1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nét văn hoá và nghệ thuật Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi thosan, 24/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Nét văn hoá và nghệ thuật Mỹ

    Thế kỷ qua đã tạo nên một sự khác biệt thật lớn lao. Năm 1903, rất ít người Mỹ say mê nghệ thuật. Chỉ có hai tiểu thuyết gia người Mỹ là Mark Twain và Henry James có những tác phẩm lớn và tác phẩm của Twain không nổi tiếng bằng chính con người ông. Những họa sỹ giỏi nhất của Mỹ là những người theo trường phái ấn tượng theo phong cách của các mô hình ở châu Âu; các bảo tàng nghệ thuật của Mỹ tập trung vào lĩnh vực hẹp và có quy mô, tham vọng hạn chế. Mỹ không có những nhà soạn nhạc vĩ đại, không có nhà thơ hay nhà viết kịch vĩ đại, không có công ty ba-lê, và chỉ có một vài dàn nhạc giao hưởng và công ty ca kịch ôpêra .

    Dù vậy việc đưa ra một danh sách như thế là để thấy nghệ thuật ở Mỹ đã phát triển nhanh như thế nào trong thế kỷ 20. Dưới góc độ về tính hiện đại, Mỹ đóng vai trò trung tâm trong tất cả các loại hình nghệ thuật. (Mỹ thậm chí còn phát minh ra ba loại hình nghệ thuật mới là nhạc jazz, múa hiện đại và điện ảnh). Ngoài việc sản sinh ra những nghệ sỹ đẳng cấp thế giới của Mỹ, đất nước này đã thu hút người di cư từ khắp nơi trên thế giới và các tác phẩm của họ nhanh chóng hòa vào dòng chảy chung của văn hóa Mỹ. Hơn nữa, phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa những thành quả của sự chuyển biến lớn lao này không chỉ đến với giai cấp ưu tú có học vấn cao mà còn đến với bất kỳ người Mỹ nào mong muốn chia sẻ cái mà nhà thơ Anh Matthew Arnold lừng danh cho là ?onhững điều tốt đẹp nhất đã được tư duy và nói ra trên thế giới này?.

    Chắc chắn nền văn hóa của Mỹ về cơ bản là mang tính đại chúng, và người ta không thể đánh giá đầy đủ bất kỳ loại hình nghệ thuật nào của Mỹ mà không thừa nhận phần lớn những tinh túy đó là xuất phát từ nền văn hóa này. Nhà phê bình nghệ thuật Clement Greenberg là một trong những nhà bình luận đầu tiên chỉ ra nền văn hóa đại chúng ?obình dân? là mối đe dọa đối với vẻ đẹp của nghệ thuật bậc cao ở Mỹ, và từng được coi là ?otư duy Mỹ? đặc trưng bởi ?ochủ nghĩa thực chứng, sự miễn cưỡng trong suy đoán, sự nóng lòng đạt kết quả nhanh chóng, và sự lạc quan?. Nhưng ông đã không nhận ra rằng những đặc tính đó có thể là cơ sở của một phong cách nghệ thuật đặc trưng kiểu Mỹ, một phong cách có mức độ pha trộn cao, trung bình và thấp, qua đó tôn vinh nền văn hóa đại chúng ngay cả khi nó quần chúng hóa nền văn hóa nghiêm túc. Đó là một hành động cân bằng nhiều rủi ro, và nhiều nghệ sỹ cảm thấy khó có thể giữ cho văn hóa này khỏi rơi vào vũng lầy buông thả.

    Nhưng điều đó có thể xảy ra, và ngày nay không cần phải thuyết phục mọi người về tầm quan trọng của những người theo chủ nghĩa hiện đại, những người có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa thực nghiệm và rất dễ nhận biết và nay được toàn thế giới thừa nhận là những người Mỹ thuần tuý. Louis Armstrong, Fred Astaire, Willa Cather, Aaron Copland, Stuart Davis, Duke Ellington, F.Scott Fitzgerald, Robert Frost, John Ford, George Gershwin, Howard Hawks, Edward Hopper, Flannery O?TConnor, Jerome Robbins, Frank Lloyd Wright. Chắc chắn những người này và những người khác như họ đều là những nhân vật điển hình, những người mà tác phẩm của họ được đóng dấu rõ ràng là ?oSản xuất tại Mỹ?.



    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Và thực trạng nghệ thuật Mỹ hiện nay như thế nào khi mà thời hiện đại rốt cuộc cũng đã đi đến hồi kết? Phần lớn vẫn rất quan trọng và đầy hứa hẹn dù một số loại hình nghệ thuật không có gì đáng ngạc nhiên là phát triển tốt hơn các loại hình khác. Nhưng có một thực tế khác là nghệ thuật ở Mỹ đang thoát khỏi thời kỳ khó khăn. Bắt đầu từ những năm 1960, văn hóa Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ngắn ngủi của mình đã bị suy sụp do một tư tưởng tồi, một tư tưởng mà trong gần ¼ thế kỷ có ảnh hưởng lớn đến các nghệ sỹ và nhà phê bình của Mỹ. Dường như cùng một lúc Mỹ đã mất đi ý chí tập thể để đưa ra những đánh giá, đề cao Duke Ellington đồng thời thừa nhận rằng Aaron Copland là một nhà soạn nhạc vĩ đại. Thay vào đó, Mỹ có chủ nghĩa hậu hiện đại không chỉ bác bỏ cả hai ông đều vĩ đại mà còn bác luôn chính ý tưởng về sự vĩ đại đó.
    Hiểu theo nghĩa đen, ?ochủ nghĩa hậu hiện đại? chẳng qua chỉ là cái có sau chủ nghĩa hiện đại, và đến thập niên 1960, phong trào nghệ thuật hiện đại tuy có tầm vóc lớn lao nhưng cũng gần như chấm dứt. Không phải tất cả những người theo trường phái hiện đại đều ngừng sáng tác những tác phẩm quan trọng. (Có một số như nhà biên đạo múa hiện đại Paul Taylor và họa sỹ biểu trưng-trừu tượng Helen Frankenthaler vẫn sáng tác cho đến nay). Nhưng phong trào hiện đại nói chung đã suy yếu theo thời gian như các phong trào khác thành một ý thức hệ cứng nhắc và những đại diện cho phong trào thường rút ra những kết luận sai lầm dựa trên những tiền đề sai lầm. Đó là thời mà các bức tranh trừu tượng, nhạc không theo điệu thức và múa không có cốt truyện được coi là sự tất yếu của lịch sử, đó là lập luận na ná Macxit của những người thường xuyên dùng để gạt bỏ sự bất đồng ý kiến, cũng là theo Macxit. Đã đến lúc phải thay đổi, nhưng sự thay đổi diễn ra lại gợi nhớ đến định nghĩa của nhà bình luận chính trị H.L.Mencken về dân chủ là ?olý thuyết mà ai cũng biết họ muốn gì, và xứng đáng có được nó một cách tốt đẹp và cũng rất vất vả?.
    Tuy có hàng tập văn xuôi rối rắm về chủ đề chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng tiền đề cơ bản của nó là rõ ràng. Nghịch lý là những nhà hậu hiện đại lại là những người hoàn toàn theo thuyết tương đối. Họ không tin vào sự thực và cái đẹp, thay vào đó họ cho rằng không có gì mang bản chất tốt, chân thực hay đẹp đẽ cả. Đúng hơn là ?ocái tốt?, ?osự thực?, ?ocái đẹp?, và ?ochất lượng? là những khái niệm do kẻ mạnh áp đặt cho kẻ yếu vì mục đích chính trị. Do đó không thể có nghệ thuật vĩ đại và nghệ sỹ vĩ đại (trừ Marcel Duchamp là thần hộ mệnh của chủ nghĩa hậu hiện đại và là nhân vật điển hình của chủ nghĩa này). Shakespeare chăng? Beethoven chăng? Hay Cezanne? Đều chỉ là công cụ của chủ nghĩa tư bản nhằm mê hoặc quần chúng và vực dậy các giai cấp cầm quyền mục ruỗng ở phương Tây. Đối với những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại, sự bừa bãi cũng tốt như sự ngăn nắp, tiếng ồn cũng chẳng khác gì âm nhạc, và tất cả tuyên ngôn nghệ thuật đều bình đẳng như nhau, dù tuyên ngôn của những người về danh nghĩa không có quyền lực mang tính bình đẳng hơn những tuyên ngôn khác.
    Về phương diện lý thuyết, chủ nghĩa hậu hiện đại phi lý một cách tinh xảo và không thể bác bỏ do thực tiễn của nghệ thuật vĩ đại, nhưng những hậu quả thuần túy thực tế của nó không phải tiêu cực hoàn toàn. Vì một lẽ là học thuyết này đã chấm dứt muộn màng sự độc quyền của chủ nghĩa hiện đại thoái trào ngột ngạt. Chính vì sự coi thường ?ochất lượng? nên chủ nghĩa hậu hiện đại cũng khuyến khích việc pha trộn các phong cách khác nhau, một phương pháp rất phù hợp với các nghệ sỹ Mỹ luôn khéo léo nung chảy những tổ hợp các thành tố văn hóa thành những hợp kim mới sáng bóng như nhạc jazz và múa hiện đại. Chủ nghĩa này cũng giúp cho những nghệ sỹ yêu truyền thống có đất để thể hiện, đặc biệt là những nhà soạn nhạc cổ điển vẫn tin vào quy luật tự nhiên của khóa nhạc mà từ lâu đã bị những người đi tiên phong bác bỏ.
    Dù vậy người ta luôn mong muốn những khán giả hậu hiện đại từ bỏ những điệu bộ trống rỗng trong nghệ thuật khái niệm và âm nhạc giảm thiểu, trong đó lý thuyết thay thế cho nội dung. (Nhà phê bình Hugh Kenner từng định nghĩa nghệ thuật khái niệm là loại hình nghệ thuật mà một khi được mô tả thì không cần phải trải nghiệm). Trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật, không có phong trào lý luận lớn nào sản sinh ra nhiều lý thuyết và ít nghệ thuật hơn chủ nghĩa hậu hiện đại. Rốt cục đó chẳng qua chỉ là một loạt các thái độ, đặc biệt là sự tẩy chay tư tưởng về cái đẹp và hình thức thay thế là Viên đá Trớ trêu đầy mỉa mai và sợ hãi từng là dấu ấn của văn hóa Mỹ những năm 1990. Đó là một quan điểm xơ cứng về mặt thẩm mỹ và vì lý do đó mà nó thất bại, dù không ai có thể hình dung ra hoàn cảnh khủng khiếp chứng tỏ rằng chủ nghĩa này đã hết thời.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Sự tàn phá Trung tâm Thương mại Thế giới cùng với rất nhiều điều khác có lẽ đã chấm dứt sự chấp nhận bất cẩn thuyết tương đối hậu hiện đại. Vào buổi sáng không thể nào quên đó, người Mỹ bừng tỉnh trước lời nhắc nhở tàn nhẫn nhất rằng vấn đề không phải là quan điểm. Thậm chí khu vực Manhattan thời trang bậc nhất cũng tràn ngập sự sợ hãi và cắm đầy quốc kỳ, và từ ?oxấu xa? nhanh chóng trở lại bảng từ vựng của một thế hệ những người vô tội có học vấn vẫn cho rằng không có những điều xấu xa như thế.
    Một vài ngày sau, điều tương tự xảy ra khi các nhạc công New York và ở những nơi khác bắt đầu các buổi hòa nhạc tưởng niệm chật cứng công chúng. Họ đến để nghe gì? Yo-Yo Ma chơi nhạc của Bach ở Sảnh Carnegie; Placido Domingo hát Otello ở Nhà hát ÔpêraMetropolitan; Kurt Masur và Dàn nhạc New York phát thanh Bản nhạc cầu hồn Đức của Brahm khắp cả nước trên Hệ thống Phát thanh công cộng. Và liệu có ai phàn nàn vì Met trình diễn Verdi thay vì Arnold Schoenberg? Hỏi câu hỏi đó tức là biết câu trả lời. King Arkel già nua hát ở Debussy?Ts Pelleas et Melisande rằng ?oNgười ta rất cần cái đẹp khi cái chết gần kề?. Cái người Mỹ cần trong thời điểm khó khăn là cái đẹp, và họ không bao giờ hoài nghi liệu có hiện hữu một cái đẹp như thế.
    Nhưng sự khôi phục lòng tin của mọi người đối với sức mạnh của sự thực và vẻ đẹp không đột nhiên xuất hiện vào buổi sáng 11/9/2001. Nó đã dần hình thành từ trước cũng như chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là một kỷ nguyên lịch sử mà là sự quá độ dần dần từ một thời đại văn hóa này sang thời đại văn hóa tiếp theo. Ngược lại, cái mà dân Mỹ đang chứng kiến là sự nổi lên của một phong cách thực sự mới mà chưa ai có thể đặt tên hay hơn ?ochủ nghĩa hậu hậu hiện đại?. Ví dụ, rõ ràng là những nhà làm phim có tư tưởng độc lập ở Mỹ ngày càng sẵn sàng giải quyết trực tiếp và tốt đẹp vấn đề của thuyết tương đối hậu hiện đại. Ví dụ như người ta có thể bắt gặp điều này trong Thế giới Ma quỷ của Terry Zwigoff, một câu chuyện sâu sắc về hai thiếu niên bất mãn bị rơi vào địa ngục văn hóa đại chúng dơ bẩn với những cửa hàng thoát y, cửa hàng tạp hóa và âm nhạc ầm ĩ suốt ngày đêm, chúng bị thả trôi dạt trên vùng biển của sự tương đối bởi những ông bố bà mẹ vô hình thuộc thế hệ sau Chiến tranh Thế giới 2. Hay vở Bạn có thể tin cậy ở tôi do nhà viết kịch Kenneth Lonergan viết và đạo diễn, trong vở này chúng ta gặp Terry, một người làm nghệ chài lưới ở thị trấn nhỏ và Sammy là bà chị nội trợ của ông ta, cả hai bị mồ côi từ nhỏ và là những thanh niên rất cô độc, rất xấu xa nhưng không phải là không có đạo đức, và cố sống sót trong một thế giới chắc chắn không còn gì nhiều cho họ. Lonergan tiết lộ ông đóng vai một mục sư Hội giám lý quá sợ đưa ra phán xét đến độ ông chần chừ đảm bảo với Sammy rằng chuyện thông dâm của cô đang huỷ hoại chính tâm hồn cô. (ông nói ?oVâng, đấy là tội lỗi nhưng chúng ta không nên chú trọng khía cạnh đó của vấn đề ngay lúc này?).
    Một nhân vật chính khác trong phong cách hậu hậu hiện đại mới là nhà biên đạo múa hiện đại Mark Morris, tác phẩm của ông thoạt tiên có vẻ mang đậm tinh hoa của hậu hiện đại và tách biệt với cảm xúc một cách trớ trêu, dù phần hay nhất trong vở múa của Morris, đặc biệt là đoạn V và L?TAllegro, il Penseroso ed il Moderato rất tuyệt, đối với tôi dường như vẫn không giảm tính cảm xúc và tính trực tiếp biểu cảm mà không có yếu tố này thì không có nghệ thuật vĩ đại đúng nghĩa. Tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu các sử gia văn hóa thế kỷ tới nhìn lại nghệ thuật ngày nay sẽ nhắc đến Morris như một nhân vật chính, có lẽ còn là nhân vật chính duy nhất, trong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa hậu hậu hiện đại.
    Cũng như nhiều nghệ sỹ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, Morris tiếp tục thách thức sự phân loại sẵn có, và tôi hy vọng rằng sự uyển chuyển trong thành ngữ đặc thù cho tác phẩm của ông sẽ trở thành một di sản lâu dài của thời kỳ hậu hiện đại. Ví dụ, tính đa phong cách ?okhông ranh giới? nay là đặc trưng của âm nhạc pop đương đại. Chỉ xin kể ra một số người nổi bật hơn theo phong cách này như giọng nữ cao cổ điển trở thành ca sỹ pop Broadway Audra McDonald, nhà viết ca khúc sân khấu Adam Guettel, nhạc sỹ nhạc jazz Pat Metheny, Luciana Souza, và Ethan Iverson, ban nhạc trẻ Nickel Creek, và nhà soạn nhạc cho các ban nhạc nổi tiếng Maria Schneider, tất cả họ đều sáng tác âm nhạc mà theo bình luận rất hay của Duke Ellington là ngoại hạng.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  4. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Sự giao thoa phổ biến như thế không chỉ có trong nhạc pop. Ví dụ sự pha trộn phương tiện như thế nào để có thể kết hợp phim cho người lớn của Daniel Clowes (nhà làm phim Thế giới Ma quỷ) và ?otruyện tranh? của Ben Katchor? Từ các tác phẩm ôpêra có múa của Morris đến vở Contact một phần múa một phần diễn của Susan Stroman, đây là vở nhạc kịch Broadway không có người hát, người đi xem sân khấu Mỹ cũng thấy thích thú với những tác phẩm nghệ thuật khó có thể xác định là loại hình gì. Liệu lối trình diễn vui và giàu hình ảnh vở Basil Twist của Dàn nhạc Berlioz và vở Petrushka của Stravinsky là vở múa rối hay ba-lê? Và còn về phóng tác của Robert Weiss bản sonate Kreutzer, trong đó các vũ công của Đoàn Ba-lê Carolina cùng hai diễn viên diễn trong vở rất hay của tiểu thuyết ngắn của Tolstoy, kèm theo âm nhạc của Beethoven và Janacek? Đó là một vở kịch hay vở balê? Hay những sự phân biệt như thế đơn giản là không còn quan trọng nữa?
    Nhắc đến Đoàn ba-lê Carolina là nhắc đến một xu hướng quan trọng khác trong nghệ thuật hậu hậu hiện đại, đó là ?osự phi địa phương hoá? của các đoàn biểu diễn nghệ thuật khu vực ở Mỹ. Không chỉ có các thành phố cỡ vừa của chúng ta mới có thể hỗ trợ các công ty ba-lê và ôpêrađầu bảng, mà nhiều nhóm đang biểu diễn tốt hơn cả những đồng nghiệp của mình ở New York. Ví dụ hầu hết các vở mới hiện đang diễn ở Nhà hát Thành phố New York đều bắt nguồn từ Nhà hát Glimmerglass, một công ty ?okhu vực? ở bang New York. Tương tự như vậy là tỷ lệ ngày càng tăng các công ty múa hàng đầu ở Mỹ như Carolina Ballet, Nhà hát Múa Harlem, Ballet Thành phố Miami, Ballet Tây bắc Thái Bình Dương, Ballet San Francisco, và Ballet Suzanne Farrell của Trung tâm Kennedy, tất cả đều là ?ocác công ty Balanchine? do những thành viên cũ của Ballet Thành phố New York lãnh đạo, những người này từng múa cho George Balanchine và những điệu múa tuyệt vời của họ chủ yếu là các tác phẩm của người thầy của mình. Thành phố này từ lâu được biết đến là ?othủ đô nhảy múa của thế giới? và có lẽ sẽ trở thành một trong số các trung tâm hàng đầu trong một thế giới ngày càng phi tập trung hóa của thể loại balê hậu Balanchine.
    Tất cả những điều này cho thấy rằng khi nói đến nghệ thuật hậu hậu hiện đại ở Mỹ, vấn đề không phải là bạn làm nghệ thuật ở đâu và gọi nó là gì, miễn là kết quả tốt đẹp. Và không phải ngẫu nhiên khi các nghệ sỹ hậu hậu hiện đại ngày càng sẵn sàng sử dụng từ này mà không đặt nó vào trong dấu ngoặc kép của sự trớ trêu. Một thành viên của nhóm các nhà soạn nhạc cổ điển Mỹ mà tôi mệnh danh là Những nhà Tân khóa nhạc là Paul Moravec giải thích ?oCố gắng sáng tác ra những điều đẹp đẽ tức là tôi nói những gì tôi nghĩ và tôi nghĩ như những gì tôi nói. Cái trớ trêu trong công việc của tôi không phải là tính hậu hiện đại rõ rệt, mà là bản chất của việc chuyển thành âm thanh những nghịch lý và mơ hồ cơ bản?. Một nhà soạn nhạc người Mỹ khác là Lowell Liebermann vốn đã từ bỏ thuyết hư vô cực đoan của phái tiên phong để quay trở lại kiểu khóa nhạc truyền thống cũng tán đồng quan điểm trên. Ông nói ?oDĩ nhiên có sự phản ứng của lớp đàn anh đi trước, nhưng xu hướng này rốt cuộc đang thay đổi?.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  5. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật vũ kịch: Sự Kế thừa Phát triển Không ngừng
    Không có thời điểm nào thích hợp hơn lúc này để nhận định về tương lai của vũ kịch ở Hoa Kỳ. Sẽ có nhiều diễn biến mới và cũng có nhiều điều đã đi vào quá khứ, và sự không chắc chắn cũng như sự hứa hẹn lớn lao về mọi điều còn ở phía trước nói với chúng ta rằng thế kỷ mới đang chứng kiến một bước ngoặt trong lịch sử vũ kịch của Hoa Kỳ. Những tâm sự chân thành của các nghệ sĩ Hoa Kỳ về sự thay đổi này sẽ hé mở một bức tranh rộng lớn về vũ kịch, từ cổ điển đến hiện đại, đến phản hiện đại và xa hơn nữa.
    Mỗi một điệu nhảy truyền thống của Mỹ đều mang một hương sắc riêng có và mỗi điệu nhảy đều có một sức hút riêng: những ký ức sống động của George Balanchine và Antony Tudor, thiên tài còn mãi gây sự ngạc nhiên Merce Cunningham, sự phấn khích toàn Hoa Kỳ của Paul Taylor, sự bền chắc xã hội của Bill T. Jones và Joe Goode, cùng với một thế hệ mới sôi động của những tác gia vũ điệu Hoa Kỳ, những người đang hưởng ứng sự phát triển đáng kinh ngạc của các vũ đoàn và khán giả của họ trên toàn Hoa Kỳ.
    Trên hết, tính chất lạc quan và vô cùng táo bạo từ lâu đặc trưng cho nền vũ kịch Hoa Kỳ vẫn tồn tại và phát triển ở khắp nơi từ New York đến San Francisco, từ Miami đến Seattle, và từ Houston đến thủ đô Washington, D.C. Những đặc trưng ấy được thể hiện trong phong cách nổi loạn vui nhộn của Mark Morris, trong sự sáng tạo của Lar Lubovitch, trong sự phóng túng đầy chất nhạc jazz của Michael Smuin, trong tình yêu vũ kịch mới tìm thấy của Broadway, trong mỗi màn biểu diễn nghệ thuật táo bạo cố gắng định nghĩa lại vũ kịch là gì và không phải là gì. Các vũ công Hoa Kỳ ngày nay đại diện cho những khía cạnh đẹp đẽ nhất, hứng thú nhất và đa dạng nhất của nền văn hoá phong phú của đất nước Mỹ
    Nét đặc trưng của vũ kịch chính là phải có đủ hai yếu tố để mang lại ý nghĩa của hiện tượng này. Ý nghĩa của một điệu nhảy nảy sinh không phải từ hư không mà từ công chúng, từ cuộc sống thực, từ khoảnh khắc diệu kỳ khi người xem theo dõi một màn biểu diễn. Điều làm cho vũ điệu Hoa Kỳ trở nên độc đáo không chỉ là sự hoà trộn ảnh hưởng mang tính khác biệt và đa văn hoá mà còn là sự hoà trộn những khán giả mang đậm phong cách Hoa Kỳ. Sự hoà trộn này thậm chí ngày càng bị biến đổi nhiều hơn khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ mới. Và nó giúp tạo nên một câu chuyện nhiều màu sắc và thú vị về vũ kịch và các vũ công trước một kỷ nguyên mới.
    Nền nghệ thuật vũ kịch của chúng ta là một sự kế thừa truyền thống với những thay đổi không ngừng mà những gì tinh tuý nhất sẽ được chúng ta để lại cho những thế hệ mai sau: những chàng cao bồi và thuỷ thủ cùng với những con thiên nga diệu kỳ và những viên kẹo bi, những vũ điệu có nội dung chính trị và những điệu múa với các động tác thuần tuý giải trí, sự vị tha và lạc quan, tràn trề tinh thần cao thượng, sự hưng phấn mạnh mẽ của sân khấu chính là những gì sẽ hứa hẹn mỗi khi màn sân khấu được kéo lên. Nền nghệ thuật vũ kịch Hoa Kỳ đang sống bằng chính sự đảm bảo rằng nó không bao giờ bất biến, mà nó là một truyền thống sống động, truyền thống của Hoa Kỳ. Làm giàu cho truyền thống đó đòi hỏi không chỉ quan tâm tìm hiểu tiếp theo sẽ là điều ngạc nhiên gì mà còn phải xem lại quá khứ với niềm tự hào và yêu mến những người khổng lồ của nền nghệ thuật vũ kịch của Hoa Kỳ, những người đã xây dựng nền móng cho tương lai.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  6. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Hula, vũ điệu truyền thống của quần đảo Hawaii
    [​IMG]
    Vũ điệu Hula diễn tả về cầu vồng, tiếng sấm, tia chớp... những hiện tượng siêu thiên trong tự nhiên. Trong lễ hội, rất nhiều người say sưa quay cuồng cùng vũ điệu Hula vì họ coi Hula là lời cầu nguyện mà họ muốn gửi tới đức thần linh. Xưa kia, vũ điệu Hula được nhảy trong các buổi hành lễ để tôn vinh các đức chúa trời. Ngày nay, vũ điệu này được trình diễn để phục vụ khách du lịch.
    Joan Lindsey là một vũ công bậc thầy về Hula, hiện bà đang dạy Hula ở một phòng tập trên đảo Oahu thuộc quần đảo Hawaii. Bà đã dạy Hula từ 50 năm nay. Vũ điệu Hula (vừa hát vừa khiêu vũ) đã được truyền qua bao thế hệ người dân sống trên mảnh đất Hawaii. Bà Lindsey cho biết: "Hula nghĩa thực là khiêu vũ. Nhưng nó chính là biểu trưng cho linh hồn văn hoá Hawaii. Nó chính là một loại hình ngôn ngữ bản địa. Hula là sự kết nối giữa thế giới tâm linh với cuộc sống thường nhật của người Hawaii. Đó chính là vẻ đẹp của nghệ thuật. Hula là cội rễ của chúng tôi và chúng tôi luôn nâng niu, ấp ủ nó".
    Mỗi khi mùa xuân đến, người Hawaii lại tổ chức lễ hội Merrie Monarch trên đảo Hilo. Lễ hội được đặt tên là Merrie Monarch vì sau khi vị vua cuối cùng của Hawaii - đức vua David Kalakaua - qua đời, ông đã được người dân nơi đây trìu mến gọi là "Merrie Monarch" (Monarch vừa có nghĩa là đức vua vừa có nghĩa là **** chúa) bởi ông yêu âm nhạc và khiêu vũ. Vua Kalakaua được dân chúng tin yêu và tôn thờ vì ông đã có công làm sống lại vũ điệu Hula sau khi nó bị những người truyền đạo Cơ đốc cấm trong suốt thời kỳ năm 1800 chỉ vì họ nghĩ rằng vũ điệu này là quá khiêu dâm. Một bức chân dung đức vua Kalakaua luôn được treo trên sân khấu trình diễn vũ điệu Hula tại lễ hội như một sự tưởng nhớ đến người đã có công sinh thành ra vũ điệu này lần thứ hai.
    Trung tâm của lễ hội là các cuộc thi trình diễn vũ điệu Hula. Cuộc thi nhằm khuyếch trương và phát triển những vũ điệu Hula hiện đại - những vũ điệu quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim và trên màn ảnh vô tuyến và đặc biệt là cả những vũ điệu Hula cổ đang có nguy cơ bị mai một và thất truyền.
    Vũ điệu Hula không đơn thuần chỉ là một điệu nhảy. Nó đòi hỏi phải có sự khổ công luyện tập và một kiến thức am tường về văn hoá Hawaii. Các phục trang của vũ công phải phản ánh được nhịp điệu và từng động tác xoay lắc trong vũ điệu của Hula. Về kỹ thuật trình diễn, giám khảo sẽ đánh giá rất chặt chẽ về tư thế, dáng điệu, động tác, sự uyển chuyển, độ chính xác của từng động tác trong khi múa của các vũ công. Nhảy Hula không đơn giản như người ta tưởng, không chỉ có dướn lên, lắc bên này, lắc bên kia m࠭ỗi động tác, bước chân đều phải có hồn, phải thể hiện được một điều gì đó. Vũ điệu Hula là cách thức, là con đường dẫn con người ta đi về cõi tâm linh. Nếu không hiểu tường tận về ý nghĩa thiêng liêng của vũ điệu này thì người vũ công chỉ thể hiện được sự biểu diễn về hình thể mà thôi.
    Trong suốt những năm 1900, các trường đào tạo vũ điệu Hula của Hawaii đã bắt đầu dạy vũ điệu này theo phong cách hiện đại để phục vụ khách du lịch tới Waikiki. Họ thêm nhiều động tác tay hơn, và vừa nhảy vừa hát các bài hát ca ngợi thiên nhiên bằng tiếng Anh. Như bà Lindsey giải thích, mỗi một động tác của Hula đều mang một ý nghĩa riêng. "Ví dụ trong một động tác đơn giản như khi chúng ta chụm hai bàn tay lại có nghĩa là tạo thành một bông hoa. Khi muốn diễn tả mặt trăng, chỉ cần đưa hai cánh tay lên trên đầu. Khi muốn diễn tả các vì sao, người vũ công chỉ cần bắt chéo hai ngón tay trỏ hoặc nháy mắt và lướt đi trên sàn diễn. Tất cả các động tác này đều rất duyên dáng".
    Các động tác thân mình trong vũ điệu Hula truyền thống rất tao nhã nhưng đòi hỏi khắt khe về hình thể. Các vũ công múa trên nền dàn hát thánh ca với các nhạc cụ dân tộc. Nhạc cụ được làm từ hai bầu đựng nước, một cái dài và một cái nhỏ dính ở trên, lắc lên để báo cho các vũ công chuẩn bị tư thế sẵn sàng. Và một trong các vũ công sẽ vươn cánh tay ra phía trước. Hình tượng này có nghĩa là gọi. Khán giả cổ vũ khi các vũ nữ trang điểm bằng những vòng hoa sặc sỡ, mặc những chiếc váy dài tiến lên sân khấu và nồng nhiệt đáp lại các vũ công nam chỉ quấn quanh hông những chiếc khăn màu chói sáng.
    Những người dân Hawaii bản địa đang có được một sự hiện thân mới về ngôn ngữ, nghệ thuật và văn hoá. Những điệu nhảy và bài thánh ca mới đang được thế hệ trẻ người Hawaii sáng tạo. Và nhiều vũ trường Hula đang được mở trên các thành phố ở nước Mỹ và Nhật Bản. Các sự kiện giống như Lễ hội Merrie Monarch đã góp phần không nhỏ trong công cuộc truyền bá ý nghĩa đích thực của vũ điệu Hula trên toàn cầu. Người dân Hawaii ngày nay muốn được nhìn thấy vũ điệu Hula hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới và trở thành vũ điệu quốc tế. Từ Hula bất kỳ ai cũng đều có thể cảm nhận được một tính cách sôi nổi, nhiệt tình và hiếu khách của người dân Hawaii và còn hơn thế nữa, giữ gìn Hula là tiếp tục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của người Hawaii.
    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ đàn cello Yo-Yo Ma.​



    Trong 5 năm qua, nhạc sĩ đàn cello Yo-Yo Ma, một trong những nhạc sĩ lớn của thế giới, đã cầm đầu một dự án nhằm khám phá và tìm hiểu truyền thống âm nhạc trên Đường Tơ Lụa, đường dây trao đổi mậu dịch đầu tiên, nổi tiếng là đầy truyền thuyết của thế giới.
    Ra đời tại Paris, kinh đô ánh sáng của nước Pháp, vào năm 1955, Yo-Yo Ma là một thần đồng. Năm Yo-Yo Ma lên 9, gia đình ông di cư sang Hoa Kỳ và định cư tại thành phố New York. Năng khiếu phi thường của Yo-Yo Ma đã đưa ông lên đài danh vọng trước sự tán thưởng của giới yêu âm nhạc quốc tế.
    Ông Yo-Yo Ma đã ghi âm 50 album nhạc, biểu diễn độc tấu và hợp tấu với những dàn nhạc giao hưởng ở khắp nơi trên thế giới, ông cũng đã xuất hiện trên truyền hình và trên màn ảnh lớn, soạn nhạc cho phim Ngọa Hổ, Tàng Long, tức phim Crouching Tiger, Hidden Dragon, đã đoạt được giải điện ảnh Oscar và vô số các giải khác.
    Với những chọn lựa nhiều rủi ro nhưng thành công, nhạc sĩ Yo-Yo Ma đã chọn biểu diễn cả loại nhạc pop thịnh hành, lẫn những tiết mục biểu diễn nhạc cổ điển đã đưa ông lên đài danh vọng.
    Nhưng người nhạc sĩ này nuôi một giấc mơ. Trong khi đi trình diễn khắp thế giới, Yo-Yo Ma thấy ông đã học hỏi được rất nhiều từ những nhạc sĩ và những truyền thống âm nhạc khác. Ông tự hỏi, tại sao không tạo một phương tiện để trao đổi các truyền thống văn hóa âm nhạc dọc theo Đường Tơ Lụa? Làm như vậy có thể giúp mang về nhiều ý kiến mới lạ và tăng sức sống cho nền âm nhạc cổ điển Tây phương. Như vậy, đường lối tiếp cận của các nền văn hóa khác sẽ được xác định, và nhờ sự tương tác qua lại mà những cách diễn đạt khác nhau sẽ trở nên phong phú và sáng tạo hơn.
    Theo lời nhạc sĩ Yo-Yo Ma, có thể ví Đường Tơ Lụa như ?omạng lưới thông tin toàn cầu của thời cổ đại?. Con đường này là một hệ thống bao gồm nhiều phương tiện giao thông như đường xá, các con đường mòn, đường thủy? đã nối liền thế giới phương Đông với thế giới phương Tây trong suốt 2 nghìn năm qua, mang sản phẩm và sáng kiến từ Trung Quốc và Nhật Bản, băng qua Trung A,Ù đến Châu Âu. Những sản phẩm được đưa sang phương Tây, ngoài tơ lụa, còn có đồ gốm, thuốc súng? Đánh đổi lại, những món khác được đưa từ phương Tây sang phương Đông cũng theo con đường này. Các nhạc cụ thì được trao đổi hai chiều giữa hai bên.
    Qua một loạt các chương trình khác nhau, nhạc sĩ Yo-Yo Ma thành lập và quyên tiền quỹ hoạt động cho Dự Án Đường Tơ Lụa. Dự án này bao gồm việc thành lập Ban Nhạc Đường Tơ Lụa, với những nhạc sĩ tài hoa, phần lớn thuộc giới trẻ, đến từ vùng Đường Tơ Lụa. Nhân sự trong đoàn nhạc công này thay đổi luôn, họ kết hợp với nhau qua kỹ năng và kinh nghiệm. Riêng nhạc sĩ Yo-Yo Ma luôn luôn hiện diện trong ban nhạc. Ban nhạc Đường Tơ Lụa giới thiệu những nhạc cụ mới lạ. Cá nhân nhạc sĩ Yo-Yo Ma học cách sử dụng cây đàn hai giây của Mông Cổ tên là morin khuur, còn được gọi nôm na là ?ođàn dây bờm ngựa?.
    Một bước chủ yếu trong dự án Đường Tơ Lụa là việc sáng tác nhạc. Với sự hỗ trợ của các nhà soạn nhạc lừng danh như Bright Sheng, người sáng tác vở nhạc kịch ?oMadame Mao? đã xuất hiện lần đầu trước giới thưởng ngoạn Hoa Kỳ vào mùa hè vừa qua, dự án Đường Tơ Lụa đã đặt 60 bản nhạc, và chọn 20 bản nhạc chính yếu. Các nhà soạn nhạc cho Dự Án Đường Tơ Lụa đến từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Iran, Tajikistan và Uzbekistan, và nhiều quốc gia khác trên Đường Tơ Lụa.
    Ban nhạc đã biểu diễn tại Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan cũng như tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Riêng tại đây, ban nhạc đã xuất hiện tại Thính Phòng Carnegie ở New York, và tại Lễ Hội Folk-Life được tổ chức vào giữa mùa hạ, vốn vẫn thu hút đông đảo công chúng tham dự.
    Nhưng trạm lưu diễn nhiều cao vọng nhất của ban nhạc Đường Tơ Lụa diễn ra vào tháng Năm vừa qua tại Trung Á, ngay tại trung tâm Đường Tơ Lụa. Ban nhạc trình diễn tại Cộng Hòa Krygyz, Kazakhstan và Tajikistan. Bên cạnh cuộc lưu diễn, ban nhạc tổ chức các buổi diễn giảng âm nhạc và các lớp học dành cho các nhạc sĩ chuyên nghiệp.
    Dự Án Đường Tơ Lụa đã cấp nhiều học bổng cho các nhà soạn nhạc trên khắp thế giới, dự án cũng đã xuất bản một cuốn album thịnh hành, bảo trợ cho các chương trình nghệ thuật, các cuộc triển lãm, và thành lập một trang Web được nhiều người ưa chuộng.
    Hiện chưa rõ Dự Án Đường Tơ Lụa sẽ còn đưa ra những bước hành động ngoạn mục nào. Nhưng giấc mơ của nhạc sĩ Yo-Yo Ma đang biến thành một hiện thực đầy ngạc nhiên thú vị. Theo lời người nhạc sĩ lừng danh này, thì Dự án Đường Tơ Lụa đã dùng âm nhạc như một cách sáng tạo để ?otìm hiểu các láng giềng của chúng ta?.
    Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về dự án Đường Tơ Lụa ở đây:
    http://www.silkroadproject.org/
    [​IMG]

Chia sẻ trang này