1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu bạn là chủ tịch tỉnh Yên bái

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi nguyenthinh_96, 27/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Thế còn vấn đề này. Nếu bạn là chủ tịch tỉnh Yên bái thì bạn có ý kiến gì?
    Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái: Có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
    Thứ Ba, 17/04/2007-9:24 AM

    Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và chuẩn bị tốt chân hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp kịp thời vụ Đông Xuân 2006 - 2007 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cuối năm 2006 Cty Supe PP & HC Lâm Thao đã ký hợp đồng thuê kho gửi hàng phân bón với Cty VTNN Yên Bái. Theo hợp đồng ký kết, bên B (Cty VTNN Yên Bái) có trách nhiệm tổ chức trông coi, bảo quản hàng hoá về số lượng, chất lượng. Nếu để mất mát, hao hụt, rách vỡ, hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng hàng hoá do lỗi của bên B, bên B phải bồi thường 100% giá trị hàng hoá cho bên A (Cty Supe PP&HC Lâm Thao) và chỉ được xuất, bán hàng khi có lệnh xuất hàng của phòng kinh doanh, hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho do nhân viên giám sát kho của bên A lập.
    Quá trình thực hiện hợp đồng trên, bên B đã tự ý xuất hàng để bán khi chưa có lệnh xuất hàng, hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho do nhân viên giám sát kho của bên A lập. Ngày 12.2.2007, Cty Supe PP&HC Lâm Thao cử đoàn kiểm tra lên tiến hành kiểm tra đo đếm số hàng gửi tại các kho của Cty VTNN Yên Bái, kết quả là thiếu 2.761 tấn. Sau đợt kiểm kê, thiết tưởng Cty VTNN Yên Bái sẽ chấm dứt hành vi sai trái của mình, nhưng chỉ sau đó ít ngày Cty VTNN Yên Bái vẫn tiếp tục tự ý cho xe ô tô đến bốc hàng đem bán. Ngày 24.2.2007, Cty Supe PP&HC Lâm Thao tiến hành kiểm kê đo đếm lại lần 2 thì lại tiếp tục thấy thiếu hàng. Tổng số hàng mà Cty Supe PP &HC Lâm Thao bị mất tại các kho gửi của Cty VTNN Yên Bái là gần 3000 tấn phân NPK 5.10.3, tương ứng với số tiền trên 5 tỷ đồng.
    Sau nhiều lần Công ty PP & HC Lâm Thao có công văn trao đổi với UBND tỉnh, Sở NN &PTNT tỉnh Yên Bái và Cty VTNN Yên Bái đề nghị Cty VTNN Yên Bái nhanh chóng thanh toán số tiền trên nhưng đến nay Cty VTNN Yên Bái chưa khắc phục; Cty PP &HC Lâm Thao đã có công văn đề nghị Cơ quan Công an tỉnh Phú Thọ vào cuộc. Ngày 6.4.2007, CQCSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã có Quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội "Cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Yên Bái (Cty VTNN Yên Bái).
    Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội "Cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Vật tư Nông Nghiệp tỉnh Yên Bái (Cty VTNN Yên Bái). Cty này bị bạn hàng là Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (Cty Supe PP&HC Lâm Thao) tố cáo đã chiếm dụng hơn 5 tỷ đồng tiền hàng.
    Trao đổi với ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Cty VTNN Yên Bái, ông Dũng thừa nhận việc làm trên là vi phạm hợp đồng với Cty Supe PP &HC Lâm Thao. Lý giải nguyên nhân dẫn đến việc làm trên, ông Dũng cho rằng: Do nhu cầu về phân bón phục vụ vụ lúa Đông Xuân trong tỉnh lúc đó đang cấp thiết, trong khi đó thì Ngân hàng NN &PTNT Yên Bái chưa chấp nhận bảo lãnh cho Cty VTNN Yên Bái (Cty Supe PP&HC Lâm Thao chỉ xuất hàng khi các đại lý đã đặt tiền đặt cọc hoặc có bảo lãnh của Ngân hàng -PV) nên Cty VTNN Yên Bái đã phải xuất phân tại các kho của Cty để phục vụ cho sản xuất. Cũng theo ông Dũng, trước khi xuất phân ra bán phục vụ sản xuất, ông và một Phó Giám đốc của Cty đã xuống Phú Thọ trao đổi trực tiếp (miệng) với ông Diệu, Giám đốc Cty Supe PP & HC Lâm Thao và được ông Diệu đồng ý. Nhưng sau đó, ý kiến của ông Diệu đã không được Ban lãnh đạo Cty Supe PP &HC Lâm Thao thống nhất (?).
    Có hay không một số cá nhân của Cty VTNN Yên Bái có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của Cty Supe PP &HC Lâm Thao phải chờ vào kết quả điều tra của CQCSĐT Công an tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi sẽ tiếp thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.
  2. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Cái này anh em cũng nên quan tâm 1 chút.
    Yên Bái ban hành Chỉ thị về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp
    Thời gian qua, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp để chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, nhất là trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân và hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn còn phổ biến, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và kinh doanh, gây bức xúc trong xã hội.
    Thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, nhất là trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 17/2006/CT-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2006 về một số biện pháp chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, nhất là trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện ngay một số việc sau :
    1. Chỉ đạo, phối hợp và trực tiếp cung các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc có chức năng, thẩm quyền trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
    a) Tiến hành ngay việc rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận xử lý công việc của người dân và doanh nghiệp; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục tườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết.
    b) Thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong giải quyết các thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp.
    Công bố công khai các số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị mình, tổ chức mình để tiếp nhận các góp ý về quy trình, thủ tục; các thông tin, vướng mắc của cá nhân, tổ chức đối với những việc làm sai trái, sách nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức. Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc theo dõi, ghi nhận đầy đủ các thông tin, góp ý; xây dựng quy chế thẩm tra, xác minh, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý.
    c) Duy trì thường xuyên công tác giáo dục, nâng cao tinh thần thái độ, ý thức phục vụ của cán bộ , công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, trước hết là những người có quan hệ trực tiếp với cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
    2. Trước ngày 01/11/2006, tại tất cả các điểm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, những nơi làm việc với người dân, doanh nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức phải thực hiện niêm yết công khai:
    a) Toàn bộ quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; họ tên, chức vụ của những cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc;
    b) Quyền, nghĩa vụ của công dân, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến nội dung thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó;
    c) Quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức đối với những hành vi vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết những công việc; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo này.
    Tất cả cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tiếp, làm việc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp tại trụ sở phải đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức.
    3. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiều, phiền hà về thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng.
    4. Thực hiện nghiêm túc việc quy trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công để xẩy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy phép, đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, xuất nhập cảnh, thuế, hải quan, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, tuyển sinh, công chức, chứng thực, khám chữa bệnh.
    5. Các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng pháp huy mạnh mẽ vai trò giám sát, tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán trước công luận những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính; đồng thời, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
    6. Sở Nội vụ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện cơ chế " một cửa" tại Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và xã hội và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 10 năm 2006.
    7. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó chú trọng thực hiện việc theo dõi và đôn đốc các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xử lý kịp thời, dứt điểm những kiến nghị vướng mắc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về quy trình, thủ tục hành chính, thực hiện công khai hoá kết quả xử lý các trường hợp vi phạm.
    8. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Chỉ thị này để xây dựng văn bản chỉ đạo cụ thể; thường xuyên tiến hành kiểm tra các cơ quan đơn vị, tổ chức trực thuộc để chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Định kỳ 3 tháng có báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện những nội dung yêu cầu tại Chỉ thị này.
    Đặng Xuân Tiếu
    Sở Nội vụ Yên Bái
  3. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn là chủ tịch tỉnh yên bái thì bạn trả lời ra sao về vấn đề này?
    Vụ sử dụng 32 tỷ đồng của Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học sai mục đích ở Yên Bái: Hai Phó chủ tịch tỉnh đổ lỗi cho nhau?
    Thứ Năm, 30/08/2007-11:46 AM

    Những phòng học như thế này vẫn còn tồn tại vì tiền để xây dựng lớp mới đã bị chính quyền địa phương sử dụng vào mục đích khác
    Theo báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tổng kinh phí nhà nước đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp giai đoạn 2002 - 2006 là 7.714 tỷ đồng. Mới đây Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra việc sử dụng nguồn vốn trên ở 36 tỉnh, thành phố trên cả nước, kết quả đã phát hiện hơn 513 tỷ đồng bị sử dụng sai mục đích. Trong số tỉnh sử dụng nguồn vốn sai mục đích có tỉnh Yên Bái (32 tỷ đồng). Để tìm hiểu về sự việc này, PV báo ĐS &PL đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Hạnh và ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong việc sử dụng sai mục đích số tiền nêu trên để trả nợ cho các dự án đã có nguồn vốn từ các chương trình khác...
    Bà Hoàng Thị Hạnh: Phóng viên cần trao đổi với Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Bình
    ĐS&PL: Kết luận Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện việc sử dụng nguồn vốn trong chương trình kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2002-2006, Yên Bái đã sử dụng 32 tỷ đồng không đúng mục đích. Bà có biết điều đó không?
    Bà Hoàng Thị Hạnh: Tôi là người phụ trách mảng này. Hôm kết luận của Thanh tra tài chính về chương trình mục tiêu của giáo dục thì tôi không ở nhà. Hôm đó mới có bản dự thảo. Còn kết luận chính thức thế nào thì để tôi kiểm tra bên tài chính và giáo dục đã. Cụ thể như thế nào thì tôi có ý kiến sau.
    ĐS&PL: Việc giải ngân nguồn vốn của chương trình này do cơ quan nào của tỉnh có quyền quyết định chi?
    Bà Hoàng Thị Hạnh: Cái này phải có chủ trương, mà nó có nhiều tình tiết cụ thể. Ví dụ: cũng là chương trình kiên cố hoá trường học, xoá học ca 3, tranh tre, nứa, lá. Trước khi nhà nước có chương trình này, thì Yên Bái đã vay ở đâu một khoản (ví dụ như thế) để thực hiện. Vậy là đã đầu tư thực hiện trước, thì khi có tiền họ phải trả lại. Đây là hình thức trao đổi nguồn vốn mà không xoá mục tiêu. Việc này PV cần trao đổi với Phó chủ tịch Nguyễn Văn Bình, anh ấy mới là người phụ trách mảng này. Tôi chỉ phụ trách mảng chương trình mục tiêu. Tôi nghĩ rằng, nếu chúng tôi sử dụng trái mục đích thì bị xuất toán. Thực tế là thanh tra chỉ ra những vấn đề gì chưa chuẩn để điều chỉnh thôi.
    Ông Nguyễn Văn Bình: Đó là phần của chương trình mục tiêu
    ĐS&PL: Theo bà Hoàng Thị Hạnh nói thì ông là người quản lý lĩnh vực này, vì sao có chuyện sử dụng sai mục đích?
    Ông Nguyễn Văn Bình: Không có vấn đề gì (nguyên văn lời ông Bình nói - PV)
    ĐS&PL: Đó có phải là nguồn vốn được Nhà nước "rót" trực tiếp về tỉnh Yên Bái?
    Ông Nguyễn Văn Bình: Đúng!
    ĐS&PL: Không có vấn đề gì, tại sao lại có con số 32 tỷ sử dụng sai mục đích, ông lý giải như thế nào?
    Ông Nguyễn Văn Bình: Bây giờ chưa có tài liệu đó.
    ĐS&PL: ông có thể khẳng định việc sử dụng vốn của chương trình kiên cố hoá trường lớp giai đoạn 2002-2006 là đúng, không có vấn đề gì?
    Ông Nguyễn Văn Bình: Phần kia là phần của chương trình mục tiêu, chứ không phải là chương trình kiên cố hoá trường lớp.
    ĐS&PL: Xin cảm ơn!
  4. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Còn vấn đề này hơi cũ 1 tý nhưng nhân dân YB vẫn chưa quên. Không biết nếu là chủ tịch tỉnh thì bạn trả lời như thế nào nhỉ?
    Kêu gọi tiền ?ohảo tâm? để giúp người phạm pháp
    TP - Dự án ?oCá trắng bạc? trên hồ Thác Bà với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng gây thất thoát nhiều tỷ đồng cho Nhà nước chỉ được dư luận biết đến khi báo Tiền phong điều tra, nêu công khai sự việc, sau đó Bộ Công an vào cuộc.
    Văn bản kêu gọi lòng ?ohảo tâm? của GĐ Sở Nguyễn Trung Lợi
    Sau khi xin ý kiến Bộ Công an về việc xử lý (và được chỉ đạo là:
    1/ Phải khởi tố vụ án để điều tra và xử lý theo Bộ luật Hình sự
    2/ Trước hết, cần yêu cầu những đối tượng sai phạm nộp lại số tiền đã gây thất thoát về cho ngân sách), thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã họp, ra văn bản yêu cầu về việc phải nộp lại tiền thất thoát, thời hạn một tháng, kể từ ngày 21/8.
    Nộp tiền trước giờ ?oG?
    Theo một nguồn tin từ Yên Bái, tính đến trưa ngày 20/9, đã có một cá nhân đứng ra nộp đủ số tiền thất thoát 4 tỷ 162 triệu đồng vào Kho bạc Nhà nước tỉnh Yên Bái! Người đã nộp tiền là ông Nguyễn Văn Lâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thủy sản Yên Bái, hiện đã nghỉ hưu (ông Lâm nghỉ hưu từ năm 2002).
    Việc những người sai phạm nộp lại tiền vào ngân sách được người dân hoan nghênh, song họ mong muốn phải làm rõ, bóc tách trách nhiệm của từng cá nhân trong vụ việc này để xử lý theo quy định pháp luật, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chung, chứ không phải để một mình ông Giám đốc đã nghỉ hưu đứng ra ?ochịu trận? thay cho tất cả!
    Những ai đã sai phạm?
    Vụ ?oCá trắng bạc? là một vụ sai phạm tập thể, không phải của một cá nhân. Như Tiền phong từng nêu, ngoài ông cựu Giám đốc Trung tâm Thủy sản Yên Bái, còn có trách nhiệm của lãnh đạo Sở NN&PTNT Yên Bái (trong việc lập dự án ?ocuội?), trách nhiệm của lãnh đạo Sở KH&ĐT Yên Bái (trong việc chuyển đổi mục đích đầu tư sai nguyên tắc), trách nhiệm của lãnh đạo Công an Yên Bái (trong việc báo cáo không trung thực giá trứng ?oCá trắng bạc?), trách nhiệm của lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái (trong việc chỉ đạo chung, và việc quyết định chi tiền ngân sách để thực hiện dự án)?
    Suốt thời gian dài, những sai phạm này không hề được làm rõ. Thậm chí, thời điểm Tiền phong vào cuộc (cuối năm 2005), tỉnh Yên Bái vẫn cho tiếp tục dự án bằng việc ?ochuyển đổi thành 100% vốn đầu tư nước ngoài?, và giao toàn bộ mặt nước hồ Thác Bà cho một người ngoại quốc nhân thân không rõ ràng để ông ta thực hiện dự án ?ocuội? này!
    Chỉ sau khi Tiền phong nêu, rồi Bộ Công an vào cuộc, những sai phạm mang dấu hiệu của một vụ án hình sự mới bị phanh phui. Thế nhưng, từ cuối 2005 đến nay, chưa ai yêu cầu các cá nhân sai phạm trong vụ việc nghiêm trọng này kiểm điểm.
    Ngược lại, hầu hết những người sai phạm hoặc lên chức, hoặc giữ nguyên chức, hoặc điều chuyển sang vị trí mới tương đương, chứ không ai bị kỷ luật. Duy nhất ông Giám đốc Trung tâm Thủy sản đến tuổi thì ? nghỉ hưu. Và giờ đây, đứng trước nguy cơ vụ án bị khởi tố, cũng chỉ mình ông Giám đốc này đứng ra nhận trách nhiệm bồi hoàn cho Nhà nước (?!).
    Tiền ?okhắc phục hậu quả? đâu ra?
    Người dân Yên Bái theo dõi vụ việc đang đặt câu hỏi: Ông Nguyễn Văn Lâm lấy đâu ra tiền mà chỉ trong vòng một tháng đã có ngay hơn 4 tỉ đồng để nộp vào ngân sách ?!
    Có người nói, chính những người cùng sai phạm với ông Giám đốc Lâm đã ?odồn? tiền cho ông Lâm, với hy vọng vụ án sẽ không khởi tố, sự việc sẽ dừng lại ở đây. Họ chính là những người bỏ tiền ra để mua sự ?oyên ổn? chứ ông Lâm đã hưu rồi thì cần gì!?
    Về số tiền khắc phục hậu quả là tiền chính đáng hay là tiền bất chính, từ đâu mà ông Lâm có, có lẽ chỉ được làm rõ khi vụ việc được khởi tố để điều tra.
    Tuy nhiên, theo một văn bản của đương kim Giám đốc Sở NN&PTNT Yên Bái Nguyễn Trung Lợi gửi cho cán bộ trong ngành, đây rất có thể là tiền của các nhà ?ohảo tâm?, ra tay ?olàm phúc làm đức? để cứu những người đã? mắc sai phạm.
    Xử lý sai phạm kiểu này, có lẽ đây là trường hợp đầu tiên, lạ lùng nhất, ở nước ta chưa từng gặp! Điều đáng chú ý nhất trong lá thư của ông Giám đốc Sở, đó là: tỉnh Yên Bái đã ?okết luận? sai phạm trong vụ việc này chỉ là ?orủi ro? ?!
    Vụ việc này, qua loạt bài điều tra, Tiền phong từng nêu những dấu hiệu rất rõ của hành vi cố ý làm trái và tham ô; Bộ Công an cũng đã chỉ đạo tỉnh Yên Bái phải khởi tố vụ án để điều tra về những hành vi này. Vậy từ đâu mà lại có nhận định đây chỉ là sai phạm mang tính ?orủi ro??!
    Đông đảo dư luận người dân Yên Bái mong muốn tiếp theo việc thu tiền về cho ngân sách, vụ án phải được khởi tố để điều tra, theo đúng chỉ đạo của Bộ Công an, chứ không giải quyết theo kiểu ?onội bộ? của tỉnh Yên Bái.
  5. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Còn vấn đề này thì mới đây? Nếu bạn là chủ tịch tỉnh thì bạn trả lời như thế nào?

    Yên Bái:
    Kết thúc 64 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm trên 53,6 tỷ đồng
    29/06/2007
    6 tháng đầu năm 2007, ngành thanh tra tỉnh Yên Bái đã tiến hành 64 cuộc thanh tra trên tất cả các lĩnh vực: Tài chính, kinh tế, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai? tiếp nhận và giải quyết dứt điểm 182/206 đơn thư KN,TC thuộc thẩm quyền giải quyết. Qua đó đã phát hiện sai phạm với tổng số tiền trên 53,6 tỷ đồng, 60 nghìn m2 đất lâm nghiệp bỏ hoang; kiến nghị thu hồi về kinh tế cho Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân trên 1,3 tỷ đồng; thu hồi 60.000m2 đất lâm nghiệp cấp cho cá nhân, xem xét xử lý việc Lâm trường Việt Hưng để mất 19ha rừng, trả lại quyền, lợi ích cho người dân trên 246,8 triệu đồng và chuyển hồ sơ 1 vụ việc sang Cơ quan Điều tra xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.
    Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm cũng đạt được kết quả khả quan. Đã phát hiện một số vụ vi phạm pháp luật, cố ý làm trái và trốn lậu thuế, chiếm đoạt tài sản, tiền vốn của Nhà nước, đã khởi tố 4 vụ tham nhũng, gây thiệt hại trên 826,6 triệu đồng...
  6. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Thêm thông tin vụ cá trắng bạc ở Yên Bái. Anh em chú ý
    Tổng số trứng cá theo báo cáo đã thả xuống hồ là 1,12 triệu đô (năm 2002), tổng số tiền mà ông lâm nộp là hơn 4 tỷ(năm 2006) so sánh giữa tỷ giá với trượt giá. Thấy việc nộp tiền vẫn chưa hợp lý mà vụ này nge chừng chìm xuồng.
    Một dự án hư hư thực thực với hàng chục tỷ đồng vốn được phê duyệt chóng vánh, để rồi đáp số là con số ?okhông? cũng hiện ra chóng vánh?
    Không ai làm rõ nguyên nhân, không ai làm rõ trách nhiệm, nhiều tỷ đồng ngân sách và nhiều bí ẩn về vụ việc vẫn đang ?ochìm? dưới làn nước hồ.
    Tháng 6/2001, Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái lập một dự án lớn về nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà. Sinh vật sẽ được nuôi, từ cái tên, đến hình dáng, kích thước, dân Yên Bái chưa ai từng được biết. Đó là cá trắng bạc, được giới thiệu nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc.
    Theo dự án, người ta sẽ thả 40 triệu quả trứng cá này xuống hồ. Trứng nở, cá sẽ tự lớn đạt mức thương phẩm, không cần chăm bẵm. Khi đó, chỉ việc khai thác.
    Dự kiến năm 2002, khai thác 800 tấn cá; năm 2003, cũng 800 tấn; năm 2004, cũng 800 tấn nữa? Vẫn theo dự án, công sản xuất ?" chế biến cá là 40.000đ/kg, bán ra thị trường 140.000đ/kg, mỗi tấn cá sẽ lãi 100 triệu đồng!
    Tổng mức đầu tư của dự án này là 11 tỷ 150 triệu đồng, trong đó 3,6 tỷ đồng để mua trứng cá, còn lại là tiền đầu tư đánh bắt, chế biến, chi phí quản lý. Đây là dự án liên doanh, đối tác Trung Quốc góp 49% vốn, phía Việt Nam góp 51% vốn. Theo dự kiến, dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 400 - 500 người, và hoàn vốn sau 4 năm.
    Thực hiện dự án, Trung tâm nuôi trồng thủy sản Yên Bái (thuộc Sở NN-PTNT Yên Bái quản lý) đã thả 4 đợt trứng ?ocá trắng bạc? xuống hồ Thác Bà. Đợt một, ngày 1/2/2002, thả 30 triệu quả trứng cá; đợt hai, ngày 10/2/2002, thả 20 triệu quả; đợt ba, ngày 27/2/2002, thả 30 triệu quả; đợt bốn, ngày 4/9/2002, thả 32 triệu quả. Tổng cộng đã có 112 triệu quả trứng cá trị giá 1,12 triệu USD được thả xuống hồ Thác Bà.
    Kết quả: Bạc tỷ mất trắng!
    Thật kỳ lạ, sau khi hơn trăm triệu quả trứng cá được thả xuống nước, cả Trung tâm nuôi trồng thủy sản lẫn ngư dân quanh hồ Thác Bà, không một ai bắt được con cá nào có thể gọi là... ?ocá trắng bạc?!
    Cũng không một cơ quan, cá nhân nào báo cáo về tỷ lệ trứng cá nở thành cá con bao nhiêu, cá con phát triển thành cá thương phẩm bao nhiêu. Thậm chí, nguyên nhân vì sao ?ocá trắng bạc? không xuất hiện trên hồ Thác Bà, cũng không được một ai kết luận.
    Theo một nguồn tin, thì UBND tỉnh Yên Bái chỉ họp đúng một lần với các sở ban ngành trong tỉnh vào tháng 3/2003, trong cuộc họp đó mọi người cùng thống nhất xác định dự án ?obị phá sản 100%?, nguyên nhân vì? ?orủi ro?!
    Đến nay, không ai biết giống ?ocá trắng bạc? có thật trên cõi đời này không, việc thả hơn trăm triệu quả trứng giống cá này xuống hồ cũng có thật hay không. Chỉ có một sự thật là số tiền 3,32 tỷ đồng phía Việt Nam đã trả cho tư thương Trung Quốc để mua trứng cá, vay từ các nguồn vốn nhà nước, coi như bị? mất (bên cạnh đó, vẫn còn nợ tư thương Trung Quốc 3,3 tỷ đồng nữa).
    Nó bao gồm 1,32 tỷ đồng vay từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh; 1 tỷ đồng vay từ nguồn vốn quốc gia tạo công ăn việc làm cho người lao động; 1 tỷ đồng nữa, vay từ Cty vật tư nông nghiệp của tỉnh Yên Bái (chưa kể lãi).
    Trong năm 2003 và 2004, UBND tỉnh Yên Bái đã lấy 1 tỷ đồng từ nguồn bán đất ở thị trấn Yên Bình, và 1,32 tỷ đồng từ vốn ngân sách, cấp cho Trung tâm nuôi trồng thủy sản Yên Bái để đơn vị này trả nợ. Hiện Trung tâm nuôi trồng thủy sản Yên Bái vẫn nợ vốn quốc gia giải quyết việc làm 1 tỷ đồng gốc và 65.833.300 đồng lãi, và nợ lãi vay của Cty vật tư nông nghiệp 198.940.400 đồng.
    Những dấu hiệu cố ý làm trái
    Khi dự án ?ocá trắng bạc? được trình lên Bộ Thủy sản, Bộ đã đồng ý về chủ trương, song nhận xét dự án còn quá sơ sài, và có văn bản yêu cầu trước hết phải nuôi thử nghiệm trên cơ sở phải lập đề án khả thi và tính hiệu quả kinh tế. Thực tế thì những người đề xuất và thực hiện dự án đã không lập thêm một đề án khả thi nào, sau khi được đồng ý về chủ trương là họ lập tức mua trứng cá về thả.
    Bản hợp đồng được ký kết với đối tác Trung Quốc cũng khá lạ lùng. Phía Việt Nam được ghi ?oTrung tâm nuôi trồng thủy sản Yên Bái? (pháp nhân), song phía Trung Quốc chỉ vẻn vẹn ?oMr. Huang Junchun, thành phố Cá Cựu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc? (chỉ là một tư nhân, không có số thẻ căn cước cá nhân, số tài khoản, điện thoại liên hệ?).
    Hợp đồng này được ký ngày 4/10/2001, trước ngày dự án ?ocá trắng bạc? được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt gần một tháng! Đi sâu vào việc thực hiện, lại càng lắm chuyện lạ lùng.
    Hợp đồng ký với nhau chỉ mua và thả 40 triệu quả trứng cá xuống hồ Thác Bà, song ngay sau khi số trứng này được thả, không đợi xem cá sống chết ra sao, Sở NN-PTNT Yên Bái lập tức có tờ trình UBND tỉnh chuyển số tiền dự kiến xây dựng nhà máy chế biến cá sang việc? mua thêm 60 triệu quả trứng cá nữa. Và sau khi được UBND tỉnh đồng ý (?),người ta không mua 60 triệu quả, mà mua tới 72 triệu quả trứng cá, để đổ xuống hồ.
    Càng lạ lùng hơn khi xây dựng dự án thả ?ocá trắng bạc?, người ta đã công bố vào tháng 10/1995, Trung tâm nuôi trồng thủy sản Yên Bái đã thả thử 2,2 triệu quả trứng ?ocá trắng bạc? tại nhiều nơi như ao nhỏ, co ngách, hồ lớn, kết quả là ?ocá phát triển bình thường, tháng 4/1996 đã đánh bắt co ngách diện tích 30ha, cá trắng bạc lớn cỡ 30mm - 40mm. Riêng ngoài hồ lớn, ngư dân cũng đánh bắt được?. Những thông tin này, đến nay, đã được xác định là hoàn toàn không có cơ sở!!!
    Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trên đây (và còn nhiều sai phạm khác mà bài báo này chưa có điều kiện đi sâu phân tích) đã có dấu hiệu rất rõ của hành vi cố ý làm trái, gây thất thoát nhiều tỉ đồng của Nhà nước, song hiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng làm rõ. Những cá nhân phải chịu trách nhiệm, người được chuyển sang Ban Tây Bắc, người được cử đi làm Bí thư Huyện ủy, người đã về hưu?
    Hiện nhân dân vùng hồ Thác Bà cũng như nhân dân toàn tỉnh Yên Bái đang hết sức bức xúc trước vụ việc nghiêm trọng này. Họ đòi hỏi phải làm rõ trách nhiệm những người sai phạm, bắt phải bồi hoàn cho Nhà nước, và phải bị xử lý thích đáng.
  7. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Thế còn vụ này. Mọi người có nhận xét gì không?
    Liệu có nhà của đồng chí nào đã và sẽ bị tình cảnh này không?
    Mua lại đất của mình với giá gấp 30 lần 05/12/2007

    Thanh tra tỉnh Yên Bái đã có kết luận về những sai phạm của các ban, ngành chức năng TP Yên Bái trong việc triển khai thực hiện ?oDự án xây dựng đường Bưu điện - Nhà khách số 2?.
    Những vi phạm của một số cán bộ TP Yên Bái đã khiến nhiều gia đình bị thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến cuộc sống. Sự việc kéo dài nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn không được xử lý?
    Thu hồi đất của dân để... chia lô bán đấu giá?!
    Tháng 4/2003, UBND tỉnh Yên Bái ra Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Bưu điện - Nhà khách số 2 tại TP Yên Bái, với tổng mức đầu tư hơn 28,3 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách. Dự án khởi công năm 2003 được hoàn thành năm 2005 (giai đoạn 1) nên 108 hộ gia đình và 2 tổ chức bị thu hồi đất đã nghiêm túc thực hiện.

    Tháng 4/2005, UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục ra Quyết định số 81/QĐ-UB phê duyệt điều chỉnh mở rộng dự án này để ?ochỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế? (giai đoạn 2). Mức đầu tư bổ sung hơn 23,3 tỷ đồng bằng vốn ngân sách và các nguồn khác. Tổng kinh phí bồi thường là hơn 3,7 tỷ đồng. UBND TP. Yên Bái là chủ đầu tư công trình này và mọi phức tạp bắt đầu nảy sinh ở đây.

    Các hộ dân cho biết: Quyết định số 81 của UBND tỉnh Yên Bái thu hồi đất giai đoạn 2 sử dụng vào việc xây dựng công trình công cộng, nhưng UBND TP Yên Bái lại thu hồi đất của người này để chia lô bán đấu giá cho người khác với mức giá cao gấp hàng chục lần.


    Cụ thể là tháng 9/2005, ông Hà Đức Hoan - Chủ tịch UBND TP Yên Bái đã ký Quyết định số 1163 phê duyệt giá sàn và giá bán đấu thầu trên tuyến đường này. Theo đó, giá sàn của lô đất cao nhất lên tới 6 triệu đồng/m2, lô thấp nhất cũng 3,8 triệu đồng/m2. Một điều hết sức vô lý là trong khi toàn bộ diện diện tích đất bị thu hồi này được bán với giá cao như vậy, song chính quyền TP Yên Bái chỉ đền bù cho người dân 225.000đ/m2.

    Trong khi đó, các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai cho thấy, khi thu hồi đất sử dụng vào mục đích công cộng trong đó bao gồm sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn, đã quy định: ?oĐối với quy hoạch mở rộng hoặc xây dựng mới các tuyến đường giao thông đô thị và khu dân cư nông thôn thì phải xác định rõ diện tích đất sử dụng để làm đường, diện tích đất hai bên đường sẽ thu hồi để khai thác quỹ đất, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường...?.

    Thực tế cho thấy, trong quá trình triển khai thực hiện quyết định của tỉnh Yên Bái, chính quyền TP Yên Bái đã bộc lộ nhiều điều khó hiểu. Trước hết là việc đền bù không sát với Luật Đất đai, Nghị định 22/1998 và Nghị định 197/2004. Ngoài ra, họ không thể giải thích cho người dân hiểu rõ, thực chất của việc thu hồi đất giai đoạn 2 để ?ochỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế? là những cái gì? Nếu thu hồi đất của dân để làm đường, hoặc xây dựng các công trình công cộng thì người dân sẵn sàng chấp nhận. Nhưng nếu thu hồi đất ở của người này để bán cho người khác với giá cao gấp hàng chục lần thì quả là điều hết sức vô lý (!).
    Mua lại đất của chính mình với giá... gấp gần 30 lần
    Cách làm việc không rõ ràng của chính quyền TP Yên Bái khiến nhiều hộ dân bất bình. Họ đồng loạt gửi đơn kiến nghị tới các ban, ngành chức năng trong tỉnh, nhưng bản chất của vấn đề vẫn không được làm rõ. Anh Hoàng Tiến Anh ở phường Đồng Tâm, là người đại diện cho nhiều hộ dân, rất bức xúc: ?oTP Yên Bái ra quyết định thu hồi của tôi gần 1.000m2 đất và đền bù cho tôi 225.000đ/m2.

    Song lại cho tôi mua lại một phần diện tích ấy theo diện định cư tại chỗ với giá 6 triệu đồng/m2 thì có hợp lý và đúng với tinh thần đền bù đất của Nhà nước không??. Tương tự, gia đình ông Vũ Quang Hiệu và gia đình ông Phạm Thái Huy ở phường Đồng Tâm cũng bị chính quyền TP Yên Bái đặt vào ?othế khó?, khi cách giải quyết không phù hợp với thực tế. Và nghiêm trọng hơn là việc làm đó không đúng chính sách của Nhà nước.

    Đi sâu tìm hiểu sự việc đầy mâu thuẫn này, chúng tôi còn phát hiện ra một sự thật khác: Đó là trong quá trình thực hiện kiểm kê, áp giá bồi thường cho các hộ gia đình đang quản lý và sử dụng đất ở phường Đồng Tâm, chính quyền TP Yên Bái không căn cứ vào hồ sơ thiết kế, mốc giới đã thu hồi của giai đoạn 1, dẫn đến tình trạng diện tích đất hiện có của các gia đình bỗng dưng bị TP Yên Bái khai bồi thường bị tụt đi rất nhiều, làm sai lệch với thực tế.

    Sau khi tiến hành xác minh, Thanh tra tỉnh Yên Bái đã kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 130/QĐ-UB ngày 21/2/2006 của Chủ tịch UBND TP Yên Bái về bồi thường diện tích đất đã kiểm kê đối với gia đình anh Hoàng Tiến Anh, ông Hiệu và ông Huy theo đúng quy định của pháp luật.

    Đồng thời Thanh tra tỉnh cũng đề nghị xử lý trách nhiệm của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án thành phố, Hội đồng GPMB thành phố do làm không đúng các quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho dân. Thanh tra tỉnh cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái có hình thức xử lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ công chức và Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành đối với Hội đồng thẩm định của tỉnh do làm không hết trách nhiệm dẫn đến việc sai sót.
    Về việc này, ông Trần Quý Đôn - Trưởng phòng Thanh tra xét khiếu tố, Thanh tra tỉnh Yên Bái khẳng định: Việc Thanh tra tỉnh kết luận và kiến nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những cán bộ sai phạm trong khi thực hiện Dự án xây dựng đường Bưu Điện - Nhà khách số 2 tại các kết luận số 58, 59, 60/KL- Ttr năm 2006 là phù hợp với thực tế. Từ đó đến nay đã hơn một năm, nhưng Thanh tra tỉnh vẫn chưa nhận được thông tin gì liên quan đến việc xử lý cán bộ sai phạm trong dự án nói trên. Chúng tôi xin chuyển những bức xúc này đến các cấp chính quyền của tỉnh Yên Bái.
  8. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi là chủ tịch tỉnh Yên Bái tôi sẽ có nhận xét như thế này.
    Dân Yên Bái nhà mình được cái rất là nhanh nhẹn. Tiêu biểu như mấy đồng chí được quyền nghiệm thu vụ sai phạm trong đề án 112. Nhanh đến mức sẵn sàng nghiệm thu cả khối lượng trước khi đề án được phê duyệt và cho thnh toán cả nhiều khoản không có chứng từ... Nhanh và chi tiêu vô tội vạ như thế thì làm gì mà tỉnh chẳng nhanh giàu.
  9. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể đưa thêm thông tin về đất ở YB nũa cho anh em đọc cho zui.
    Đến giờ phút này 16/12/2007 vẫn còn treo. Đố ông nào trả lời được đấy?

    Yên Bái: Dự án qui hoạch ?otreo?o... treo đến bao giờ ?
    Đã 3 năm nay, 44 hộ dân thuộc tổ 7A, 7B phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái (Yên Bái) vẫn "thấp thỏm" ăn ngủ không yên, không được xây dựng, không được chuyển nhượng... bởi đất ở của mình đã nằm trong qui hoạch Công viên Yên Hoà do UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt. Dự án bị chậm tiến độ do không đủ kinh phí dẫn tới tình trạng qui hoạch treo làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Vậy đến bao giờ dự án Công viên Yên Hoà mới hoàn thành đúng tiến độ?
    Khu công viên Yên Hoà, thành phố Yên Bái đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt thiết kế qui hoạch tại Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 27/3/1997 và phê duyệt thiết kế điều chỉnh tại Quyết định số 214/2004/QĐ-UBND ngày 17/6/2004 với qui mô 46,55 ha gồm hai phân khu chức năng: Khu công viên văn hoá, khu vui chơi giải trí và công viên nghỉ ngơi sinh thái được ngăn bởi đường Lý Đạo Thành. Thực hiện qui hoạch chi tiết đã phê duyệt, trong hai ngày 24 và 25/4/2003 UBND tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định số 170 và 173/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mở rộng di tích lịch sử Nguyễn Thái Học thuộc quần thể công viên Yên Hoà và quyết định thu hồi 9.120m2 đất để thực hiện dự án theo thiết kế kỹ thuật. Căn cứ vào hồ sơ thiết kế và quyết định thu hồi đất, UBND thành phố Yên Bái và Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thành phố là đơn vị chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Hội đồng giải phóng mặt bằng đã kiểm kê áp giá đền bù trên toàn bộ diện tích đất Nhà nước đã thu hồi 9.220,2m2; trong đó có 6.753,5m2 đất có 75 hộ dân tổ 7A, 7B đang định cư và quản lý khai thác.
    Do nguồn vốn kế hoạch giao không đủ nên Hội đồng giải phóng mặt bằng thành phố mới trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí chi trả đền bù giai đoạn 1 cho 31 hộ với tổng diện tích đã thu hồi là 3.268,4m2; tổng số tiền đã chi trả đền bù trên 5,7 tỷ đồng. Các hộ dân này đã được chủ đầu tư chi trả đầy đủ và bố trí tái định cư theo qui định. Vì lý do không đủ vốn nên 44 hộ dân còn lại thuộc phạm vi dự án trong diện phải thu hồi đất là 3.485,1m2 đến nay vẫn không di chuyển được. Ông Nguyễn Văn Thích 69 tuổi, cho biết: "Chúng tôi rất bức xúc trước việc UBND tỉnh qui hoạch treo đã 3 năm nay tại tổ 7 phường Nguyễn Thái Học, nơi chúng tôi đang ở. Nhà tôi đã xuống cấp muốn được cải tạo, sửa chữa nhỏ cũng không xong vì hiện tại toàn bộ tổ 7A, 7B đã nằm trong khu vực qui hoạch Công viên, cấm xây dựng và chuyển nhượng đất ở. Giấy tờ nhà đất của chúng tôi, thành phố đã thu từ tháng 4/2003 nên hiện tại nhiều hộ dân có nhà cũng như không, chẳng có quyền lợi gì trên ngôi nhà của mình, gia đình muốn thế chấp ngân hàng để vay lãi mua đất ở nơi khác cũng không được."
    Nhiều lần nhân dân tổ 7A, 7B kiến nghị tới cấp có thẩm quyền nhưng UBND thành phố Yên Bái cũng chỉ "ghi nhận" và đang đề nghị tỉnh có phương án giải quyết. Bức xúc trước vấn đề tỉnh qui hoạch treo mà vẫn chưa triển khai dự án, ngày 4/12/2006, tại cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái với cử tri thành phố, ông Nguyễn Hữu Lếnh 63 tuổi, tổ 7B đã kiến nghị: "Qui hoạch Công viên Yên Hoà là dự án qui hoạch treo đã 43 tháng nay làm 44 hộ dân tổ 7 chúng tôi sống trong cảnh chờ giải toả. Vậy người dân còn tin được vào chính quyền nữa không để ổn định cuộc sống, lao động sản xuất. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông Mai Ái Trực - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường đã nói: Đến 30/6/2007 cả nước sẽ không còn tình trạng "qui hoạch treo" nên nhân dân tổ 7 chúng tôi rất mừng và mong muốn đến ngày đó...".
    Sở Xây dựng Yên Bái cũng đã có công văn trả lời đơn kiến nghị của công dân và đề nghị UBND thành phố Yên Bái có kế hoạch lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân còn lại trên phần đất đã thu hồi; thông báo cho các hộ biết tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư để nhân dân biết thực hiện. Việc có tiếp tục thực hiện dự án nữa hay không phụ thuộc vào UBND tỉnh Yên Bái chứ thành phố không đủ kinh phí để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. Vậy là trong quá trình chờ dự án thực hiện giai đoạn hai, hơn 40 người dân vẫn phải chờ đợi và điệp khúc này chưa biết đến bao giờ lòng dân tổ 7 phường Nguyễn Thái Học mới ổn định cuộc sống. Vậy dự án công viên Yên Hoà còn hiệu lực nữa hay không? và liệu có triển khai nữa không? đang là câu hỏi của nhiều người dân trong khu vực này.

  10. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Trong khi đó đời sống của những người dân sống phụ thuộc đồng lương của nhà nước tại YB thì như thế này đây. Thông tin lấy tại cục thống kê tỉnh YB.
    "Giấc mơ giúp YB thoát nghèo của tớ lại xa hơn rồi"
    Cuộc rượt đuổi lương và giá

    Dù mưa hay nắng, công nhân ngành xây dựng vẫn phải làm việc với mức thu nhập 30 nghìn đồng/ngày.
    YBĐT - Nguồn tin từ Cục Thống kê Yên Bái cho biết: 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,6% (tăng 4% so với nửa đầu năm 2006). Giá cả leo thang khiến nhiều người lao động lâm vào cảnh khó khăn. Nguy cơ tái nghèo đang hiển hiện trong không ít những gia đình và chưa biết bao giờ tình trạng này mới được khắc phục.
    Nhiều người dễ dàng thống kê được những lần tăng lương tối thiểu như: 290 lên 350 rồi 350 lên 450.000 đồng/tháng, nhưng không ai có thể thống kê được giá cả sinh hoạt tăng bao nhiêu lần trong năm, thậm chí trong tháng mà chỉ thấy sáng ra, chiều đến là những thông báo biểu giá mỗi ngày một leo thang từ miệng các bà, các chị: "Khiếp quá thịt mông lên 40 rồi (tức 40.000đồng/kg), thịt bò thì 80, rau muống cũng nghìn đồng một mớ...". Đúng là lương tăng một thì giá đã tăng hai, ba, lương không bù được giá nên mức sống không những không tăng mà còn có chiều hướng giảm.
    Cô Hồng Nguyên ở tổ 25, phường Hồng Hà - TP Yên Bái cầm 20 nghìn đồng ra chợ. Qua hàng thịt, thịt lợn giá 40, sang hàng thịt bò, thịt bò giá 80, qua hàng cá, giá cá 27 nghìn. Cô tần ngần một lúc rồi chuyển mua cá tép dầu, mấy bìa đậu và hai mớ rau muống. Bữa chiều nay gia đình cô với hai vợ chồng, hai đứa con và một bà mẹ già tiếp tục một bữa cơm đạm bạc. Lương hưu của chồng cô hơn 700 nghìn đồng một tháng và số lương 26 ngày công được gần một triệu của cô chỉ đủ cầm cự cho những sinh hoạt tối thiểu, lỡ ốm đau, bệnh tật hoặc cưới hỏi gì thì chắc chỉ có cách đi vay.
    Một chị công nhân ở Công ty May xuất khẩu Yên Bái cho biết, chị đã làm công nhân được mấy năm. Khéo tay và nhanh nhẹn như chị, làm 27-28 công/tháng, chưa kể thêm giờ mới được trả lương gần triệu đồng/tháng. Số tiền ấy rất tằn tiện mới đủ chi phí cho các sinh hoạt hàng ngày như: ăn, ở, điện, nước. Nhiều chị em cùng tổ, cùng thuê nhà với chị chỉ mong đủ sống ở mức tối thiểu chứ chưa bao giờ có tiền tiết kiệm phòng khi ốm đau, bệnh tật hay mua quà mỗi khi về quê thăm gia đình. Một triệu đồng/tháng để nuôi mình, nuôi con thậm chí cả bố mẹ già đã là thấp nhưng còn được làm trong nhà có quạt, có điện không nắng mưa, không phụ thuộc vào thời tiết, còn với nhiều ngành nghề khác đó vẫn là ...mơ ước!
    Chị Đặng Hồng Vân ở Công ty Môi trường đô thị Nghĩa Lộ là một thí dụ. Đi làm đủ 30/30 ngày, công việc quét rác thì ai cũng biết là vất vả và nặng nhọc tới mức nào, nhưng tổng thu nhập của chị chỉ là 485 nghìn đồng/tháng. Người lao động thường có cảm giác, lương tăng, giá tăng theo nên mức sống không tăng, có khi còn giảm, vậy mà những công nhân ở Công ty Môi trường đô thị Nghĩa Lộ đã chịu cảnh giá tăng cao lại còn không được hưởng mức lương tối thiểu như các đơn vị khác (hiện mức lương tối thiểu của công nhân môi trường đô thị Nghĩa Lộ vẫn là 350.000 đồng, không được hưởng 450.000 đồng - PV).
    Theo số liệu tổng hợp của Liên đoàn lao động tỉnh Yên Bái tại ba ngành: nông lâm nghiệp, y tế, giao thông vận tải và huyện Yên Bình, có tới 165 hộ nghèo, nhà dột nát; 55 hộ có thu nhập dưới 200 nghìn đồng/người/tháng và 732 hộ chưa có nhà ở. Toàn tỉnh hiện nay chưa có điều kiện tổng hợp nhưng trong số 3,3 vạn công nhân thì phần lớn chỉ đạt mức sống trung bình, trong đó những nghề lao động nặng nhọc lại có tỷ lệ hộ nghèo cao như: quản lý giao thông, xây dựng, môi trường đô thị, lâm trường viên...
    Chủ nhiệm HTX khai thác, vận chuyển đá Mông Sơn,Yên Bình cho biết: "Tuy giá cả có tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của đội ngũ công nhân trong HTX nhưng có thể khẳng định là đại đa số cán bộ, công nhân trong đơn vị vẫn có cuộc sống tạm ổn. Tuyệt đối không có chuyện người lao động kêu ca, phàn nàn về mức lương, mức sống hay có những biểu hiện tiêu cực khác". Giải thích cho những điều mình vừa nói, ông Chủ nhiệm này cho biết: "Lương công nhân trong HTX là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mức lương ấy họ đã đủ sống, phần lớn họ lại có cổ phần trong HTX nên hàng năm được chia cổ tức.
    Bên cạnh đó là việc HTX giao khoán đầu việc, phần việc nên CNVC chủ động làm ăn, như lựa chọn phương án, cách làm sao cho tiết kiệm thời gian, vật tư... số tiền tiết kiệm được họ được lấy. Mặt khác là đơn vị cổ phần hóa nên mọi người, trong đóù từng người lao động phải có trách nhiệm góp sức để HTX phát triển, người lao động được lĩnh lương cao, được chia cổ tức nhiều". Rất tiếc số đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả, lo cho công nhân có cuộc sống ổn định như HTX kể trên lại không nhiều.
    Mới đây, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII về tình hình lạm phát và giá cả leo thang. Phó thủ tướng khẳng định: Quan trọng nhất là đảm bảo cung - cầu. Nếu những mặt hàng nào sản xuất không đủ thì phải nhập khẩu, tránh tình trạng ''''găm'''' hàng. kiểm soát giá cả hàng hóa chống đầu cơ và thông qua biện pháp quản lý tiền vào, tiền ra và lãi suất ngân hàng..., Chính phủ chỉ đạo quyết liệt để tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
    Cuộc rượt đuổi lương - giá vẫn còn tiếp tục và chưa có dấu hiệu kết thúc. Câu chuyện lương - giá và lương có đủ sống hay không vẫn còn tiếp tục được bàn thảo. Không dễ gì có chuyện tăng lương ngay và ngay cả khi có chuyện tăng lương thì giá đã "kịp thời" chạy trước, còn chuyện kìm chế và đẩy lùi giá cả sinh hoạt thì người dân phải đợi những quyết sách của Chính phủ.
    Đúng là "Giá- lương nặng một lời thề/Giá đi, đi mãi không về cùng lương''''!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này