1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu bạn đã được lớn lên và hấp thụ lối sống trong 1 môi trường không giống những người VN bình thườn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 13/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    về sự kiện này: "hoà nhập với xã hội".
    đây là câu khẩu hiệu trong hầu hết cá nhân, hầu hết gia đình, nhà trường, quốc gia, dân tộc......
    đây là lí do duy nhất để ta dạy dỗ lẫn nhau, cha dạy con, thầy dạy trò, hay xã hội dạy ta.....
    đây là cách thức mà con người đã chuyển thành, biến thành, đồng hoá thành một cái gì đó đặc biệt và khác nhau cho mỗi cá nhân.
    đây là lí do tôi phải đi làm 1 ngày 8 tiếng trong phần lớn cuộc đời mình. thay vì thưởng thức và rực rỡ.
    đây là lí do mà hầu như không 1 đứa trẻ nào có thể được sớm hội nhập, sớm tắm mình trong đam mê khám phá, trong đối diện với cuộc sinh tồn, với sự sống đầy sinh động, trong sự hân hoan sống động mỗi ngày, trong tràn đầy hạnh phúc trong vòng 23 năm đầu tiên của cuộc đời. để rồi sau khi ra trường, chúng bị bỏ mặc với xã hội chằng chịt uẩn khúc này, với 1 trái tim héo quắt cùng 1 bộ óc trai sạn lạnh lùng.
    đây là trường hợp mà "ĐẾN THƯỢNG ĐẾ CŨNG PHẢI CƯỜI" nhắc tới, họ nhắc rằng, ở Phi Châu hay những vùng xa hoang, con người đã sớm được dấn thân trong sinh động cùng môi trường sống của mình ngay từ khi lên 3, họ hoà nhập làm 1 cùng môi trường. 1 môi trường bình thường và những con người bình thường.
    cuộc sống thực sự của họ là 70 năm, còn với những người "hoà nhập với xã hội" ta đã thực sự sống động bao lâu vậy cho dù ta cũng 70 tuổi rồi.
    "hoà nhập với xã hội" tựa như 1 tiên đề, 1 sự mặc định, 1 điều không cần chứng minh và cũng không cần ai khám phá, không cần ai nghi vấn, cũng giống như khoảnh khắc hay 1 điểm hay tình yêu vậy.
    chúng ta đã nghiễm nhiên khoác lên vai mình và con mình 1 sự sợ hãi khổng lồ mang tên: SỰ ĐÀO THẢI CỦA XÃ HỘI.
    chúng ta đã nghiễm nhiên chú tâm và dậy con mình chú tâm vào 1 thứ mơ hồ có tên "XÃ HỘI" thay vì chú ý đến chính mình, thay vì hiểu biết được chính mình, thay vì được là mình.
    và đó là 1 rắc rối cơ bản cho cái mớ hỗn độn khổng lồ quanh ta.
  2. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    về sự băn khoăn này của rarach24:
    5.dường như ý thức con ng luôn muốn lảng tránh quy luật cá lớn nuốt cá bé, mạnh sống, yếu chết_____còn giới tự nhiên thì ko
    sai lại vậy nhỉ??
    (nhân đạo, hòa đồng, bác ái)
    có lẽ vì vậy mà nó chuyển thành một dạng khác , biến thể khác
    thịt nhau theo kiểu khác
    ------------------------------------------------------------------------------------
    trong giới tự nhiên, việc cá lớn nuốt cá bé cũng tự nhiên cùng mức ấy.
    nó chẳng liên quan gì tới ý thức, và hẳn là cái sự kiện này, cái sự kiện "chẳng liên quan tới ý thức" ấy là 1 hiện thực tự nhiên không chỉ cho loài vật loài cây cỏ mà cho cả chúng ta. ngoài nó ra, trong lãnh địa của Ý THỨC bạn không thể có hiểu biết trọn vẹn về Ý THỨC cho được.
    trong phạm vi của Ý THỨC, bất kì điều gì được nói ra, viết ra hay tranh cãi đều phiến diện và quy chiếu. kể cả những câu nói trên của bạn về Ý THỨC. bạn và tôi chỉ đang cố nói về điều mà ta không hề thấu hiểu. phải vậy không.
    tôi có nhận ra không?
    chẳng lẽ bạn không thấy rằng, ý thức con người không chỉ muốn lảng tránh, nó còn muốn cả đối mặt, nó còn muốn tất cả những điều mà người giầu trí tưởng tượng nhất có thể tưởng tượng ra hay sao? đại để là nó luôn ham muốn tất cả những gì mà nuôi dưỡng cho nó, cho sự thống trị của nó, cho sự thống trị của TÂM TRÍ, của TRI THỨC, của SUY LUẬN đối với sự sống vốn mênh mông của con người.
  3. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có sự khác thường trong nhận thức. Và chỉ có con người mới nhận thức. Rồi nhận thức tạo ra giá trị.
    Nhưng theo tôi, nhận thức cũng là một dạng tồn tại và chúng có quy luật riêng, không đồng nhất với các quy luật tự nhiên ngoài nhận thức. Như khi tôi hỏi " tôi có thể hỏi bạn một câu không?" thì tự đó đã là một câu hỏi rồi.
  4. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    1.mot ng sinh ra di tat bam sinh, què cụt đui điếc..... hoặc ng BD ....hoặc . ... là ko bình thuờng . ít nhất là thể xác

    điều đó chỉ sảy ra với con ng???
    tất nhiên là không
    ca gioi tu nhien deu nhu vay
    (trong một tập thể luôn có những thành phần dị hợp . và khi có sự thay đổi về môi trường. thì 1 trong số những thành phần dị hợp đó lại là thành phần có tính thích ứng cao hơn với môi truờng mới , và sẽ có nhiều khả năng trở thành thành phần chính thức , thành phần đông đảo nhất __ đó chính là quá trình đào thải chọn lọc )
    2. mình thấy thật là lạ là takts nhắc nhiều đến trẻ con, nhắc nhiều đến tính toàn vẹn và bình thuờng của chúng
    nhưng có thật sự takts hiểu trẻ con, chơi với trẻ con nhiều ko ?!
    mỗi đứa trẻ sinh ra nó đã có cá tính , phẩm chất, tư chất riêng ( điều này là không thể phủ nhận )
    khi nó bắt đầu có ý thức , nhận thức, cũng đồng nghĩa là có 1 cái tôi, có sự vị kỉ,
    (nó ảnh huởng bởi bố mẹ nhiều, nhưng nó cũng ảnh huởng bởi những đứa trẻ khác ko kém gì bố mẹ nó, nhiều khi còn nhiều hơn )
    sự phát triển của nhận thức trong nó gắn liền với cái tôi
    nó ý thức đc cơ thể là của nó, mẹ nó là của nó, nó dùng các giác quan va chạm , tuơng tác để nhận thức sự vật .
    và bắt đầu có khái niệm về cái tôi và cái ko phải của tôi
    ( muộn thì 1 tuổi nó đã hình thành điều này rồi ).
    đứa trẻ có bình thường không, khi ko đc sống với xã hội, tiếp thu ý thức xã hội ?
    hay để nó " bình thường" như giới tự nhiên, như con kiến,
    ___________
    mỗi chúng ta đã may mắn có đc ý thức xã hội .
    và nó cũng có mặt nọ mặt kia
    nhưng nếu chỉ chích mặt xấu của nó
    nhằm bao biện cho sự " lánh mặt" của mình
    thì đó là lảng chánh,
  5. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    1.nhân đạo, hòa đồng, bác ái, tình thương. đó là một trong những sản phẩm cao cấp nhất mà ý thức con ng tạo ra
    mục đích chính của nó là chống lại việc kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu
    chống lại cá lớn nuốt cá bé......
    2. ko phải tri thức, hiểu biết nào cũng đc tiếp thu bằng cách tranh luận , luận bàn về những điều ta còn chưa rõ, chưa hiểu, chưa biết
    nhưng nó là cách hữu hiệu nhất để gia tăng .
    nếu cứ động đến những vấn đề khó diễn giải, khó nói mà ta chụp mũ bằng những từ đại loại như ko thể nói hết bằng lời,
    nó nằm ngoài ngôn từ, thì đó ........
  6. Khongco0

    Khongco0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2008
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    0
    Ừh mình cũng được giáo dục theo cách của cha mẹ mình nó cũng hơi khá văn minh và không giống cách giáo dục của đa phần người Việt Nam theo kiểu gọi dạ bảo vâng
    Bố mẹ mình luôn muốn mình bày tỏ quan điểm sống và nhận thức cuộc sống , cái ông muốn ở mình là sự tự trưởng thành vững vàng và bản lĩnh trong suy nghĩ và nhận thức , được phát huy những năng lực của cá nhân và được quyền nói ra những điều mong muốn của bản thân được quyền tranh cãi với ông một cách chính thức .
    Cách mà bố mình giáo dục mình là như thế , không một lần ăn đòn không một cái roi vọt từ bé đến lớn
    Tất cả mọi vấn đề khi mình có lỗi làm sai là những buổi ông ngồi trò chuyện với mình cả ngày để hiểu , để nghe mình bày tỏ quan điểm và suy nghĩ riêng .
    Ở tuổi 22 khi học xong đại học mình đã có đủ khả năng để sống tự lập , một cuộc sống độc lập thực sự và bố mình còn tin tưởng rằng nếu ông quẳng mình sang một xã hội khác như bên trời Tây mình cũng không bị ảnh hưởng hoặc hư hỏng lối sống dễ dãi buông thả không phải là lối sống của mình . Mình cũng chẳng bao giờ bán rẻ bản thân danh dự vì những việc làm sai trái đó là điều mà ông tin tưởng .
    Mình có đủ bản lĩnh để rời khỏi một bàn tiệc khi đang vui và ki mọi người say sưa tuý luý còn mình hoàn toàn tỉnh táo và không bao giờ để rơi vào trang thái đó .
    Ông và bạn bè cũng tin là để cho mình được sống độc lập mình sẽ phát huy được khả năng tìm tòi và sáng tạo riêng và mình cũng đủ bản lĩnh để sống độc lập.
    Nhưng chính vì thế mà khi hoà nhập vào một cuộc sống chung với xã hội kiểu Việt Nam không phải là điều thuận lợi với mình .
    Nhất là đi sang một môi trường khác một gia đình khác để sống hoà nhập vào cuộc sống đó môi trường đó người lớn nói sai có làm sai con cái chỉ được gọi dạ bảo vâng thực sự rất khó khăn với mình .
  7. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    bạn rarach24 rót nhiều trà thế, làm sao uống hết 1 lúc.
    mọi loại dị tật của con người thì đều không bình thường, đều bất thường cả. còn con người là bình thường.
    có người thì bị dị tật bẩm sinh, có người bị tai nạn cụt chân cụt tay, và hầu như mọi người đều bị dị tật về nhận thức, nhận thức bản thân, nhận thức thế giới, nhận thức chân lí..........
    mọi loại dị tật của con vật đều bình thường cả.
    có con thú nào do qoè cẳng,do khiếm khuyết mà bị đào thải ra khỏi loài đâu.
    có con thú nào biết lo lắng đâu, cho dù nó có tàn tật.
    có con thú nào có ý tưởng về sự phân biệt lẫn nhau đâu.
    có con thú nào ý thức đâu để mà bất thường.
    còn nếu bạn làm phép so sánh giữa 1 con mèo cụt đuôi và 1 con mèo dài đuôi thì đó là vấn đề của 1 người so sánh rồi.
    về trẻ em và sự bình thường của chúng.
    trẻ em có phẩm chất riêng nào, cá tính đặc biệt nào, hay biểu hiện khác nào thì đó là cách đánh giá của người lớn khi nhìn vào chúng.
    còn cuộc sống của chúng thì ngập tràn tự do, không phân biệt màu da, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt, nên không hề xung đột lẫn nhau, không có căng thẳng, không có tích trữ, không có thù hận, chúng sống động từ giây này đến giây kế tiếp, và tiếp tục cho đến khi người lớn can thiệp mới thôi. chúng cười hết sức, khóc hết sức, chạy hết sức mà không kìm nén.........
    đứa nào cũng vậy.
    dù nó có ở Nam Mĩ hay ở Á châu.
    dù nó có ở cách đây 1000 năm hay không.
    dù nó được sinh ra trong Chùa hay trong nhà thờ cũng thế thôi.
    những đứa trẻ bình thường.
    khi tôi nói với bạn về 1 trẻ thơ, bạn hiểu ngay nó là gì.
    khi tôi nói với bạn về 1 người lớn, bạn cần phải biết anh ta làm nghề gì, lương tháng bao nhiêu, có thiện chí hay không, nhà có gần đây không........thì mới mơ hồ về 1 anh ta nào đó.
    bởi mọi người lớn đều khác biệt, và bất thường giữa nhau. nên chẳng thể mô tả rõ ràng về ai được.
    và tất nhiên, khi xã hội đã làm nên cái tôi trong chúng, làm nên vị kỉ trong chúng thì ta gọi đó là người lớn, hay những đứa trẻ lớn, chúng không đồng phẳng với trẻ thơ ban đầu. chúng đã trở thành, chúng đã được gán tính chất, đã được nhào nặn.
    chúng ta ai cũng có ý thức xã hội cả, kể cả người may mắn hay không may. và tất nhiên là nó có nhiều mặt và nhiều chiều.
    chỉ trích mặt nọ mặt kia là 1 thái độ sai lầm. là một hành động cá nhân áp đặt và phiến diện. thái độ chỉ trích sẽ không bao giờ đem lại ánh sáng và đẹp đẽ cho sự đối thoại của chúng ta.
    để khám phá về cuộc sống này, chúng ta chỉ có thể tự mình sống qua nó trong tỉnh táo nhận biết, chứ làm sao có thể trông chờ vào sự chỉ bảo ngoài ta, trông chờ vào kinh nghiệm, kiến thức của người khác - những thứ vốn chỉ đem ta đến lối mòn và ỷ lại thay vì sáng tạo và sống động.
  8. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    về 2 chén cuối.
    nhân đạo hòa đồng bác ái tình thương là sản phẩm của ý thức. và mục đích của nó thì không còn phải mơ hồ gì nữa, thật rõ ràng. mục đích cũng là 1 sản phẩm của ý thức.
    mọi sản phẩm của ý thức đều rõ ràng đều chính xác và logic.
    sau khi đã sản sinh ra những xung đột nọ, những chiến tranh kia, ý thức đẻ tiếp ra nhân đạo và tình thương những mong hóa giải. ý thức đã không ngừng sinh dẻ 1 lượng khổng lồ những đứa con còn loài người thì chưa từng thảnh thơi và xung đột kết thúc.
    không ai nói về nhân đạo, tự do, bình đẳng nhiều như nước Mĩ và chúng ta đã thấy bom mĩ phổ cập nhường nào.
    không ai nói về tình yêu thương nhiều như tôn giáo nhưng đã bao giờ trên thế giới lại không có chiến tranh tôn giáo.
    không ai nói về sự hòa đòng nhiều như chúng ta hòng xây nên 1 xã hội hạnh phúc, 1 diễn đàn sống động và thân thiện, và điều gì đang xảy ra?
    chẳng ai là không nói về những mục đích tốt đẹp, và cũng chẳng ai kết thúc được cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc, mãn nguyện.
    điều quái quỷ gì vậy.
    thật nghịch lí phải không.
    cho dù nó có là sản phẩm cao cấp đến nhường nào của ý thức, thì Frued hay Anhxtanh cũng chưa bao giờ hết nghi ngờ về cuộc sống này.
    chưa bao giờ ý thức lại cho thấy được sự giải quyết triệt để 1 vấn đề nào của con người cả.
    và chúng ta thì hầu như không bao giờ là không dùng tới ý thức.
    nó nghịch lí như chính khoảnh khắc vậy.
    về tri thức và tính hữu hiệu để gia tăng.
    tôi chưa bao giờ nghi ngờ về tính hữu hiệu của chi thức cả. nhưng đó là câu chuyện của những sản phẩm, không phải là chuyện của những chủ nhân, những con người.
    thế giới ngày nay đã cho thấy sự gia tăng khổng lồ và đa dạng các loại hình sản phẩm, đó là tri thức.
    nhưng cho dù con người đã đặt chân lên sao hỏa, đã bơi sâu xuống đáy đại dương thì họ vẫn chưa từng chấm dứt khao khát tìm kiếm sự mãn nguyện, niềm an lạc.
    cho dù con người có gia tăng các lí thuyết phản chiến, các tri thức chống bạo động thì ngày nay, thế giới cũng không tránh được những cuộc chiến và những tiềm năng chiến tranh khủng khiếp,lớn chưa từng có trong lịch sử.
    cho dù con người đã phát triển biết bao tri thức về tình yêu thương, thì trớ trêu thay, chưa bao giờ tình người lại được vật chất hóa, lại được mơ hồ như trong ngày hôm nay.
    cho dù con người đã gom đầy hiểu biết về môi trường, về địa cầu, vũ trụ thì ngược lại, chưa bao giờ môi trường, khí hậu, địa chất lại tổn thương nặng nề đến như vậy.
    còn chúng ta thì lại không ngừng cổ súy cho tính hữu hiệu của tri thức và thật nhân quả, mọi nghịch lí, mọi tiêu điều ngày 1 gia tăng.
    bạn có thể có được nhà đẹp, xe đẹp, hay người đẹp, nhưng bạn chẳng bao giờ có được 1 kết nối sâu sắc, chân thành, yêu thương, cộng hưởng và hạnh phúc với những con người gần gũi quanh bạn chứ đừng nói tới những xa xôi.
    bạn có thể có được tính hữu hiệu của tri thức nhưng bạn không thể thoát được ách nô lệ của tri thức. nó đang là người chủ, nó đang định đoạt sai khiến bạn, vì nó mà bạn quyết định cái này hay quên mình vì cái kia, vì nó mà tự do cá nhân đã bị bán rẻ, cho không.
    về điều cuối.
    bạn nói rằng, khi động tới những vấn đề khó lí giải thì ta lại chụp mũ, và bảo rằng không thể dùng lời để diễn tả.
    bạn thấy đấy, đã từng có vấn đề gì dễ lí giải vậy?
    1 lần nữa, tri thức đã từng giải quyết triệt để được 1 vấn đề nào của con người vậy?
    còn sự chụp mũ hay ngụy biện thì càng cho ta thấy rõ hơn con người nô lệ của mỗi chúng ta. những tay sai cho tri thức.
  9. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    đêm nay Hà Nội oi ả quá.
    chỉ chè xanh là thích nghi tốt với mọi môi trường khí hậu.
    cây bàng cạnh tôi đứng im phăng phắc lẫn lộn cùng giấc ngủ của cộng đồng dân cư.
    2 cái cần cẩu đứng im.
    2 cái chung cư xây giở.
    trăng của Trung Thu giờ là của riêng tôi.
  10. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    về người tự lập và những người còn lại.
    tưởng như họ khác nhau nhiều thế, vậy mà có những điều cơ bản là tương đương.
    họ đều có cho mình 1 thế giới riêng, 1 khoanh vùng riêng, phân biệt rõ rệt với xung quanh. và vì vậy luôn gặp khó khăn với hòa nhập.
    thực tế với tôi, tôi chưa từng gặp 2 người nào thực sự hòa nhập với nhau chứ đừng nói tới hòa nhập với cộng đồng.
    người ta chỉ có thể tin rằng con cái sẽ hòa nhập được ở trời Tây mà thôi, và đó là nièm tin.cũng như bao niềm tin khác, điểm kết thúc của chúng luôn đến cùng với sự đối diện với thực tế của ta.
    niềm tin nơi tiền bạc, nơi quyền lực, nơi người vợ,nơi tự do, nơi sự an toàn..... đều đã thất bại khi con người đang trực diện với thực tế. thực tế rằng, khi họ đã có được những thứ họ muốn, họ vẫn không thể ngừng được cơn khát cho được, và bấy giờ, niềm tin lại hướng tới mục tiêu mới. những điều cũ, những thứ mà bấy lâu hằng ước ao và giờ đây đã đạt được thì lại dần dần tan rã, dần dần mất dần hứng thú, cảm xúc, dần dần được che lấp đi bởi sự theo đuổi những điều mới.
    con người đã bị tri thức hóa theo đủ mọi đường mà niềm tin là những người chỉ đường ranh mãnh.
    việc tự lập đã cho thấy bạn có thể tự mình làm nhiều điều, phương Tây cũng đã tự mình làm được nhiều điều.
    nhưng rồi sao, cái điều cơ bản nhất, cái bắt đầu cho mọi điều cần làm thì lại mất hút.
    đó là tự hiểu biết về bản thân, tương đương với nó là hiểu biết về thế giới.
    bạn có thể tự nấu cơm, tự chọn trường đại học, tự chọn người yêu, nhưng bạn lại chẳng hiểu biết gì về xung quanh cả, tối thiểu nhất là quê hương bạn.
    chẳng người hiểu biết nào về môi trường sống của mình lại thấy khó hòa nhập với chúng.
    bạn có thể thấy người vùng sâu vùng xa dễ dàng hòa nhập với quê hương họ thế nào. bởi họ rất hiểu biết nơi ấy.
    bởi vậy, sự tự lập cũng chỉ là 1 cách tin mà thôi.
    mỗi người đến với cuộc sống này với 1 người dẫn đường khác nhau, 1 niềm tin khác nhau.
    điều làm cho những người tự lập khác với phần còn lại là ở chỗ, họ tin rằng tự lập là tốt, là con đường dẫn tới hạnh phúc.
    với tôi, điều quan trọng không phải là tự lập hay không, không phải là tin vào điều này hay điều kia. điều đầu tiên chính là hiểu biết được mình, và đồng thời với nó là hiểu biết xung quanh.
    chỉ có trong hiểu biết căn bản ấy mới có thể bắt đầu cho những cuộc hành trình cho những niềm tin, và hẳn là ta sẽ không bao giờ nói về sự hòa nhập nữa.
    bởi hiểu biết chính là hòa nhập.

Chia sẻ trang này