1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu là bố của một đứa con trai bạn sẽ dạy nó những gì là chủ yếu? Dạy tất cả hay để nó tự lớn?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nếu là bố của một đứa con trai bạn sẽ dạy nó những gì là chủ yếu? Dạy tất cả hay để nó tự lớn?

    Mình cảm thấy nhiều mối quan hệ cha con không được tốt lắm; vậy thử đặt mình vào địa vị một người cha; theo bạn bạn sẽ dạy nó cái gì là quan trọng nhất?


    Phải chăng là tính tự lập

    Vì xét cho cùng;dù phũ phàng; bố mẹ có sống mãi được đâu? Hay có sống mãi với mình được đâu
  2. v_t_lenga

    v_t_lenga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    0
    Bạn này mở topic ra để hỏi mọi người (bàn luận) nhưng mình thấy hình như chẳng cần thiết nữa rồi. tự bạn đã chả lời chọn vẹn chủ đề của topic đưa ra còn j`.Đúng "tính tự lập".
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Hình như là chị Lenga đấy hả; ngày trước chị "thông cảm" với em mà em còn nhớ mãi; chả biết mấy ông mod box Thanh giờ thế nào; ông Tú thì chả biết thế nào; cũng chả hiểu ổng mấy; thằng Khánh thì chả có cái gì thay đổi! >"<
    Bà chị là con trai thì đi uống rượu với em đi
  4. v_t_lenga

    v_t_lenga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    0
    Ờ chị là Lê Nga đây thế xin hỏi em là ai vậy nhỉ Chị không nhận ra em là ai có j` em nói nha''
  5. v_t_lenga

    v_t_lenga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    0
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
  7. v_t_lenga

    v_t_lenga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    0
    Ah thế hoá ra là nick "triết gia2006" đó hả uh chị nhận ra em rồi. Chị add nick yahoo của em có j` chị em mình nói chuyện sau nhé.
  8. tan_bk1987

    tan_bk1987 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Bàn tán tiếp về chủ đề đi anh chị .... Mỗi cái Tính Tự Lập thì chẳng nên mở Topic ra nhỉ
  9. tang_long_ngoa_ho

    tang_long_ngoa_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Trong rất nhiều gia đình , mối quan hệ giữa cha với con trai không được tốt,thậm chí nhiều nhà bố con chả bao giờ nói chuyện với nhau.
    Nguyên nhân chủ yếu vẫn là những đứa con trai không hiểu bố mình.Người đàn ông tầm tuổi trên dưới 50 (con trai họ tầm ngoài 20) chịu rất nhiều sức ép ,căng thẳng ngoài xã hội cũng như trong gia đình.
    Có thể là sự nghiệp không được như ý,làm ăn khó khăn,lo lắng cho tương lai..Ở tầm tuổi này sức khỏe xuống rất nhanh,bệnh tật nhiều,nhiều người có cảm giác không sống được bao nhiêu năm nữa nên rất buồn.Quan hệ sinh lý cũng không còn được như trước dẫn đến không hạnh phúc với vợ.Nếu con cái chơi bời không nghe lời,người đàn ông càng thêm bế tắc,buồn bực nhiều chuyện trong lòng mà không chia sẻ được với ai.Nhiều người tìm đến rượu hoặc thường xuyên nổi nóng quát mắng vợ con.Đôi khi họ nổi đoá chửi con chỉ vì nguyên nhân vớ vẩn nào đó,nhưng nguyên nhân chính có khi không phải do đứa con đó , mà chỉ vì nhiều chuyện căng thẳng bực tức kìm nén trong lòng phải mượn cái cớ nào đó "phát tiết" ra
    Nếu vợ con hiểu được tâm lý chồng,cha mình thì cứ nhịn đi thôi.Tiếc là đa số những đứa con trai không hiểu bố mình,nên rất khó chịu khi bị bố mắng hay cấm đoán gì đó,thường cãi lại,càng làm ông bố thêm bực tức buồn bã trong lòng
    Còn một nguyên nhân nữa là người bố nhiều tuổi rồi họ đã vấp váp nhiều,có nhiều kinh nghiệm sống.Họ không muốn người con vấp phải sai lầm.Nhưng thay vì giảng giải cụ thể cho con hiểu về những sai lầm có thể mắc phải,nhiều ông bố chỉ biết ra lệnh ,cấm đoán mắng mỏ,làm đứa con hiểu lầm là ông ấy khó tính chứ không nghĩ bố làm vậy cũng để tốt cho mình mà thôi.Đây là chỗ dạy con không khéo của người đàn ông.
    Mình thấy nhiều người không nói chuyện trực tiếp được với con trai mình họ có cách trung gian.Họ mua những cuốn sách giáo dục đạo đức,kinh nghiệm sống,dạy Đạo làm người... về để trên giá sách cho con nó tò mò đọc.Hoặc nhờ bạn,nhờ anh em mình(đứa con gọi là chú,bác) tâm sự khuyên răn đứa con,người xưa gọi là "đổi con cho nhau mà dạy".Khi nào đứa con khôn ngoan hơn,hiểu được bố mình rồi thì 2 bố con ngồi tâm sự được với nhau là tốt nhất.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nguyên nhân bao giờ cũng xuất phát từ cả hai phía;phải xem xét vấn đề một cách biện chứng; người con thì non nớt mà người cha thì chịu nhiều áp lực; một số người đã tâm sự với tôi "Anh nhiều lúc bực bao nhiêu chuyện ở cơ quan; về chỉ biết trút lên đầu vợ con;thực tế đúng là như vậy"
    Tục ngữ có câu: "Mẹ dạy thì con khéo;cha dạy thì con khôn"; tôi thấy đúng vậy! Mới chập chững bước vào đời sinh viên; những kĩ năng nhỏ thậm chí thiết tưởng rất nhỏ đều là do mẹ dạy.Còn bố tôi; đúng thật là chỉ để lại mỗi tư tưởng "Đấu tranh sinh tồn"(theo nghĩa rộng) (Kiểu xã hội sinh vật học-To live is to fight-Cuộc đời là một cuộc chiến mà cách duy nhất để tồn tại là chiến thắng) và sự im lặng; tôi rất khó hiểu vì sao bố tôi không hề dạy khôn tôi (về cách xử thế; về đường lối cư xử...) tuy nhiên; cứ khoảng rất lâu sau đó tôi lại mới thấy cái im lặng này không dạy gì mà lại dạy tất cả! Đại khái có thể gọi tắt là "3S with a man"
    1)Seft-reliance:Tự lập
    2)Seft-confidence:Tự tin
    3)Seft-respect: Tự trọng
    Người cha có thể không cần dạy tất cả; vì như vậy làm mất vai trò của người mẹ và những người khác nữa; và cách dạy không cần phải lúc nào cũng đem đường lối xử thế kiểu kinh điển ra mà dạy; bởi các mối quan hệ đều phải cụ thể; ko có mối quan hệ nào chung chung; lơ lửng biệt lập với thực tế; thực tế là một lăng kính vạn hoa với đủ loại người phong phú nhưng lại rất cụ thể.
    Đức Khổng Tử từng giảng cho 3 học trò về nghĩa của "thế nào là Hiếu?"; với mỗi người ông lại giảng một cách khác nhau;thậm chí đối ngược nhau; đó là do đặc điểm hoàn cảnh của từng người. (Ở Khổng Tử; đức thời trung ("tùy vào hoàn cảnh mà xử sự; là đức hạnh của mọi đức hạnh"); sau này vì có nhu cầu dựng lên học thuyết Khổng Giáo mà lời nói của KT trở nên giáo điều với sự biện minh là "mẫu mực" cho tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ)
    Tôi cũng khá tán thành với cách nhờ chú hay bác khuyên răn hộ con cái (mà người xưa gọi là "đổi con cho nhau"); cách này phá tan cái nhìn thiên vị và bó hẹp trong khuôn khổ chỉ có cha-con; mà có thêm nhân tố khách quan.
    Về phía người con thì thu thập thông tin về cha mình để hiểu cả quá trình của cha; từ thời thơ ấu; đặc điểm về tính cách ; thể chất; nghị lực; tình cảm... từ đó đề ra cách xử sự hợp lý nhất; trong việc này cũng cần phải có sự giúp đỡ và thường xuyên trao đổi với những người khác (mẹ; anh em; chú bác cô gì; thậm chí cả phụ huynh của phụ huynh là ông bà)
    Đôi dòng tản mạn ; mong các bạn tiếp tục trao đổi vấn đề này.

Chia sẻ trang này