1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu bạn muốn có cái nhìn tổng quát về Thái Dương Hệ.....

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Mog, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mog

    Mog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    Hu hu
    Bao nhiu ảnh tui post lên đâu hết cả rùi
    Có ai bít làm cách nào lấy lại bây giờ? chẳng lẽ phải post lại à????
    *****nsoft: Mà tui chưa thấy có ai bảo là có vài cái thái dương hệ cả. Đành rằng trong vũ trụ có đến n mặt trời nhưng chỉ có thái dương hệ nơi chúng ta đang sống được gọi là thái dương hệ mà thui.

    I like Kupo Nuts, give me some
  2. Copernicus

    Copernicus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Ui các bác ơi, sao room bây giờ lại ỉu rồi, được sôi động lại có một hai ngày là sao ...
    huuhu
    Proxima Century
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Đợi vài hôm nữa máy chủ hoạt động trỏ lại thì ảnh sẽ hiện ra thôi !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Từ nay mỗi tuần tôi sẽ cố gắng đăng một bài về các hành tinh trong hệ mặt trời .

    Tuần Này là Mặt trời đây là bài tổng hợp từ nhiều nguồn .
    Mặt trời là một ngôi sao lớn nhất trong hệ Mặt trời . Có khối lượng gấp 300.000 lần Trái Đất và ở cách xa chúng ta 150 triệu Km (được gọi là một đơn vị thiên văn .
    Nếu nhìn lên từ Trái Đất thì chúng ta chỉ nhìn thấy mặt ngoài gọi là quang cầu ( Photosphere ) có chiều dày khoảng 700 Km . Quang cầu trông giống như hạt gạo lấm tấm chuyển động không ngừng với vận tốc 1- 2 Km / giây , như sôi sục lên , xuất hiện những chu kỳ 5- 10 phút rồi lại chìm vào trong lòng Mặt trời như những bọt khí nóng . Quang cầu có nhiệt độ khoảng 5.500 C , là vùng hoạt động nhất trên Mặt trời và là nơi bức xạ ra các tia bức xạ Mặt trời được phóng ra xung quang .
    Thỉnh thoảng người ta thấy các tai lửa bắn ra từ Mặt trời những tai lửa này có nhiệt độ khoảng 7.000 C đến 10.000 C cao hơn nhiệt độ bên trong Mặt trời suy ra các tai lửa có nguồn gốc từ bên trong Mặt trời . Tai lửa có vai trò trao đổi chất giữa sắc cầu và nhật hoa .
    Các vết đen trên Mặt trời là những vùng khí xoáy có nhiệt độ thấp hơn vào khoảng 4.500 * C . nguyên nhân là do những nhiễu loạn từ trường gây ra . Số lượng các vết đen tăng giảm theo một chu kỳ 11 năm . Các vết đen thường gặp ở hai bên xích đạo của Mặt trời từ vĩ độ 5 - vĩ độ 40 . Các vết đen thường xuất hiện theo từng cặp : một mang điện tích dương còn một mang điện tích âm thường nằm cách nhau không xa . Các vết đen đầu tiên xuất hiện là những vết nhỏ cạnh đó sẽ có một vết khác xuất hiện và chúng lớn dần lên trong vài ngày . Phần trung tâm vết đen có thể rông hơn 100.000 Km và có thể tồn tại vài tháng .
    Bên ngoài Mặt trời là nhật hoa . Nhật hoa là một đám bụi có nhiệt độ khá cao , không nhìn thấy được , bao quanh Mặt trời, gồm các hạt nhỏ và nhẹ , chủ yếu là các hạt điện tích , những điện tử do các lớp bên dưới phóng lên . Bị gia tốc bởi nhiệt độ cao của Mặt trời các hạt bụi này phóng ra với vận tốc khá lớn và mất dần năng lượng ( do bức xạ nhiệt ) kích thước nhỏ đi và biến mất dần trong khoảng không vũ trụ . Nhật hoa như một vầng sáng bạc , hình dạng luôn thay đổi . Những năm có nhiều vết đen trên Mặt trời, nhật hoa trải rộng ra khắp xung quanh , những năm có ít vết đen trên Mặt trời , nhật hoa chỉ kéo dài dọc xích đạo . Nhật hoa chỉ có thể nhìn thấy ở Trái Đất mỗi khi có nhật thực toàn phần .
    Sắc cầu (Chromosphere ) nằm giữa nhật hoa và quang cầu luôn luôn chuyển động . có chiều dày không cố định . Từ quang cầu sắc cầu xuất hiện ở bên trên như một viền sáng yếu ớt với những lưỡi đỏ nhạt , cao thấp khác nhau luôn biến động nhảy múa trên nền đám mây bụi của nhật hoa . Vì sắc cầu rất mỏng chỉ khoảng 3.000 km nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng vài giây khi có nhật thực toàn phần . Trong kính thiên văn , sắc cầu luôn luôn chuyển động như những đám cháy trên đồng cỏ , thỉnh thoảng lại bắn vụt lên những tai lửa cao đến hơn chục Km .
    Nhân Mặt trời là nơi diễn ra phản ứng nhiệt hạch , có nhiệt độ lên đến 15.000.000 K , biến Hidro thành hêli và giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ làm Mặt trời chói sáng lên . Năng lượng này được phóng ra từ nhân ra xung quanh dưới dạng các tia bức xạ gamma và các photon gamma nhưng ngay lập tức chúng bị các nguyên tử khác hấp thụ rồi phóng ra các tia sóng điện từ có bước sóng dài hơn : Đó là vùng phóng xạ . Sau đó các vùng đối lưu chuyển chuyển tiếp các nguồn năng lượng này lên trên bề mặt Mặt trời với những dòng chuyển dịch cuộn xoáy rất mạnh và càng ra xa nhân Mặt trời thi nhiệt độ càng giảm : đó là vùng đối lưu . Ở quang cầu năng lượng này lại được những luồng đối lưu từ trong lòng Mặt trời chuyển ra bên ngoài mà ta nhìn thấy dưới dạng các hạt , cá vết đen , các tai lửa , các lữa lửa , ..... và phóng ra ngoài tứ phía các tia bức xạ gamma , cực tím , các tia thấy được bằng mắt thường và hồng ngoại ,.... Năng lượng một photon được Mặt trời sinh ra từ trong lòng của Mặt trời phải đi quãng đường đến quang cầu là khoảng 2 triệu năm . Sau khi thoát ra khỏi quang cầu nó chỉ cần có 8 phút để đến Trái Đất .
    Được cấu tạo từ 92 % H , 7,8 % He , và các nguyên tố nặng khác ở trạng thái plasma ( khoảng 0,2 % ) . Nguồn năng lượng do Mặt trời có được là do phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hidro thành He .
    4 H ==> He + 2 phositron + 2 nơtrinô + 2 photon gamma .
    Mỗi giây có khoảng 600 - 700 triệu tấn bị hidro tiêu huỷ và khoảng 4 triệu tấn được biến thành năng lượng theo phương trình E= mC2 . Với tốc độ tiêu thụ nhiên liệu như hiện nay thì Mặt trờicòn có thể sáng thêm 5 tỷ năm nũa mặc dù nó đã sáng được trên 4 tỷ năm .

    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  5. charon

    charon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    he he vệ tinh của diêm vương tinh chính là ta; charon
    Nihil desparan dum
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Vớ vẩn !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này