1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu không phải là chủ thể đặc biệt thì cấu thành tội gì đây?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thang1699, 23/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trả lời em satthutinhdoi - vấn đề làm thế nào để xác định tuổi của người bị hại (có phải là trẻ em hay không phải là trẻ em) nhằm định tội danh và hình phạt cho người phạm tội đã được đặt ra từ rất lâu (Toà án TC đã có văn bản hướng dẫn)
    Em hiểu tầm quan trọng của vấn đề này là rất tốt, bản chất là ở chỗ nếu người phạm tội với người đã thành niên thì tất nhiên mức độ nghiêm trọng không bằng người phạm tội với trẻ em. (do LHSVN đề cao việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ trước những hành vi xâm hại của các loại tội phạm).
    Do tính chất ấy mà việc xác định thế nào là trẻ em (là người bị hại) được đặt ra và đóng vai trò quyết định trong định tội danh và hình phạt cho người phạm tội.
    Theo công văn giải đáp của toà án nhân dân tối cao số 16/1999/KHXX ngày 1/2/1999 có giải thích rồi.
    Anh xin nêu một số câu hỏi và tự trả lời - em đọc rồi tự rút ra nhé.
    a. Điểm e khoản 1 Điều 39 BLHS quy định tình tiết tăng nặng "phạm tội với trẻ em"; vậy "trẻ em" là người như thế nào?
    Bộ luật hình sự có khái niệm trẻ em nhưng không quy định trẻ em là người có độ tuổi bao nhiêu. Việc coi người có độ tuổi bao nhiêu là trẻ em PHẢI CĂN CỨ VÀO LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM được QH nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/8/1991. Điều 1 Luật BV & CS, GD Trẻ em quy định: "trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi".
    Đặc biệt cần lưu ý: Chỉ được coi là phạm tội với trẻ em và áp dụng điểm e khoản 1 Điều 39 BLHS VN đối với người phạm tội trong trường hợp người phạm tội cố ý xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. (còn trường hợp vô ý thì tuỳ từng trường hợp mà có thể áp dụng hay không áp dụng).
    b. Cần áp dụng phương pháp nào để xác định tuổi của bị cáo, người bị hại được chính xác đối với tội "hiếp dâm trẻ em"?
    Việc xác định một cách chính xác tuổi của bị cáo, người bị hại là rất quan trọng. Vấn đề xác định lý lịch bị can, bị cáo nói chung và tuổi của bị cáo nói riêng được hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20/6/92 của TANDTC, VKS và Bộ nội vụ "hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ Luật TTHS về lý lịch của bị can, bị cáo". Trong thông tư này đã hướng dẫn trách nhiệm xác minh, phương pháp xác minh và hướng giải quyết khi không xác minh được.
    Đối với việc hướng dẫn xác định tuổi của bị hại chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn song việc xác minh, phương pháp xác minh cũng được thực hiện như việc xác minh tuổi của bị cáo.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thank vì thông tin của bác , cái thông tin liên ngành để em về thử lục xem sao
    vậy em vào đây để chốt hạ nhé
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào

Chia sẻ trang này