1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nepal: Bình bịch trên nóc nhà thế giới

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi tabalo, 24/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. IG_Shit

    IG_Shit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    2.201
    Đã được thích:
    1
    "Nếu ai đó nói mình ko biết sợ thì đó là một kẻ nói dối, hoặc anh ta là một chiến binh Gurkha" - Thống chế Sam Manekshaw [r2)]
  2. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Lá cờ có hai con dao Gurkha bắt chéo, biểu tượng sự can trường của chiến binh Gurkha. Biểu tượng này đã xuất hiện trên cờ của nhiều lực lượng trên thế giới:

    [​IMG]

    Hình ảnh trong bảo tàng Gurkha

    [​IMG]

    và lão chiến binh về hưu

    [​IMG]




  3. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Chúng tôi lên thị trấn Gurkha nhỏ với một nỗi niềm tò mò về quê hương của những người chiến binh dũng cảm- trên con đường khoảng 40 km nối từ quốc lộ lên thị trấn nhỏ xíu nằm ở rìa dãy Hymalaya này – vào lúc trời đã ngả sang chiều. Trên con đường vắng vẻ và hiu hắt, dăm cây số lại gặp một trạm cảnh sát với một toán lính nai nịt đầy đủ, súng ống lăm lăm. Mọi chiếc xe do người Nepal lái qua đều được kiểm tra cẩn thận và lục soát kỹ càng. Không chỉ thế, thi thoảng lại có một trạm cơ động. Nếu qua trạm kiểm soát đầu chỉ có cảm giác tò mò thì cứ những trạm sau sự tò mò dần giảm bớt và thay vào là nỗi âu lo thường trực. Những người lính Nepal khi thấy dán cờ Việt nam trên mũi xe và mũ, lại còn cả trên ngực áo - một bên kia là cờ Nepal – thì khá lịch sự trỏ đường mà không kiểm tra kiểm soát và dặn dò gì. Nhưng không vì thế mà chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn – vì chỉ có hai vợ chồng, đi lên đây cứ như lên vùng khủng bố hay đang có binh biến gì đó - Chợt nhớ chuyện các bạn của mình đi Tibet về qua Nepal năm 2006 gặp đúng lúc có binh biến, giới nghiêm, súng đạn, giết chóc …làm tới 20 000 người Nepal tử nạn... làm cho không khí khá nặng nề. Cuối cùng cũng không nhịn được phải nhè một sĩ quan có vẻ cởi mở nhất để hỏi binh tình.

    …Gurkha hả , e e e hèm, bọn mày lên đó phải cẩn thận nhé, tối đừng có lang thang, vào khách sạn thì hỏi han cho kỹ nhé, tốt nhất là ở nhà nào có khách nước ngoài…mà nhớ đến trạm cảnh sát cuối cùng, chỗ có cái barie thì vào khai báo để còn biết đường… nói đoạn, sỹ quan sốc lại súng cho gọn gàng, khoát tay cho chúng tôi qua.

    Ù hết cả tai, định bảo sỹ quan là thôi dặn dò kỹ thế thì để tao quay về - thế ở Gurkha có cái gì mà canh gác kinh thế -
    Ơ thế mày không biết là trên đó là căn cứ của quân Maoist à – năm trước oánh nhau ùng oàng với quân chính phủ - giờ là đỡ rồi đấy, còn mỗi ở đây chứ trước tụi nó tràn ngập dưới Kathmandu, bọn mày mà ở đó hồi đấy thì có mà đi bằng mắt …

    Giật thót cả mình, chạy tới hơn 30 cây đường núi rồi mà giờ nó nói thế - hay quay về nhỉ ? chứ lên kia mà cứ súng súng ống ống thế kia nghe cũng hơi hãi.

    Ơ thế Maoist là phiến quân gì nhỉ ? Mao thì chắc là Bác Mao rồi, ist thì là ist – nghĩa là chủ nghĩa Mao – nghĩa là Cộng sản chứ gì? Thế thì khỏi lo rồi, mình đồng chí mà – Tìm xem trong người có cái gì đo đỏ không - để mà chuẩn bị nếu các đồng chí Maoist Nepal có hỏi thì có đường mà trả lời – may quá lại có lá cờ dán trên xe, trên mũ và trên ngực áo – lá cờ đỏ sao vàng- thế là hy vọng có lá bùa để lên rồi.

    …..

    Ngược với cảm giác hồi hộp âu lo suốt trên quãng đường đi, Gurkha đón chúng tôi với một vẻ hờ hững – khác với các thị trấn du lịch khác khi có khách nước ngoài ghé qua. Những gì để ta biết là khu vực này là căn cứ của chủ nghĩa Maoist chỉ là một vài tấm pano và áp phích tuyên truyền về đại hội Đảng năm nay được tổ chức ở Gurkha. Đã từng là một lực lượng đối lập có hoặc bán vũ trang chống lại chính phủ hoàng gia theo một phương thức bạo lực dẫn đến những xung đột gần như là nội chiến trong những năm 2000, giờ đây, Maoist hiền hoà hơn nhiều. Có thể những cải cách chính trị sâu sắc - khiến từ một nước quân chủ lập hiến chuyển sang chính thể cộng hoà vào năm 2008 đã thoả mãn một phần những ước muốn của những người Maoist – dù rằng hiện tại vị trí chính trị trên chính trường Nepal của họ là khá hạn chế - tuy thế, họ hẳn phải thấy rằng đất nước cần du lịch hơn là súng đạn.

    Cũng không thấy những chiến binh Gurkha tương lai có vẻ dữ tợn hay can trường gì hơn những người anh em Nepal khác. Đi lại ngoài đường cũng vẫn là những thanh niên Nepal hiền lành, có một vẻ nhẫn nại và cam chịu. Những em bé cũng nhí nhảnh hồn nhiên, nhảy nhót tung tăng quanh thị trấn. Một vài điểm du lịch và góc phố cổ có quán và cửa hàng du lịch để phục vụ du khách là những gì có vẻ là thú vị nhất ở đây – đương nhiên không thể so với không gian thấm đẫm văn hoá ở Kathmandu. Không khí xung quanh tuy không có gì là đe doạ nhưng lại ngấm ngầm một sự đề phòng không thoải mái với người lạ. Lượn vài vòng quanh thị trấn, chụp vài bức ảnh, và không quên mua một con dao Gurkha, chúng tôi quyết định không ngủ lại mà chạy tiếp luôn, dù trời bắt đầu xâm xẩm…
  4. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    thị trấn Gurkha nằm sát chân dãy Hymalaya.

    [​IMG]

    Những toán cảnh sát chống bạo động vũ trang đầy đủ trên đường:

    [​IMG]

    khắp nơi:

    [​IMG]

    thị trấn lặng lẽ như mọi nơi khác

    [​IMG]

    là căn cứ của chủ nghĩa Maoist - Áp phích cổ động Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8

    [​IMG]

    đây là chiến binh dũng mãnh trong tương lai:

    [​IMG]

    còn bây giờ, sự dũng mãnh của họ thể hiện trên nóc xe. Xe chúng tôi đuổi theo chiếc xe này với tốc độc khoảng 55 km

    [​IMG]
  5. nguyenthientu

    nguyenthientu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    1
    Chuyến đi thật tuyệt vời dưới cách viết chi tiết và lôi cuốn. Cảm ơn anh chia sẻ. Quỷ đã add bookmark rồi đây. :)
  6. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Mấy tuần vừa rồi đi vắng mất, xin tiếp tục chuyến đi của chúng tôi:

    --------------------

    Những chú tiểu nhỏ và người tị nạn tuổi trung niên

    Vào thăm một ngôi chùa nằm ở phía Bắc Pokhara, chúng tôi gặp các chú tiểu nhỏ 8-12 tuổi đang vừa đọc sách vừa phơi nắng. Tiếp chúng tôi là nhà sư trụ trì của chùa, nói tiếng Anh cực kỳ lưu loát. Chùa đang được xây mới trên nền đất cũ. Bên trong, những người thợ đang sửa sang những bức tượng. Nhà sư hy vọng với chùa mới sẽ thu hút được nhiều khách thập phương tới thăm chùa. Sư dắt chúng tôi ra sau nhà nơi các chú tiểu lớn hơn đang đọc kinh. Hàng chục chú tiểu ngồi trên đất, miệng đọc lớn và lặp đi lặp lại những câu kinh. Các chú tiểu phần lớn là con nhà nghèo, được gửi vào chùa. Như vậy nhà không phải nuôi cơm, các chú lại được học hành. Sau này sẽ vào các chùa ở Nepal hoặc các chùa các nước khác. Một số chú tiểu khác thì đi làm thầy giáo tiếp tục dậy cho các trẻ em các vùng. “Thậm chí một số em giỏi có thể sang các chùa ởTây tạng”- sư trụ trì nói. Các chú tiểu trông đều rắn rỏi, mạnh khỏe. Sân chùa rực rỡ mầu đỏ nâu của những chiếc áo tu hành và tiếng cười lích rich của lũ trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn đã phải xa gia đình, gánh vác trọng trách đạo-đời. Chúng tôi công đức cho chùa một chút tiền nhỏ và chia tay nhà sư cùng các chú tiểu.

    Cách chùa chừng 2km là làng tị nạn (refugee village) của những người Tây Tạng đã chạy sang Nepal từ năm 1959 sau cuộc nổi dậy bất thành chống lại ách cai trị của Trung quốc. (Hiện nay ở Nepal đang có chừng 20.000 người lưu vong Tây Tạng). Chúng tôi đi lang thang trong ngôi làng nhỏ, giản dị hơn những ngôi làng của người Nepal. Từ phía những ô cửa nhỏ, có vài cặp mắt nghi ngại dõi theo chúng tôi. Ngoài rìa làng, chúng tôi thấy một xưởng dệt thảm thì rẽ vào thăm. Đón chúng tôi là một người đàn ông nhỏ nhắn sinh năm 1965. Anh giới thiệu cho chúng tôi thấy những tấm thảm được dệt tại Nepal tuyệt đẹp theo đúng cách dệt thảm truyền thống của người Tạng. Những tấm thảm đã từng được bán rất nhiều vào những năm trước với giá tốt (tới trăm đô một mét vuông thảm) thì này trở nên ế ẩm khi tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra ngày càng trầm trọng. Các du khách giầu có đến từ châu Âu cũng đã phải tự cai thú vui mua sắm tốn kém. Xưởng dệt với hàng chục khung dệt nằm im lìm. Chỉ có một người phụ nữ đang dệt những miếng buộc tay sặc sỡ nhỏ nhỏ.

    Tsondu Tharchin cho biết họ là những người Tây Tạng di cư sang đây. Bố mẹ đã sinh anh trên đất Nepal nhưng anh không có hộ chiếu của nước nào. Anh không phải người Trung Quốc cũng không phải người Nepal – anh là người Tây Tạng – nhưng không có chính phủ Tây tạng để cấp hộ chiếu cho anh. Chính phủ Nepal cấp cho những người tị nạn như anh một cuốn sổ chứng nhận tên, tuổi, nơi sinh sống. Cả đời họ loanh quanh ở trong làng này, chưa biết đến thủ đô Kathmandu lại càng không biết quê hương Tây Tạng của mình vì không thể có hộ chiếu để xuất cảnh – cũng chả biết là về Tây tạng thì với anh là đi ra nước ngoài hay về nước? Sổ chứng nhận này phải được chứng nhận lại hàng năm. Nó rất quý báu đối với anh và anh phải giữ gìn cẩn thận. Tsondu và những người làng của anh cũng không thể đi học ở ngoài hay làm việc ở các thành phố khác. Chính phủ Nepal có tổ chức các lớp học cho con cái những người tị nạn và những người lớn thì đi làm loanh quanh những hàng ăn gần làng với mức lương khiêm tốn.

    Trong nhà người tị nạn có treo cờ Tây tạng cũ và ảnh của nhà lãnh đạo tinh thần của người dân lưu vong Tây Tạng - Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bản thân những người dân tị nạn này cũng tự cảm thấy tương lai của họ thật ảm đạm. Chúng tôi cho anh xem tấm hộ chiếu của mình. Tự thấy ái ngại cho anh là chúng tôi được đi quá nhiều nơi còn anh thì chưa bao giờ bước chân xa hơn làng tị nạn của mình. Chúng tôi cũng chụp ảnh cuốn sổ chứng nhận của anh và ra về lòng man mác buồn vì những số phận con người.

    Phía ngoài làng, các chị phụ nữ bán những món đồ lưu niệm rẻ tiền. Họ chèo kéo chúng tôi mua mỗi hàng một ít. Chúng tôi mua vì thương cảm hơn là vì cần phải mua. Sau này khi về Việt Nam, đọc những tin tức người lưu vong Tây Tạng ở Nepal tự thiêu để phản đối chính sách của Trung quốc thì chúng tôi cứ hình dung ra khuôn mặt trầm buồn của anh. Dù vậy, chúng tôi cũng hiểu chính phủ Nepal khó có lựa chọn nào khác ngoài việc trấn áp các cuộc biểu tình để tôn trọng quyết định ủng hộ chính sách chỉ có một nước Trung quốc. Lịch sử, chính trị và số phận con người. Vẫn biết là “được làm vua, thua làm giặc” nhưng khi mình gặp những số phận cụ thể, mình khó mà dùng lý trí để soi xét được.

    Ở nơi nào đó, phía bắc dãy Hymalaya, thuộc về lãnh thổ Trung quốc, cũng có hàng trăm ngàn người Tạng đang sống. Họ dường như vẫn dõi về phía Tây Nam, nơi đức Đạt Lai Lạt Ma đang cư ngụ, với những cặp mắt thẳm buồn. Nhưng liệu họ có biết rằng, bên kia dãy Hymalaya, không thể là một nơi có Shangri-la.

    -----------

    Những chú tiểu nhỏ gốc Tạng

    [​IMG]

    học bài ở chân núi Hymalaya

    [​IMG]

    và chơi cùng nhau:

    [​IMG]

    Có lẽ, chúng cũng không thật sự biết lá cờ treo trong phòng của mỗi ngôi nhà Tây Tạng ở đây có ý nghĩa gì!


    [​IMG]

    Chắc là tấm thảm Tây tạng mà cha mẹ dệt hàng ngày gần gũi hơn

    [​IMG]

    Tsondu Tharchin có lẽ hiểu rõ sự đời hơn

    [​IMG]

    anh sinh ra ở nơi đây, nhưng không thật sự thuộc về nơi nào

    [​IMG]

    thế còn cụ già, nhà cụ ở đâu, Tây Tạng hay Nepal ?

    [​IMG]
  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]Những người Nepal bình thường
    [/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Suốt “ chặng đường gió bụi “ dọc ngang Nepal, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều những người dân bình thường. [/FONT]
    [FONT=&quot]Đó là những hàng dài người đang xếp xung quanh trụ sở Bộ Ngoại Giao mà chúng tôi gặp từ tờ mờ sáng, lúc trên đường ra sân bay. Dòng người trông lam lũ ấy đang chờ để đến lượt cấp “ thị thực xuất cảnh” – đi xuất khẩu lao động. Biết là xuất khẩu lao động thì ở đâu cũng vất vả - ngay cả Việt nam ta, nhưng nhìn cái dòng người lầm lũi nhích từng bước để xin cái quyền được ra nước ngoài làm việc, cũng cảm thấy nghèn nghẹn thế nào! Nepal còn đang quản lý chặt chẽ việc ra nước ngoài như ta cách đây hai mươi năm. Người Nepal phải được phép – và cái phép ấy cũng có giới hạn trong một số nước – chứ không phải như người Việt hiện nay không phải xin phép. Dòng người ấy là một phần rất nhỏ trong số ngót một triệu người Nepal đang làm việc ở nước ngoài, kiếm được 3,5 tỉ đô la hàng năm cho quốc gia. Nhưng hãy tính xem, nếu 1 triệu người ấy xếp hàng vòng quanh bộ ngoại giao để xin phép, thì sẽ có tới hàng trăm vòng![/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Đó là Ram, người chủ cửa hàng cho thuê xe. Từ một chú oắt con bán dạo bưu thiếp, rồi cho thuê xe đạp, sau hai mươi năm, Ram đã trở thành một ông chủ nhỏ của một cửa hàng xe máy với 5-7 con xe Ấn độ, Trung quốc cho Tây thuê. Cửa hàng cũng có một xưởng nho nhỏ để bảo dưỡng xe. Hình ảnh của Ram cũng là điển hình cho sự thành công của một lớp thanh niên trưởng thành ở đô thị và kịp bắt nhịp với những giao lưu kinh tế quốc tế – Tây ba lô! Nhưng cả nền kinh tế của Nepal hình như dừng ở chỗ đó. Không thấy những công sở văn phòng của các hãng nước ngoài, nhà máy công xưởng nơi những người trẻ tuổi miệt mài làm việc – như đã nói trên, nhà máy mà chúng tôi thấy nhiều nhất là nhà máy gạch! Và nếu thế thì câu chuyện thành công của chắc hẳn là một ước mơ của rất nhiều thanh niên khác. Nếu quả thế thật thì chắc chắn là một câu chuyện buồn của một trong những đất nước nghèo nhất thế giới, và cũng là một trong những đất nước đẹp nhất thế giới. [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Đó cũng là Sik, người trực khách sạn – gần World Peace Pagoda. Sik đã từng làm việc ở Malaysia gần 5 năm và bây giờ hồi hương để lấy vợ. Sik rất nhiệt tình, giúp chúng tôi từng li từng tí, khuân vác đồ đạc lên cả một con dốc dài. Và lương của Sik - ở một trong hai thành phố lớn nhất Nepal – cũng chỉ khoảng 25-30 đô la Mỹ - tương đương 650 000 đồng. Sik không chỉ một mình, anh còn lo cho cả vợ và đứa con bằng đồng tiền ít ỏi ấy. Sik cười hiền lành và cho rằng mình còn may chán vì được ăn miễn phí ở khách sạn nên toàn bộ số tiền kiếm được, anh đem hết về cho vợ! [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Sik kể, cuộc sống của người Nepal không có gì thay đổi trong 20 năm qua. Vẫn nhà cửa vậy, tiền kiếm cũng thế. Đó là điều đáng buồn. Nepal nghèo giống mình khoảng 30 năm trước. Nhưng bây giờ, nhiều người Việt nam bình thường như chúng tôi đã có thể đi sang Nepal, những người Việt Nam giàu có thì có máy bay và và xe Lamborgini, thì ở đây, có một chiếc xe cỡ Kia Morning thì cũng tương tự như ở ta chạy xe BMW. Sik chắc trạc tuổi tôi, và bây giờ, uống một tách café tan G7 mà chúng tôi mời, anh nói chưa bao giờ được uống café ngon thế. Nepal cũng trồng một ít trà và café, nhưng những loại ngon nhất thì xuất đi hết rồi, café bán cho người Nepal dở ẹt…từ lúc đó, chúng tôi không uống G7 nữa, mà để dành mời những người Nepal mà chúng tôi gặp trên đường! [/FONT]
  8. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Hup lại là một thanh niên nhanh nhẹn, láu lỉnh. Hup đang điều hành một văn phòng du lịch ở Chitwan. Đến nhà Hup chơi, một gia đình nhà nông điển hình và khá giống với ở quê ta. Bà nội phúc hậu trông cháu cho bố mẹ nó đi làm. Hup đã ra nước ngoài đến 2 lần - Ấn độ và ngạc nhiên khi thấy chúng tôi đã đi rất nhiều nước, dù bố mẹ Hup có đến vài ba cái nhà to vật giữa thị trấn, dùng làm khách sạn mini. Hup vào đời hướng dẫn từ năm 12 tuổi, đến năm 18 y tích được 1000 đô la Mỹ và xin thêm bố mẹ 1000 nữa để đi Ấn độ du lịch. Xuống sân bay Calcuta, Hup vẫy một cái taxi, 45 phút sau, y có mặt giữa một khu xa xôi của thành phố rộng bát ngát, gã tài xế mở cốp – chĩa vào mặt y một họng súng đen ngòm – 2000 đô la bay mất ngay trong những giây phút đầu tiên xuất cảnh. Hup phải làm quần quật thêm 3 tháng để đủ tiền vé hồi hương – mà vé từ Calcuta về Kathmandu chỉ loanh quanh 100 đô la thôi nhé. Nhưng sau năm ấy, Hup lại để dành được ít tiền, quyết đi Ấn độ tìm cơ hội thêm một lần nữa. Lần này, xuống sân bay, việc đầu tiên là Hup bỏ ra 100 đô la, mua một khẩu súng lận lưng. Từ bấy giờ, đi taxi lần nào y cũng vén áo lên cho tài xem trước. Nhưng Hup thấy chả ở đâu bằng quê mình, nên tiêu sạch tiền để dành được, rồi về quê mở văn phòng du lịch.

    Có những người, dưới con mắt du khách có thể là dị thường, nhưng với người Nepal, lại được coi là bình thường. Đó là những du sỹ. Chúng ta có thể gặp họ ở bất kỳ đâu trên đất nước Nepal, và ngay bìa của quyển Lonely Planet Guide book, cũng có hình ảnh của người “ lữ hành kỳ dị “ này. Du sỹ trông hình dáng cổ quái, tóc tết, da dẻ bóng lên vì nắng, vì gió và bụi đường. Du sỹ đi lang thang khắp nơi, không chỉ Nepal mà cả Ấn độ và bất kỳ quốc gia nào họ có thể đi, miễn là đừng hỏi hộ chiếu với visa. Khác với các loại tây ta ba lô với đồ đạc lỉnh kỉnh, du sỹ không có gia tài gì cả, dù chỉ là một cái ba lô lép kẹp. Lẹp kẹp đôi dép, áo quần thì dị dạng và còn bẩn thỉu, tóc tai bù xù, bết lại vì chả bao giờ tắm rửa, mặt được bôi những vệt phẩm màu rực rỡ, du sỹ tỏa ra một mùi hương đặc trưng trên mỗi bước đi, trộn lẫn giữa mùi mồ hôi, mùi ghét cáu bẩn, mùi dầu hồi, mùi ngai ngái. Có những du sỹ còn phủ lên mình một lớp bột trắng lốp, nhưng vẫn không che được mầu da đen bóng. Khi gặp một du sỹ, hầu hết du khách nước ngoài đều có một vẻ e ngại do hình dung quái dị, nhưng người Nepal lại luôn luôn kính trọng và tôn quý họ. Du sỹ đã bước ra khỏi cuộc sống vật chất thông thường và giờ đây, họ đang bước trên con đường vô tận của kiếp luân hồi, vượt xa khỏi nhưng khuôn khổ vật chất của người bình thường, chính là cái đích hướng tới của hầu hết những người Nepal theo Ấn giáo hay Phật giáo, vì thế nên sự kính trọng đối với những người này là một sự hiển nhiên.
  9. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Con trai, liệu con có cần chiếc xe cồng kềnh cùng đồ đạc lỉnh kỉnh ấy để đi tìm Shangri - la không?

    [​IMG]

    Con hãy nhìn xem, phương tiện vật chất nào có thể theo kịp tốc độ của tinh thần ?

    [​IMG]

    Đừng hỏi ta con đường đến với chân trời ấy:

    [​IMG]

    Hãy ngước lên và con sẽ nhìn thấy con đường ấy - nơi bắt đầu phải từ trái tim con.

    [​IMG]

    Chiếc xe, dòng sông, dãy núi mênh mang hay đám hỏa thiêu sẽ là phương tiện mang chúng ta lên miền thiên đường? Hay là tất cả?

    [​IMG]
  10. ChauBaTrieu

    ChauBaTrieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    25
    Bài viết của bác rất hay và cảm động.8->

Chia sẻ trang này