1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu bạn là chủ tịch tỉnh Yên bái

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi nguyenthinh_96, 27/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kimwoochung

    Kimwoochung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    bạn xa Yên Bái thế thì làm sao nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương được, "lý thuyết" quá?...
  2. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết là thế nào? HN thì đâu có xa YB. Mà có đứng ở ngoài mới có con mắt khách quan chứ. Thực ra những ý kiến, ý tưởng của mình cũng đã đem ra trao đổi với 1 số người ở Yb rồi. Buồn cái là những người mình nói họ không có tiền và quyền quyết định. Nhưng chưa từng có ai phản đối cả. Tớ cũng chỉ mong có người phản đối để các ý tưởng của mình hoàn thiện hơn thôi. Thanks
  3. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Post tý thông tin tớ copy được ném lên đây cho ae đọc chơi.
    Những dự án, chương trình đầu tư kém hiệu quả được đưa lên mặt báo trong những năm qua chủ yếu rơi vào những trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách.
    Chuyện gì đã xảy ra và liệu có thể khắc phục tình trạng này hay không?
    Bài học cũ, nạn nhân mới
    Danh sách những chương trình kinh tế bị thất bại của Việt Nam vừa dài thêm. Kế hoạch phát triển đàn bò sữa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), thu hút sự tham gia của hơn một nửa số tỉnh, thành trong cả nước, gần như đã phá sản.
    Sau năm năm triển khai rầm rộ, nhiều người nuôi đã phải bán đổ bán tháo những con bò của mình cho các lò mổ. Mục tiêu cải thiện đời sống cho người dân nghèo thông qua con bò sữa đã không thành. Trái lại, nó còn khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Một quan chức Cục Chăn nuôi thuộc MARD thừa nhận, gắn nuôi bò sữa với chương trình xóa đói giảm nghèo là một sai lầm.
    Cũng như nhiều chương trình khác, chủ trương phát triển ngành bò sữa không sai, nhưng chính cách thực hiện ồ ạt theo kiểu phong trào đã khiến cho các chương trình này thất bại. Thực tế trên cho thấy, đã đến lúc phải xem lại vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.
    Lâu nay, rất nhiều những dự án đầu tư, đặc biệt là thuộc cấp địa phương quản lý, được thực hiện chủ yếu theo nghị quyết hay chủ trương của cấp lãnh đạo, nên nặng về ý muốn chủ quan hơn là theo các tính toán dựa trên hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, nhiều ngành, địa phương còn xem vốn ngân sách nhà nước như một ?ochiếc bánh ngon? và với lối nghĩ có ?ođầu tư là được?, nên cố gắng tranh thủ được càng nhiều càng tốt, còn hiệu quả tính sau.
    Lẽ đương nhiên, bất kỳ dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nào cũng phải làm luận chứng kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu khả thi và phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh tế. Nhưng trên thực tế, các nội dung này thường chỉ được xem như một loại thủ tục hành chính cần có để được đưa vào danh sách cấp vốn.
    Chính vì vậy, không ít nội dung các bản phân tích tính hiệu quả của dự án được thực hiện một cách hời hợt, với những số liệu chung chung, có khi còn cóp nguyên văn kết quả nghiên cứu từ những dự án tương tự khác. Tình trạng này không chỉ có trong những dự án nhỏ mà xảy ra cả ở dự án lớn.
    Cách đây mấy năm, khi ngành dầu khí triển khai một dự án trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ ở Cà Mau, đến khi bắt tay vào xây dựng người ta mới phát hiệu nhiều nội dung trong báo cáo về địa chất và đánh giá tác động môi trường đã được sao chép từ một dự án khác ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Ngoài ra, hiệu quả kinh tế của không ít dự án đã được tính toán theo kiểu khép kín trong phạm vi mỗi tỉnh mà không tính đến sức ép cạnh tranh trên phạm vi cả nước hoặc khu vực. Có khi còn ?onhân điển hình? thành công một cách máy móc mà quên đi các hạn chế của chính địa phương mình.
    Trở lại vấn đề nuôi bò sữa. Tp.HCM là địa phương đi đầu, rồi các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An... tiếp bước khá thành công. Sau đó, những điển hình này đã được nhân ra với tốc độ chóng mặt. Chỉ sau vài năm kể từ năm 2001, số tỉnh tham gia phát triển chăn nuôi bò sữa tăng lên 33. Các tỉnh nhập bò giống thuần chủng về nuôi ồ ạt. Đàn bò tăng đến 25%/năm trong suốt năm năm liền.
    Sau khi quả bóng bò sữa xì hơi, Cục Chăn nuôi mới phát hiện ra có đến 20 tỉnh người dân không có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa. Nhập bò giống nước ngoài nhưng không nghiên cứu xem điều kiện địa lý, khí hậu có phù hợp hay không. Hệ thống thú y, mạng lưới tiêu thụ sữa... chưa sẵn sàng.
    Điều đáng nói ở đây là những kinh nghiệm thất bại tương tự không thiếu. Xây cảng biển nhưng không có nguồn hàng cho tàu vào khai thác. Đóng tàu đánh bắt xa bờ nhưng ngư dân lại chưa có kinh nghiệm đánh bắt ở vùng nước sâu. Xây dựng nhà máy đường ở vùng không có nguồn nguyên liệu... Nhưng dường như không ai chịu học.
    Tập trung hay phân tán?
    Những năm gần đây, tỷ lệ ngân sách dành cho đầu tư phát triển tăng liên tục, nhưng hiệu quả thì theo xu hướng ngược lại. Khoảng cách giữa tiền đầu tư vào nền kinh tế và giá trị GDP tăng thêm ngày càng xa. Điều đó cho thấy, nguồn vốn đầu tư nhà nước sử dụng chưa đúng chỗ, đúng cách.
    Để góp phần khắc phục bất cập trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước, có lẽ cần làm rõ quan điểm khi xây dựng quy hoạch ngành. Vai trò của quy hoạch là đưa ra những định hướng, vì thế không nên xem nó là mục tiêu, nhằm tránh tình trạng huy động ồ ạt các nguồn lực để chạy theo các mục tiêu về số lượng mà xem nhẹ vấn đề hiệu quả.
    Trong thực hiện quy hoạch, nhiệm vụ của Nhà nước là trợ giúp cho các doanh nghiệp thông qua chính sách. Còn triển khai cụ thể như thế nào là do các doanh nghiệp quyết định tùy theo thị trường. Chính quyền các cấp không nên tham gia vào các dự án kinh doanh, bất kể là trực tiếp dùng ngân sách đầu tư hay gián tiếp thông qua các biện pháp bảo lãnh cho vay vốn hay trợ vốn. Vì điều này dễ tạo ra ngộ nhận về hiệu quả thực của các dự án đầu tư.
    Vấn đề kế tiếp là việc giao kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Hàng năm, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đều đề ra kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Nhưng lâu nay không ít cơ quan quản lý nhà nước xem hoàn thành chỉ tiêu đầu tư xây dựng cơ bản là thành tích, nên quan tâm đến tốc độ giải ngân nhiều hơn là hiệu quả đồng vốn mang lại. Còn những nơi được cấp ngân sách, có tâm lý lo ngại sử dụng không hết thì năm sau sẽ bị cắt hoặc được ít hơn, nên tìm mọi cách để tiêu cho hết.
    Đương nhiên, phấn đấu hoàn thành sớm các chương trình đầu tư là điều nên làm. Nhưng nếu xem tốc độ sử dụng vốn đầu tư là mục tiêu cuối cùng để rồi sử dụng nguồn ngân sách được phân bổ một cách vô tội vạ thì thật là nguy hiểm. Muốn giảm lãng phí, những cơ quan, đơn vị cần sử dụng có trách nhiệm nguồn vốn nhà nước được cấp.
    Về phía cơ quan giữ trọng trách phân bổ ngân sách, không nên căn cứ một cách máy móc vào tình hình thực hiện của năm trước để định ra vốn đầu tư của năm sau, mà phải dựa theo nhu cầu thực tế của từng dự án cụ thể. Ngoài ra, việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư nhà nước không thể giống như quản lý nguồn thu ngân sách, vốn nặng về nghiệp vụ hành chính, mà phải thực hiện như một nhà đầu tư, nhà kinh doanh thực sự.
    Ngân sách nhà nước chỉ nên dành đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Điều này hẳn không ai phản đối. Nhưng trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, có nên tiếp tục đầu tư dàn trải hay tập trung vào cho một số vùng có khả năng sinh lợi cao, nhằm tạo ra những đầu tàu cho cả nền kinh tế?
    Những năm qua, Chính phủ luôn nhắc phải kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung cho những dự án có hiệu quả cao để nhanh chóng đưa vào khai thác. Nhưng tình hình hầu như chưa mấy chuyển biến. Nguồn ngân sách nhỏ bé của Nhà nước vẫn bị phân tán cho hàng chục ngàn dự án, dẫn đến nhiều công trình mãi không thể đưa vào khai thác vì thiếu vốn.
    Trước đây, một chuyên gia của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khuyên Việt Nam nên học tập cách làm của nước này sau chiến tranh. Khi ấy, Chính phủ Nhật Bản đã dành gần như mọi nguồn vốn để đầu tư cho những trung tâm kinh tế lớn, là nơi có khả năng sinh lợi nhanh và nhiều nhất, nhằm vực dậy nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Chẳng bao lâu sau, những trung tâm kinh tế lớn trở thành nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho chính phủ thực hiện chương trình tái thiết và phát triển những khu vực khác.
    Một chuyên gia tư vấn ví von: ?oViệt Nam hiện nay giống như một gia đình nghèo đông con và cha mẹ đang đứng trước hai sự chọn lựa. Giao hết tài sản cho người con giỏi nhất đi làm ăn, rồi sau đó trở về giúp những anh em khác làm giàu; hoặc chia đều cho mỗi người đứa một ít tiền và tất cả cùng nghèo?.
  4. topkiss

    topkiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Em mà làm ct thì em fai cho giao thông đi lại tốt đã. Các bác lên Lục Yên thì thấy, đường bé lọt cái oto. Vào Nghĩa Lộ thì cũng tàm tạm, nhưng mà các huyện xa thì sợ lắm, đường trên đỉnh núi. Có nơi đường đất, mưa xuống thì như ruộng.
    Típ nữa là Mở rộng tp, chứ bi h nó bé tẹo teo thế kia thì ...

    Thế thôi ạ, có bác nói em lên làm ct đi thì e rằng em ko kham được.
  5. Kimwoochung

    Kimwoochung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
  6. hoangyb

    hoangyb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Nếu mình là chủ tịch tỉnh yb mình sẽ chú trọng đến phát triển ngành du lịch vì yb có khá nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và đầu tư phát triển vào. Nhưng chỉ du lịch thôi không chưa đủ muốn có lãi và thu hút khách du lichj thực sự nữa thì phải phát triển các dịch vụ đi kèm đi kèm với nó để khách chỉ đến 1 lần là lần sau không thể nào quên. Có thể nghe có vẻ tiêu cực nhưng mình muốn phát triển yb thành Bank koc của Việt Nam, nói đến đây chắc mọi người hiểu chứ
  7. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Tỉnh Phú Thọ họ mở trung tâm xúc tiến đầu tư ở TP HCM và tại tỉnh họ cũng mở trung tâm xúc tiến đầu tư. Tại những trung tâm này họ cung cấp tất cả các thông tin về chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ đầu tư, kế hoạch mở rộng đầu tư, mặt bằng các khu công nghiệp ... Họ còn cho nhân viên các trung tâm này đến gặp, tư vấn, mời gọi các công ty, daonh nghiệp có tiềm năng đến đẻ đầu tư vào tỉnh.
    Đấy họ làm được như thế đấy kết quả là họ vừa tổ chức xong hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Các doanh nghiệp đã cam kết năm 2008 sẽ đầu tư 13ngàn500tỷ.
    Tỉnh YB có làm được việc đó không?
  8. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Oài! vừa đi Thành đô - Trung quốc về - mệt quá - không phải là khoe lấy oai đâu.
    Sang đó thấy có mấy điểm mà Thành đô khá giống với Yên Bái trong tương lai theo tưởng tượng của tôi
    Thành đô là thủ phủ của thuốc bắc
    ước mơ của tôi biến Yên bái thành thủ phủ của thuốc bắc, thuốc nam, thuốc đông dược của Việt nam.
    Để thực hiện được điều này có khó lắm không? Khó chứ. Nhưng nếu toàn dân đồng lòng thì điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
    Thực ra với điều iện thiên nhiên, khí hậu, con người , địa lý... của Yên Bái mà chú trọng đầu tư vào phát triển ngành đông nam dược - thuốc dân tộc thì rất khả thi (có rất nhiều tiềm năng) Với chi phí đầu tư ít, Sử dụng và huy động được những cái sắn có. Sử dụng và huy động được tối đa nhân lực... và còn rất nhiều rất nhiều những ưu điểm khác nữa.
    Mô hình thì đa dạng, thị trường thì rộng mở, thu lại năng suất và lợi nhuận cao.
    Các bạn hãy thử nghĩ xem tại sao Yên Bái vừa qua lại trở thành tỉnh có hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện? Hãy tạm gác lại vấn đề cây thuốc phiện mang lại những tác hại gì mà hãy nhìn vào yếu tố giá trị kinh tế quá cao cua nó. Khuyến khích nhân dân phá bỏ cây thuốc phiện thì cuãng phải hướng họ đến trồng cây gì có năng xuất va lợi nhuận tương đương hoặc kém hơn 1 chút thôi chứ. Ai lại hướng họ đi trồng bồ đề, keo... là những thứ mang lại giá trị kinh tế thấp, lâu thu hoạch và khiến họ đã nghèo lại càng nghèo hơn.
    Thuốc phiện nếu bỏ qua tính chất gây nghiện của nó thì nó cũng là một loại thuốc quý có giá trị kinh tế cao. Vấn đề cấm trồng ...chẳng qua là vì không quản lý được mà thôi. Thế thì trồng cây gì? Cần sa có được không? (đùa tý cho vui) Hướng của tôi là trồng cây thuốc. có rất nhiều loại có các tính chất như sau.
    1. Nó là cây ngắn ngày từ 3 tháng - 1 năm là thu hoạch được
    Điều này khiến cho những người trồng rừng có công ăn việc làm quanh năm. Trồng rừng là cây lâu năm, trồng xong rồi chờ thu hoạch mất gần nửa đời người thì chết đói.
    2. là cây ngắn ngày nên người trồng có thể trồng và thu hoạch một cách quấn chiếu hết đồi nọ đến đồi kia.
    3. Thường thì những cây thuốc khả năng đề khacngs với bệnh tật cũng tốt hơn những loaj cây trồng khác.
    4. Những cây thuốc luôn mang lại giá trị kinh tế cao.
    5. So với rau cũng là cây ngắn ngày nhưng thuốc thì có thể phơi khô hoặc sấy khô. không bị hỏng thối
    6. So với rau cũng là cây ngắn ngày thì cây thuốc ít phải tốn công chăm sóc hơn.
    7. So với rau thì cây thuốc thích hợp với địa hình miền núi hơn.
    8. Việc trồng và phát triển cây thuốc đem lại nhiều công ăn việc làm và nghề mới, nếu phát triển tốt nữa thì khi nói đến YB người ta sẽ nghĩ đến thuốc đông dược (giống như nói đến triều tiên là người ta nghĩ đến nhân sâm) nó mang lại tính đặc thù và giá trị thương hiệu Yên Bái cao.
    9. Thị trường của cây thuốc rất là lớn. Nhu cầu sử dụng thuốc của con người đang ngày càng lên cao. Không chỉ đáp ứng nhu cầu cho ngành dược mà nó còn đáp ứng cho những ngành du lịc -ẩm thực như ăn thuốc, như tắm matsage có thuốc..... Xét nhu cầu tiêu thụ của các cơ sở matsage tại Hà nội và một số tỉnh thành phía bắc thì có lẽ để đáp ứng được đủ nhu cầu đó thì phải sử dụng dân số của cả 1 huyện nào đó của Yên Bái mới đáp ứng nổi.
    10. Có thể không cần trồng mới nhưng tại Yên Bái có 1 số loài cây dại, cỏ dại có tinh dầu thơm có thể trích lý được tinh dầu phục vụ cho ngành công nghiệp nước hoa. (Hiện tại tôi có 1 bản danh sách các công ty nước ngoài như Pháp - ý - trung quốc - nhật luốn khát nhu cầu xuất khẩu tinh dầu thô của Việt Nam) Công nghệ trích ký tinh dầu cũng khá đơn giản, các loại lò nấu cố định, lò nấu di động, lò siêu âm để trích ly những laọi tinh dầu đặc biệt nhạy cảm với nhiệt... và công nghệ của nó tôi đều có trong tay.
    Tạm thế đã nhé. Cảm ơn mọi người đã đọc
  9. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi về làng Nghĩa Trai - Nghĩa trụ ở Văn lâm hưng yên. Đây là làng chuyên thu mua, chế biến, phân phối thuốc bắc khắp toàn quốc. Dân làng này có thể nói là khá giàu. Và làm việc này đã từ lâu. Có thể nói 90%dân ở phố thuốc bắc, hải thượng lãng ông có xuất xứ từ làng này. Qua trao đổi nói chuyện với 1 số người đi buôn thì họ đã từng lang thang đi rất nhiều nơi ở Yên bái để thu gom cây thuốc... Nhận xét của họ là ở YB nguồn cây thuốc thì nhiều loại và đa dạng nhưng số lượng thì không nhiều. Việc trồng và thu hoạch cây thuốc tuỳ từng laoij luôn mang lại lợi nhuận lớn hơn so với trồng lúa nhiều lần.
    Tạm thời tôi xin post thông tin về cây Mạch môn. Một loại cây rất phổ biến và phù hợp với đất đai khí hậu Yên Bái.
    Mạch môn đông
    Mạch môn đông còn có tên là: Mạch môn , Mạch đông, Duyên giới thảo. Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (Thunb) Ker - Gawb thuộc họ Mạch môn (HAEMODORACEAE ) Trước kia gọi là họ Hành tỏi (LILIACEAE)
    Đặc điểm

    Mạch môn là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ ngắn, lá hình dải hẹp, mọc túm ở gốc, bẹ lá ôm thân dài 15 - 40 cm , rộng 0,3 - 0,5 cm - Rễ chùm, củ phát triển ở đoạn giữa rễ, củ già màu hồng, củ non màu trắng. Hoa có tràng màu xanh nhạt. Quả mọng màu tím đen, đường kính 0,5 - 0,6 cm có 1 đến 2 hạt
    Mạch môn mọc hoang ở miền núi, được trồng làm cảnh, làm thuốc ở khắp nơi trong nước ta - Trung Quốc cũng trồng nhiều. Dược điển Việt Nam và Trung Quốc đều ghi là vị Mạch Môn

    Bộ phận dùng

    Đoạn rễ phình lên gọi là củ Mạch môn (Radix ophiopogoni) Thu hoạch sau khi trồng 2 - 3 năm lấy củ già có màu hồng (bỏ củ non và đoạn rẽ) rửa sạch và phơi sấy khô. Khi dùng bỏ lõi.
    Bảo quản: Chống mốc

    Kỹ Thuật trồng Mạch môn

    Có thể trồng quanh năm. Để tiện nguồn giống, nên trồng vào lúc thu hoạch củ. Sau khi thu hoạch củ, tách từng gốc riêng rẽ, cắt bớt rễ, lá để làm giống. Cây nọ cách cây kia là 20 cm. Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng, có thể phát triển trên mọi loại đất, trừ nơi úng ngập .

    Cách trồng
    - Việc này ở YB mới chỉ dừng ở mức trồng cho vui thôi.
    - Trồng làm cảnh: Bao quanh bồn hoa, tạo hình tròn, vuông sao 5 cánh... hay bao quanh hàng rào dọc lối đi... kết hợp thu dược liệu
    - Trồng cây bảo vệ đất, chống sói mòn: ở vùng trung du trồng theo đường đồng mức (Kiểu luống khoai lang) từ lưng chừng đồi xuống chân đồi, cách 3 - 4 mét lại trồng một vòng Mạch môn. Mạch môn phát triển rất nhanh, bảo vệ đất, chống sói mòn và giữ ẩm cho đất đồi rất tốt. Năng suất củ Mạch môn khá cao.
    - Trồng sản xuất: Trồng kiểu luống khoai lang thấp (cao khoảng 20 cm) mỗi năm bón phân và vun gốc một lần (vào tháng 9 dương lịch)
    Công năng - Tính vị
    Mạch môn vị ngọt hơi đắng, tính hàn vào các kinh phế, tâm vị, có tác dụng: dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm ích vị, sinh tân dịch, trừ đờm
    Tác dụng dược lý
    Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Trung Đàm và cộng sự (Viện Dược liệu), Mạch môn có tác dụng như:
    Đức chế ho rõ rệt: với súc vật thí nghiệm bằng cách gây ho (bằng axit axetic, xitric, amoniac)
    * Lợi đờm rõ rệt: Trên mô hình nghiên cứu có sự tăng tiết dịch khí phế quản thỏ
    * Chống viêm cấp tính và mãn tính, giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở đường hô hấp trên .
    * Kháng sinh: Tác dụng khá với Diplococcus pneumonial, yếu với Staphylococcus aureus 209.
  10. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Coi báo cáo về công nghiệp của tỉnh nè. Nếu đúng là kết quả đạt được như vậy thì thật đáng mừng. Nhưng sự thực như thế nào thì... anh em ai biết xin cho đôi lời nhận xét.
    - 6 tháng mà làm được như thế này thì YB giàu từ lâu rồi 30 ngàn chỗ làm mới thật là vô lý. đúng là các bố ở tỉnh toàn làm thì láo - báo cáo thì hay (Riêng 6 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn tỉnh triển khai 23 dự án sản xuất công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 2.401,9 tỷ đồng. Trong đó có 3 dự án đã hoàn thành, 15 dự án chuyển tiếp và 5 dự án đầu tư mới. Cùng với số cơ sở sản xuất công nghiệp được tăng nhanh và giải quyết được trên 30 ngàn chỗ làm việc mới cho người lao động
    Công nghiệp Yên Bái dần khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế bền vững
    Là khâu đột phá để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp Yên Bái được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và cả về đổi mới, đầu tư thiết bị hiện đại. Mặt khác, tỉnh cũng ban hành chính sách ưu đãi khuyễn khích đầu tư nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư dự án công nghiệp ở Yên Bái. Về phát triển ngành công nghiệp, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV chỉ rõ: Phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp mà tỉnh có lợi thế so sánh, tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản; hình thành rõ nét một số khu vực sản xuất công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp phía Nam, vùng Văn Yên, Trấn Yên, khu vực Văn Chấn - Nghĩa Lộ, xây dựng các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh. Từ chủ trương này, tỉnh đã có nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp phát triển và bước đầu đã có được những kết quả đáng khích lệ. Xác định sản xuất công nghiệp của Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn, Yên Bái vẫn là tỉnh nghèo, địa bàn không thuận lợi trong thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, tay nghề công nhân chưa cao? chính vì vậy tỉnh đã xây dựng Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 26/11/2001 nhằm cụ thể hoá các mục tiêu đặt ra đồng thời phân tích đánh giá tìm ra nguyên nhân tồn tại trên cơ sở đó tìm ra giải pháp phát triển công nghiệp theo lộ trình cụ thể, theo điều kiện của từng địa phương, từng ngành sản xuất. Tỉnh xác định tập trung vào 3 mũi nhọn tỉnh có lợi thế là ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng. Đến nay, khu công nghiệp phía Nam của tỉnh với diện tích 80ha đã được hình thành, được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đường, điện, cấp nước và đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư như Công ty cổ phần thép Cửu Long - Vinashin, Công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái, Nhà máy sản xuất ván nhân tạo? Bên cạnh đó, khu sản xuất công nghiệp tập trung Bắc Văn Yên, Khu vực miền Tây của tỉnh và hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hình thành được các khu sản xuất công nghiệp tập trung. Trong giai đoạn 2000- 2005, vốn cho đầu tư phát triển các dự án công nghiệp của tỉnh là 1.267,7 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn tỉnh triển khai 23 dự án sản xuất công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 2.401,9 tỷ đồng. Trong đó có 3 dự án đã hoàn thành, 15 dự án chuyển tiếp và 5 dự án đầu tư mới. Cùng với số cơ sở sản xuất công nghiệp được tăng nhanh và giải quyết được trên 30 ngàn chỗ làm việc mới cho người lao động, công nghệ của các đơn vị sản xuất công nghiệp đẫ được nâng lên. Các dự án mới đã được đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, đồng bộ của châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan. Các đơn vị có thiết bị lạc hậu bước đầu đã được chuyển đổi, cải tạo, bổ sung thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà tiêu biểu là Công ty cổ phần xi măng Yên Bái, Công ty liên doanh Yên Bái- Banpu, Công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái thuộc ngành khai thác và chế biến khoáng sản; Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty cổ phần chế biến lâm nông sản thực phẩm, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng thuộc ngành công nghiệp chế biến? Từ sự đầu tư nâng cao năng lực trong sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề mà tỉnh có lợi thế so sánh, đến nay Yên Bái đã có nhiều sản phẩm công nghiệp có khối lượng lớn và đứng vững trên thị trường đó là Kaolin tinh lọc, Felspat bột, đá vôi trắng dạng hạt, đá vôi trắng dạng bột, quặng sắt, giấy đế xuất khẩu, giấy vàng mã xuất khẩu? đã góp phần để giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng nhanh. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt khoảng 500 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 566 tỷ 806 triệu đồng, đặc biệt công nghiệp do địa phương quản lý đã chiếm 80% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Ông Trương Ngọc Biên - Giám đốc Sở Công nghiệp Yên Bái cho biết: "Để hoàn thành mục tiêu của giai đoạn 2006- 2010 mà tỉnh đã đề ra, ngành công nghiệp sẽ phải huy động tối đa năng lực sản xuất đã có, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp- TTCN ở các địa phương, tăng cường phối hợp với các ngành liên quan chủ động tháo gỡ khó khăn, giải quyết nhanh các thủ tục cần thiết để các dự án đầu tư được triển khai đúng tiến độ. Mặt khác ngành sẽ đôn đốc các doanh nghiệp tích cực đổi mới công tác quản lý, đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, ổn định chất lượng sản phẩm, phấn đấu hạ giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, thực hiện lộ trình giảm dần và chấm dứt xuất bán nguyên liệu thô?". Mục tiêu đến năm 2010, Yên bái trở thành tỉnh phát triển trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc vì vậy ngành công nghiệp sẽ được tiếp tục đầu tư để tạo ra bước phát triển nhảy vọt, thực sự là động lực phát triển kinh tế với giá trị sản xuất công nghiệp đạt từ 2.800- 3.000 tỷ đồng, cơ cấu công nghiệp chế biến chiếm 70%, công nghiệp khai thác mỏ: 10% và công nghiệp điện nước: 20%.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này