1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nepal: Bình bịch trên nóc nhà thế giới

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi tabalo, 24/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Thoạt nhìn, người Nepal có vẻ bề ngoài cam chịu. Họ dường như không mong muốn vươn lên khỏi cuộc sống trông-có-vẻ bần hàn hiện tại. Họ cũng không hăng say lao động và tạo ra một xã hội cạnh tranh. Cuộc sống bình lặng thế là đủ - bên cạnh sự bình yên muôn thuở của các dãy núi. Điều này khiến chúng ta không khỏi day dứt và phần nào – có ý trách móc. Trách vì sao Nepal nghèo, trách vì sao dân Nepal không có vẻ chăm chỉ. Nhưng có lẽ chúng ta đã lầm. Ở nơi nóc nhà thế giới này, phải chăng vai trò và sự tồn tại của con người chỉ như là những bậc thang để bước tới một thế giới xa hơn, đẹp hơn, huyền diệu hơn – nơi mà cái từ Shangri – La, miền thiên đường, chắc cũng không thể diễn tả được đầy đủ. Thế nên, kiếp này chỉ là một bước đệm tạm thời để chờ luân hồi tới kiếp sau. Và người Nepal cũng vì thế, chẳng cần đến những thứ phù phiếm vật chất theo phương cách phương Tây – để mà phải cạnh tranh, chiến đấu mất còn… với những đồng loại khác. Ăn vừa đủ, mặc vừa đủ, còn lại là nguyện cầu và hội hè, ca hát, mặc cho thế giới bên ngoài đảo điên vì dầu lửa, vì vàng, vì đất đai. Liệu thế có phải là Shangri La?

    ...Có những người, không biết có nên gọi là người Nepal không? Họ là những người phương Tây, vì yêu thích đất này mà quyết định tới định cư ở Nepal. Họ là Juliet, quyết bán sạch sẽ nhà cửa ở Thụy sỹ để mở một khách sạn nho nhỏ nhìn thẳng ra dãy Hymalaya, Juliet chừng 60, rất nhanh nhẹn, tự lái một con xe pickup đời ơ kìa xuống thành phố đón khách ở bến xe, và chở rau dưa thịt thà cho khách sạn chót vót trên núi của mình. Juliet cũng hồn nhiên như một cô bé tuổi teen, tán chuyện đủ loại với khách phương xa, chăm sóc khách từng tí như người nhà, và đặc biệt là giữ khách sạn xinh xắn, sạch sẽ, gọn gàng hơn hẳn những khách sạn khác của người Nepal, dù cũng chỉ là những nhà nghỉ cùng cấp như nhau. Họ cũng là John, một tay ưa chèo thuyền, vạ vật ở đây dăm năm trời, điều hành một tour thuyền bè dọc những dòng sông tung bọt ở chân núi Hymalaya. Nhưng một năm, John cũng chỉ làm chừng dăm tháng. Những tháng còn lại, sông lạnh băng, khách chả chơi thuyền. John loanh quanh văn phòng của mình cùng đống thuyền bè, lau chùi sạch sẽ chờ mùa sau và chờ cơ hội để truyền cảm hứng của những dòng chảy Hymalaya với những tay chèo từ khắp nơi trên thế giới. Những con người bình dị ấy, với tình yêu của mình với xứ sở này đã rời xa quê hương để cùng chia sẻ một cuộc sống khó khăn của những người dân bản địa. Và trong những người ấy, cũng có một người đồng hương của chúng ta, thầy Huyền Diệu, người đã xây nên ngôi chùa Việt ở chính nơi Đức Phật sinh ra. Nhưng chuyện của thầy sẽ là một chủ đề hoàn toàn khác...


    Trong mắt chúng tôi, những người nước ngoài ấy cũng là một Nepaless.
  2. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    ở đâu, phụ nữ cũng vất vả, từ những việc nhà

    [​IMG]

    đến việc đồng áng

    [​IMG]

    Tất cả không phải " trên đôi vai gầy " như ở ta, mà có lẽ phải là " trên cái cổ cứng "

    [​IMG]

    Những giây phút thảnh thơi thì họ phải làm đẹp

    [​IMG]

    để còn quyến rũ đàn ông:

    [​IMG]

    và bảo vệ họ trước sự ngọt ngào chết người của những người phụ nữ đẹp khác

    [​IMG]
  3. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Những người làm Nepal trở nên nổi tiếng

    Không phải là những chiến binh Gurkha to lớn dũng cảm, cũng không phải những người Tây Tạng buồn bã, cũng không phải những người thợ Nepal khéo tay, hay những người Phật giáo khiêm nhường– với tự hào quê hương của Đức Phật.


    Đó là những người bé nhỏ, lưng hơi còng, da ngăm ngăm đen - tộc người Sherpa sống trên những làng vắt vẻo của dãy núi Hymalaya. Họ không phải là những nhân vật tên tuổi như sir Edmund Hillary, người đầu tiên leo lên Everest hay bất kỳ nhà leo núi nào. Họ cũng có những cái tên như Tenzing Norgay, người cùng với Hillary leo lên Everest đầu tiên. Nhưng hầu như không mấy ai nhớ được tên họ mà chỉ nói gọn lại là những người Sherpa, mà tên họ hầu hết cũng là Sherpa . Những con số thống kê vĩ thanh như có khoảng hơn 2000 người lên đến đỉnh – không nói đến rằng để có 2000 người lên đỉnh này thì cần tới hàng chục nghìn lượt người Sherpa giúp đỡ. Cái tên Sherpa gắn liền với Everest từ khi sự chinh phục đỉnh núi trở thành mục tiêu của nhiều người trên thế giới - bắt đầu từ những năm 1920 và người Sherpa có lẽ không nghĩ rằng chính họ mới làm cho đất nước Nepal trở nên nổi tiếng. Giờ đây, cái tên Sherpa đồng nghĩa với leo núi Everest, với sự dũng cảm, với sự tận tuỵ thầm lặng đầy hy sinh cho những thành tích vẻ vang của các đoàn thám hiểm. Khác với hầu hết các sự phô trương hào nhoáng thành tích của các đoàn thám hiểm, hầu hết các kỷ lục lặng lẽ của người Sherpa không được chính họ nhắc đến. Họ chỉ coi việc leo núi như một trong những công việc tốt mà thôi. Bạn có thể lang thang ở một trong những con hẻm màu sắc và đầy rác ở Kathmandu, gặp một lão ngăm ngăm mảnh mảnh, tán phét với lão một cách đầy hứng khởi về các nơi bạn đã đến trên thế giới, nói với lão với vẻ hơi hơi kẻ cả của những tay lãng du mà không hề biết rằng bạn vừa nói chuyện với Apa Sherpa, người đã leo tới 21 lần lên đỉnh Everest ( tính tới mùa leo núi 2011 )


    Tôi đã gặp những người Sherpa như vậy, nhưng không phải ở nơi cao tít trên núi, mà là ở Bảo tàng Núi Quốc tế ở Pokhara. Nói là bảo tàng quốc tế nhưng nó chủ yếu là về dãy núi Hymalaya và Everest. Để có tính quốc tế, nó có thêm một vài dữ liệu và hiện vật liên quan đến núi Fuji, và một vài núi cao ở Đài Loan, Trung quốc.


    Bảo tàng này do người Nhật và chính Apa Sherpa cùng thu thập tư liệu và xây dựng nên. Nằm trên một khoảnh đất rộng, bảo tàng lưu trữ khá nhiều hiện vật về trong các chuyến thám hiểm. Bạn có thể nhìn thấy những vật dụng để leo núi xuyên suốt qua thế kỷ, những bộ trang phục đơn giản hồi đầu thế kỷ - mức độ cũng chỉ giông giống như bà con Hà nội ta ăn mặc vào tiết Đại Hàn, hay những đôi giày có khi trông còn không ngon bằng đôi giày đi xe cào cào mùa đông của nhóm Tây bắc. Cũng có vô vàn các móc leo núi và hàng chục bình ga, bình ôxy đã bị vứt lại trên núi cao. Những bức ảnh panorama, các bản đồ hành trình, lều trại túi ngủ treo trên vách giúp ta có một hình dung tổng thể những chặng hành trình khó khăn, mạo hiểm để chinh phục đỉnh cao của thế giới. Đằng sau bảo tàng là một căn nhà nhỏ cho chính những người Sherpa sinh sống, một vài người trong số họ đã từng theo các đoàn thám hiểm chinh phục Everest, giờ đây, họ tìm được việc tốt hơn, trông nom bảo tàng và làm cho nó có khí chất của những người leo núi.
  4. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Một số hiện vật trong bảo tàng núi quốc tế: ( đây là những hiện vật thật đươc lấy về từ đỉnh núi sau các chiến dịch dọn rác trên Everest:

    Những nút dây và móc sắt đã dùng trên hành trình

    [​IMG]

    Bình ga các loại, mỗi khi vứt đi một bình ga cũ, liệu có ai nghĩ rằng nó sẽ góp phần vào việc làm Everest thành một bãi rác lớn?

    [​IMG]

    Và bình ô xy chất đống trong một góc, vài năm trước, ai đã ngậm vào cái van của bình này - liệu có phải Hillary? , để chống chọi với độ cao kinh người, để trèo lên đỉnh núi, để sống sót mà trở về. Vài ai đã đã cố hút cạn giọt ô xy cuối cùng trước khi thúc thủ trước sự nghiệt ngã của thiên nhiên?

    [​IMG]
  5. ChauBaTrieu

    ChauBaTrieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    25
    =D>Bác Tabalo đi chuyến nào cũng hoành tráng=D>
  6. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Kể chuyện người Nepal chán chê rồi, bây giờ mình chuyển sang chuyện thú:

    Nepal hoang dã


    Bạn hứa hẹn sẽ được đi voi ngắm thú hoang, đi xe jeep tìm hổ và khi bạn đến thì sự thật còn hơn thế, voi hoang hàng đêm đến ăn chuối ngay cạnh cửa sổ khách sạn của bạn và thỉnh thoảng tê giác một sừng lang thang ngay ngoài cổng. Đó là thị trấn Sauraha thuộc rừng quốc gia Chitwan (đọc là Chi-tuân) của Nepal.


    Chúng tôi đến Sauraha vào 5 giờ chiều khi nắng mùa đông đã nhạt trên khu rừng. Khách sạn chúng tôi là Lama Lord ở ngay bìa rừng, gần bờ sông. Anh chủ khách sạn với gương mặt góc cạnh huyền bí của người Tharu dẫn chồng tôi ra sau vườn chuối chỉ vào đám chuối vừa bị voi rừng giẫm nát đêm qua. Mấy buồng chuối xanh còn vương vãi trên đất. Thân chuối trắng nõn bầm giập. Hup, chàng hướng dẫn viên kiêm nhân viên văn phòng Kingfisher Jungle Treking Tour, 24 tuổi, cho chúng tôi biết con voi đực có thói quen đến ăn chuối của các nhà dân vào ban đêm và tìm voi cái là các con voi nhà vốn trước là voi rừng đã được thuần chủng. Vì thế anh khuyên chúng tôi không nên ở ngoài vào đêm muộn và hôm sau anh sẽ đón chúng tôi bằng xe jeep thay vì chúng tôi phải lái xe đi vào sáng sớm rất không an toàn.


    Từ lúc đó trong đầu óc chúng tôi vương vất nỗi sợ hãi về chú voi hoang xuất hiện bất kỳ lúc nào trên con đường chúng tôi phải trở về từ văn phòng của Hup. Phải cẩn thận hỏi voi thường đến ăn chuối lúc mấy giờ. Liệu 9h nó đã đi ăn chưa? Hup nói ngay: “Ồ, rất khó nói về một con voi hoang và thói quen của nó. Có thể là 9h tối, 10h tối thậm chí là 12 đêm. Cách đây khoảng một tháng, vào lúc xẩm tối, con tê giác 1 sừng còn đi qua ngay cửa văn phòng này.” Chúng tôi nhảy lùi trở lại hỏi: “Ngay trước cửa này ý hả?” Chúng tôi len lén nhìn ra cửa, bóng đen nào đi qua cũng nghĩ là voi hay tê giác.


    Hup còn kể hiện nay có 4 hay 5 con voi thường vào làng để tìm thức ăn và tìm bạn gái vì tháng 1 tháng 2 là mùa tìm ******** của chúng. Mấy con voi này không thể tranh chấp với những con voi đầu đàn khác trong rừng sở hữu voi cái trong đàn vì thế phải tìm những con voi nhà. Cách đây vài năm, trong số các con voi hay vào làng có một con rất hung dữ và cũng rất háu gái (voi gái chứ không phải người gái). Nó rất dễ bị kích đông. Nó thường dùng vòi quật tan những cái bóng đèn vì không thích ánh sáng nhân tạo. Nó còn đạp các cửa sổ và giết chết hai người. Dân làng đã giết nó để tránh hậu họa. Thế liệu bức tường chắn trong khách sạn có đủ chắc chắn không? Hup nói nếu con voi thực sự muốn phá thì bức tường đó thật chẳng nghĩa lý gì.


    Chúng tôi lập tức hủy kế hoạch lang thang tối muộn đi mua sắm bằng việc về nhà tắm nước nóng, đóng chặt cửa và đi ngủ sớm.
  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Nhà nghỉ ở bìa rừng - gọi thế cho oai chứ đi vào trung tâm thị trấn mất chỉ 500 m. Ngay đằng sau là rặng chuối...

    [​IMG]

    Cửa sổ kính ngăn cách chúng tôi với mấy cây chuối mà hàng đêm, voi rừng vẫn về chén chuối.

    [​IMG]

    Loạt soạt cả đêm, sáng hôm sau ra sau vườn... Voi đạp đổ bao nhiêu là chuối

    [​IMG]

    Còn đây là gara voi. Mỗi nhà nuôi voi có tới dăm chú, nhà nhiều có khi chục chú. Voi ở đây nhiều và tiện dụng, chở khách, đi rừng, kéo gỗ, tải đồ nặng... tất tật là voi.

    [​IMG]

    em voi này ở rừng mới về nhà được vài năm. Xưa, ở buôn Đôn chắc cũng thế, tiếc rằng, voi bản Đôn giờ bé, cằn cỗi, buồn nản và chờ đến ngày bị tuyệt diệt. Còn ở đây, voi vẫn sinh trưởng, phát triển hàng bao năm nay, phục vụ dân bản địa lẫn khách du lịch. Các em voi đực thì còn nguyên ngà lẫn lông đuôi.

    [​IMG]


    Còn giữa thị trấn, ngay chỗ tôi đang đứng, tháng trước, tê giác đủng đỉnh đi dạo vào lúc sẩm tối, may mà tuần này chắc nó thích đi dạo rừng hơn là dạo phố, không thì chả hớn hở mà chụp ảnh được. Mai sẽ tha hồ xem tê giác dạo rừng nhé.

    [​IMG]
  8. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Vừa bước ra khỏi cửa, chúng tôi suýt va phải con voi. Tim như nhảy dựng ra ngoài. Con voi phải cao đến 2.5 m vì tôi phải ngước lên nhìn mới thấy. Cái vòi chảy gần sát xuống đất, lất phất mầu đỏ trên cái vòi mầu xám. Hai cái tai như hai cái quạt nan quật đi quật lại. Phản xạ đầu tiên là lùi nhanh trở lại cửa. Chúng tôi tua lại thật nhanh những lời dặn của Hup nếu không may gặp voi phải làm gì. Thứ nhất phải chạy thật nhanh. Nếu đi xe máy kịp quay xe thì quay lại chạy. Tuy nhiên khó mà xoay xở được với chiếc xe Pulsar 220cc nặng trịch và đường quá nhỏ để quay xe. Vì thế vứt xe chạy thật nhanh luôn là thượng sách khi gặp voi. Nhưng nói thật, với bộ quần áo xe máy dày cộp, nhảy ra khỏi xe cũng chả kịp khi mà con voi chỉ cần quơ cái vòi ngoằng ngoẵng cũng tóm gọn cả xe lẫn người. Con voi cứ lừng lững tiến lại gần kệ cho hai kẻ lặng ngắt ngây người trên chiếc Pulsa nhỏ bé kia!

    Bước chân lừng lững của con voi chỉ một bước nữa là giẫm bẹp chiếc xe, đầu con voi lúc lắc đe dọa, vòi nó cũng đung đưa chuẩn bị đánh bay những vật cản trên đường nó đi…thót tim chờ xem nó làm gì…nó bước dịch tránh sang bên đường. Lúc lắc trên đầu chú voi là một bác nài voi già mặt đầy nếp nhăn như những nếp nhăn trên da chú voi khỏe mạnh. Té ra nó là một con voi nhà to đùng. Tôi còn kịp nhìn thấy cái đuôi của chú voi dài cả mét đong đưa ngay sát mũi. Sau này có dịp nhìn kỹ hơn tôi thấy các chú voi Nepal dũng mãnh cao như gấp đôi voi bản Đôn ở Việt Nam. Người nuôi voi thường trang trí cho các chú voi những vệt mầu chấm đỏ trắng trên vòi voi và diềm tai của các chú voi. Voi được dùng để chở gỗ, chở người đi rừng.


    Chúng tôi ra về, ngủ chập chờn trong nỗi lo sợ voi sẽ đến bất kỳ lúc nào.
  9. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Em voi nhỏ nhắn xinh xắn đi dạo phố về, em này voi cái, nếu may mắn, một em voi này có thể mang về cho chủ 20-30 đô la một ngày - là một khoản tiền khá lớn ở Nepal.

    [​IMG]

    Còn em này thì lớn hơn và là voi đực - có cái cặp ngà nhu nhú ra. Ngà voi cũng như răng thôi, chả có gì đến mức phải quá quý đến phải giết con voi để lấy ngà.

    [​IMG]

    Còn đây là đàn voi trong rừng - không phải phục vụ khách du lịch mà để đi rừng. Hai voi cái, một voi đực đang tha những cây gỗ nặng trịch về nhà

    [​IMG]

    Lại có một em voi con lũn cũn chạy theo mẹ, xinh như con cún. Thấy người đi ngược chiều, em cũng rụt rè khép nép chạy nấp sau lưng mẹ mà không biết rằng mình là ... voi!

    [​IMG]

    Voi bố với cặp ngà gộc đây ! hiếm khi được nhìn voi tha gỗ về nhà nhỉ ?

    [​IMG]

    Những người quản tượng đây ... họ là lính biên phòng canh giữ cánh rừng giáp biên này. Từ đây, sang biên giới Ấn độ, đường chim bay chừng 20km. Đi trong cánh rừng rậm rạp, đầy thú dữ này, phương tiện hữu hiệu nhất là voi. Xa xưa, Tây nguyên ta cũng thế.

    [​IMG]
  10. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Gặp Tê Giác một sừng

    Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm. Sương còn giăng mờ mịt trong vườn. 7h xe đến đón mà trời còn đầy sương, tang tảng sáng như 5h ở nhà mình. Xe jeep đón một đôi du khách người Balan và 5-6 người khách Nepal khác. Trong khi đợi xe, Hup chỉ cho chúng tôi Văn phòng du lịch của rừng quốc gia nơi Hup đến từ 5h30 sáng để mua vé. “Một sáng khi tôi đạp xe đến chỗ bán vé, tôi đụng ngay một chú tê giác” – Hup kể. “Con tê giác đi lừng lững giữa phố nhưng tôi không trông thấy do trời quá tối. Tôi quẳng ngay xe đạp xuống và ba chân bốn cẳng chạy. Con tê giác nghe tiếng xe đạp đổ thì chạy lại nơi phát ra tiếng động. Nó hít hít cái xe của tôi, đá cho cái xe một cái rồi đi tiếp.” Chuyện của Hup thật ăn nhập với buổi sáng mờ sương. Chúng tôi cứ hồi hộp mỗi khi có bất kỳ chuyển động nào trong đám sương kia nhưng cho đến khi vào đến rừng chúng tôi không gặp con tê giác đang dạo phố nào.


    Lonely planet tiết lộ một bí kíp là bọn tê giác này có cặp mắt rất kém. Vì thế khi gặp tê giác, nếu có cái cây dễ leo nào bạn hãy leo tót lên đó. Nếu không có cây, có thể áp dụng chiến thuật chạy theo đường dích dắc. Trên đường chạy hãy ném lại vài thứ gì đó để tê giác ngửi và tấn công đồ vật đó. Tuy nhiên tác giả của lời khuyên cũng thành thật thú nhận nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Chắc hẳn chú này chỉ chuyên khuyên chứ cũng chưa bao giờ đụng tê giác trong rừng…Vì thế chuyến đi voi ngắm rừng của chúng tôi nhuốm đầy mầu huyền bí và hoang dại trong khao khát có thể chạm trán với 1 trong 500 con tê giác còn sống tại rừng quốc gia Chitwan này.


    Đàn voi đủng đỉnh – cứ một chú lại cõng theo 4 khách du lịch và một nài – chậm rãi bước vào rừng. Rừng sớm đẫm hơi sương. Các bác nài đi vòng quanh theo một cung đường bán kính chỉ chừng vài cây. Kinh nghiệm từ hồi đi xem thú hoang ở châu Phi và Úc cho thấy rằng phải đi thật sớm khi mặt trời mới ló rạng – chính là lúc hầu hết bọn thú đi ăn nhiều nhất. Khi nắng lên rồi, sáng rõ mặt thì nhiều loài lại rúc về ổ để ngủ. Thế nên chúng tôi nhất định đi chuyến đầu tiên trong rừng dù lúc này sương mù mịt cũng khó nhìn xa. Những khoảng trống sương tan dần, nơi đó lấp loáng trong sương là những đàn công loách choách, gà rừng lúc cúc… Một vài con nai ngái ngủ nhưng cảnh giác. Chuyến đi hơi đơn điệu trong cái lặng thinh của rừng rậm cho đến lúc nài voi phất cây gậy ra hiệu cho nhau. Đàn voi rẽ làm đôi khép thành một vòng tròn kẹp hai chú tê giác ở giữa. May mắn được nhìn thấy tận mắt những chú tê giác da gấp nếp mốc meo, mắt tròn lên nhìn đám khách tò mò… Tê giác cũng có vẻ hiền và ngại va chạm, nhất là thấy những thớt voi to đùng đoàng nên hai chú này chỉ tìm cách lỉnh lỉnh ra khỏi vòng vây voi. Chừng thế là đủ, các bác nài lại phất gậy ra hiệu, mở đường thóat cho hai chú về với cuộc sống thầm lặng của mình. Chuyến đi thành công ngoài dự tính nên đoàn voi lại đủng đỉnh về sớm hơn so với chương trình.

Chia sẻ trang này