1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

-Nếu gây thiệt hại thì thôi-

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi wegotjam, 20/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    -Nếu gây thiệt hại thì thôi-

    Không thể vì một bãi đỗ xe của QH mà xâm hại Hoàng thành

    "Cách đây 2 năm, nhà nước đã dám hy sinh lợi ích lớn hơn rất nhiều để bảo vệ Hoàng thành, không lẽ bây giờ chỉ vì một bãi để xe của Quốc hội mà xâm phạm Hoàng thành. Quốc hội phải có ý kiến về vấn đề này", đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trao đổi với VnExpress chiều 19/5.


    Đơn vị thi công đào sâu hơn 1 m trong khu C của Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: P.V.

    Với giọng khá bức xúc, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, trước khi xây dựng, cần có sự thương lượng, trong đó đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích nhỏ trước mắt. Giữa một bên di sản và một bên là bãi đỗ xe thì tầm vóc của di sản lớn hơn rất nhiều. Nếu nhu cầu bãi đỗ xe là bức bách thì cũng có nhiều giải pháp.

    "Tại sao khi tiến hành xây dựng, Cục Quản trị - Văn phòng Quốc hội không có sự trao đổi đến nơi đến chốn với cơ quan quản lý ở đó, thậm chí ở cấp cao hơn. Tại sao vẫn muốn dùng quyền lực bất chấp mọi chuyện? Tôi cho rằng đây là điều đáng tiếc", ông Dương Trung Quốc nói.

    Trao đổi với VnExpress, ông Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, việc triển khai xây dựng nhà để xe, phía Văn phòng QH cũng có dè dặt, với ý thức nếu triển khai xây dựng không ảnh hưởng tới việc khảo cổ, tức là chỉ làm trên mặt đất.

    "Tôi đã nói với Cục trưởng Cục Quản trị rằng, QH là cơ quan TƯ, cần phải trao đổi với cơ quan chức năng để việc xây dựng không ảnh hưởng đến khảo cổ, nếu gây thiệt hại thì thôi. Theo quan điểm của tôi, tốt nhất là chỉ làm trên mặt đất, không đào xuống sâu", ông Thuận nói.

    Tuy nhiên, theo ông Thuận, khi xảy ra vụ việc, Viện khảo cổ nên gửi văn bản cho Văn phòng Quốc hội, bởi Cục Quản trị chỉ là đơn vị thừa hành.

    Chiều 19/5, Ban quản lý dự án xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới; Viện khảo cổ; Cục Quản trị đã có cuộc họp bàn và thống nhất, tạm dừng xây dựng những công trình mới, dỡ bỏ việc đã xây dựng tại khu C - Hoàng thành Thăng Long. Sau khi xin ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Cục Quản trị sẽ có cuộc làm việc cụ thể với Viện khảo cổ.

    trích từ vnexpress: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/05/3B9E9F0D/
  2. highrisebuilding

    highrisebuilding Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Trong đệ nhị thế chiến, khi tiến vào Paris, Hitler đã bị siêu lòng vì vẻ đẹp của thành phố đẹp nhất nhì thế giới này, và đã không lỡ phá hủy Paris.
    Nhưng bởi vì Paris hoa lệ phơi bày và ta có thể tận hưởng bằng mắt ngay được, còn Hoàng Thành thì lại nằm sâu dưới đất....có thấy gì đâu mà đẹp với lại bảo tồn. Muốn có thời sau thì phải nuôi và củng cố thời nay trước đã. Bởi vậy thiếu gỗ xây nhà thì phải "khai hoang" rừng để "cải thiện" nhà cửa. Thiếu đất thì phải "đào xuống" để tận dụng đất chứ (bởi vì kỹ thuật vươn cao chưa có nên phải đào xuống), với lại Wegotjam không biết à, garage-nhà hầm-hay những thứ đại loại như thế đang là "mode" ở Việt nam đấy. Với lại ba cái thứ đồ gốm cổ thời xưa nói tóm lại cũng chỉ để trưng bày trong viện bảo tàng...không thực tế. Việt nam mình có câu "có thực mới vực được đạo", không có đủ bãi đậu xe thì phải giải quyết "cấp tốc" thôi có gì là lạ.
    Trong khi Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về khoa học- kinh tế- giáo dục cũng phải nhức đầu về nạn kẹt xe, ô nhiễm (khói- tiếng ồn- chất thải), và không gian cho xe hơi (bác là Kts nên cũng biết Parking lot thông thường chiếm bao nhiêu % của site, và nếu không gian đó được sử dụng cho việc khác thì sẽ lợi ích như thế nào). Và Mỹ đang đưa những vấn đề này vào trong các chương trình giảng dạy về kiến trúc và quy hoạch đô thị để thế hệ sau nghiên cứu và giải quyết và không phạm lại những cái sai của quá khứ.
    Nhưng mà thôi, Việt nam chưa đủ xe hơi, bãi đậu xe, nhà chọc trời thì phải có để theo kịp các nước khác chứ.

    "Khi tôi đã đi hết con đường, có phải tôi đang ở cột mốc ban đầu"
    Have fun
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp này giống trên chương trình thời sự tối qua , một hệ thống thoát nước đang thi công trùng vào khu biệt thự của một dự án khác đã được phê duyệt ,lúc đầu cũng căng vì nếu nhường sẽ gây thiệt hại lớn,thế rồi hai bên chủ đầu tư đã cùng thoã thuận với nhau và giải quyết ổn thoã tất nhiên phải chấp nhận chậm tiến độ .
    Riêng trường hợp trên mang tính chất " chính trị " lớn , tất nhiên cũng có cách giải quyết !
    Cách đây 4 năm, trong chuyến qua Trung Quốc, Hss bắt gặp một giàn khung ( vì không hẳn là toà nhà ),cứ như là lắp ghép cao 8 tầng, rất lớn và rộng, nhìn vào tấm panô thấy một tràng tiếng Hoa, không đoán ra được.Về nhà mà cứ thắc mắc mãi. Rất may, hôm vừa rồi có dịp đi trên tuyến đường cao tốc Thái Lan, thi thoảng bắt gặp một số nhà như thế, anh hướng dẫn viên dịch luôn , đấy là nhà để xe dành cho những hộ gia đình không có chỗ để xe, đồng thời ở tầng hầm là bãi đỗ xe .Có 1điều rất hay là số nhà vừa gửi xe ở các tầng trên và là Bãi đỗ xe ở tầng hầm có nhiều loại để dành cho người có thu nhập thấp và người có thu nhập cao . Nhẩm tính dân số của Thái Lan và so với số xe ô tô hiên nay bình quân 2 người/1 chiếc ,cũng phải .
    Thêm một câu chuyện nữa liên quan đến nghề , có lẽ ai cũng biết khu Thành Cổ Quảng trị với 81 ngày đêm lịch sử (Thành cổ ban đầu chỉ đắp bằng đất. Năm 1827 dưới triều vua Minh Mạng, thành cổ Quảng Trị chính thức được xây dựng bằng gạch, nằm trên địa phận hai làng Tri Bưu và Thạch Hãn.
    Thành được cấu trúc theo kiểu Vô-ban chu vi 2.160m bốn mặt có bốn cửa ra vào. Bốn góc có bốn pháo đài nhô hẳn ra ngoài để kiểm soát bốn cửa thành. Bên trong thành có hành cung được bao quanh bằng hệ thống tường dày, chu vi 400m. Hành cung là ngôi nhà ba gian, hai chái làm nơi vua lễ bái, thăng chức cho các quan hay tổ chức các lễ tết định kỳ trong năm.
    Tượng đài chiến thắng Thành Cổ Ngoài hành cung, trong thành còn có cột cờ, dinh Tuấn Vũ, dinh án sát, dinh lãnh binh, kho thóc...Khi Pháp đặt chính quyền bảo hộ mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế, nhưng bây giờ những dấu tích đó đã không còn, tất cả đã bị phá hủy, san phẳng bởi bom đạn Mỹ ngụy trút xuống vào mùa hè lửa năm 1972. )
    Vừa rồi Hss được giao tham gia thi một phương án QH Quảng trường tưởng niệm ( miếng đất nằm giữa một bên là khu Thành cổ và một bên là dòng sông Thạch Hãn ), vị trí đất tương đối nhỏ tuy nhiên về ý nghĩa lịch sử thì rất lớn, cứ nghĩ đơn giản là sau khi khách vào tham quan ở Thành cổ rồi ra thả hoa trên dòng sông trong những ngày lễ ,thế nên có một số vị trong Hội đồng bảo vệ đồ án QH hôm ấy đề nghị nhà thiết thiết là phải đập bớt 1 bức tường thành Cổ để tạo thông thoáng và tạo hướng tâm ra sông Thạch Hãn !Rất may vấn đề này ngay lập tức bị bác bỏ và đang được nghiên cứu !.
    [​IMG]
    (Cổng Phía Tây vào Thành Cổ)
    Hôm nay lan man những chuyện tuy không lô gic cho lắm, nhưng để chúng ta một lần nữa liên hệ thực tế ,và có sự so sánh không chỉ quá khứ và hiện tại, mà là giữa nhà thiết kế ,chủ đầu tư và người làm quản lý !.

  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    (Tượng đài chiến thắng Thành Cổ)
    Hss xin được bổ sung tài liệu về di tích Thành Cổ Quảng Trị để cả nhà nắm thêm lịch sử công trình này :
    Thành cổ nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A hơn 1km về phía Ðông. Thành cổ Quảng Trị được vua Gia Long cho di chuyển từ làng Tiền Kiên (Triệu Thành, Triệu Phong) về làng Thạch Hãn vào năm 1809.
    Cả thế giới biết đến Thành cổ Quảng Trị với sự kiện 81 ngày đêm (từ 28-6 đến 16-9-1972). Quân nguỵ với lực lượng tinh nhuệ nhất, quyết dùng hỏa lực mạnh tái chiếm Thành cổ Quảng Trị trong 2 đến 3 ngày. Chúng đã huy động mỗi ngày 140 lượt máy bay B52, hơn 200 máy bay chiến thuật, 12 đến 16 tàu khu trục, tuần dương hạm thả bom, nã pháo vào thị xã.
    Chỉ trong 40 ngày đêm, Mỹ ngụy đã ném xuống 8 vạn tấn bom, bằng số bom Mỹ dùng trong 1 tháng cao điểm trên toàn bộ chiến trường Châu Phi hồi chiến tranh thế giới thứ II, có ngày số bom Mỹ ở Quảng Trị vượt xa số bom ném ở chiến trường miền Nam trong những năm 1968-1969. Ðặc biệt dữ dội nhất là ngày 25-7, chúng đã bắn 5.000 quả đại bác, 3km2 thị xã Quảng Trị và vùng ven có ngày chịu tới 2 vạn quả đại bác cỡ lớn, sức công phá của bom đạn Mỹ ở Quảng Trị tương đương với 7 quả bom nguyên tử họ đã ném xuống Hirôsima và Nagazaki Nhật Bản năm 1945.
    Nếu tính trung bình thì mỗi người dân sống ở mảnh đất này phải gánh chịu 7 tấn bom. Thật là một sức chịu đựng ghê gớm, khó có thể tưởng tượng nổi, nhưng cũng minh chứng ý chí quật cường của dân tộc ta. 81 ngày đêm cả Thành cổ Quảng Trị rung chuyển trong khói súng bom đạn, và cũng 81 ngày đêm, đồng bào cả nước hướng về Thanh cổ, dõi theo mỗi bước của đoàn quân giải phóng. Tất cả đều quyết chia lửa với Quảng Trị. Miền Bắc chắt chiu từng viên đạn, hạt muối, hạt gạo gửi vào Quảng Trị, Hàng vạn chàng trai từ khắp miền tổ quốc lên đường tòng quân. Trong số những chàng trai ấy, nhiều người đã mãi mãi nằm lại mảnh đất này.

Chia sẻ trang này