1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu còn có ngày mai_Sidney Sheldon

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi bangnhi115, 16/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bangnhi115

    bangnhi115 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Một đêm Ernestine lôi từ gầm giường?ra một hộp gạo sấy và tung gạo ra lối đi bên ngoài phòng giam. Tracy nghe thấy các tù nhân khác cũng làm như vậy.
    ?oChuyện gì thế? Tracy hỏi.
    Ernestine quay lại và đáp cộc cằn. ?oKhông việc gì đến mày. Cứ nằm yên mẹ nó đi?.
    Ít phút sau, một tiếng la khủng khiếp vang lên từ - buồng giam gần đó, nơi có một nữ tù nhân mới. ?oÔi lạy Chúa, không. Đừng! Xin để tôi yên!?.
    Tracy hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra và cảm thấy ghê tởm. Tiếng kêu la cứ dai dẳng, mãi cho tới khi nó chỉ còn là những tiếng thổn thức bất lực, đứt quãng.
    Sao những phụ nữ này lại có thể làm như thế đối với nhau nhỉ? Nàng những tưởng rằng nhà tù đã làm mình trở nên chai sạn, thế mà sáng dậy, khuôn mặt nàng vẫn đầy những vệt nước mắt đã khô.
    Nàng quyết không để lộ tình cảm của mình trước Ernestine, bình thản hỏi, ?oCái thứ gạo sấy đó là thế nào??.
    ?oĐó là hệ thống báo động của bọn ta. Ta có thể nghe thấy nếu như bọn cai ngục muốn lẻn đến chộp quả tang?.
    Tracy nhanh chóng hiểu ra vì sao bọn tội phạm gọi một hạn tù là ?ođi học đại học?. Chế độ nhà tù là một sự giáo dục, song cái mà tù nhân học thì toàn là những thứ tồi tệ.
    Nhà tù đầy ắp các chuyên gia của mọi lãnh vực tội lỗi. Họ trao đổi các phương cách trộm cắp khác nhau, trò mồi chài quyến rũ, tm tức về đám trộm cắp vặt và các cảnh sát chìm.
    Một buổi sáng, trong sân chơi, Tracy đã nghe:
    một nữ tù lớn tuổi giảng giải trò móc túi cho đám trẻ hơn.
    ?oBọn chuyên nghiệp vốn từ Colombia tới. ở Bogota chúng mở một trường dạy nghề, gọi là trường:
    mười quả chuông. Phải trả hai trăm năm mươi đô la để trở thành một kẻ móc túi chuyên nghiệp. Chúng treo một hình nằm trên trần nhà, khoác lên đó một bộ đồ có mười cái túi đầy ắp tiền và đồ kim hoàn?.
    ?oVậy là thế nào??.
    ?oĐiều cốt lõi là trong mỗi túi đều có một quả chuông.
    Sẽ không được ra trường cho? đến chừng nào bọn này có thể vết nhẵn cả mười cái túi quỷ quái đó mà không làm chuông kêu?.
    Lola tiếc rẻ, ?oTao đã từng cặp với một thằng đi qua cả đám đông, mình khoác áo choàng với cả hai tay để khơi khơi ra thế mà vẫn móc được túi của tất cả mọi người!?.
    ?oHắn làm thế quái nào vậy??.
    ?oCái tay bên phải chỉ là tay giả. Hắn ta luồn tay thật qua một cái khe trên áo rồi hành sự?.
    Sự giảng dạy này tiếp tục trong phòng giải trí.
    ?oTao thích trò chơi chìa khóa rởm? một kẻ lọc lõi nói. ?oĐi vòng vòng trong gạ xe lửa cho tới khi một bà già nhỏ bé đang cố nâng va li, hay một bọc gì lớn để cho vào ngăn đựng đồ công cộng. Mày giúp bà ta một tay rồi cầm chìa khóa đưa cho bà ta. Chỉ có điều cái chìa khóa đó là của một ngăn rỗng không nào đó.
    Khi bà ta đi khỏi, vét sạch và chuồn?.
    Một bữa khác, ở ngoài sân, hai tù nhân bị kết tội đĩ điếm và tàng trữ ma túy đang nói chuyện với tù nhân mới, một cô gái xinh xắn không quá mười bảy tuổi.
    ?oMày bị tóm là đảng rồi, cô em?. Một tù cũ nói. ?oTrước khi ngã giá với một thằng cha nào đó mày phải rờ xem nó có mang súng không, và đừng bao giờ nói là mày sẽ cho nó những gì. Hãy để tự nó nói muốn gì. Rồi nếu hóa ra nó là cớm, thì đó là việc mày bị bẫy thôi, hiểu chưa??.
    Kẻ kia thêm vào, ?oĐúng. Và luôn phải nhìn tay bọn nó, một thằng bịp nào đó nhận nó là công nhân, xem xem tay nó có thô ráp không. Đó là một mẹo đấy.
    Khối thằng cớm chìm mặc đồ bảo hộ lao động, song tay bọn nó thì lại mềm mại thư sinh?.
    Thời gian lặng lẽ trôi, không nhanh mà cũng chẳng chậm. Nó thật là đơn điệu. Tracy chợt nghĩ tới lời thánh Augustine:
    ?oThời gian là gì? Nếu có ai hỏi ta, ta biết. Nhưng nếu phải giải thích, ta không biết!.?.
    Thời gian biểu trong tù không bao giờ thay đổi:
    giờ 30:
    Chuông báo thức.
    giờ 45:
    Dậy, mặc quần áo.
    giờ 00:
    Ăn điểm tâm.
    giờ 30:
    Trở lại buồng giam.
    giờ 55:
    Chuông báo.
    giờ 00:
    Xếp hàng đi làm giờ 00:
    Tập trung ngoài sân tập.
    giờ 30:
    Ăn trưa.
    giờ 00:
    Xếp hàng đi làm.
    giờ 30:
    Ăn chiều.
    giờ 00:
    Trở lại buồng giam.
    giờ 00:
    Tới phòng giải trí.
    giờ 00:
    Trở lại phòng giam.
    giờ 45:
    Chuông báo.
    l giờ 00:
    Đèn tắt.
    Các quy định là bất di bất dịch. Tất cả tù nhân phải tới nhà ăn và không được phép nói chuyện trong hàng.
    Trong phòng giam không được có quá năm thứ mỹ phẩm. Giường đệm phải được dọn gọn ghẽ trước giờ ăn sáng, và phải được giữ ngay ngắn suốt cả ngày.
    Nhà tù này có một thứ âm nhạc của riêng nó, tiếng chuông réo, tiếng chân nện trên nền xi măng, tiếng cửa sắt đóng mở rầm rầm, tiếng thì thầm ban ngày và tiếng la thét ban đêm ... tiếng xè xè của máy bộ đàm cá nhân của đám cai ngục, tiếng va chạm của những khay đồ ăn, lại còn luôn luôn có những dây thép gai, những bức tường cao, sự trống trải, cô độc và lòng hận thù cháy bỏng.
    Tracy đã trở thành một tù nhân kiểu mẫu. Cơ thể nàng thích ứng một cách tự động với các tín hiệu thường lệ của nhà tù:
    Giờ điểm danh, giờ ngủ dậy, giờ đi làm và chuông báo hết giờ lao động.
    Thể xác Tracy ở trong tù, còn đầu óc nàng thì tự do mưu tính việc chạy trốn.
    Tù nhân không được phép gọi điện thoại, chỉ được phép nhận từ ngoài vào, hai lần một tháng, mỗi lần năm phút.
    Có một lần, Otto-Schmidt gọi cho Tracy.
    ?oTôi nghĩ là cô muốn được biết?, bác ta ấp úng. ?oĐó là một đám tang thực trọng thể. Tôi đã thanh toán mọi phí tổn, thưa cô Tracy?.
    ?oCảm ơn bác, bác Otto. Tôi ... cảm ơn bác?. Chẳng ai còn biết nói gì thêm.
    Không còn ai gọi điện cho nàng nữa, kể từ đó.
    ?oCô em, tốt nhất là hãy quên thế giới bên ngoài đi?.
    Ernestine nhắc nhở nàng. ?oNgoài đó không có ai cho cơ đâu?.
    Chị nhầm rồi, Tracy thầm nghĩ.
    ?oJoe Romano.?.
    ?oPerry Pope.?.
    Thẩm phán Henry Lawrence.
    Anthony Orsatti.
    Charles Stanhope III.
    Tracy đã chạm trán với Bertha Lớn trong sân tập thể dục. Đó là một cái sân lớn hình chữ nhật, một bên là bức tường ngoài của nhà tù và bên này là bức tường trong. Mỗi sáng, tù nhân được phép ra sân tập trong vòng ba mươi phút.
    Đây là một trong những nơi được phép chuyện trò, và từng đám tù nhân tụ tập trao đổi những tin tức mới nhất và những lời đồn đại trước khi đi ăn trưa. Lần đầu tiên khi ra sân này Tracy đột nhiên có cảm giác tự do, và nhận ra rằng đó là vì mình đang được ở ngoài trời.
    Nàng có thể nhìn thấy mặt trời, tít trên cao, những đám mây bồng bềnh, và xa xôi đâu đó trên bầu trời xanh ngắt vẳng, nghe tiếng động cơ máy bay, rộn lên những mơ ước.
    ?oÁ, tìm cô em mãi?, một giọng nói vang lên.
    Tracy quay lại và thấy người đàn bà Thụy Điển to lớn đã đâm sầm vào nàng ngày đầu tới đây.
    ?oNghe nói cô em đã kiếm cho mình con sói cái nhọ?.
    Tracy nhón chân định bỏ đi. Bertha Lớn tóm lấy.
    ?oKhông kẻ nào dám ngoảnh mặt với ta?, mụ thốt lên. ?oHãy ngoan ngoãn, quả bóng nhỏ?. Mụ đẩy Tracy vào sát tường, ép chặt tấm thân hộ pháp lên nàng.
    ?oBuông tôi ra?.
    ?oCái mà cô em cần là một chút liếm láp ra trò. Hiểu không? Tôi sẽ cho em cái đó. Em sẽ là của tôi, cô bé ạ?.
    Một giọng nói quen thuộc từ phía sau Tracy gay gắt cất lên, ?oBuông mẹ tay ra khỏi nó, đồ ***?.
    Ernestine Littlechap đã đứng đó, tay nắm chặt, mắt long sòng sọc, cái đầu cạo trọc bóng lên dưới ánh nắng.
    ?oMày không đủ đàn ông cho nó, Ernie?.
    ?oTao đủ đàn ông cả đối với mày?. Người đàn bà da đen quát lên. ?oMày còn động tới nó thì tao sẽ rán miếng mông mày để ăn sáng cho xem?.
    Không khí lắng xuống, căng thẳng. Hai người đàn bà tướng đàn ông gườm gườm nhau. Họ sẽ giết nhau vì mình mất, Tracy nghĩ. Vậ chợt thấy chuyện đó chẳng liên quan gì mấy tới nàng. Ernestine chả đã nói. ?oở nơi này phải đấu đá, cưỡng hiếp hoặc đánh lộn. Một là sống, hai là chết?.
    Bertha Lớn phải chịu lép. Mụ nhìn Ernestine đầy khinh bỉ. ?oTao chẳng vội gì?. Rồi liếc nhìn Tracy, ?oCô em còn ở đây lâu, cô bé. Tao cũng vậy, sẽ tìm cô em sau?. Mụ bỏ đi.
    Ernestine nhìn theo. ?oCon mẹ đốn mạt. Cô nhớ mụ y tá ở Chicago, giết tất cả các bệnh nhân không? Tiêm Xiamit cho họ rồi chờ xem họ chết? Hừ, con mẹ đức hạnh ấy đang nóng lên vì cô đấy, Whitney. Xì! Cô cần có người bảo vệ. Nó chưa chịu buông tha cô đâu?.
    ?oChị sẽ giúp tôi vượt ngược chứ??.
    Có tiếng chuông reo.
    ?oĐến giờ ăn rồi?. Ernestine Littlechap nói.
    Đêm đó, nằm trên giường, Tracy nghĩ mãi về Emestme.
    Dù rằng chị ta chẳng còn ý sờ mó nữa, nàng vẫn không tin đượe. Nàng không thể quên việc mà Ernestine và hai người đàn bà kia đã làm đối với mình.
    Nhưng nàng cần người đàn bà da đen này.
    Mỗi buổi chiều, sau bữa ăn, tù nhân dược phép có một giờ ở phòng giải trí, họ có thể coi ti vi, trò chuyện hoặc xem các báo và tạp chí mới nhất. Tracy đang lướt xem tờ tạp chí thì bắt gặp một bức hình. Đó là hình chụp lễ cưới của Charles Stanliope III. Hai người, tay cầm tay tươi cười, đang từ một. nhà thờ nhỏ bước ra. Nó như một cú đánh giáng xuống Tracy. Xem tấm hình anh ta với nụ cười hạnh phúc, lòng nàng tràn đầy nỗi đau. Nàng đã từng dự kiến chia sẻ cuộc sống với người đàn ông này, và anh ta đã quay lưng lại nàng, để mặc bọn chúng hãm hại nàng, để mặc đứa con của họ phải chết. Song chuyện đó đã qua, ở một nơi khác, một thế giới khác. Đó là ảo ảnh. Đây là thực tế.
    Tracy gập nhanh tờ tạp chí.
    Vào những ngày cho phép thăm nom, thật dễ biết tù nhân nào đã được bạn bè hoặc bà con tới thăm. Họ thường tắm rửa sạch sẽ và thêm chút phấn son trang điểm. Ernestine thường từ nhà khách trở về với vẻ mặt tươi cười.
    ?oAi của tôi, anh ấy luôn tới với tôi?, chị ta kể với Tracy ?oAnh ấy sẽ đợi tôi ra khỏi nơi đây. Cô có biết vì sao không? Vì tôi cho anh ấy cái mà không người đàn bà nào khác có thể cho được?.
    Tracy không giấu nổi sự ngượng ngùng. ?oChị muốn nói ... về ******** ư??.
    Cô có thể mang bộ mông của cô ra mà cược đấy. Những gì diễn ra ở đây không hề liên quan gì tới bên ngoài hết ở chốn này, đôi lúc mình cần có một tắm than ấm nóng nào đó để ôm ấp - cần có một ai đó vuốt ve mình và nói rằng họ yêu thương mình. Cũng chẳng hề gì, dù đó không phải là sự thật và không lâu bền gì. Đó là tất cả những gì mà ta có thể có được. Nhưng mà khi tôi trở ra bên ngoài?, Ernestine bốn nói lớn hơn, ?othì tôi trở thành một người đàn bà cuồng dâm thực sự, nghe chưa??.
    Có điều gì đó vẫn ám ảnh Tracy. Nàng quyết định gợi lại vào lúc này.
    ?oErnie, chị đã bảo vệ tôi. Vì sao??.
    Ernestine nhún vai.
    ?oTôi thực lòng muốn biết?. Tracy lựa lời một cách thận trọng. Tất cả những ai là ... là bạn của chị đều thuộc về chị. Họ làm theo bất kỳ điều gì họ muốn?.
    ?oNếu chúng không muốn đi quanh đây với một nửa cái mông, phải?.
    ?oSong tôi lại khác. Tại sáo??.
    ?oThan vãn à??.
    Không. Tò mò thôi?.
    Ernestine nghĩ ngợi một lát. ?oĐược. Cô có cái mà tôi muốn?. Chị ta thấy vẻ mặt Tracy. ?oKhông. Không phải cái đó Cái đó tôi có dư rồi, ý tôi là cô có học, có học tử tế ấy. Giống như các tiểu thư khuê các mà người ta thấy tả các tạp chí Vogue và Town and Country vậy, ăn mặc đàng hoàng và dùng trà rót từ các bình bằng bạc. Đó là thế giới của cô. Còn đây thì không. Tôi không hiểu vì đâu mà ở ngoài kia cô lại dính tới cái bọn khốn nạn đó, song tôi đoán rằng cô đã bị lường gạt?. Chị ta nhìn Tracy và nói, gần như ngớ ngẩn. ?oTrong đời, tôi không gặp nhiều thứ đẹp đẽ, cô là một trong số đó?. Chị ta quay đi nên những lời tiếp theo gần như không nghe được. ?oVà tôi lấy làm tiếc về đứa con của cô. Tôi thật lòng ...?.
    Đêm đó, sau khi tắt đèn, Tracy thì thầm trong bóng tối. ?oErme, tôi phải trốn.
    Xln chị hãy giúp tôi?.
    ?oLạy Chúa, tao đang muốn ngủ! Im ngay đi, nghe chưa?
    Ernestine đã giúp Tracy hiểu thứ ngôn ngữ nhà nghề trong nơi ngục tù này.
    Một đám đàn bà đang nói chuyện ngoài sân. ?oCon sói cái này đã đánh tuột dây lưng yà từ bây giờ phải cho nó ăn bằng cái thìa có cán dài ...?.
    ?oẢ thấp lùn, song họ bắt được ả trong một cơn bão tuyết và một cớm sắt đã giao ả ta cho tay đồ tể. Điều đó chấm dứt việc thức dậy của ả. Tạm biệt ...
    Tracy không hiểu gì hết. ?oHọ nói chuyện gì vậy??.
    Ernestine cười phá lên và giải thích ?oKhông biết tiếng Anh à, cô bé? Khi một người đàn bà đồng tính luyến ái đánh tuột đây lưng nghĩa là cô ta chuyển từ làm đàn ông sang kiểu làm tiểu thư Mary. Không thể tin cậy cô ta được nữa, nghĩa là phải lánh xa nó ra. Cô ta thấp lùn nghĩa là sắp mãn hạn tù, thế nhưng lại bị bắt vì dùng ma túy rồi bị giao cho đồ tể, bác sĩ của nhà tù?.
    ?oThế một Rubydo và việc thức dậy là cái gì?
    ?oKhông học được gì à? Một Rubyđo là một thời gian thử thách. Còn thức dậy là ngày được thả ra?.
    Cuộc đánh lộn giữa Ernestine Littlechap và Bertha Lớn đã nổ ra ở ngoài sân ngay hôm sau đó. Đám tù nhân đang chơi bóng chày dưới sự giám sát của những người coi ngục. Bertha Lớn đang lên bóng và bị hai đối thủ cản lại chuyền mạnh bóng cho một người khác và lao về phía vạch cuối sần nơi có Tracy trấn giữ. Bertha Lớn đâm sầm vào Tracy, làm nâng ngã xuống, rồi cười lên, hai tay mụ luồn vào giữa hai đùi nàng và thầm thì. ?oKhông ai từ chối ta cả, con ạ. Đêm nay ta sẽ đến với em, quả bóng nhỏ, và ta sẽ chơi đến mệt nhoài?.
    Tracy điên cuồng vùng vẫy. Đột nhiên, nàng thấy Berth Lớn bị nhấc bổng lên. Té ra Ernestine đã tóm lấy mụ và đang bóp cổ mụ ta.
    ?oĐồ chó ghẻ! Ernesine quát lên. ?oTao đã cảnh cáo mày rồi cơ mà!?. Chị ta cào vào mặt Bertha Lớn và móc mắt mụ ta.
    ?oMù mắt tao rồi!? Bertha Lớn hét lên. ?oMù mắt tao rồi!? Mụ ta chộp lấy hai vú Emestine, kéo mạnh. Hai người đàn bà đấm đạp, cào xé nhau, và bốn người coi ngục vội chạy tới. Phải mất tới năm phút mới giằng họ ra được và cả hai đều phải đưa đi bệnh xá. Mãi khuya hôm đó Ernestine mới trở về buồng giam. Lola và Paulita vội vã tới an ủi.
    ?oChị có sao không?? Tracy thì thầm.
    ?oMẹ, ổn cả?. Ernestine đáp, giọng như nghẹt lại, và Tracy lo lắng không biết chị ta đau đớn đến thế nào. ?oNgày mai tôi bắt đầu thời gian thử thách. Tôi sắp ra khỏi nơi đây. Cô sẽ rất rối đấy. Con mẹ đó sẽ không để cô yên đâu. Không còn cách nào. Và khi đã thỏa lòng dâm dục với cô, nó sẽ giết cô?.
    Họ nằm yên trong bóng tối. Sau cùng, Ernestine lại cất tiếng. ?oCó thể đã đến lúc cô và tôi phải nói về việc để cô trốn mẹ nó ra khỏi đây?.
  2. bangnhi115

    bangnhi115 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Chương 10
    ...
    ?oNgày mai, em mất cô bảo mẫu rồi?. Tổng giám thị Brannigan thông báo cho vợ.
    Sue Ellen Brannigan ngước nhìn chồng, ngạc nhiên. ?oSao? Judy rất tốt với Amy?.
    ?oAnh biết, song mai Judy sẽ được trả tự do?.
    Họ đang ăn sáng trong ngôi nhà tiện nghi. Một trong số những đặc lợi của nghề nghiệp Brannigan. Những quyền lợi khác gồm có một đầu bếp, một cô hầu phòng, một tài xế riêng, và một bảo mẫu cho con gái họ, Amy, gần năm tuổi.
    Năm năm trước, khi mới đến đây, Sue Ellen Brannigan rất lo sợ về việc phải sống trong khu vực nhà tù và còn sợ hãi hơn nữa khi trong nhà đầy những người phục vụ vốn đều là các tội phạm đang bị giam cầm.
    ?oLàm sao anh có thể dám chắc rằng nửa đêm chúng không cướp bóc hoặc cắt cổ chúng ta?? Bà căn vặn chồng.
    ?oNếu làm như vậy họ sẽ chết với tôi?, tổng giám thị Brannigan hứa hẹn.
    Ông làm bà hết sợ nhưng không làm bà tin được, tuy vậy những lo ngại của Sue Ellen đã tỏ ra không có cơ sở.
    Những người tù tự giác mong muốn tạo được ấn tượng tốt hòng rút ngắn thời hạn giam giữ của họ càng nhiều càng hay nên đã hết sức lương thiện.
    ?oEm vừa mới yên tâm khi giao Amy cho Judy chăm sóc?, bà vợ phàn nàn.
    Bà mong muốn những điều tốt đẹp cho Judy song lại không muốn cô ta ra đi. Ai mà biết kẻ trông nom Amy sắp tới là loại người gì? Có quá nhiều câu chuyện khủng khiếp về những chuyện bẩn thỉu mà những người lạ đã làm đối với trẻ con.
    ?oAnh đã nghĩ tới ai thay cho Judy chưa??.
    Ông tổng giám thị đã cân nhắc kỹ điều này. Có cả chục tù tự giác thích hợp với việc trông nom Amy, song ông không thể dứt bỏ Tracy khỏi đầu óc mình.
    Có cái gì đó trong vụ án của cô ta làm ông thấy áy náy. Là một nhà tội phạm từ mười lăm năm nay, ông tự hào về một trong những điểm mạnh của mình là khả năng đánh giá tù nhân. Một số do ông cai quản là những tội phạm chuyên nghiệp, một số khác phải vào tù vì đã phạm tội do quá kích động hay không cưỡng lại dược một ham muốn nhất thời nào đó, song ông thấy Tracy có vẻ không thuộc vào những loại đó. Lời kêu oan của cô ta không ảnh hưởng gì mấy đến suy nghĩ của ông vì rằng đó là những lời cửa miệng của mọi tù nhân. Điều làm ông áy náy chính là những kẻ đã hùa nhau đẩy Tracy Whitney vào tù. Ông vốn được bổ nhiệm bởi một hội đồng dân cử do thống đốc bang đứng đầu, và mặc dầu kiên quyết từ chối dính líu tới các vấn đề chính trị, ông vẫn biết rõ nhiều nhân vật. Joe Romano là Mafta, tay chân Anthony Orsatti, Perry Pope, luật sư bào chữa cho Tracy Whitney, được bọn chứng trả tiền và thẩm phán Henry Lawrence cũng vậy. Bản án Tracy Whitney lại càng thêm biểu hiện đáng nghi vấn.
    Lúc này, Tổng giám thị Brannigan đã quyết. Ông nói với vợ ?oRồi. Tôi đã nghĩ đến một người?.
    Trong khu bếp của nhà tù có một phòng hẹp với một bàn ăn nhỏ, và bốn cái ghế tựa, nơi duy nhất có thể có một chút riêng biệt. Ernestlne Littlechap và Tracy đang ngồi trong đó uống cà phê nhân mười phút nghỉ giải lao.
    ?oTôi nghĩ đã đến lúc cô nói với tôi vì sao vội vã muốn ra khỏi đây thế?.
    Ernestine bảo.
    Tracy lưỡng lự. Nàng có thể tin Ernestine chăng?
    Cũng chẳng có lựa chọn nào khác. ?oCó ... có mấy người đã làm hại gia đình tôi và tôi. Tôi phải ra để bắt chúng đền tội?.
    À? Chúng đã làm gì?
    Tracy nới chậm rãi từng lời, mỗi lời mỗi đau đớn.
    ?oChúng giết mẹ tôi?.
    ?oChúng là ai??.
    ?oTôi không cho những cái tên đó có ý nghĩa gì với chị cả. Joe Romano, Pepy Pope, một thẩm phán tên Henry Lawrence, Anthony Orsatti?.
    Miệng há ra, Ernestine nhìn nàng chằm chằm. ?oLạy Chúa! Cô làm tôi sửng sốt, cô bé ạ?.
    Tracy ngạc nhiên. ?oChị có nghe về chúng nó à??.
    ?oTôi nghe? Ai chẳng nghe về chúng nó? Chả cớ gì diễn ra ở cái xứ New Orleans bỏ mẹ này mà không có sự dính líu của Orsatti hay Romano. Cô không thể đụng tới bọn đó Chúng nó sẽ thổi bay cô đi?.
    Giọng Tracy trầm xuống. ?oThì chúng nó đã làm vậy rồi thôi?.
    Ernestine nhìn quanh để cầm chắc không có ai nghe trộm. ?oHoặc là cô điên rồ hoặc cô là con đàn bà ghê gớm nhất mà tôi từng biết. Dám nói tới những kẻ không thể đụng tới đó!? Chị ta lắc đầu. ?oQuên nhanh chúng đi?.
    ?oKhông. Tôi không thể. Tôi phải trốn khỏi đây. Liệu có được không??.
    Ernestine im lặng hồi lâu. Sau cùng, chị ta bảo. ?oTa sẽ nói chuyện ở ngoài sân?.
    Chị ta dẫn nàng tới một chỗ vắng vẻ.
    ?oĐã có mười hai vụ vượt ngục a nhà tù này?, Ernestine nồi. ?oHai trong số đó bị bắn chết. Mười người khác bị bắt và bị đưa trở lại?. Tracy không bình luận gì. ?oTrên tháp canh có lính gác suốt hai mươi bốn giờ, với súng máy, và đó là lũ chó đẻ đê hèn. Nếu ai đó trốn thoát, chúng sẽ mất việc, bởi vậy chúng sẵn sàng bắn chết người tù chạy trốn. Dây thép gai được chằng quanh nhả tù và nếu như cô có qua được cái đó cùng những khẩu súng máy, bọn nó còn dùng tới chó săn, cái loại có thể tìm thấy hơi của một con muỗi. Cách đây vài dặm còn có một đồn binh cửa Cảnh vệ Quốc gia, và khi có tù vượt ngục chúng sẽ phái tới một máy bay lên thẳng vũ trang có đèn rọi. Không ai thèm để ý gì nếu như bọn chúng mang cô về sống hay chết. Bọn nó muốn cô chết hơn. Vì nó làm gương cho những mưu tính khác. Người vượt ngục đều cớ sự giúp đỡ từ bên ngoài - bạn bè tuồn cho súng, tiền hạc và áo quần. Họ có những chiếc xe chờ sẵn để trốn?. Chị ta dừng lại để gây ấn tượng. ?oThế mà họ vẫn bị bắt lại?.
    ?oHọ sẽ không bắt được tôi?, Tracy quả quyết.
    Một nữ giám thị đến gần. Bà ta nói to với Tracy, Tổng giám thị Brannigan nalốn gặp cô?.
    ?oChúng tôi cần có ai đó chăm sóc đứa con gái nhỏ của mình?. Tổng giám thị Brannigan nói:
    ?oĐó là một công việc tự nguyện. Cô không phải nhận làm nếu như cô không muốn?.
    Ai đó chăm sóc đứa con gái nhỏ của mình. Tracy tính toán mau lẹ. Việc này có thể giúp nàng dễ bề vượt ngục hơn là ở đây, làm việc ở nhà của tổng giám thì, nàng có thể dễ dàng biết nhiều hơn nữa về bộ máy nhà tù?.
    ?oVâng?? Tracy nói. ?oTôi đồng ý nhận việc này?.
    George Brannigan thấy hài lòng. Ông cứ có một cảm giác bứt rứt rằng mình nợ người phụ nữ này điều gì đó.
    ?oTốt. Một giờ được trả sáu mươi xu. Khoản tiền này vào cuối mỗi tháng sẽ được đưa vào tài khoản của cô?.
    Tù nhân không được phép có tiền mặt, tất cả các món tiền tích lũy sẽ được trả vào ngày ra tù.
    Mình sẽ chẳng ở đây đến cuối tháng này. Tracy nghĩ, song nàng vẫn nói thành tiếng. ?oThế là tốt rồi?.
    ?oCô có thể bắt đầu làm việc từ sáng mai. Bà giám thị trưởng sẽ cho cô biết chi tiết?.
    ?oCám ơn ông tổng giám thị?.
    Ông nhìn nàng và thấy muốn nói thêm gì nữa, song cũng không chắc là muốn nói gì. Bởi thế ông nói. ?oVậy thôi?.
    Khi Tracy báo tin này cho Ernestine, người đàn bà da đen nói với vẻ đầy cân nhắc, ?oCó nghĩa là họ sẽ để cô trở thành một tù tự giác. Cô sẽ biết rõ các hoạt động của nhà tù. Điều đó có thể làm cho việc vượt ngục dễ dàng hơn.
    ?oTôi phải làm thế nào?? Tracy hỏi. - ?oCô có ba sự lựa chọn, nhưng đều mạo hiểm cả. Cách thứ nhất là chuồn ra. Dùng kẹo cao su làm tắc các ổ khóa cửa buồng giam và các lối đi. Chuồn ra sân, ném một tấm đệm lên trên các sợi dây thép gai, leo ra và chạy?.
    Với chó và máy bay lên thẳng truy đuổi? Tracy đã có thể cảm thấy những loạt đạn của bọn lính gác đang găm vào người. Nàng rùng mình. ?oCác cách kia thì thế nào??.
    ?oCách thứ hai là khống chế. Dùng súng bắt theo một con tin. Nếu mà họ tóm lại được thì cô sẽ bị phiền phức đấy?. Chị ta thấy nét hoảng sợ trên mặt Tracy.
    ?oNghĩa là thêm hai đến năm năm tù nữa?.
    ?oCòn cách thứ ba??.
    ?oBỏ đi. Đây là đối với các tù tự giác có việc đi ra ngoài. Một khi đã ở bên ngoài rồi thì cô cứ việc tiếp tục đi?.
    Tracy nghĩ về việc đó. Nàng sẽ chẳng có cơ hội nào cả vì lẽ không có tiền, không có một chiếc xe, không có nơi ẩn náu. ?oHọ sẽ phát hiện thiếu tôi vào giờ điểm danh và bắt đầu lùng kiếm?.
    Ernestine thở dài, ?oKhông có một kế hoạch nào hoàn hảo cả, cô bé. Vì thế mà chưa ai trốn khỏi đây được?.
    Mình sẽ làm được, Tracy thầm nguyện.

  3. bangnhi115

    bangnhi115 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Buổi sáng Tracy đến làm việc tại nhà tổng giám thị Brannigan đánh dấu tháng ở tù thứ năm của nàng. Tracy hồi hộp chờ gặp bà vợ ơng tổng giám thị và đứa trẻ, vì rất mong được làm công việc này. Nó là cái chìa khóa dẫn tới tự do.
    Tracy bước vào gian bếp lớn, gọn gàng và ngồi xuống, cảm thấy từng giọt mồ hôi lăn dọc cánh tay mình. Một người đàn bà, trong chiếc áo khoác mặc nhà màu hồng, xuất hiện ở ngưỡng cửa.
    Bà ta nói. ?oXin chào cô?.
    ?oDạ, chào bà?.
    Người đàn bà toan ngồi xuống rồi lại thôi. Sue Ellen Brannigan có mái tóc vàng hoe, khuôn mặt tươi tắn, chừng giữa tuổi ba mươi. Dáng người thanh mảnh, tao nhã, bà không bao giờ biết chắc là phải cư xử với tù nhân này thế nào. Có nên cảm ơn vì những việc họ làm không, hay chỉ ra lệnh cho họ thôi?
    Nên thân thiện, hay là đối xử với họ như là những tù nhân? Sue Ellen vẫn chưa làm quen được với cái ý nghĩ về vlệc sống giữa những kẻ nghiện ma túy, trộm cắp và giết người.
    ?oTôi là phu nhân Brannigan?, bà nói nhanh. ?oAmy đã gần năm tuổi, và cô biết là vào tuổi đó chúng hiếu động thế nào rồi. Tôi sợ rằng phải để mắt tới nó suốt ngày?. Bà liếc nhìn bàn tay trái của Tracy. Không có nhẫn cưới, song dĩ nhiên, thời này điều đó chẳng có nghĩa gì. Đặc biệt là với những tầng lớp dưới, Sue Ellen nghĩ. Bà dừng lời và tế nhị hỏi ?oCô có con chưa??.
    Tracy nghĩ đến đứa con không được sinh ra của mình.
    ?oChưa?.
    ?oTôi hiểu?. Sue Ellen cảm thấy bối rối trước người phụ nữ trẻ này. Ở cô ta có cái gì đó gần như là kiêu hãnh. ?oTôi sẽ mang Amy vào?. Bà đi nhanh ra khỏi phòng.
    Tracy nhìn quanh. Đó là một ngôi nhà khá lớn, gọn gàng, đồ đạc hấp dẫn.
    Với Tracy, dường như đã nhiều năm trôi qua nàng mới lại bước vào nhà của một ai đó. Nó thuộc về thế giới khác, thế giới bên ngoài.
    Sue Ellen đã trở lại, dắt một bé gái. ?oAmy, đây là ...? Nên gọi một tù nhân bằng tên riêng hay tên họ nhỉ? Bà dung hòa lại ?oĐây là Tracy Whitney?.
    ?oChào cô?, Amy nói. Con bé giống mẹ ở vẻ thanh tao và cặp mắt sâu màu nâu nhạt, đầy thông minh. Con bé không thật xinh, song vẻ thân thiện cởi mở rất dễ thương.
    Mình sẽ không thể nó đụng tới mình, Tracy nghĩ.
    ?oCô sẽ là cô bảo mẫu mới của cháu phải không?.
    ?oỒ,cô sẽ giúp mẹ trông nom cháu?.
    ?oCô Judy đã qua việc thử thách đấy, cô có biết không?
    Cô cũng đang được thử thách à??.
    Không, Tracy nghĩ. Nàng nói. ?oCô sẽ ở đây lâu, Amy?.
    ?oThế thì tốt?; Sue Ellen nói vẻ hân hoan. Bà đỏ mặt vì ngượng nghịu và cắn chặt môi. ?oÝ tôi là ...? Bà nhìn quanh và chuyển sang nói về công việc của Tracy. ?oCô sẽ cùng ăn với Amy. Cô có thể chuẩn bị bữa sáng cho nó và chơi buổi sáng. Người đầu bếp sẽ làm bữa trưa ở đây. Sau bữa trưa, Amy phải đi ngủ, về buổi chiều, nó thích đi vòng vòng quanh khu trồng trọt. Tôi nghĩ là để trẻ nó được thấy mấy cái cây lớn lên từng ngày thì thật tốt. Phải không cô??.
    ?oVâng?.
    Khu trồng trọt ở phía bên kia khu trại chính của nhà tù rộng hai mươi mẫu Anh được trồng rau và cây ăn quả do những tù tự giác chăm sóc. Họ đã đào một cái hồ lớn để lấy nước tưới bao quanh là một bức tường đá thấp.
    Năm ngày kéo theo đó lần như một cuộc sống mới đối với Tracy. Nàng thích được rời xa những bức tường nhà tù xám ngoét, thong thả đi dạo quanh khu trồng trọt và hít thở không khí trong lành, song đầu nàng luôn luôn nghĩ tới việc vượt ngục. Khi không có việc với Amy nàng phải trở lại nhà giam. Đêm đêm nàng vẫn ngủ trong đó thế nhưng ban ngày nàng cảm thấy không khí tự do. Sau bữa ăn sang trong bếp nhà tù, nàng đi tới khu nhà của ông tổng giám thị và chuẩn bị bữa sang cho Amy. Tracy đã học được từ Charles cách nấu ăn và nàng thích được làm các loại đồ ăn có rất nhiều ở đấy, nhưng Amy chỉ thích một bữa sang đơn giản gồm một chút súp yến mạch hay ngũ cốc với một vài miếng trái cây. Sau đó Tracy sẽ chơi các trò chơi với con bé hoặc kể chuyện cho nó nghe.
    Rất vô tình, Tracy bắt đầu dạy Amy những trò chơi mà mẹ nàng đã từng chơi với nàng.
    Amy rất thích búp bê. Tracy bắt chước làm một con cừu kiểu Shati Lewis bằng mấy tiếng vải cũ, song trong nó lại hóa ra nửa cáo nửa vịt. ?oCháu nghĩ là đẹp đấy?, Amy nói một cách thành thật.
    Tracy giả bộ giọng nói của con búp bê với nhiều ngôn ngữ khác nhau:
    Pháp, Ý, Đức, và thứ Amy ngưỡng mộ nhất là những bài dân ca Mehico của Paulita.
    Tracy ngắm vẻ sung sướng trên gương mặt con bé và nghĩ mình sẽ không để tình cảm đi quá xa. Con bé chỉ là phương tiện để mình ra khỏi chốn này.
    Sau giấc ngủ trưa của Amy, cả hai cùng đi dạo xa xa, và Tracy đã tính toán để nàng và con bé đi qua những nơi trong phạm vi nhà tù mà trước đây nàng chưa biết. Nàng cẩn thận để ý các cửa ra vào, việc canh gác trên tháp canh và việc đổi gác ra sao. Nàng nhận thấy rõ là các kế hoạch mà nàng và Ernestine đã bàn tính đã không sao thực hiện được.
    ?oĐã có ai trốn bằng cách ẩn mình trong các xe chở đồ tiếp tế đến nhà tù chưa? Tôi đã thấy những xe chở sữa và thực phẩm khác?.
    ?oQuên cách đó đi?. Ernestine nói bình thản. ?oMọi xe cộ ra vào đều bị lục soát?.
    Một buổi sáng, trong khi ăn điểm tâm, Amy nói, ?oCháu yêu cô, cô Tracy. Cô sẽ là mẹ cháu nhé??.
    Lòng con bé như xé lòng tracy. ?oMột mẹ là đủ rồi. Cháu không cần có hai mẹ?.
    ?oỨ, cháu cần. bố Sally Ann, bạn cháu, mới cưới vợ và Sally Ann có hai vợ đấy thôi?.
    ?oCháu không phải là Sally Ann?. Tracy nói cộc lốc.
    ?oĂn xong đi?. Amy nhìn nàng bằng cặp mắt tủi thân. ?oCháu không đói nữa?.
    ?oĐược. Vậy bây giờ cô sẽ đọc truyện cho cháu nghe?.
    Và khi bắt đầu đọc Tracy cảm thấy bàn tay bé bỏng của Amy đặt nhẹ lên tay nàng.
    ?oCháu ngồi vào lòng được không??.
    ?okhông, hãy nhận từ gia đình cháu ấy. Tracy nghĩ. Cháu không thuộc về cô.
    Không có gì thuộc về cô cả.
    Sự thoải mái ban ngày ngoài nhà tù đã làm cho các buổi đêm trở nên khó chịu hơn. Tracy căm ghét việc phải trở lại buồng giam. Căm ghét việc bị nhất như một con thú, và không thể nào quen được với những tiếng thét vọng đến từ các buồng giam gần đấy trong bóng tối hờ hững. Nàng thường nghiến răng đến mức phát đau lên.
    Một đêm thôi mà, nàng tự hứa với mình. Ta có thể chịu được một đêm.
    Tracy ngủ ít, đầu óc rối bời tính toán. Bước đầu tiên là vượt ngục. Bước thứ hai là đương đầu với Joe Romano, Perry Pope, thẩm phán Lawrence và Anthony Orsatti.
    Bước ba sẽ là Charles. Song chỉ nghĩ tới điều đó thôi cũng thật đau đớn.
    Mình sẽ giải quyết chuyện đó khi thời cơ tới, nàng tự nhủ.
    Việc né tránh Bertha Lớn đã trở nên không thể được.
    Tracy tin chắc rằng ả Thủy Điển ấy đã sai người theo dõi nàng. Nếu Tracy tới phòng giải trí, thì sau đó ít phút Bertha Lớn sẽ xuất hiện và khi Tracy ra ngoài sân thì cũng chỉ tí tẹo sau lại đã thấy mụ ta.
    Một hôm, Bertha Lớn lại gần Tracy và nói, ?oHôm nay trông cô em thật xinh đẹp, quả bóng nhỏ. Ta không thể đợi được nữa rồi?.
    ?oTránh xa tôi ra?, Tracy cảnh cáo.
    Ả đàn bà cao to nhếch mép. ?oNếu không thì sao? Con chó đen của mày sắp ra khỏi đây rồi. Tao sẽ dàn xếp để chuyển mày tới buồng tao!.
    Tracy nhìn mụ.
    Bertha Lớn gật đầu. ?oTa có thể làm điều đó, cô em ạ.
    Hãy cứ tin là thế?.
    Lúc này Tracy hiểu rằng nàng đang còn rất ít thời gian. Phải vượt ngục trước ngày Ernestine được tha.
    Amy rất thích được đi ngang cánh đồng cỏ ngập đầy những đóa hoa đồng nội rực rỡ. Cái hồ lớn ở gần đó, vây quanh là một bức tường thấp mà ngay chân tường là sâu thẳm những nước.
    ?oTa bơi đi?, Amy hài nỉ. ?oNào, cô Tracy??.
    ?oHồ này không có bể bơi?, Tracy nói. ?oHọ dùng nước để tưới cơ mà?. Mặt nước lạnh lẽo làm nàng thấy rùng mình.
    Tracy nhớ lại, cha mang nàng trên vai đi thẳng ra biển, và khi nàng kêu lên, cha nói. ?oĐừng là một đứa trẻ nữa, Tracy?, và thả nàng xuống làn nước lạnh, và khi nước tràn qua đầu, nàng bị sặc ...
    Thật choáng váng khi biết cái tin đó, dù rằng Tracy đã chờ đợi nó.
    ?oMột tuần nữa kể từ thứ bẩy, tôi sẽ ra khỏi nơi đây?.
    Ernestine nói.
    Tracy đã không nói với chị ta về câu chuyện với Bertha Lớn. Ernestine sẽ không ở đây để giúp nàng nữa.
    Còn Bertha Lớn thì có đủ ảnh hưởng để chuyển Tracy tới buồng giam của mụ. Cách duy nhất để tránh điều đó là nàng phải nói với ông tổng giám thị, nhưng lại biết rằng làm như vậy là cầm chắc cái chết. Mọi tù nhân sẽ chống lại nàng. ?oCô phải đấu đá, cưỡng hiếp hoặc đánh lộn.
    Được, nàng sẽ đánh lộn.
    Ernestine xem xét lại các khả năng vượt ngục. Không cái nào đáng hài lòng cả. Cô không có xe và chẳng có ai chờ sẵn ở ngoài để giúp đỡ Cô sẽ bị tóm lại, mẹ kiếp, và sẽ thật tồi tệ cho cô. Tốt hơn là đành yên một thời gian và chờ xem đã?.
    Tracy biết là không yên được. Không thể,được khi mà Bertha Lớn còn đeo đẳng. Ý nghĩ về cái thứ mà con sói lực lưỡng ấy đang thèm khát đã đủ làm cho nàng thấy ói mửa.
    Hôm đó là sáng thứ bảy, bảy ngày trước khi Ernestine được trả tự do, Sue Ellen Brannigan đã mang Amy đi nghỉ cuối tuần ở New Orleans, và rracy thì làm việc trong khu bếp nhà tù.
    ?oViệc trông trẻ thế nào?? Ernestine hỏi.
    ?oTốt thôi ạ?.
    ?oTôi đã thấy con bé đó. Nó có vẻ thật dễ mến?.
    ?oNó cũng được? Giọng nàng bình thản.
    Dĩ nhiên là tôi sung sướng được ra khỏi đây. Tôi nói với cô là tôi sẽ không bao giờ trở lại nơi này. Nếu ở bên ngoài kia tôi và ai có thể giúp cô được thì ...?.
    ?oTránh nào?, một giọng đàn ông kêu lên.
    Tracy quay lại. Một thợ giặt đang đẩy chiếc xe lớn chất ngập quần áo vải vóc ra phía cổng. Tracy nhìn theo băn khoăn.
    ?oTôi đang nói là nếu Al và tôi có thể làm gì cho cô ?" cô biết đấy - gửi đồ cho cô hoặc.:.?.
    ?oErnie, cái xe chở đồ giặt kia là thế nào? Nhà tù có xe chuyên dụng cơ mà?.
    ?oÔ, cái đó dành cho cai ngục?. Ernestine cười. ?oVốn là họ đưa đồ của họ cho phòng giặt nhà tù. song tất cả các khuy bị dứt đứt, tay áo bị xé, những thứ dấu hiệu khiêu dâm được khâu vào bên trong, sơ mi thì nhăn nhúm, vải thì cứ bị mủn ra. Thật đáng xấu hổ phải không, tiểu thư Scarlette? Giờ thì đám cai ngục gửi đồ giặt ra ngoài?. Tracy không còn nghe chị ta nói gì nữa. Nàng đã biết mình sẽ vượt ngục như thế nào.
  4. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Chương 11
    .......
    ?oAnh George, em nghĩ là chúng ta không nên giữ Tracy ở đây nữa?.
    Tổng giám thị Brannigan rời mắt khỏi tờ báo. ?oCái gì?
    Có gì rắc rối hả??.
    ?oEm không biết chắc. Song có cảm giác rằng Tracy không thích Amy. Có thể là cô ta không thích trẻ con?.
    ?oCô ta không khắc nghiệt với Amy chứ? Có đánh, mắng gì con bé không??.
    ?oKhông ...?.
    ?oVậy, chuyện gì??.
    ?oNgày hôm qua, Amy chạy tới ôm lấy Tracy và cô ta đã đẩy nó ra. Em thấy bực mình vì Amy cứ quấn lấy cô ấy.
    Nói thật với anh, có thể là em chen một chút. Có như vậy không??.
    Tổng giám thị Brannigan cười. ?oCái đó lý giải được nhiều, Sue Ellen. Anh nghĩ là Tracy Whitney thật thích hợp với công việc. Nào, nếu như cô ta gây phiền toái thực sự gì cho em, thì nói anh biết, anh sẽ làm điều gì cần thiết.
    ?oĐược, anh yêu quí?. Sue Ellen vẫn chưa hài lòng. Bà nhặt kim chỉ lên và chăm chú vào đó. Chuyện mắc mớ chưa phải đã hết.
    ?oSao lại không được??.
    ?oTôi sẽ cho cô biết, cô bé. Lính gác sẽ lục soát tất cả các xe đi qua cổng?.
    ?oSong với cái xe chở một thùng đựng đồ giặt, họ sẽ không trút cả ra để kiểm soát?.
    ?oHọ cần gì phải làm thế. Khi cái thùng được mang vào phòng chứa đồ giặt thì ở đó đã có một người đứng gác rồi?.
    Tracy ngẫm nghĩ. ?oErnie ... ai đó có thể thu hút sự chú ý của người gác trong vòng năm phút thôi không??.
    ?oCái đó để làm gì?? Bỗng mặt chị ta sáng lên. ?oTrong khi người đó làm hắn lóa mắt, cô sẽ chui xuống đáy thùng và được phủ kín nhờ đồ giặt?. Chị ta gật đầu. ?oĐược đấy, tôi nghĩ rằng trò quỉ quái đấy có thể được việc?.
    ?oấy chị sẽ giúp tôi chứ??.
    Ernestine ngẫm nghĩ một lát rồi từ tốn nói. ?oĐược. Tôi sẽ giúp cô, đây cũng là cơ hội cuối cùng mà tôi có thể đá vào mông con Bertha Lớn?.
    Mạng lưới thông tin bí mật trong nhà tù lập tức truyền đi mưu toan vượt ngục của Tracy Whitney. Việc này ảnh hưởng tới mọi tù nhân khiến họ cũng lo lắng trong suốt thời gian này và ao ước có đủ sự liều lĩnh để làm như vậy. Thế nhưng họ đã thấy còn có lính gác, chó săn, máy bay lên thẳng và sau rốt là các xác chết được chở về.
    Với sự giúp đỡ của Ernestine, kế hoạch đã được triển khai. Ernestine đo các kích thước thân thể Tracy, Lola thì kiếm vải, còn Paulita thì giao cho một cô thợ ở một buồng giam khác may váy áo cho Tracy. Một đôi giày tù nhân được đánh cắp khỏi nhà kho và được nhuộm đi cho hợp với bộ váy đó. Và cứ như có phép lạ, một cái mũ, một đôi găng tay và một cái bóp lần lượt hiện ra.
    !Giờ thì bọn ta phải kiếm cho cô một cái căn cước?.
    Ernestine nói với Tracy. ?oCô cũng cần vài ba thẻ mua hàng và một giấy phép lái xe nữa?.
    ?oLàm sao mà tôi ...??.
    Ernestine lầu bầu. ?oHãy cứ để mặc con gái già Enie Littlechap này?.
    Chiều tối hôm sau, Ernestine đưa cho Tracy ba thẻ mua hàng với cái tên Jane Smith.
    Tiếp theo là một giấy phép lái xe?.
    Sau lúc nửa đêm một chút, Tracy nghe thấy tiếng cửa buồng giam mở ra rồi có ai đó lẻn vào. Nàng lập tức ngồi dậy với ý cảnh giác.
    Một giọng thì hầm. ?oWhitney phải không? Đi nào?.
    Tracy nhận ra giọng nói của Lillin, một tù tự giác.
    ?oChị muốn gì ở tôi? ?o Tracy hỏi.
    Tiếng Ernestine rít khẽ trong bóng tối. ?oMẹ cô đã nuôi lớn một đa con gái ngớ ngẩn. Im mồm đi?.
    Lilin nói nhẹ nhàng, ?oPhải làm việc này thật nhanh.
    Lỡ bị tóm thì bọn chúng sẽ hành tôi. Nào?. Theo sau Liliian dọc lối đi tối mịt dẫn tới một đầu cầu thang, Tracy hỏi. ?oChúng ta đi đâu thế?.
    Không có tiếng trả lời. Họ lên tầng trên và khi cầm chắc không có người gác nào quanh đấy, họ chạy dọc hành lang đến căn phòng nơi Traey đã bị lấy dấu tay và chụp hình hôm đầu. Lillian đẩy cửa ra.
    Vào đây? cô ta thì thầm.
    Tracy theo vào. Một người tù khác chờ sẵn trong đó.
    ?oĐứng sát vào tường?. Giọng cô ta hồi hộp.
    Tracy làm theo, lòng bồn chồn lo lắng.
    ?oNhìn thẳng vào ống kính. Cố gắng giữ bình thường.
    Thật buồn cười, Tracy nghĩ. Nàng chưa bao giờ hồi hộp thế này trong đời.
    Tiếng bấm máy. ?oSáng ra hình sẽ được trao lại?. Ngườì kia nói. ?oCái này là để cho vào giấy phép lái xe của cô, Giờ thì đi, nhanh lên?.
    Tracy và Lillian trở lại theo lối cũ. Đang đi, Lillian bỗng nói. ?oTôi nghe cô sắp chuyển buồng đấy?.
    Tracy tái người. ?oCái gì??.
    ?oCô không biết à? Cô sắp chuyển sang với Bertha Lớn?.
    Khi nàng trở lại thì Ernestine, Lola và Paulita đang chờ. ?oThế nàọ.?.
    ?oTốt?.
    Cô không à? Cô sắp chuyển sang với Bertha Lớn.
    Tracy ớn lạnh.
    ?oVáy áo sẽ xong vào thứ bảy?. Paulita nói.
    Đó là ngày tự do cho Ernestine - hạn chót của mình, Tracy thầm nghĩ.
    Ernestine thì thầm. ?oTất cả đều êm. Đồ giặt sẽ được lấy đi lúc 2 giờ chiều thứ bảy. Cô phải đến phòng chứa đồ lúc 13 giờ 30. Không phải lo ngại gì về người gác ở đây.
    Lola sẽ làm cho hắn ta bận bịu ở phòng bên. Paulita chờ sẵn trong phòng chứa đồ sẽ mang tới quần áo cho cô. Căn cước của cô sẽ ở sẵn trong bóp. Lúc giờ 15, cô sẽ được chở ra khỏi cổng nhà tù?, Tracy cảm thấy nghẹn thở. Mới chỉ nói về việc vượt ngục đã làm nàng run cả người. Không ai thèm để ý gì nếu họ được mang về sống hay chết ... họ cho rằng chết còn tốt hơn. Nàng nhớ lại.
    Vài ngày nữa nàng sẽ tìm lại tự do:
    Đó là ảo tưởng?
    Chỉ một chuyện vặt cũng dẫn tới đổ vở. Rồi họ sẽ tìm thấy và đưa nàng trở lại. Song lòng nàng đã quyết.
    Tù nhân đều biết chuyện xung đột giữa Ernestine và Bertha Lớn vì Tracy.
    Giờ đây con tin Tracy sắp bị chuyển tới buồng của mụ ta, không phải ngẫu nhiên mà không có ai nói với Bertha Lớn về mưu toan vượt ngục của nàng.
    Bertha Lớn không thích nghe những tin xấu và thường không phân biệt giữa tin xấu với người dưa tin nên thường hành hạ người đó.
    Cho tới tận buổi sáng đó Bertha Lớn mới biết chuyện, nhờ người tù tự giác đã chụp hình cho Tracy.
    Mụ nghe tin đó với sự im lặng đáng sợ. Trong lúc lắng nghe người mụ như căng ra.
    Lúc nào?? Mụ ta chỉ hỏi có vậy.
    ?oChiều nay, lúc hai giờ, Bert. Họ sẽ giấu cô ta dưới đáy cái thùng đựng đồ giặt?.
    Bertha Lớn nghĩ ngợi một lúc lâu. Rồi mụ lừng lững lại gần một nữ giá thì và nói. ?oTôi cần gặp ngay ông tổng giám thị?.
    Suốt đêm Tracy không ngủ bởi mệt mỏi, căng thẳng. Những ngày tù tội sao mà dài đằng đặc. Bao hình ảnh của quá khứ thoáng hiện lại trong nàng.
    Con thấy mình cứ như một công chúa trong chuyện cổ tích ấy, mẹ ạ. Con không nghĩ rằng lại có thể có hạnh phúc đến thế.
    Ra vậy! Con và Charles muốn cưới nhau?
    Tuần trăng mật định kéo dài bao lâu?
    Mày bắn chết tao rồi đồ chó ...
    Tôi thật sự chưa bao giờ biết cô ...
    Tấm hình cưới ...Charles đang cười với vợ ....
    Chuyện từ thời nào ấy? Chuyện ở đâu ấy?
    Chuông báo thức reo đến giật bắn mình. Tracy ngồi dậy trên giường, hoàn toàn tỉnh táo. Ernestine đang chăm chú nhìn nàng. ?oCảm giác thế nào, cô bé?
    ?oBình thường?, Tracy nói dối. Miệng nàng khô đắng, nhịp tim thì dồn dập.
    ?oỒ, cả hai chúng ta cũng rồi đây hôm nay?.
    Tracy nuốt nước miếng một cách khó khăn. ?oÀ, vâng?.
    ?oCô chắc chắn có thể rời nhà tổng giám thị lúc 13 giờ 30 chứ??.
    Paulita nói. ?oĐừng về muộn, sẽ hỏng việc đấy?.
    ?oTôi nhất định đúng giờ?.
    Ernestine với xuống dưới tấm đệm và lấy ra một xấp giấy bạc. ?oCô sẽ cần một ít tiền đi đường. Chỉ có hai trăm thôi, song nó cũng sẽ đỡ cho cô?.
    ?oErnie, tôi không biết phải nói thế nào ...?.
    ?oỒ, cứ im đi, cô bé, và cầm lấy?.
    Tracy bắt mình cố ăn xong bữa sáng. Đầu óc nàng căng ra và toàn thân bứt rứt. Mình không chịu nổi, nàng nghĩ. Không, mình phải chịu đựng nốt hôm nay.
    Trong bếp có vẻ im lặng lạ thường và Tracy chợt nhận ra mình là nguyên nhân của sự im lặng đó, là đối tượng của những ánh mắt và những lời thì thầm hồi hộp. Sắp xảy ra một cuộc vượt ngục và nàng là nhân vật chính của vở kịch.
    Trong ít giờ nữa nàng sẽ được tự do. Hoặc là chết.
    Nàng đứng dậy, bỏ dở bữa ăn và đi về phía khu nhà tổng giám thị Brannigan.



    Có ai mua tình yêu không nhỉ
    Cho tôi bán một nửa mối tình
  5. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    ......
    Trong khi chờ đợi người gác mở cổng đầu hành lang, nàng chạm trán Bertha Lớn. Mụ Thụy Điển hằn học nhìn nàng.
    Mụ sẽ phải sửng sốt cho mà xem. Tracy nghĩ.
    Giờ đây nó sẽ hoàn toàn là của mình, Bertha Lớn nghĩ.
    Buổi sáng chậm chạp trôi đi đến mức Tracy muốn phát điên. Từng phút, từng phút lê thê như vô tận. Nàng đọc cho Amy nghe mà không hiểu mình đang đọc cái gì song vẫn nhận thấy mẹ Amy đang từ cửa sổ nhìn vào.
    ?oCô Tracy, ta chơi trốn tìm nào?.
    Tracy còn lòng dạ nào mà chơi, song không dám mạo hiểm gợi lên sự nghi ngờ ở mẹ Amy nên cớ gượng cười.
    ?oĐược thôi. Sao cháu không trốn trước đi, Amy??.
    Hai cô cháu đang ở ngoài sân trước, nơi có thể nhìn thấy tòa nhà trong đó có gian phòng chứa đồ giặt ở đằng xa. Nàng phải có mặt ở đó đúng 13 giờ 30, sẽ thay đồ mặc đi phố mà các bạn tù đã làm cho, vào lúc 13 giờ 45 sẽ vào nằm dưới đáy thùng, phủ lên trên là quần áo, vải vóc. Lúc 14 giờ, người thợ giặt sẽ tới lấy đồ và chất cái thùng lên xe của anh ta. Lúc 14 giờ 15 cái xe sẽ chạy ra cổng để tới một thị trấn kề đó, nơi có một xưởng giặt đồ.
    Từ ghế trước người lái xe không thể nhìn lại đằng sau được. Khi xe vào thị trấn và dừng trước một đèn đỏ nào đó, cứ mở cửa ra bước xuống, thật thản nhiên, và đón một chiếc xe buýt, đi đâu thì đi ... nàng nhớ lại những lời chỉ dẫn.
    ?oCô có thấy cháu không? Amy la lớn. Con bé thập thò sau một gốc cây mộc lan, một tay bịt miệng để khỏi vang lên tiếng cười khoái chí.
    Mình sẽ nhớ con bé, Tracy nghĩ. Khi rời khỏi chốn này, mình sẽ nhớ hai.người - người đàn bà da đen tốt bụng và con bé này đây. Nàng băn khoăn, liệu Charles Stanhope III sẽ nghĩ thế nào về chuyện đó.
    ?oCô tìm cháu đây?. Tracy nói to.
    Sue Ellen, từ trong nhà, đang xem hai cô cháu chơi, cảm thấy có gì lạ ở Tracy hôm nay. Suốt buổi sáng, cô ấy cứ nhìn đồng hồ, như đang đợi ai đó, và đầu óc rõ là không chú ý gì đến Amy.
    Lúc George về ăn trưa mình phải nói với anh ấy việc này, Sue Ellen nghĩ bụng. Mình sẽ kiên quyết đòi phải thay cô ta.
    Ở ngoài sân, Tracy và Amy chơi ô lò cò một lát, rồi chơi bài, rồi Tracy đọc truyện cho con bé, sáu cùng điều mong đợi cũng đến - đã 12 giờ 30, giờ cho Amy ăn trưa.
    Thời điểm mà Tracy phải khỏi sự. Nàng dẫn cô bé vào nhà.
    ?oTôi đi đây, thưa bà Brannigan?.
    Gì vậy? Ôi. Không có ai nói gì với cô à, Tracy? Hôm nay chúng tôi có một đoàn khách quan trọng. Họ dùng bữa trưa ở đây, do vậy Amy sẽ không được ngủ trưa. Cô có thể mang nó đi chơi đâu đấy?.
    Tracy đứng chết lặng, cố ghìm để khỏi kêu lên ?oTôi ...
    Tôi không thể, thưa bà?.
    Sue Ellen Brannigan đanh giọng. ?oCô nói không thể nghĩa là thế nào??.
    Tracy thấy vẻ giận dữ trên mặt Sue Ellen và nghĩ mình không được phép trả lời vậy. Bà ta có thể gọi ông tổng giám thị và mình sẽ bị đưa lại buồng giam.
    Nàng gượng cười. ?oÝ tôi là ... Amy chưa ăn trưa. Con bé sẽ đói?.
    ?oTôi đã bảo đầu bếp chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ cho cả hai. Cô có thể dẫn nó đi dạo ở ngoài đồng cỏ và ăn ngoài đó, Amy thích dạo chơi lắm phải không, con gái yêu??.
    ?oCon thích lắm?. Con bé nhìn Tracy, về cầu khẩn. ?oTa đi chứ, cô Tracy? Ta đi chứ, cô??.
    Không? Được. Thận trọng. Vẫn có thể được. Tracy nghĩ.
    Miễn là có mặt lúc 13 giờ 30.
    Tracy nhìn bà Brannigan. ?oMấy giờ bà muốn tôi đưa cháu trở về??.
    ?oỒ, khoảng 15 giờ. Khi đó thì khách đã đi rồi?.
    Và cả cái xe nữa, nàng nghĩ. Và cả thế giới như sụp đổ trước mặt nàng.
    ?oTôi ...?.
    ?oCô có khỏe không? Trông cô có vẻ xanh?.
    Đúng thế. Sẽ nói là nàng ốm. Sẽ đi bệnh xá. Nhưng rồi họ sẽ khám và giữ lại đó. Nàng sẽ không thể nào ra đúng giờ. Phải có cách nào khác mới được.
    Sue Ellen đang chăm chú nhìn.
    ?oTôi vẫn khỏe?.
    Cô ta có chuyện gì đó, Sue Ellen quả quyết. Dứt khoát mình sẽ đòi George kiếm người khác.
    Cặp mắt Amy sáng lên hoan hỉ. ?oCháu sẽ dành cho cô cái bánh kẹp to nhất, cô Tracy. Cô cháu mình sẽ tha hồ vui, phải không cô??.
    Tracy không trả lời.
    Đoàn khách viếng thăm hoàn toàn bất ngờ. Chính thống đốc bang William Haber tháp tùng đoàn Ủy ban cải cách chế độ nhà tù. Đây là chuyện mà mỗi năm, tổng giám thị Brannigan phải gặp một lần.
    ?oTrong phạm vi nhà tù, George?, ông thống đã căn dặn, ?oquét dọn sạch sẽ, bảo các tiểu thư ấy hãy tươi cười, và chúng ta sẽ có thêm kinh phí?.
    Sáng đó, người phụ trách bảo vệ đã nói:
    ?oDẹp tất cả những ma túy, dao rựa, và những dụng cụ thủ dâm?.
    Thống đốc Haber và đoàn khách tới vào lúc 10 giờ sáng. Họ sẽ thanh tra bên trong khu nhà giam trước, rồi thăm khu trồng trọt, sau đó sẽ dùng bữa trưa với tổng giám thị tại nhà riêng của ông.
    Bertha Lớn thấy sốt ruột. Khi yêu cầu gặp tổng giám thị người ta trả lời rằng. ?oSáng nay ông ấy rất bận. Ngày mai gặp ông ấy dễ hơn.
    *** cần ngày mai?. Bertha Lớn nổi giận. ?oTôi muốn gặp ngay bây giờ. Việc quan trọng?, Một nữ tù khác mà nói năng như vậy thì khó lòng tránh khỏi sự trừng phạt, song với Bertha Lớn thì khác. Những người phụ trách nhà tù này quá biết về thế lực của mụ. Họ đã chứng kiến mụ khởi đầu những vụ nổi loạn, và họ cũng lại chứng kiến mụ dập tắt những vụ nổi loạn đó. Trên thế gian này, không nhà tù nào có thể được quản lý tử tế một chút mà không có sự hợp tác của mấy kẻ cầm đầu đám tù nhân, mà Bertha Lớn thì là một trong những kẻ đó.
    Mụ được người ta để ngồi chờ trong phòng tiếp khách của ông tổng giám thị tới gần một giờ đồng hồ, tấm thân lừng lững như che khuất cả cái ghế mụ đang ngồi. Cô ta là một con vật ghê tởm, thư ký của ông tổng giám thị nghĩ. Cô ta sẽ mang cả rận rệp vào đây mất.
    ?oBao lâu nữa.? Bertha Lớn hỏi.
    ?oChắc là không quá lâu đâu. Đang phải tiếp một nhóm khách. Sáng nay ông tổng giám thị rất bận?.
    Bertha Lớn nới. ?oÔng ta sẽ bận hơn cho mà xem?. Mụ nhìn đồng hồ đeo trên tay. 12 giờ 45. Còn nhiều thời gian.
    Một ngày thật đẹp trời, trong veo, ấm áp, và từng làn gió nhẹ mang theo mùi hương phảng phất thổi ngang cánh đồng xanh ngát. Tracy trải tấm vải trên đám cỏ ngay bên hồ nước, và Amy thích thú nhai cái bánh kẹp phết trứng.
    Tracy liếc nhìn đồng hồ. Đã gần 13 giờ. Nàng không tin vào mắt mình nữa. Sao mà buổi sáng trôi qua quá chậm chạp thế, còn buổi chiều thì cứ lướt đi vèo vèo.
    Nàng phải nghĩ cho được một cách gì đó, hoặc là thời gian sẽ cướp đi cơ hội cuối cùng của nàng.
    giờ 10. Trong phòng khách của tổng giám thị Braunigan cô thư ký đặt ống nghe xuống.và nói với Bertha Lớn. ?oRất tiếc. Ông tổng giám thị nới là không thể tiếp cô hôm nay được. Ta hãy thỏa thuận một cái hẹn vào ...?.
    Bertha Lờn chồm dậy. ?oÔng ấy phải gặp tôi. Đó là ...?.
    ?oChúng tôi sẽ bố trí vào ngày mai?.
    Bertha Lớn đã toan nói, ?oNgày mai thì quá muộn?, song kịp ghìm lại. Không ai khác ngoài ông tổng giám thị được biết điều mụ đang làm, chứ đám lau nhau dễ gây chuyện rắc rối lắm. Nhưng mụ không có định chịu thua.
    Không đời nào mụ chịu để Tracy thoát khỏi. Mụ bước vào thư viện nhà tù và ngồi xuống bên cái bàn rồi viết vào một mẩu giấy, và nghi người giám thị bước tới bên một người tù khác, Bertha Lớn thả mẩu giấy lên mặt bàn của bà ta và bỏ đi.
    Người giám thị quay lại bàn và thấy mẩu giấy bèn mở ra xem. Bà ta đọc tới hai lần dòng chữ viết hoa:
    HỔM NAY PHẢI KIỂM TRA CHIÊC XE CHỠ ĐỒ GIẶT.
    Không thấy chữ ký. Một trò đùa? Cẩn thận vẫn hơn. Bà ta nhấc điện thoại.
    ?oCho tôi gặp phụ trách đội bảo vệ ....?.
    giờ 15. ?oCô không ăn à?? Amy nói. ?oCô có muốn ăn mấy cái bánh kẹp của cháu không??.
    ?oKhông? Để yên cho tôi nhờ?. Quả thật nàng không định tâm nói gay gắt như thế.
    Amy ngừng ăn. ?oCô giận cháu à, cô Tracy? Đừng, cháu yêu cô lắm mà.
    Cháu không bao giờ giận cô cả?. Đôi mắt trong trẻo của con bé rưng rưng.
    ?oCô không giận?.
    ?oCháu cũng không đói nếu cô không muốn ăn. Ta chơi bóng đi cô, cô Tracy?.
    Và Amy lôi quả bóng cao su từ trong túi ra.
    giờ 16 phút. Lẽ ra nàng đã phải đi rồi. Để tới căn phòng chứa đồ mất ít nhất là mười lăm phút. Nhanh lên một chút thì còn kịp. Nhưng không thể bỏ Amy lại một mình. Tracy nhìn quanh và trông thấy một nhóm tù tự giác đang hái đậu ở đằng xa. Ngay tức khắc, Tracy biết mình phải làm gì.
    ?oCô không muốn chơi bóng à, cô Tracy??.
    Tracy đứng lên. ?oĐược. Bây giờ ta chơi một trò mới.
    Hãy thi xem ai có thể ném trái bóng đi xa nhất nào. Cô sẽ ném trước rồi thì tới lượt cháu. Tracy nhặt quả bóng lên và dùng hết sức ném mạnh về phía những người tù kia.
    ?oÔi, xa quá?. Amy nói đầy khâm phục ?oXa thật đấy?.
    ?oCô sẽ chạy đi nhặt bóng?, Tracy nói, ?ocòn cháu thì chờ ở đây?.
    Và nàng chạy, chân như bay trên thảm cỏ. Lúc này là 18 giờ 18 phút. Nếu muộn, họ có đợi không? Nàng chạy nhanh hơn nữa. Từ phía sau, có tiếng gọi của Amy, song nàng không để ý đến nữa. Những người tù kia đang chuyển qua hướng khác. Tracy la lên và họ dừng lại. Khi tới chỗ họ, nàng gần như không thở được nữa.
    ?oCó gì vậy?? Một người trong số họ hỏi.
    ?oKhông có gì?. Nàng thở dốc. ?oCon bé đằng kia, chị nào trông nó hộ chút nhé. Tôi có chút việc gấp phải làm. Tôi ...?.
    Tracy nghe tiếng gọi tên mình từ đằng xa bèn quay lại Amy đang đứng trên bờ tường bê tông ở sát bến hồ nước. Con bé vẫy vẫy. ?oNhìn cháu này, cô Tracy?.
    ?oKhông. Xuống ngay!? Tracy hét lên.
    Và trong khi Tracy đứng nhìn chết trân, hoảng hốt thì Amymất thăng bằng và ngã xuống hồ.
    ?oÔi, lạy Chúa?? Tracy mặt cắt không còn hột máu.
    Nàng không còn biết phải làm thế nào, không còn cách lựa chọn nào cả.
    Mình không thể giúp con bé được. Bây giờ thì không được rồi. Ai đó sẽ cứu nó.
    Mình còn phải cứu mình. Mình phải thoát khỏi chốn này, không thì mình sẽ chết - Lúc này là 13 giờ 20.
    Tracy lao mình chạy, chưa bao giờ trong đời nàng lại chạy nhanh như thế.
    Những người khác gọi theo, song nàng không nghe thấy gì hết. Nàng chạy như bay, không cả biết rằng đôi giày đã tuột khỏi chân, bất chấp những đất đá lổn nhổn. Tim đập thình thịch, ngực đau tức và nàng vẫn cố chạy nhanh hơn, nhanh hơn nữa. Nàng đã tới sát bức tường và bám tay nhảy lên. Tít bên dưới, trong làn nước sâu, nàng thấy Amy đang vùng vẫy, cố ngoi lên.
    Không một giây lưỡng lự, Tracy lao mình xuống. Và khi vừa chạm mặt nước, Tracy mới chợt nghĩ
    - Ôi, lạy Chúa! Mình không biết bơi.
    Có ai mua tình yêu không nhỉ???
    Cho tôi bán một nửa mối tình!
  6. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Chương 12
    ..............
    NEW ORLEANS.
    Thứ Sáu, 25 tháng Tám - 10 giờ​
    Lester Torrance, thủ quỹ ngân hàng First Merchants New Orleans, thường tự mãn ở hai điểm năng lực ******** và đánh giá khách hàng. Lester đã ngót năm mươi, là một người đàn ông có bộ mặt xương xương, tái nhợt với tóc mai để dài, và bộ ria mép kiểu Jon Selleck. Ông ta đã hai lần không được nâng lương, và để trả đũa, Lester dùng nhà băng làm phương tiện cho việc hẹn hò trai gái. Từ xa cả dặm, ông ta đã có thể phát hiện ra các cô gái làng chơi, và thích thú với việc thuyết phục các cô cho hưởng lạc mà không phải trả tiền gì hết. Các bà góa là những miếng mồi đặc biệt ngon ăn. Họ đến đây với nhiều dáng vẻ, tuổi tác, tâm trạng, và sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện trước ô cửa của Lester.
    Nếu như họ tạm thời lạm chi thì ông ta sẽ thông cảm lắng nghe và trì hoãn việc trả về những tấm séc đã hết tiền trong tài khoản. Để đáp lại, có thể là một bữa cơm chiều ở đâu đó. Nhiều nữ khách hàng phải tìm đến sự giúp đỡ của ông ta và thú nhận những bí mật tế nhị giấu chồng vay một khoản tiền ... cần giữ kín một vài tấm séc bí mật mà nàng đã viết ... đang dự tính ly hôn và Lester có thể giải quyết cái tài khoản chung của hai vợ chồng ngay được không? ... Dĩ nhiên là Lester sốt sắng làm họ hài lòng. Và ông ta cũng được toại nguyện.
    Vào cái buổi sáng thứ sáu đặc biệt này, Lester đã biết mình gặp may khi thấy cô gái bước vào nhà băng. Đẹp đến sững sờ:
    mớ tóe đen óng ả phủ xuống vai, váy ngắn bó khít lấy người và cái áo mỏng làm thấy rõ một thận hình mà một vũ nữ Las Vegas cũng phải ghen tị.
    Nhà băng có bốn thủ quỹ và cặp mắt của cô gái lướt từ ô cửa này sang ô cửa khác, vẻ như tìm kiếm một sự giúp đỡ.
    Khi cô ta đưa mắt tới Léster, ông ta vội vã gật đầu và mỉm cười mời mọc. Cô ta bèn đi lại, quả như Lester dự đoán.
    ?oXin chào?, Lester nồng nhiệt. ?oTôi có thể giúp gì cô được?? Ông ta có thể thấy hai núm vú cô gái hằn rõ trên làn lụa mỏng dính của chiếc áo và thầm kêu lên - cô bé, giá mà ta được dày vò em!
    ?oTôi e là mình đang gặp khó khăn?, cô gái than thở bằng cái giọng miền Nam dễ chịu nhất mà Lester từng được nghe.
    ?oThì tôi ở đây là vì thế?, ông ta hồ hởi nói, ?ođể giải quyết những mắc mớ?.
    ?oÔi, được thế thì tất quá. Tôi sợ rằng tôi đã làm một điều khủng khiếp?.
    Lester mỉm cười thân tình, vẻ như thầm nói với cô gái là hãy tin cậy ở ông ta. ?oTôi khó mà tin một cô gái dễ thương thế này lại có thể làm một điều gì khủng khiếp?.
    Ôi, thật vậy đấy?. Cặp mắt màu nâu nhạt của cô gái mở to, đầy vẻ lo lắng.
    ?oTôi là thư ký của Joseph Romano, ông chủ bảo tôi đặt những tấm séc mới cho ông ta từ cách đây một tuần, thế mà tôi quên khuấy đi mất, và bây giờ chỗ chúng tôi sắp hết cả séc rồi. Nếu biết chuyện này thì thật không hiểu ông ta sẽ làm gì với tôi nữa?. Những lời thốt ra sao mà mềm mại, mượt mà.
    Lester đã quá quen với cái tên Joseph Romano. Đó là khách sộp của nhà băng này, mặc dù chỉ có một khoản tiền nhỏ trong tài khoản. Ai cũng biết là những khoản tiền lớn của ông ta đang nằm đâu đó.
    Lão ta biết chọn thư ký lắm, Lester nghĩ bụng. Ông ta mỉm cười. Được, có gì nghiêm trọng lắm đâu, thưa bà??.
    ?oCô Hartford. Lureen Hartford?.
    Cô Thật là một ngày may mắn. Lester có cảm giác mọi chuyện sẽ diễn ra hết sức thú vị. ?oNgay bây giờ, tôi sẽ đặt những tấm séc mới cho cô và cô sẽ nhận được trong hai tuần nữa, và ...?.
    Cô gái khẽ kêu lên. ?oÔi, vậy thì quá muộn, và ông Romano sẽ nổi giận với tôi mất. Ông biết đấy, tôi không còn đầu óc nào mà làm việc nữa?. Cô hơi tỳ người về trước, hai bầu vú chạm khẽ vào thành ô cửa. Cô nói trong hơi thở hồi hộp, ?oNếu ông có thể xuất ngay những tấm séc đó, tôi sẽ vui lòng trả một món tiền?.
    Lester nói vẻ khổ sở. ?oThật rất tiếc, cô Lureen, không thể nào ... Ông ta thấy cô đã gần phát khóc.
    ?oNói thật với ông, chuyện này có thể làm cho tôi mất việc đấy Xin ông ... Tôi sẽ làm bất cứ điều gì ...?.
    Lester như nghe thấy những nốt nhạc thánh thót.
    ?oTôi sẽ nói với cô việc tôi phải làm nhé?, Lester tuyên bố. ?oTôi sẽ yêu cầu làm gấp, và cô sẽ nhận những tấm séc đó vào thứ hai. Vậy được chứ??.
    ?oÔi, ông thật tuyết vời!? Giọng cô gái đầy vẻ biết ơn.
    ?oTôi sẽ gửi về địa chỉ nào??.
    ?oTôi đến nhận thì tốt hơn, bởi không muốn để ông Romano thấy tôi đã ngu ngốc đến thế nào??.
    Lester mỉm cười lả lơi. ?oKhông phải là ngu ngốc, Lureen. Đôi lúc ai mà chất lơ đễnh?.
    Cô gái nói khẽ. ?oTôi sẽ không dám quên ông. Hẹn gặp ông vào thứ hai?.
    ?oTôi sẽ có mặt ở đây?.
    Có trời mà khiến ông ta đi đâu vào hôm đó.
    Cô gái mỉm cười làm ông ta sững sờ vừa chậm rãi đi ra, dáng đi thật mê hồn.
    Lester vừa tủm tỉm cười một mình vừa đi lại tủ hồ sơ, y ra số tài khoản của Josepha Romano và gọi điện yêu cầu một số séc mới cho tài khoản đó.
    Cái khách sạn trên đường Carmen y hệt cả trăm khách sạn khác ở New Orleans, chính vì vậy mà Tracy đã chọn nó. Nàng thuê một phòng nhỏ, bày biện sơ sài, tuy vậy so với cái phòng giam kia thì đây vẫn là một cung điện.
    Sau cuộc gặp Lester trở về Tracy tháo bộ tóc giả màu đen, vuốt lại mái tóc óng ả của nàng, tháo đôi mắt kính mềm đeo sát tròng mắt, rồi rửa sạch lớp son phấn trên mặt, ngồi xuống chiếc ghế tựa duy nhất trong phòng và thở phào nhẹ nhõm. Mọi việc đang trôi chảy. Tìm ra tài khoản của Joe Romano nằm trong nhà băng nào không có gì khó khăn. Nó có trong đóng giấy tờ mẹ nàng để lại những tấm séc đã bị hủy do Romano viết. ?oRomano Cô không thể động tới hắn được?, đó là lời Ernestine.
    Ernestine đã nhầm và Joe Romano mới chỉ là kẻ đầu tiên. Còn nữa. Từng kẻ một.
    Tracy nhắm mắt và nhớ lại điều kỳ diệu đã đưa nàng đến đây ...
    Lại là cảm giác làn nước tối sẫm, lạnh giá tràn qua đầu nàng đang chìm xuống và thấy sợ hãi. Nàng quờ quạng và nắm được vào con bé, đẩy nó lên mặt nước. Amy vùng vẫy lung tung, lại kéo cả hai chìm xuống, tay và chân con bé quẫy đạp điên cuồng. ***g ngực Tracy đau tức khi cố ngoi lên khỏi mặt nước, tay vẫn túm chặt con bé, và cảm thấy đuối sức. Không được nữa rồi, nàng nghĩ.
    Cả hai cùng chết mất. Có những tiếng nói ồn ào và nàng cảm thấy Amy bị gỡ tuột khỏi tay mình, nàng thét lên. ?oÔi., Chúa ơi, không?? Những bàn tay nào đó giữ chặt ngay lấy nàng và một giọng nói cất lên. ?oGiờ thì ổn rồi, bình tĩnh lại.
    Mọi chuyện đều đã qua?.
    Tracy mở mắt nhìn quanh và thấy con bé đang trong tay một người đàn ông.
    Ít giây sau nàng đã thiếp đi.
    Tai nạn này bình thường ra thì cũng chẳng có gì hơn ngoài một mẩu tin ở trang trong của các tờ báo buổi sáng, song ở đây lại là việc một tù nhân không biết bơi đã liều mạng để cứu lấy đứa con nhỏ của viên tổng giám thị. Do vậy, chỉ qua một đêm, báo chí và các hình luận viên truyền hình đã biến Tracy thành một nữ anh hùng. Đích thân thống đốc Haber đã cùng với tổng giám thị Brannigan tới bệnh xá nhà tù thăm Tracy.
    ?oCô đã có một hành động dũng cảm?, tổng giám thị nói. ?oSue Ellen và tôi muốn được bầy tỏ lòng biết ơn với cô?. Giọng ông nghẹn ngào xúc động.
    Tracy vẫn chưa phục hồi hẳn. ?oAmy thế nào rồi??.
    ?oCon bé sẽ khỏe thôi?.
    Tracy nhắm mắt lại. Mình không thể chịu nổi nếu có chuyện gì xảy ra cho con bé. Tracy thầm nghĩ. Nàng nhớ lại sự lạnh lùng của mình khi mà tình thương yêu là tất cả những gì mà con bé muốn có, và nàng thấy xấu hổ. Sự kiện xảy ra đã cướp đi cơ hội vượt ngục, song nàng biết rằng nếu như được làm lại thì nàng vẫn sẽ như thế.
    Cũng có một cuộc tra xét ngắn ngủi về chuyện xảy ra.
    ?oCon có lỗi?, Amy nói với bố. ?oCon và cô đang chơi bóng, cô Tracy chạy đi nhặt bóng và bảo con chờ, nhưng con lại trèo lên tường để có thể nhìn theo cô rõ hơn và ngã nhào xuống nước. Cô Tracy đã cứu con bố ạ?.
    Họ giữ Tracy tại bệnh xá đêm đó để theo dõi và sang hôm sau nàng được đưa tới phòng làm việc của tổng giám thị Brannigan. Giới thông tấn đang chờ.
    Họ không bỏ lỡ bao giờ những câu chuyện hấp dẫn, và thế là các phóng viên của UPI và AP đã có mặt, còn đài truyền hình địa phương thì cử tới hẳn một nhóm phóng viên.
    Đêm hôm đó tin và bài về hành động anh hùng của Tracy được tung ra, các tình tiết được đưa lên màn ảnh truyền hình quốc gia, và câu chuyện lan nhanh.
    Các tờ Times, Newsweek, People và hàng trăm tờ khác đã đăng tải câu chuyện.
    Trong khi giới báo chí rầm rộ như thế, thì nhiều thư và điện đổ tới nhà tù đòi ân xá cho Tracy.
    Thống đốc Haber thảo luận vấn đề với tổng giám thị Brannlgan.
    ?oTracy Whitney bị đưa đến đây vì một tội nặng?, tổng giám thị báo cáo.
    Vị thống đốc trầm ngâm. ?oThế nhưng cô ta không có tiền án gì, đúng không, George??.
    ?oĐúng vậy, thưa ngài??.
    ?oTôi cũng chả ngại nói để cậu biết là tôi đang phải chịu một sức ép ghê gớm về cô ấy?.
    ?oTôi cũng vậy thưa thống đốc?.
    ?oDĩ nhiên là không thể để công luận dạy bảo chúng ta phải điều hành nhà tù của ta thế nào, có phải không??.
    ?oChắc chắn là không rồi?.
    ?oMặt khác vị thống đốc thận trọng, ?ocô Whitney này rõ ràng đã chứng tỏ lòng can đảm của mình, hoàn toàn xứng đáng là một nữ anh hùng?.
    ?oCái đó thì rõ rồi?. Tổng giám thị đồng tình.
    Vị thống đốc châm một điếu xì gà. ?oÝ kiến cậu thế nào, George. George Brannigan thận trọng lựa lời. ?oTất nhiên là ngài biết đấy, thưa thống đốc, tôi có một sự quan tâm hết sức cá nhân trong chuyện này. Đứa bé được cứu sống là con gái tôi. Thế nhưng, gác chuyện đó qua một bên thì tôi vẫn không nghĩ rằng Tracy Whitney là một tội phạm thực sự, và tôi không tin cô ấy, nếu ở bên ngoài, lại là một đe dọa đối với xã hội chúng ta, Tôi xin đề xuất rằng hãy ân xá cho cô ta?.
    Vị thống đốc, người cũng đang sắp loan báo ý định ứng cử một nhiệm kỳ mới, đã nhận ra ý hay trong lời đề xuất đó ?oChúng ta hãy làm như đang chơi cờ vậy?. ?oÔng đáp?.Trong chính trị, thời điểm là tất cả?.
    Sau khi bàn bạc với chồng, Sue Ellen bảo Tracy. ?oÔng tổng giám thị và tôi rất muốn cô chuyển đến ở đây, chúng tôi còn dư một phòng ngủ ở phía sau. Cô có thể trông nom Amy suốt ngày được?.
    ?oCảm ơn bà?, Tracy đáp với vẻ biết ơn. ?oThế thì tốt quá?.
    Thật là tuyệt diệu. Chẳng những đến đêm không còn bị nhất vào phòng giam, mà quan hệ giữa nàng với Amy cũng hoàn toàn thay đổi. Amy yêu quý Tracy và cũng được đáp lại. Nàng thích được có con bé xinh xắn, dễ thương này luôn ở bên mình. Hai cô cháu chơi những trò chơi cũ, xem những cuốn phim của Disney trên ti vi và cùng đọc sách với nhau. Không khí phần nào có vẻ như trong gia đình vậy.
    Song bất kỳ khi nào có việc gì đấy mà Tracy phải đi tới khu nhà giam thì thế nào nàng cũng lại chạm trán với Bertha Lớn.
    ?oĐồ chó may mắn? Bertha Lớn hằm hè. ?oSong rồi mày cũng sẽ bị đưa trở lại đây như mọi kẻ khác. Tao sẽ làm việc đó, cô bé ạ?.
    Khoảng ba tuần sau vụ tai nạn đó, một hôm Tracy và Amy đang chơi trò đuổi bắt ngoài sân thì Sue Ellen Brannigan từ trong nhà chạy ra. Bà đứng nhìn hai cô cháu một thoáng rồi nói. ?oTracy, ông tổng giám thị vừa gọi điện về. Ông muốn cô tới phòng làm việc của ông ngay?.
    Tracy chợt thấy sợ hãi. Liệu điều này có nghĩa là nàng sắp bị đưa trở về nhà giam? Bertha Lớn đã sắp đặt bằng ảnh hưởng của mụ? Hay là bà Brannigan cho là nàng và Amy đang trở nên quá thân thiết?
    ?oThưa bà, vâng?.
    Khi Tracy được đưa tới thì ông tổng giám thị đang đứng ngang ngưỡng cửa.
    ?oCô ngồi xuống?, ông nói.
    Tracy cố tìm câu trả lời cho số phận của mình qua giọng nói của ông.
    ?oTôi có một tin cho cô?. Ông ngừng lời với vẻ xúc động mà Tracy không hiểu nổi. ?oTôi vừa mới nhận được lệnh của thống đốc bang Louisiana, dành cho cô một sự ân xá hoàn toàn, hiệu lực tức thời?.
    Lạy Chúa, có phải ông ấy vừa nói cái điều mà con nghe thấy không? Nàng sợ hãi, không dám hỏi lại.
    ?oTôi muốn cô hiểu rằng?, ông tổng giám thị nói tiếp.
    ?oĐiều này không phải vì cô đã cứu sống con gái tôi. Cô đã hành động như bất kỳ công dân đáng kính nào khác sẽ làm, nếu ở vị trí cô lúc ấy. Dù thế nào chăng nữa, tôi thực sự không tin rằng cô có thể là một đe dọa đối với xã hội?.
    Ông cười và nói thêm ?oAmy sẽ nhớ cô. Chúng tôi cũng vậy?.
    Tracy không còn biết nói gì. Giá mà ông tổng giám thị biết được sự thật rằng nếu cái tai nạn đó không xảy ra chăng nữa, thì nhân viên của ông cũng sẽ phải mở cuộc truy lùng cô - một kẻ chạy trốn.
    ?oNgày kia, cô sẽ được trả lại tự do?.
    Ngày ?othức dậy? của nàng. Và Tracy vẫn Chưa hết ngỡ ngàng. ?oTôi ... tôi.
    không biết phải nói gì?.
    ?oCô không phải nói gì hết. Mọi người ở đây đều tự hào về cô Bà Brannigan nhà tôi và cá nhân tôi mong chờ cô làm được những việc tất đẹp ở bên ngoài?.
    Vậy đúng là sự thực? Nàng được tự do Tracy bủn rủn đến nỗi phải tỳ vào thành ghế để ngồi được vững. Và sau cùng, khi cất tiếng, giọng nàng cứng rắn.
    ?oThưa ông tổng giám thị, có nhiều việc tôi muốn làm?.
    Hôm cuối cùng, một tù nhân ở cùng khu với Tracy bước lại gần, hỏi. ?oVậy là cô sắp ra khỏi đây??.
    ?oĐúng vậy??.
    Người đàn bà kia, Betty Franciscus, chừng ngoài bốn mươi, vẻ người hấp dẫn.
    ?oỞ ngoài đó, nếu cần giúp đỡ gì, cô nên tới gặp một người tên là Connađ Morgan ở New York?. Chị ta chìa cho Tracy một mẩu giấy. ?oÔng ta thường mươn giúp đỡ những người mới ra tù?.
    ?oCám ơn, nhưng tôi không nghĩ là mình sẽ cần?.
    ?oBiết thế nào được. Cứ cầm lấy địa chỉ của ông ta?.
    Hai giờ sau, Tracy đi ra khỏi cổng nhà tù, ngay trước những ống kính truyền hình. Nảng không nói gì với các phóng viên, nhưng khi Amy vùng khỏi tay mẹ và nhào vào vòng tay của Tracy thì các máy quay đều chớp lấy. Và hình ảnh này đã được đưa ngay lên bản tin truyền hình tối hôm đó.
    Có ai mua tình yêu không nhỉ???
    Cho tôi bán một nửa mối tình!
  7. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    .....
    Tự do! Với Tracy, giờ đây nó không chỉ là một từ trừu tượng mà là một cái gì đó rất cụ thể, cảm nhận được hẳn hoi, một điều kiện sống mà người ta yêu quý và thưởng thức nó. Tự do - có nghĩa là được hít thở không khí trong lành, sự riêng tư, đi ăn không phải xếp hàng và không phải nghe những tiếng chuông đầy khó chịu. Nó có nghĩa là được tắm nước nóng với xà phòng thơm, có nghĩa là những đồ lót mềm mại, những váy áo đẹp và những đôi giày cao gót. Nó có nghĩa là được mang một tên gọi chứ không phải một con số. Tự do - có nghĩa là thoát khỏi Bertha Lớn, thoát khỏi nỗi lo sợ bị cưỡng dâm tập thể, và thoát khỏi sự buồn tẻ khủng khiếp hàng ngày trong nhà tù.
    Song Tracy cũng phải mất ít thời gian để làm quen với sự tự do mới mẻ của mình. Đi ngoài phố, nàng phải chú ý để khỏi xô phải người khác. ở trong tù, việc đụng chạm ấy có thể dẫn tới một cuộc đánh lộn giữa các tù nhân.
    Chính việc không có những sự đe dọa thường xuyên là điều mà Tracy khó làm quen nhất. Giờ đây không có ai đe dọa nàng cả.
    Và nàng được tự do thực hiện kế hoạch trả thù của mình. Ở Philadelphia, Charles Stanhope III thấy Tracy trên màn ảnh ti vi, đang rời nhà tù. Nàng vẫn đẹp, anh ta nghĩ. Nhìn nàng người ta không thể tin rằng đã từng phạm tội. Anh ta nhìn sang cô vợ mũm mĩm của mình đang ngồi bình thản kia, khâu vá gì đó.
    Mình e rằng mình đã phạm sai lầm. Charles nghĩ thầm.
    Daniel Cooper thấy Tracy trên bản tin truyền hình buổi tối trong căn phòng của ông ta ở New York, và hoàn toàn thờ ơ với việc cô ta được ra tù. Ông ta tắt ti vi và tiếp tục với cái hồ sơ mà đang xem xét.
    Joe Romano xem ti vi và hắn cười lớn. Whitney quả là một con chó may mắn. Chắc hẳn nhà tù đã dạy cho nó nhiều. Giờ nó mới thực sự ngon lành đây.
    Có ngày ta sẽ gặp nhau.
    Romano tự thấy, hài lòng với mình. Hắn đã chuyển bức tranh của Renoir cho đồng bọn, và nó đã được bán lại cho một người sưu tầm ở Zurich. Năm trăm nghìn lấy từ công ty bảo hiểm, và hai trăm nghìn nữa từ đồng bọn. Dĩ nhiên là hắn đã chia chác với Anthony Orsatti. Romano rất thận trọng việc này bởi hắn từng thấy những gì xảy ra đối với những ai xử sự không biết điều trong các giao dịch với Orsatti.
    Buổi trưa ngày thứ hai đã hẹn, Tracy trong hình dáng của Lureen Hartford quay lại ngân hàng First Merchants New Orleans. Vào giờ đó, khách hàng đông nghẹt, có tới dăm bảy người đang đứng trước ô cửa của Lester. Tracy đứng vào hàng, và khi thấy nàng, Lester tươi cười gật đầu Nàng thậm chí còn đẹp hơn nhiều so với hình ảnh mà Lester ghi nhớ.
    Lát sau, khi Tracy đã tới trước ô cửa, Lester vồ vập. ?oThật chẳng dễ dàng gì, song tôi đã 1àm được cho cô đấy, Lureen?.
    Một nụ cười ấm áp, biết ơn sáng lên trên gương mặt Tracy. ?oÔng thật quá tuyệt vời?.
    ?oThưa vâng, có đấy?. Lester mở một ngăn kéo lấy ra hộp séc đã cất cẩn thận và đưa ra. ?oĐây. Bốn trăm tấm séc trắng, đủ chứ??.
    ?oỒ, quá đủ rồi, trừ phi ông Romano chỉ có ngồi miệt mài viết séc thôi?.
    Lester cảm thấy rạo rực. ?oTôi tin rằng con người phải xử đẹp với nhau, cô có tin vậy không, Lureen??.
    ?oỒng hoàn toàn đúng, ông Lester?.
    ?oCô biết đấy, cô nên mở một tài khoản riêng ở đây. Tôi sẽ quan tâm thật chu đáo cho cô. Thật chu đáo?.
    ?oTôi tin là ông sẽ làm thế?, giọng Tracy mềm mại.
    ?oTại sao ta lại không bàn chuyện này trong một bữa ăn chiều yên ả ở đâu đó được nhỉ??.
    ?oChắc là tôi sẽ thích thế?.
    ?oTôi có thể gọi điện cho cô chứ, Lureen??.
    ?oỒ, tôi sẽ gọi cho ông, ông Lester,? và nàng bước đi.
    ?oĐợi một phút ...?.
    Người khách tiếp theo bước tới và chìa cho Lester đang thất vọng một túi đầy tiền xu.
    Ngay giữa gian phòng lớn của nhà băng có bốn chiếc bàn, trên đó là các hộp chứa các phiếu gửi và rút tiền, và các bàn này bao giờ cũng đầy người bận rộn ghi vào các phiếu đó. Tracy đi vòng tránh khỏi tầm nhìn của Lester.
    Và khi một người khách vừa rời khỏi bàn thì Tracy liền ngồi ngay xuống.
    Cái hộp mà Lester trao cho nàng chứa tám tập séc trắng. Thế nhưng không phải là Tracy quan tâm tới những tấm séc mà là những phiếu gửi tiền ở phía dưới những tập séc đó.
    Nàng cẩn thận lựa chọn những tấm phiếu gửi tiền ra khỏi các tập séc và chưa đầy ba phút sau, đã có trong tay tám mươi tấm. Khi cầm chắc là không có ai để ý, nàng đặt hai mươi tấm này vào chiếc hộp trên bàn.
    Nàng chuyển sang bàn bên và đặt vào đó hai mươi tấm phiếu nữa, Sau ít phút, số phiếu còn lại được đặt nốt lên hai chiếc bàn kia. Các tấm phiếu gửi tiền đều mới nguyên, chưa ghi gì cả, song mỗi tấm phiếu, ở phía dưới đều mang một mã số từ tính mà máy tính dùng để chuyển vào các tài khoản thích hợp. Ai gửi tiền thì không quan trọng bởi vì do mã số từ tính này, máy tính sẽ tự động chuyển các khoản tiền gửi vào tài khoản của Romano. Từ kinh nghiệm làm việc ở nhà băng, Tracy biết rằng chỉ trong hai ngày thì số phiếu gửi tiền của Romano mà nàng đặt ở đó sẽ được dùng hết và phải ít nhất là năm ngày thì sự nhầm lẫn này mới có thể bị phát hiện. Vậy lả quá đủ thời gian cho nàng thực hiện kế hoạch.
    Trên đường về khách sạn, Tracy ném số séc trắng vào thùng rác. Ông Joe Romano sẽ không cần tới chúng nữa.
    Điểm dừng tiếp theo của Tracy là hãng vận chuyển du lịch New Orleans.
    Người phụ nữ trẻ ngồi sau bàn hỏi.
    ?oTôi có thể giúp gì cô??.
    ?oTôi là thư ký của ông Joseph Romano, và ông muốn đi Rio de Janeiro vào thứ sáu này?.
    ?oMột vé??.
    ?oVâng Hạng nhất. Một ghế đặc biệt được hút thuốc lá??.
    ?oKhứ hồi??.
    ?oMột chiều?.
    Cô nhân viên quay sang chiếc máy tính đặt trên bàn.
    Ít phút sau cô ta nói ?oChúng ta đã được việc. Một chỗ hạng nhất trên chuyến bay 728 của Pan American, khởi hành lúc 6 giờ 35 chiều thứ sáu, có dừng ở Miami?.
    ?oÔng ấy sẽ rất hài lông?, Tracy nói.
    ?oTất cả là một nghìn chín trăm hai mươi chín đô la. Trả bằng tiền mặt hay làm hóa đơn??.
    Ông Romano luôn trả bằng tiền mặt lúc nhận hàng. Chị có thể cho chuyển chiếc vé tới văn phòng ông ấy vào thứ năm này không?.
    ?oNếu cô muốn vậy?.
    ?oThứ năm, lúc 11 giờ, được không??.
    ?oVâng! Địa chỉ??.
    ?oÔng J. Romano, 217 phốPoydras, phòng 408?.
    Cô nhân viên ghi lại. ?oRất tốt. Tôi sẽ cho chuyển tới vào trưa thứ năm này?.
    Đúng 11 giờ?. Tracy thêm. ?oXin cảm ơn chị?.
    Cách đó nửa dãy nhà là một cửa hàng hành lý thượng hạng. Tracy xem xét số hàng trưng bày trong tủ kính trước khi bước vào bên trong.
    Một nhân viên lại gần. ?oXin chào. Liệu tôi có thể giúp gì cô??.
    ?oTôi muốn mua một vài thứ hành lý cho chồng tôi?.
    ?oBà đến đúng chỗ rồi. Chúng tôi biết phục vụ ở đây hiện có một số hàng đẹp, và không đắt?.
    ?oKhông?. Tracy nói. ?oTôi không muốn thứ rẻ tiền?.
    Nàng bước tới chổ bày những chiếc vali Vuitton kê sát tường.
    ?oCòn hơn cả thứ tôi muốn tìm. Chúng tôi có một chuyến đi xa?.
    ?oỒ, tôi tin là ông ấy sẽ rất hài lòng với một trong số những chiếc vali này, Chúng tôi có ba cỡ khác nhau. Cỡ nào sẽ là ...?.
    ?oTôi lấy mỗi loại một chiếc?.
    ?oỒ, tuyệt Thanh toán bằng hóa đơn hay trả ngay?? ?oCOD? Tên Joseph Rmano. Ông có thể chuyển chúng tới văn phòng của chồng tôi vào sáng thứ năm này không ?oSao cơ, chắc chắn là thế rồi, thưa bà Romano?.
    ?oĐúng 11 giờ nhé??.
    ?oTôi sẽ lo việc đó?.
    Và như cân nhắc, Tracy nói thêm. ?oÔi ... ông có thể in các chữ cái đầu tên ông ấy lên đó không, mạ vàng ấy?
    Chữ J.R ...
    ?oTất nhiên. Chúng tôi rất vui lòng, thưa bà Romano?.
    Tracy mỉm cười và đưa cho ông ta địa chỉ cần thiết.
    Tới một bưu điện gần đấy, Tracy gửi một bức điện trả tiền ngay đến khách sạn Rio Othon Place ở Copacabana, Rio de Janeiro. Bức điện viết:
    YÊU CẦU MỘT PHÒNG HẠNG NHẤT, BẮT ĐẦU TỪ THỨ SÁU NÀY, TRONG HAI THÁNG, ĐỀ NGHỊ BÁO LẠI BẰNG ĐIỆN TÍN. JOSEPH ROMANO, 217 PHỐ POYDRAS, PHÒNG 408, NEW ORLEANS, LOUISIANA, USA.
    Ba ngày sau Tracy gọi điện thoại tới nhà băng xin nói chuyện với Lester Torrance. Khi nghe thấy giọng ông ta, nàng dịu dàng, ?oCó thể là ông đã quên tôi rồi, ông Lester, đây là Lureen Harford, thư ký của ông Romano và ...?.
    Không nhớ cô ta? Giọng ông ta sốt sắng. ?oChắc chắn là tôi nhớ cô Lureen.
    Tôi ...?.
    ?oThật à? Tôi thật lấy làm hãnh diện. Ông phải gặp bao nhiêu người hàng ngày??.
    ?oSong không ai giống cô cả?, Lester cam đoan. ?oCô chưa quên việc chúng ta hẹn ăn cơm chiều với nhau chứ??.
    ?oÔng thật không biết tôi mong chờ dịp đó thế nào. Thứ ba này liệu có tiện cho ông không, ông Lester??.
    ?oTuyệt?.
    ?oVậy là hẹn nhé. Ôi, tôi thật ngớ ngẩn quá. Nói chuyện với ông thật là hồi hộp nên suýt quên mất việc phải hỏi. Ông Rơmano bảo tôi kiểm tra lại cán cân thu chi trong tài khoản của ông ấy. Ông có thể cho tôi biết con số đó không ?oĐược chứ. Không có gì phiền phức cả?.
    Bình thường thì Lester Torrance đã phải hỏi về ngày sinh hoặc một thông tin nào đó để xác định người gọi, song trong trường hợp này thì điều đó chẳng cần thiết.
    ?oCầm máy, Lureen? ông ta nói.
    Ông ta bước lại chỗ hồ sơ, rút tấm phiếu của J.Romano, và ngạc nhiên. Có một số tiền gửi khác thường vào tài khoản của Romano trong vài ngày qua. Từ trước tới giờ chưa khi nào Romano để nhiều tiền trong tài khoản đến thế. Lester Torrance băn khoăn, không biết chuyện gì mà lạ vậy. Rỡ ràng chuyện lớn đây.
    Khi nào ăn chiều với Lereen Harford, ông phải mời cô về chuyện này. Một chút thông tin từ nội bộ chẳng bao giờ là thừa cả. Ông ta quay lại bên máy điện thoại.
    ?oÔng chủ cơ đã làm chúng tôi bận bịu đấy?, ông ta bảo Tracy ?oCó trên ba trăm nghìn trong tài khoản tiết kiệm?.
    ?oÔ, tốt. Đó cũng là con số mà chúng tôi có?.
    ?oLiệu ông ấy có muốn chuyển sang tài khoản kinh doanh không? Tiền nằm đây thì cũng chẳng mang lại lời lãi gì và tôi có thể ...?.
    ?oKhông. Ông ấy muốn giữ nguyên ở đó?. Tracy nói.
    ?oTốt thôi?.
    ?oCảm ơn ông nhiều, ông Lester. Ông thật là một người dễ thương?.
    ?oĐợi một phút. Tôi sẽ gọi cô tại văn phòng để hẹn cụ thể cho chiều thứ ba chứ??.
    ?oTôi sẽ gọi ông, bạn thân mến?. Tracy đáp.
    Và nàng gác máy.
    Tòa nhà cao tầng hiện đại mà Anthony Orsatti sở hữu đứng sừng sững trên phố Poydras ở khoảng giữa bờ sông và công trình khổng lồ mái vòm Louislana.
    Văn phòng của công ty xuất nhập khẩu Thái Bình Dương chiếm toàn bộ tầng thứ tư của tòa nhà. Đầu đằng này là khu phòng làm việc của Orsatti và đầu kia là các phòng của Joe Romano. Khoảng giữa là của bốn cô tiếp tân trẻ trung những cô gái luôn có mặt vào các buổi tối để mua vui cho bạn bè và các mối làm ăn của Orsatti. Trước phòng của lão có hai gã đàn ông lực lượng ngồi canh, và mạng sống của hai gã này có thể được hy sinh để bảo vệ ông chủ chúng. Hài gã cũng kiêm luôn cả tài xế, người đấm bóp và chạy việc vặt.
    Vào sáng thứ năm đó, Orsatti ngồi trong phòng làm việc của lão, đang kiểm tra lại các khoản thu hôm trước từ trò sổ số điện tử, cá cược đua ngựa, mãi dâm, và một tá các hoạt động sinh lợi khác mà công ty xuất nhập khẩu Thái Bình Dương này kiểm soát.
    Anthony Orsatti độ chừng cuối tuổi sáu mươi, có dáng người quái lạ với tấm thân to và nặng nề còn đôi chân thì ngắn và gầy nhẳng, như được tạo ra cho một người nhỏ hơn. Khi đứng dậy, lão trông như một con ếch đang ngồi.
    Bộ mặt lão chằng chịt vết sẹo, giống như cái mạng do một con nhện say rượu chẳng nên, với cái miệng rộng ngoác và cặp mắt đen hơi lồi. Lão hói đầu từ tuổi mười lăm, sau một lần bị rụng hết tóc, và dùng tóc giả từ đó. Bộ tóc giả này thật chẳng hợp với lão chút nào, song ngần ấy năm tháng qua không ai dám nói tới điều đó trước mặt lão.
    Mắt lão lạnh lùng, là cặp mắt của kẻ cờ bạc, chẳng bao giờ bỏ lọt cái gì, và bộ mặt lão, trừ khi ở bên năm đứa con gái mà lão yêu quý, lúc nào cũng lạnh tanh. Dấu hiệu duy nhất gắn liền với cảm xúc của Orsatti là giọng nói. Lão có giọng khản đặc, lại the thé, hậu quả của một sợi dây siết chặt cổ họng vào ngày sinh nhật lần thứ hai mươi mét của lão - và rồi lão đã bị bỏ mặc chờ chết. Hai gã giết thuê đã phạm sai lầm này được khiêng vào nhà xác ngay tuần lễ sau đó.
    Một khi Orsatti thực sự giận dữ, giọng nói của lão trầm xuống như một tiếng thì thầm bị bóp nghẹt, khó mà có thể nghe thấy được.
    Anthony Orsatti là một ông vua trị vì vương quốc của mình bằng hối lộ, súng đạn và tống tiền. Lão cai quản cả New Orleans và sự giàu có của lão thì không kể xiết. Các ông trùm của gia đình Mafia khác trên khắp Hoa Kỳ kính nể lão và thường xuyên tìm kiếm lời khuyên bảo của lão.
    Vào lúc này, Anthony Orsatti đang trong tâm trạng vui vẻ Lão mới ăn sáng với tình nhân, ả đàn bà mà lão giữ trong căn hộ của một tòa nhà mà lão là chủ ở bên hồ Vista. Lão tới với ả ba lần một tuần, và sáng nay thì đặc biệt hài lòng. Ả làm với lão trên giường những trò mà mọi người đàn bà khác khó lòng hình dung ra được, và Orsatti thực bụng tin rằng đó là vì ả yêu lão ghê gớm. Tổ chức của lão hoạt động trôi chảy, bởi lẽ Anthony Orsatti biết cách giải quyết những khó khăn trước khi chúng biến thành những rắc rối. Lão đã có lần giải thích cái triết lý của mình cho Romano. ?oĐừng bao giờ để một khó khăn nhỏ trở thành một cái rắc rối lớn, Joe, nếu không thì nó sẽ phình ra như quả cầu ấy. Anh có một thủ hạ nào đó bắt đầu nghĩ rằng nó phải được chia phần lớn hơn, anh cho nó lặn luôn, hiểu không. ?oSẽ chẳng còn quả cầu tuyết nào nữa. Hay anh gặp một thằng ngu nào đó ở Chicago. Đòi được mở một hoạt động nhỏ nào đó ở đây, tại New Orleans này. Anh phải hiểu ngay rằng các hoạt động nhỏ kia sẽ trở thành một hoạt động lớn và làm hụt lợi nhuận của anh. Vậy anh nói đồng ý và khi hắn đến đây, anh cho tiêu luôn cái ********* đẻ ấy đi. Không còn quả cầu tuyết nào nữa. Hình dung ra bức tranh chưa hả??.
    Joe Romano đã hình dung được.
    Anthony Orsatti yêu quý Romano. Với lão, hắn như một đứa con trai vậy, Orsatti đã nhặt hắn từ khi hắn còn là thằng nhãi con bụi đời và đã rèn cặp để giờ đây thì hắn đã khá cứng cáp. Hắn tinh ranh, và Lại thành thật. Trong mười năm Bomano đã leo lên địa vị phó, giám sát toàn bộ các hoạt động của gia đình và chỉ phải báo cáo cho Orllatti.
    Có ai mua tình yêu không nhỉ???
    Cho tôi bán một nửa mối tình
  8. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    .....
    Lucy, thư ký riêng của Orsatti, gõ cửa rồi bước vào. Cô ta hai mươi bốn tuổi, tết nghiệp đại học, với gương mặt và thân hình đã từng giành chiến thắng trong vài cuộc thi hoa hậu vùng. Orsatti vốn thích có những cô gái trẻ đẹp vây quanh mình.
    Lão nhìn đồng hồ trên bản, 10 giờ 45. Đã bảo Lucy là không muốn bị quấy rầy cho tới trưa kia mà, lão cáu kỉnh. ?oCái gì??.
    ?oTôi xin lỗi vì đã quấy rầy, ngài Orsatti. Có một cô Gìgi Dupres nào đó gọi tới. Cô ta có vẻ bị kích động, nhưng nhất định không chịu nói với tơi là muốn gì. Cô ta khăng khăng đời nói trực tiếp với ngài. Tôi nghĩ rằng có chuyện gì dó quan trọng?.
    Orsatti ngồi yên, những cái tên vùn vụt trôi qua óc lão Gigi Dupres? Một trong những cô ả mà lão đã đưa vào phòng lần tới Las Vegas mới rồi chăng?
    Gigi Dupres? Lão không nhớ nổi cái tên đó, vậy mà lão vẫn tự hào là cái dầu của lão không bao giờ quên cái gì. Vì tò mò, Orsatti nhấc máy lên và vẫy tay cho Lucy ra ngoài.
    ?oHả, ai đấy??.
    ?oĐó có phải ngài Anthony Orsatti không??.
    Cô ta nói giọng Pháp.
    ?oCó chuyện gì??.
    ?oÔi, ơn Chúa là tôi đã gặp được ngài, ngài Orsatti!?.
    Lucy nói đúng. Con mẹ quả đang bị kích động.
    Anthony Orsatti không muốn quan tâm. Lão định gác máy thì cô ta tiếp tục.
    ?oXin ngài chặn ngay ông ta lại?.
    ?oCô gái, tôi không hiểu cô đang nới về ai, và tôi rất bận ...?.
    ?oVề Joe của tôi, Joe Romano. Ông ấy hứa sẽ mang tôi đi cùng, ngài có hiểu không??.
    ?oNày, có chuyện gì với Joe thì hãy nói với anh ta. Tôi không phải bảo mẫu của hắn?.
    ?oÔng ấy nói dối tôi? Tôi mới phát hiện rằng ông ấy sẽ đi Brazil mà không cho tôi đi cùng. Một nửa số ba trăm ngàn đô la đó là của tôi?.
    Tới lúc này thì Anthony Orsatti đã quan tâm tới câu chuyện. ?oCô nói ba trăm ngàn nào vậy??.
    ?oSố tiền mà Joe cất giữ trong tài khoản của ông ấy chứ còn gì nữa. Khoản tiền mà ông ấy nói thế thế nào nhỉ? À, chớp được?.
    Anthony Orsatti trở nên rất quan tâm.
    ?oXin ngài bảo Joe phải cho tôi cùng đi Brazil với ông ấy. Xin ngài! Ngài sẽ làm thế chứ??.
    ?oĐược? Anthony Orsatti hứa. ?oTôi sẽ lưu ý việc này?!.
    Phòng làm việc của Joe Romano rất hiện đại, toàn màu trắng, do một trong những nhà trang trí nội thất nổi tiếng nhất New Orleans trình bày. Những mảnh màu duy nhất là ba bức họa của trường phái ấn tượng Pháp treo trên tường.
    Romano rất tự hào về óc thẩm mỹ của mình. Hắn đã phải lăn lộn suốt, bắt đầu từ các khu nhà ổ chuột của New Orleans, và trên con đường đó hắn đã học được nhiều. Hắn biết thưởng thức đôi chút đối với cả hội họa lẫn âm nhạc. Và hắn cũng rất rành về các loại rượu trên đời này. Nếu sự thực là Anthony Orsatti sở hữu vùng New Orleans này thì sự thực cũng lại là Joe Romano điều hành nó cho lão già.
    Thư ký của hắn bước vào. ?oThưa ông Romano, có người chuyển tới một chiếc vé đi Rio de Janeiro. Tôi sẽ viết séc chứ ạ? COD mà?.
    ?oRio de Janeiro?? Romano lắc đầu. ?oBảo anh ta biết là có sự nhầm lẫn gì đó?.
    Người giao hàng đứng lấp ló ở ngưỡng cửa. ?oTôi được Bai mang tới cho ông Joseph Romano ở địa chỉ này mà?.
    ?oÔ, người ta đã bảo anh sai. Cái gì vậy, một trò quảng cáo mới của ngành hàng không chăng??.
    ?oKhông thưa ngài. Tôi ...?.
    ?oĐưa xem nào?. Romano cầm tấm vé từ tay người giao hàng. ?oThứ sáu. Tại sao tôi lại phải đi Rio vào thứ sáu nhỉ!?.
    Đó là một câu hỏi hay đấy?. Anthony Orsatti nói. Lão đã đứng ngay sau người giao hàng. ?oTại sao lại phải đi thế, Joe??.
    ?oMột nhầm lẫn ngớ ngẩn nào đó, Thony?. Romano đưa trả chiếc vé cho người giao hàng. ?oMang nó về nơi cũ của nó và ...?.
    ?oĐừng nhanh quá thế?. Anthony Orsatti cầm lấy chiếc vé, xem xét. ?oMột chiếc vé hạng nhất, ghế đặc biệt, được hút thuốc, đi Rio de Janeiro vào thứ sáu.
    Một chiều??.
    Joe Romano cười lớn. Ai đó đã nhầm lẫn?. Hắn quay sang cô thư ký.
    ?oMadge, gọi cho đại lý vận chuyển và bảo rằng họ là một lũ ngốc. Một gã ngớ ngẩn tội nghiệp nào đó sắp mất toi chiếc vé rồi?.
    Joleen, thư ký phụ bước vào. ?oXin lỗi, thưa ông Romano. Hành lý đã tới.
    Ông có cho phép tôi ký nhận không ạ??.
    Joe Romano lừ mắt nhìn cô ta. ?oHành lý nào? Tôi không đặt mua bất kỳ thứ gì cả?.
    ?oBảo họ mang vào đây?, Anthony Orsatti ra lệnh. ?oLạy Chúa?. Joe Romano nói. ?oMọi người đã hóa điên cả rồi hay sao không biết?.
    Một người giao hàng bước vào mang theo ba chiếc va li Vuitton.
    ?oThế này là thế nào? Tôi chưa bao giờ đặt mua những thứ đó cơ mà?.
    Người kia kiểm tra lại phiếu giao hàng. ?oPhiếu viết là ông Joseph Romano, phố Poydas, phòng 408, phải không ạ??.
    Joe Romano mất bình tĩnh. ?oTao không quan tâm nó viết cái mẹ gì. Tao không đặt mua. Mang đi ngay?.
    Orsatti xem xét mấy chiếc va li. ?oHọ in cả chữ cái đầu tên của anh lên đây mà, Joe?.
    ?oCái gì? Ồ đợi một phút? Có khi là một thứ quà tặng gì đó.
    ?oHôm nay sinh nhật anh à??.
    ?oKhông. Song ông biết bọn đàn bà đấy, Tony. Họ luôn luôn tặng quà cho cánh đàn ông?.
    ?oAnh có chuyện gì ở Brazil thế?. ?oAnthony Orsatti căn vặn. Brazil?? Joe Romano cười lớn. ?oĐây có thể là sự đùa bỡn của một kẻ nào đó. Tony?.
    Orsatti mỉm cười lịch thiệp, rồi quay sang mấy cô thư ký và hai người giao hàng, nói nhẹ. ?oRa ngoài?.
    Khi cánh cửa đã đóng lại sau lưng họ, Anthony Orsatti lên tiếng. ?oJoe, anh có bao nhiêu tiền gửi trong tài khoản nhà băng Joe Romano nhìn lão ngạc nhiên.
    ?oTôi không rõ. Một nghìn năm trăm, tôi đoán chừng vậy, có thể là một hai nghìn gì đó, sao cơ?
    ?oKhông có gì, sao anh không gọi tới nhà băng kiểm tra lại xem??.
    ?oĐể làm gì? Tôi ...?.
    ?oKiểm tra xem sao, Joe?.
    ?oĐược thôi. Nếu điều đó làm ông vui lòng?. Hắn bấm chuông gọi thư ký.
    ?oCho tôi nói chuyện với kế toán trưởng của ngân hàng First Merchant?.
    Một phút sau chị ta đã chờ ở đầu dây kia.
    ?oChào người đẹp. Joseph Romano đây. Cho tôi biết cán cân tiền mặt hiện nay trong tài khoản của tôi nào. Ngày sinh của tôi là 14 tháng Mười?.
    Anthony Orsatti cầm ống nghe của chiếc máy phụ.
    Một lát sau, người kế toán trưởng đã trở lại trên máy.
    ?oXin lỗi đã để ông phải chờ, ông Romano. Cho tới sáng nay, trong tài khoản của ông có ba trăm mười ngàn chín trăm lẻ năm đô la và ba mươi lăm xu?.
    Romano tái mặt. ?oBao nhiêu??.
    ?oBa trăm mười ngàn chín trăm lẻ năm ...?.
    ?oĐồ ngu như lợn?? Hắn quát lên. ?oTao không cần ngần ấy tiền trong tài khoản của mình. Mày nhầm rồi. Cho tao nói chuyện với ...?.
    Hắn thấy cái ống nghe bị nhấc khỏi tay, và Anthony Orsatti đã gác nó xuống máy. ?oTiền đó ở đâu ra thế, Joe??.
    Mặt Joe Romano xanh nhợt. ?oThề có Chúa, Tony, tôi không hề biết tý gì về số tiền đó?.
    ?oKhông à??.
    ?oTrời, ông phải tin tôi? Ông có biết chuyện gì đang xảy ra? Kẻ nào đó đang chơi tôi?.
    ?oPhải là một người rất thích anh. Hắn tặng anh một, món quà tống tiễn tới ba trăm ngàn đô la?.
    Orsatti nặng nề ngồi xuống chiếc ghế bành kiểu scalamander bọc lụa và nhìn Joe Romano hồi lâu, rồi nói rất bình thản. ?oTất cả đã được thu xếp, hả? Chiếc vé một chiều đi Rio, hành lý mới ... Có vẻ như anh đang chuẩn bị cho một cuộc sống mới ấy nhỉ?.
    ?oKhông!? Vẻ hết hoảng lộ rõ trong giọng nói của Joe Romano. ?oLạy Chúa, ông biết tôi rõ hơn thế nhiều, Tony.
    Tôi đã luôn luôn đúng mực với ông. Với tôi, ông như một người cha?. Hắn toát mồ hôi. Có tiếng gõ cửa, và Madge ló đầu vào, chìa ra một chiếc phong bì.
    ?oTôi xin lỗi vì đã đường đột, ông Romano. Có một bức điện gửi cho ông, nhưng mà ông phải tự ký nhận nó?.
    Với bản năng của một con thú bị sa bẫy, Joe Romano đáp, Lúc khác. Tôi đang bận?.
    ?oTôi sẽ nhận cho?, Anthony Orsatti nói và lão đã rời chiếc ghế trước khi cô thư ký kịp khép cửa. Lão đọc bức điện kỹ càng, rồi nhìn Joe Romano chằm chằm.
    Bằng giọng trầm đục mà Romano khó có thể nghe được Anthony Orsatti nói ?oTôi sẽ đọc cho anh nghe, Joe?. VUI LÒNG GHI NHẬN VIỆC NGÀI ĐẶT THUÊ CĂN HỘ CÔNG CHÚA CỦA CHÚNG TÔI TRONG HAI THÁNG BẮT ĐẦU TỪ THỨ SÁU, NGÀY MỒNG MỘT THÁNG CHÍN. Dưới ký.
    MONTALBAND, GIÁM ĐỐC, RIO OTHON PLACE, RIO DE JANEIRO. Đó là căn buồng anh đặt mà, Joe. Anh sẽ không cần tới nó nữa, có phải không??
    Có ai mua tình yêu không nhỉ???
    CHo tôi bán một nửa mối tình
  9. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1

    Chương 13
    ....
    Andre Gillan đang ở trong bếp bận bịu với món salát kiểu Ý thì chợt nghe những tiếng động chối tai đầy quái gở và chỉ một tích tắc sau tiếng êm dịu của máy điều hòa không khí lạch xạch rồi tắt ngấm.
    Andre giậm chân kêu lên. ?o*** thật! Lại vào đúng tối nay cơ chứ?.
    Anh ta chạy ra cái buồng xép nơi để bảng điện và đóng mở từng cầu dao.
    Chẳng có gì tốt hơn.
    Ôi, ông Pope sẽ nổi giận mất. Chắc chắn là thế. Andre biết rõ là ông chủ của mình ngóng đợi cuộc bài poker tối thứ sáu hàng tuần nảy như thế nào. Đó là một thói quen từ nhiều năm nay, với cùng một nhóm người chơi ổn định.
    Không có điều hòa không khí, ngôi nhà trở nên không thể chịu nổi. Thực sự là không thể chịu nổi. New Orleans vào tháng Chín này chỉ hợp với đám người nhếch nhác mà thôi. Ngay cả khi mặt trời đã lặn thời tiết vẫn cứ nóng và ấm.
    Andre quay vào bếp và nhìn đồng hồ. Bốn giờ chiều rồi. Khách khứa sẽ đến vào lúc tám giờ đúng. Andre đã nghĩ tới việc gọi điện cho ông chủ để báo về sự rắc rối này, nhưng rồi lạl nhớ ông luật sư đã nói là sẽ bận rộn cả ngày ở tòa án.
    Ông chủ đáng kính thật quá bận - Andre nghĩ, ông ấy cần được nghỉ ngơi. Và giờ thì thế này ...
    Andre rút ngăn kéo, lấy ra chiếc điện thoại màu đen và quay số.
    Sau ba hồi chuông, một giọng đều đều cất lên. ?oBạn đang làm việc với hãng thch vụ điều hòa không khí Eskimo.
    Lúc này chúng tôi không có sẵn các kỹ thuật viên. Nếu bạn để lại tên, địa chỉ và một lời chỉ dẫn ngắn, chúng tôi sẽ tìm tới bạn ngay khi có thể. Xin hãy đợi tín hiệu?.
    Đến chịu thật? Andre rất bực bội khi phải nghe lời một cái máy.
    Một tiếng ?oBip? khó chịu réo vào tai. Ạndre nói. ?oĐây là nhà riêng của ngài Perry Pope, 42 Phố Charles. Hệ thống điều hòa không khí của chúng tôi đã ngừng hoạt động. Đề nghị phái người tới đây càng sớm càng tốt?.
    Anh ta đặt sầm ống nghe xuống. Tất nhiên là không sẵn thợ rồi. Có thể là điều hòa không khí của cái thành phố chết tiệt này đều đang hỏng cả. Có ai đến ngay được thì tốt quá. Andre lẩm bẩm. Ông Pope hay cáu kỉnh lắm.
    Đã ba năm nay, Andre làm đầu bếp cho ông luật sư, và đã biết chủ của mình đầy thế lực ra sao. Thật ghê gớm.
    Chỉ cần búng ngón tay là khối kẻ phải nhảy dựng Andre Gillan thấy ngôi nhà dường như bắt đầu bực bội. Nếu không làm được một cái gì đó để cứu vãn tình thế này thì mọi chuyện sẽ thật tệ hại.
    Ba mươi phút sau đó, khi tiếng chuông cửa reo vang thì quần áo Andre đã ướt đẫm mồ hôi, và căn bếp thì như một cái lò. Gillan vội chạy ra mở cánh cửa hậu.
    Hai anh thợ trong bộ đồng phục đứng ngay trước cửa, vai đeo những hòm đồ nghề. Một da đen cao lớn và một da trắng, thấp hơn, với bộ mặt buồn ngủ, đầy mệt mỏi. Ở lối đi ra phía sau có chiếc xe chuyên dùng của họ.
    ?oMáy điều hòa trục trặc phải không??. Người da đen hỏi.
    Đúng. ơn Chúa các anh đã đến. Hãy cho nó làm việc trở lại, và nhanh lên.
    Khách khứa tới bây giờ rồi. Người đàn ông da đen bước lại bên lò nướng hít hít và nói. ?oThơm đấy?.
    ?oNào!? Gillian giục. ?oLàm gì đi chứ?.
    ?oHãy cho bọn này ngó cái nơi đặt máy đã?. Người da trắng nói. ?oNó ở đâu??.
    Andre vội đưa họ tới phòng kho, nơi đặt hệ thống điều hòa không khí.
    ?oCái máy này tốt lắm, Ralph?. Người da đen nói với bạn đồng nghiệp.
    ?oỪ Ai. Họ đâu có làm những cái như thế này nữa?.
    ?oThế thì chuyện quỷ quái gì mà nó không chạy được??.
    Gillian kêu lên.
    Họ quay lại nhìn anh ta.
    ?oThì đã có chúng tôi?, Ralph nói vẻ chắc nịch. Anh ta quỳ xuống, mở một cái nắp nhỏ ở phía dưới chiếc máy, lấy ra cái đèn bấm, rồi nằm rạp xuống để ngó vào bên trong.
    Sau một lát, anh ta lồm cồm đứng lên. ?oChỗ hỏng không phải ở đây?.
    ?oVậy thì ở đâu?? Andre hỏi.
    ?oCó thể là có chỗ chập mạch ở mạng ngoài và làm chập cả hệ thống. Có bao nhiêu máy điều hòa lẻ trong nhà??.
    ?oMỗi phòng có một chiếc. Để xem nào. Vậy ít nhất là chín?.
    ?oĐó có thể là vấn đề đấy. Quá tải. Hãy cho chúng tôi kiểm tra xem?.
    Cả ba kéo nhau trở ra. Khi họ đi ngang phòng khách.
    Ai nói. ?oÔng Pope có căn phòng quả là đẹp?.
    Căn phòng khách được bày biện tinh tế, đầy những đồ cổ, đáng giá cả một gia tài lớn. Những tấm thảm Ba Tư màu sắc rực rỡ được trải kín sàn. Bên trái phòng khách là phòng ăn lớn, và phía bên phải là một phòng kín đáo, trong kê một cái bàn để chơi bài, phủ nỉ xanh ở góc trong là cái bàn tròn sẵn sàng cho bữa ăn tối. Hai anh thợ bước vào căn phòng này, rọi đèn bấm vào chiếc máy điều hòa không khí gắn cao trên tường.
    Hừ?? Anh ta lẩm bẩm và nhìn lên khoảng trần phía trên cái bàn chơi bài.
    ?oBên trên phòng này là cái gì??.
    ?oCăn buồng áp mái đấy mà?.
    ?oCho chúng tôi xem nào?.
    Hai anh thợ theo Andre lên căn buồng áp mái, một cái buồng dài, trần thấp, bụi bặm và đầy mạng nhện.
    Al bước tới một cái bảng điện gắn trên tường. Anh ta kiểm tra cái búi dây điện. ?oHa??.
    ?oAnh thấy rồi à?? Anđre sốt sắng hỏi.
    ?oCái bình ngưng hỏng rồi. Do độ ẩm cao. Chúng tôi gặp hàng trăm trường hợp như thế này trong tuần. Nó bị chập Ta sẽ phải thay bình mới?.
    ?oÔi lạy Chúa! Có lâu không??.
    ?oKhông. Chúng tôi có bình mới ở ngoài xe?.
    ?oXin nhanh lên cho?. Anđre cẩn thận. ?oÔng Pope sắp về đến nơi rồi?.
    ?oAnh cứ để đấy cho bọn này?, Al đáp.
    Andre thú thật. ?oTôi phải làm cho xong món trộn xa-lát.
    Các anh có thể tự tìm lối trở lại căn buồng mãi không? Al giơ một tay lên.
    ?oCó gì đâu. Anh cứ làm việc của anh đi, bọn tôi sẽ làm việc của mình?.
    ?oỒ, cám ơn. Xin cám ơn anh?.
    Andre trông theo hai anh thợ đi ra ngoài xe và trở lại với hai túi đựng dụng cụ kềnh càng. ?oNếu cần gì?, anh ta bảo hai người ?othì cứ gọi tôi nhé?.
    Hai anh thợ đi lên trên gác, còn Andre thì trở vào bếp.
    Khi Ralph và Al tới căn buồng áp mái, họ mở túi đồ nghề và lấy ra một ghế gấp nhỏ, một cái khoan với một mũi khoan thép, một khay bánh kẹp, hai lon bia và một cặp ống nhòm cỡ 12 - 40 dùng quan sát các mục tiêu ở xa trong ánh sáng yếu, và hai con chuột bạch đã được tiêm ba phần tư ống axêtin promadun.
    Hai người bắt tay vào việc.
    ?oMụ Ernestine yêu quý sẽ phải tự hào về tôi?. Al cười giòn tan.
    Lúc đầu, Al đã khăng khăng phản đối.
    ?oChắc chắn là em loạn óc rồi. Anh sẽ không dính dáng gì với Perry Pope đâu. Thằng cha đàng điếm sẽ quật anh đến nát mông ra mất?.
    Nhưng rồi anh không bao giờ còn phải e ngại về hắn nữa. Bời hắn sẽ chẳng còn có thể làm phiền ai?.
    Họ đang nằm trần truồng trên cái giường đệm nước trong căn phòng của Ernestine.
    ?oThối được, vậy em được gì trong vụ này, em yêu?? Al căn vặn.
    ?oHắn là đồ đểu cáng?.
    ?oNày, cô bé, thế giới này đầy rẫy những đồ đểu cáng, em đâu có dành cả đời vào việc bóp chết chúng nó được?.
    ?oCứng phải. Song em làm điều này vì một người bạn?.
    ?oTracy phải không??.
    ?oĐúng vậy?.
    Al rất mến Tracy. Họ đã cùng ăn chiều với nhau ngày nàng mới ra tù.
    ?oCô ấy là một tiểu thư có học?. Al thừa nhận. ?oNhưng tại sao ta lại phải chìa cổ ra vì cô ấy?
    ?oBởi vì nếu không, cô ấy sẽ phải kiếm một người khác - người mà chẳng thế nào tốt bằng nửa anh thôi, và nếu bị tóm, chúng sẽ ném cô ấy trở lại nhà tù mất?.
    Al ngồi dậy trên giường và nhìn Ernestine đầy tò mò.
    ?oĐiều này có nhiều ý nghĩa với em hả, cô bé??.
    ?oVâng, anh yêu?.
    Không bao giờ cô có thể làm cho anh ta hiểu điều ấy, song sự thật thì đơn giản là Emestine không chịu nổi ý nghĩ việc Tracy bị ném trở lại nhà tù với Bertha Lớn.
    Có ai mua tình yêu không nhỉ???
    Cho tôi bán một nửa mối tình!

  10. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    ...
    Không hẳn là Ernestine chỉ quan tâm tới Tracy, mà còn chính là bản thân mình nữa. Cô đã tự đặt mình làm người bảo hộ cho Tracy và nếu Bertha Lớn có thể động hay vào Tracy thì điều đó có nghĩa là Ernestine thất bại.
    Vậy mà giờ đây cô chỉ nói. ?oVâng, nó có nhiều ý nghĩa đối với em lắm, anh yêu quý. Anh sẽ làm chứ??.
    Al càu nhàu. ?oQuỷ quái, nhưng chắc chắn một mình anh không thể làm nổi?.
    Và Ernestine biết là chị đã đặt ý định. Chị hôn dọc tấm thân dài và khơẻ mạnh của anh, thì thào. ?oThế chẳng phải là Ralph yêu quý của chúng ta đã được thả ra cách đây ít hôm rồi à? ...?.
    Tới 18 giờ 30, hai anh thợ mới trở xuống bếp, khắp người đẫm mồ hôi và bụi.
    ?oLắp xong chưa?? Andre sốt ruột hỏi.
    ?oThật khốn nạn? Al đáp lại ?oAnh biết đấy, cái của anh là bình kiểu AOIDC?.
    ?oĐừng dài dòng?, Andre sốt ruột cắt ngang. ?oAnh đã lắp vào chưa??.
    ?oRồi. Xong cả rồi. trong năm phút nữa chúng tôi sẽ làm cho nó hoạt động trở lại, tốt như môi tinh?.
    ?oTuyệt diệu! Nếu các anh để lại hóa đơn ...?.
    Ralph lắc đầu ?oĐừng bận tâm chuyện đó, Công ty sẽ thanh toán sau?.
    ?oChúc các anh may mắn. Tạm biệt?.
    Andre trông theo hai người thợ đi ra qua cửa sau, mang theo các túi đồ nghề lỉnh kỉnh. Khi đã khuất tầm mắt anh ta, họ đi vòng ra sân trước và mở cái tủ đựng bình ngưng phía ngoài của hệ thống điều hòa không khí cả ngôi nhà.
    Ralph soi đèn bấm cho AI nói ô lại những nơi đây mà chính anh ta đã gỡ ra một vài giờ trước đó. Ngay lập tức, hệ thống hoạt động trở lại.
    AI ghi lại số điện thoại trên tấm phiếu dịch vụ gắn trên bình thường. Một lát sau khi gọi đến số máy ấy và nghe giọng nói ghi âm của Hãng dịch vụ điều hòa không khí Eskimo, AI nói. ?oĐây là nhà riêng của ông Perry Pope, 42 phố Charles. Hệ thống điều hòa không khí của chúng tôi hiện đã hoạt động tốt. Xin đừng phái người tới nữa. Chúc một ngày đẹp đẽ?.
    Cuộc chơi bài Poker tối thứ sáu hàng tuần ở nhà Perry Pope luôn được những người tham gia hào hứng trông đợi. Đó là một nhóm cố định và được lựa chọn cẩn thận, gồm có:
    Anthony Orsatti, Joe Romano, thẩm phán Henry Lawrence, một ủy viên hội đồng thành phố, một thượng nghị sĩ, và dĩ nhiên là chủ nhà nữa. Tiền đặt bài cao, đồ ăn hảo hạng, và người chơi thì đầy quyền lực hắc ám.
    Ở trong phòng ngủ, Perry Pope đang mặc chiếc quần trắng tinh và chiếc áo sơ mi kiểu thể thao. Hắn lẩm nhẩm khoái chí, mơ tưởng tới cuộc bài buổi tối.
    Dạo này hắn đang gặp vận đỏ. Thực tế thì cả cuộc đời mình đúng là một chuổi dài may mắn, hắn nghĩ.
    Bất kỳ ai ở New Orieans muốn được một sự thuận lợi pháp lý nào đó, thì Perry Pope chính là vị luật sư cần tìm tới Quyền lực của hắn có được từ các mối liên hệ với gia đình Orsatti. Người ta gọi hắn là người dàn xếp, và thực tế hắn có thể thu xếp mọi chuyện từ một cái vé tâu xe tới một lời tố cáo dính tới ma túy, hay một lời buộc tội giết người. Cuộc sống, với hắn, thật dễ chịu.
    Khi Anthony Orsatti đến, lão mang theo một người khách. ?oJoe Romano sẽ không chơi nữa?, Orsatti loan báo.
    ?oCác anh chắc đều chưa biết thanh tra Newhouse?.
    Mấy người đàn ông bắt tay làm quen với nhau.
    ?oThưa các vị, đồ uống ở bàn bên?, Perry Pope nồi, ?ochúng ta sẽ ăn tối Bau.
    Tại sao không bắt đầu đi nhỉ??.
    Họ ngồi xuống những cái ghế quen thuộc của mình quanh chiếc bàn phủ nỉ xanh trong căn phòng nhỏ riêng biệt kề phòng khách. Orsatti chỉ vào cái ghế trống vốn là chỗ của Joe Romano và nói với thanh tra Newhouse, ?oTừ giờ trở đi đó sẽ là chỗ của anh, Mel?.
    Trong khi những người kia mở mấy bộ bài mới, Pope bắt đầu chia các phần.
    Hắn giải thích với thanh tra Newhouse. ?oNhững phần đen là năm đô la, phần đỏ là mười đô la, xanh năm mươi đô la, trắng một trăm. Trước tiên mỗi người mua lấy một số phần trị giá năm trăm đô la, chúng ta chơi theo lối đặt cửa, ha người xướng bài, nhà cái chọn.
    ?oHợp với tôi đấy?. Gã thanh tra đáp.
    Anthony, Orsatti đang ở trong một tâm trạng khó chịu. ?oNào, bắt đầu đi?, giọng lão như tiếng thì thầm nghẹn lời. Một dấu hiệu chẳng hay ho gì. Perry Pope sẵn lòng bỏ ra một đống tiền để biết được chuyện gì xảy ra với Romano, song gã biết rõ là không nên nêu ra. Khi nào có thể thì lão sẽ bản luận với gã.
    Những ý nghĩ của Orsatti thật đen tối:
    Mình đã như bố nó, thằng Joe Romano. Mình tin cậy nó, cho nó làm phó. Và ********* đẻ ấy đã đâm vào lưng mình. Nếu con đàn bà người Pháp kia không cuống cuồng gọi tới thì nó chuồn mất rồi. Hừ, nó sẽ chẳng bao giờ mang được cái gì mà chuồn nữa. Khi mà nó đang ở đó. Nếu nó thông minh đến thế thì cứ ở đó mà chơi với đám cá.
    ?oTony, ông thế nào??.
    Anthony Orsatti chú ý trở lại vào ván bài. Trên cái bàn này, những món tiền lớn đã mất và được. Anthony Orsatti luôn bực bội khi thua, và không phải vì chuyện tiền bạc. Lão không thể chịu nổi tư thế thua trong bất kỳ chuyện gì. Lão nghĩ về mình như một kẻ sinh ra là để chiến thắng. Trong cuộc sống, chỉ những kẻ chiến thắng mới có được vị trí như lão. Đã sáu tuần lễ qua, Perry Pope gặp vận đỏ một cách khủng khiếp và tối nay Anthony Orsatti quyết không để thế nữa.
    Thế nhưng tối nay, dù chơi thế nào chăng nữa Anthony Orsatti vẫn thấy là lão đang thua. Lãơ bắt đầu tăng tiền đặt, chơi một cách táo bạo hòng gỡ lại. Tới nửa đêm, khi họ ngừng lại để ăn bữa tối mà Andre dọn lên, thì Orsatti đã thua tới mấy nghìn đô la và Perry Pope là kẻ thắng lớn.
    Các món ăn thật quyến rũ. Thường thường thì Orsatti rất khoái bữa ăn này, song đêm nay lão chị ngong ngóng trở lại canh bạc. Ông không dùng à, Tony?.
    Perly Pope hỏi.
    ?oTa không đói?. Orsatti với chiếc bình cà phê bằng bạc ở bên cạnh, rót vào cái ly sứ Herend và ngơi xuống bàn poker. Lão nhìn mấy kẻ đang ăn và chỉ muốn họ ăn mau lên. Lão sốt ruột gỡ lại tiền. Khi bắt đầu uống cà phê, thì một vật nhỏ xíu rơi vào trong ly của lão. Nhăn mặt, lão dùng thìa vớt cái vật đó lên xem, thì ra lạ một mẩu vữa trát tường. Lão ngước nhìn lên trần, và một cái gì đó rơi đúng trán lão. Lão đột nhiên nghe thấy cả những tiếng động phía trên đầu.
    ?oQuỷ quái gì trên gác thế? Orsattl hỏi.
    Perry Pope đang kể giữa chừng giai thoại gì đó cho thanh tra Newhouse.
    ?oXin lỗi, ông nói gì cơ ạ, Tony??.
    Lúc này những tiếng động càng trở nên rõ hơn. Những mẩu vữa liên tiếp rơi xuống mặt bàn.
    ?oTôi cảm tưởng như là có chuột ở trên đó?. Viên thượng nghị sĩ nói.
    ?oTrong nhà này thì không thể có chuột?, Perry Pope bực mình.
    ?oHừ, chắc chắn là anh phải có một thứ quái quỉ gì trên đó?, Orsatti cáu kỉnh.
    Một mẩu vữa lớn lại rơi xuống mặt bàn.
    ?oTôi sẽ sai Andre coi việc này?. Pope nói. ?oNếu ta đã ăn xong, sao không trở lại bàn chơi đi nhỉ?.
    Anthony Orsatti chăm chú nhìn một lỗ nhỏ trên trần nhà ngay phía trên đầu lão. ?oKhoan đã. Ta hãy lên đó ngó xem chuyện gì?.
    ?oĐể làm gì, Tony? Andre có thể ...?.
    Orsatti đã nhỏm dậy và đi về hướng cầu thang.
    Những người kia nhìn nhau rồi vội vã đi theo lão.
    ?oCó thể là một con sóc đã lọt vào căn buồng áp má!?, Perry Pope đoán. ?oVào thời gian này trong năm, đám sóc có ở mọi nơi. Có thể là chúng muốn giữ gìn cái của nợ kia cho mùa đông tới?. Hắn cười lớn với câu đùa của mình.
    Khi bọn họ tới căn buồng áp mái, Orsatti đẩy cánh cửa ra và Perry Pope bật đèn lên. Họ thoáng thấy ngay hai con chuột bạch đang điên cuồng chạy quanh căn buồng?.
    ?oChúa ơi,? Perry Pope kêu lên. ?oCó chuột thật?.
    Anthony Orsatti không để ý Pope nói gì, lão đang chăm chú quan sát. Ỡ ngay giữa buồng là một cái ghế kiểu dùng khi đi cắm trại, trên có một gói bánh kẹp và hai lon bia đã mở. Cạnh cái ghế, ngay trên sàn, là một ống nhòm. Orsatti bước lại, lật từng thứ lên xem xét. Rồi lão quỳ xuống trên mặt sàn bụi bặm. Và gạt cái ống nhỏ chặn trên cái lỗ được khoan xuyên xuống qua trần nhà, Orsatti ghé mắt nhìn qua lỗ đó. Ngay bên dưới lão là cái bàn chơi - nhìn thấy khá rõ ràng.
    Perry Pope đang đứng như trời trồng giữa buồng. ?oMa quỷ nào mang những thứ linh tinh để đây không biết? Tôi sẽ cho thằng Andre một trận về vụ này?.
    Orsatti chậm rãi đứng lên và phủi bụi trên quần.
    Perly Pope đưa mắt nhìn xuống sàn. ?oTrông kìa!? Hắn kêu lên. ?oChúng để lại cái lỗ ma quỷ kia trên trần. Đám công nhân ngày nay chẳng đáng một cục ***?.
    Hắn cúi xuống và nhìn qua cái lỗ, mặt đột nhiên tái đi Hắn đứng dậy hoảng hốt nhìn quanh, và thấy cả mấy người kia đang đứng nhìn hắn chằm chằm.
    ?oTrời!? Perly Pope nói. ?oCác vị không nghĩ là tôi ...?
    Nào các vị, tôi đây. Ôi, không biết tý gì về chuyện này cả.
    Tôi không lừa các vị đâu. Lạy Chúa chúng ta là chỗ bạn bè?. Tay hắn vụt đưa lên miệng, và hắn bắt đầu giận dữ gặm gặm vào đó.
    Orsatti vỗ vỗ lên cánh tay hắn. ?oĐừng bận tâm về việc đó?. Giọng lão gần như không nghe được nữa. Perry Pope vẫn tuyệt vọng cắn chặt ngón tay cái của mình.


    Có ai mua tình yêu không nhỉ???
    Cho tôi bán một nửa mối tình!

Chia sẻ trang này