1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu được chọn, Bạn sẽ thích.............

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi trongthanhdhv, 03/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Nếu nói rằng thành Cổ loa có từ thời Ngô Quyền ,vậy trong các cuộc khai quật khảo cổ :những mũi tên đồng ,rìu lưỡi xéo, dao găm với hoạ tiết cổ ...(thời đại đồ đồng )có niên đại từ bao giờ?
    Khi Ngô Quyền xưng Vương đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự chủ thoát ách đô hộ ngìn năm Bắc thuộc (mà thực ra từ thời cha con Khúc Thừa Dụ đã làm xong từ trước nhưng k chính danh mà thôi ) đã sang thời kì đồ sắt rồi.
    Đó là chưa kể những mũi tên đồng khai quật được phần nào phù hợp truyền thuyết Nỏ thần - chỉ những công cụ Nỏ liên châu mới bắn được chứ sức người đâu phải ai cũng như Lí Ông Trọng . Đó là chưa tính đến nhiều địa danh bên Gia Lâm còn mang từ Nỗ ( từ cổ chỉ cái nỏ) như Uy Nỗ (oai của nỏ),Phù Nỗ (trợ giúp nỏ)...
    Hầu hết các tài liệu lịch sử VN trước đó đã bị quân Minh huỷ hoại hoặc chở về Tàu .Mọi tài liệu sau viết về thời kì này thường dựa vào các nguồn tài liệu : huyền sử, truyền thuyết , thần phả....nên độ chính xác k cao ( tam sao thất bản mới có chuyện Mị Châu rải lông ngỗng từ Cổ loa tới Thanh Hoá.).
    VN cổ theo truyền thuyết xưng Vương từ thời Vua Hùng, xây thành (đô thị cổ) từ thời Thục Phán ,có văn võ bá quan :Lạc Tướng, Lạc Hầu. Nhưng thực ra chưa phải quốc gia đúng nghĩa mà chỉ là tập hợp các bộ lạc như Văn Lang, Âu Lạc...mà thôi. Chế độ mẫu hệ còn tồn tại đến thời Bà Trưng , Bà Triệu. Biên giới lãnh thổ chưa ổn định và bị xếp chung vào các tộc người Bách Việt. Tuy nhiên VN đã đạt đến 1 trình độ nhất định như chế tạo vũ khí (nỏ liên châu), nông nghiệp (lưỡi cày đồng)....và quan trọng nhất là hình thành tư tưởng độc lập tự chủ làm tiền đề cho việc đấu tranh giành độc lập trong suốt chiều dài lịch sử để có VN ngày nay.
    Còn 1 chi tiết: Thời nhà Chu bên TQ, người Bách Việt có cống nạp 1 mu rùa có khắc chữ hình giống con nòng nọc (gọi là chữ giáp cốt) .K biết rằng từ thời đó VN đã có chữ viết chưa, liệu chữ đó có tồn tại ở VN cổ chưa ? Hay đợi đến khi Sĩ Nhiếp truyền bá chữ Hán vào VN thì người VN mới bắt đầu biết đọc, biết viết. Ai biết xin chỉ dùm
  2. mumiy

    mumiy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Xem lại bản đồ đi nào, nước Tần ở SHAANXI mà đánh một vèo xuống tận GUANGDON và GUANGXI, còn nước Thục ở SICHUAN ( hoặc ở GUIZHOU sau khi bị Tần đánh cho te tua) đến được Việt Nam là điều có thể xảy ra. Mà sao lại tới mấy vạn km như bạn nói được; chừng 500-700km
    Được mumiy sửa chữa / chuyển vào 03:33 ngày 18/11/2005
  3. mumiy

    mumiy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Quân Tần đánh tới Quảng Đông, Quảng Tây rồi, sao không dưới đánh tiếp luôn An Dương Vương nhỉ ? Hay là có đánh nhưng đánh hoài không được rồi thôi ?!
  4. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Tui thấy mọi ngưòi tranh luận nhiều vấn đề quá, có những cái theo tôi nghĩ có điểm chưa đúng:
    - Việc nói sách Tàu ko có dòng nào viết Triệu Đà đánh nhau với An Dương Vương thì sai, trong sách Sử ký Tư Mã Thiên phần về Triệu Đà có mấy dòng đó, nó còn nói " ...Âu Lạc là xứ trần truồng mà cũng xưng vương..." (láo quá.)
    - Về chữ viết của ngwời Việt, với 1 nền văn hoá phát triển, nhất là các giá trị đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua các công cụ đồ đồng Đông Sơn thì sao lại nói là chúng ta ko có chữ viết ? Truyền thuyết có nói dân Việt thường "cho" nhà Chu 1 con rùa mấy nghìn tuổi trên lưng khắc chữ nội dung từ buổi khai thiên lập địa, bọn nhà Chu cho chép lại gọi là "Quy Dịch". Còn thực tế thì những hình vẽ ( chữ viết) ở trên bãi đá cổ Sa Pa thì là cái gì; trên 1 số qua đồng, rìu đồng có những hình thù mã tự dạng chữ nữa thì sao ? có phải chữ cổ ko? ( xem thêm Tìm về bản sắc văn hoá VN- Trần Ngọc Thêm- NXB TPHCM 2001)

Chia sẻ trang này