoa địa lý cấp 2 cấp 3, phần nhân khẩu học.

    Đoạn 2 thì có hơi hướng văn học phê phán trước C M T 8
  9. k_ngan124

    k_ngan124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2010
    Bài viết:
    3.212
    Đã được thích:
    5
    Chả vui chả buồn vì chẳng liên quan tới mình .

    Nhớ hồi bác Nhân mới làm nói ko với tiêu cực , nói ko với bệnh thành tích các trường rụng như ngả rạ , kiểu nào cái khóa thi tốt nghiệp lần 2 chẳng đông như quân Nguyên . Thế mà .....

    Chuyện vui cuối tuần :

    Chú mình đọc báo nghe các hót boi hót gờ khoe thi tốt nghiệp đc 40d ầm ĩ , ổng bảo : đú cho lắm vào rồi cũng chỉ đến thế . 6 môn 40đ mà cũng làm như đạt thủ khoa . Chú ơi , như năm bác Nhân bác ý làm thế , đến trường cháu cũng có 1 người tạch nữa là các trường khác . Năm nay mà quán triệt như thế e là ..... các hót rụng như sung
  10. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4
    Vâng. Ngày xưa em học kỹ nên sau gần 14-15 năm rồi vẫn thuộc bài >:)>:)

Chia sẻ trang này