1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu một mai ai phải xa VN ..xa SG???

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi bediudang, 02/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bediudang

    bediudang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    2.196
    Đã được thích:
    0
    Nếu một mai ai phải xa VN ..xa SG???

    Mảnh đất mình sinh ra và lớn lên co biêt bao nhiêu gắn bó và kỷ niệm..kỷ niệm tuổi thơ ..kỷ niệm tuổi học trò ...kỷ niệm những rung cảm tuổi mới lớn..kỷ niệm bạn bè..Tất cả những góc phố ,con đường đều quen thuộc...nơi những người thân yêu của ta đang sống...nơi ta đang biến ước mơ thành hiện thực ..nơi ta quen sống trong những yêu thương..những nụ cười..nơi ta đã rơi những giọt nước mắt hạnh phúc lẫn khổ đau..nơi ta đặt niềm tin yêu cuộc sống..nơi có những ánh mắt xa xăm vô hồn gửi đến 1 phương trời nào và tự hỏi giờ này anh đang làm gì?...Và rồi ta chợt nghĩ nếu mai này ta phải rời xa nơi đây để đi đến 1 phương trời xa lạ nào đó thì sẽ ra sao nhỉ ...ta sẽ phải bỏ lại quá nhiều điều quen thuộc..ta phải bỏ lại tình thương của gia đình ..ta phải bỏ lại những góc phố ,,những con đường ..bỏ lại những nụ cười thân thương..bỏ lại ánh mắt xa xăm thôi không còn nhìn về 1 nơi vô vọng..bõ lại những giọt nước mắt khổ đau lẫn hạnh phúc..bỏ lại giấc mơ đang biến thành sự thật...bỏ lại tình yêu mà ta đã nặng nợ trót mang ..ko biết ta đánh đổi có nhiều quá ko ??? Nếu 1 mai này phải rời xa nơi đây ..xa SG ..xa HN.. xa 2 miền nam bắc ...ta co thanh thản ko?..Đã có quá nhiều những giấc mơ buồn ..va ta muốn có 1 sự thay đổi ..có lẽ ko hẳn là 1 sự thay đổi tốt nhất nhưng vẫn là 1 sự thay đổi tốt hơn ...ta muốn khép lại cánh cửa đó ở sau lưng ngay bây giờ...rồi sau này có ra sao cũng được .....mãi mãi ..Would you wait for me forever???????????
  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Không kìm được cảm xúc lúc này , nín đi thôi CO ơi, mày đang ở chỗ làm đó....
  3. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Nếu có xa SG, thì cũng không phải là mãi mãi...
  4. bediudang

    bediudang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    2.196
    Đã được thích:
    0
    Có người hỏi mình " Sắp đi đâu hả ? "... mình cũng ko biết nữa..chỉ là 1 câu hỏi ko co câu trả lời mà thôi...cũng có thể 1 ngày nào đó mình phải đi xa SG ..xa Vn thật thì sao?...xa nhưng ko phải là xa mãi mãi.....sao lại ko phải là xa mãi mãi ..nếu những lúc nhớ SG quá..nhớ 1 con đường ..1 quán cafe thân quen ..nhớ 1 bữa cơm gia đình có canh chua cá lóc..nhớ những phút giây tụm năm tụm ba với bạn bè ..mình có chạy về được VN ngay tức khắc ko??????????????
  5. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Xa quê nhớ về Rằm tháng Bảy
    Quê hương còn lắm điều để nhớ!
    Rằm tháng Bảy là một trong những ngày khiến cho những kẻ xa quê nhớ bao nhiêu chuyện về nó.
    Thi sĩ Tế Hanh có câu thơ nghe lẩm cẩm nhưng dễ thương:
    Có những con đường, ta đã đi,
    Thẩn thờ qua lại rất nhiều khi.
    Nhà người yêu mến qua ngang đó,
    Xa vắng nhưng lòng bỗng biệt ly.
    (Có những con đường)
    Ngày rằm tháng Bảy là một trong những trường hợp này.
    Hồi ở quê hương, biết bao nhiêu ngày rằm xảy đến, nhưng nào ai để ý để bây giờ xa cách góc biển chân trời, thì bao nhiêu kỷ niệm dĩ vãng ập về...
    Theo âm lịch, một năm có 12 tháng, tức là có 12 ngày rằm, nhưng chỉ có ba ngày rằm quan trọng có cúng lớn là rằm thượng nguyên (tháng Giêng), rằm trung nguyên (tháng Bảy), rằm hạ nguyên (tháng Muời). [Chữ ?onguyên? trong Nam gọi trại là ?ongươn,? và người dân thường phân biệt rằm ngươn và rằm vía; rằm vía là ngày rằm và là ngày có cúng vía thánh thần].
    Đối với rằm thượng nguyên (hay rằm Nguyên tiêu), ngoại trừ những Phật tử cúng vái, người Việt không có tục mở hội chè chén ăn chơi lớn như người Tàu ngày xưa, nên trong truyện Kiều mới có câu:
    Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu (Thi hào Nguyễn Du khi viết câu này vì vấn đề gieo vận nên đã sai thực tế rất nhiều: Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 âm lịch có tục cấm lửa, ăn đồ lạnh để tưởng nhớ ông Giới Tử Thôi là tết ăn ban ngày, còn Tết Nguyên Tiêu thường tổ chức hội hoa đăng phải xảy về đêm!)
    Rằm hạ nguyên tháng 10 thường chỉ cúng ở chùa nhưng không tổ chức linh đình, trọng thể, phổ biến như rằm trung nguyên tháng Bảy âm lịch. Theo phong tục dân gian ở VN, rằm tháng Bảy trở thành dịp ?oCúng Cháo thí và áo binh? cho các cô hồn đói rét và bố thí cho kẻ nghèo. Bài Rằm Tháng Bảy trong thi tập Bức Tranh Quê của thi sĩ Anh Thơ (1941) đã đưa ký ức chúng ta trở về một bầu không khí ảm đạm đầy huyền bí tôn giáo của ngày này trên vùng quê miền Bắc thời tiền chiến:
    Gió hiu hắt gieo vàng muôn cánh lá,
    Trời âm u mây xám bóng sương chiều,
    Làng xóm ngập nhà nhà trong khói lửa
    Trong chùa điện, hương đèn nghi ngút sáng,
    Tiếng mõ chuông hòa nhịp trống bên đình.
    Lời cầu cúng truyền theo làn gió thoảng
    Quyến cô hồn nương gió lại nghe kinh.
    Ngoài đê rộng bồ đài nghiêng đổ cháo,
    Lễ chúng sinh từng bọn một ăn mày.
    Cùng lẳng lặng như bóng ma buồn não
    Dắt nhau tìm nơi cúng để xin may.
    [​IMG][​IMG]
    Địa ngục, từ sách Outlines of Chinese Symbolism & Art Motives của C.A.S Williams.
  6. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Những Rằm theo Phật giáo
    Phong tục cúng rằm và mồng một (hay tập tục cúng sóc vọng) là do ảnh hưởng của ba nguồn tôn giáo Nho, Lão, Phật dung hợp mà ra.
    Theo truyền thống của Nho giáo và Lão giáo, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày ?oThiên Địa khai thông?, nghĩa là tất cả những chướng ngại giữa ba cõi Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân không còn, nên trời đất sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ cảm thông với lòng thành của con cháu qua lễ vật cúng dường, và quỉ ma ám chướng sẽ không tác hại ai.
    Còn đối với Phật giáo, hai ngày Sóc Vọng là ngày ?oTrường tịnh? hay ngày thanh tịnh nhất nên các hàng tu sĩ thì làm lễ Bồ Tát để tự kiểm điểm mình có giữ giới luật không, còn các phật tử thì làm lễ Sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành. Do đó, phần lớn Phật tử thuần thành có tục ăn chay tối thiểu vào hai ngày này.
    Nếu tra cứu kỹ trong tiểu sử của đời Phật Thích Ca, người ta thấy ngày rằm là một ngày quan trọng đối với Ngài:
    Ngài đản sinh vào ngày rằm tháng Tư là ngày trọng đại nhất. Và qua bốn lần đi du lãm ngoại thành đến vườn Thượng uyển, mỗi lần cách nhau ba tháng, để chứng kiến những cảnh làm động tâm ngài mà xuất gia đều trúng vào ngày rằm: lần 1: vào ngày rẳm tháng 6 thì thấy người già ; lần 2: vào ngày rằm tháng 10, nhìn thấy người bệnh; lần 3: vào ngày rẳm tháng 2, nhìn thấy người chết; lần 4: vào ngày rẳm tháng 6, nhìn thấy một bậc xuất gia.
    Theo lịch trình nghi lễ Phật giáo thì trong 12 ngày Vọng thì có năm ngày rằm quan trọng:
    - Rằm tháng giêng: Lể Cầu phúc, cầu an, hành hương.
    - Rằm tháng hai: Lễ Phật nhập Niết bàn
    - Rằm tháng tư: Lễ Phật Đản
    - Rằm tháng bẩy: Lễ Vu Lan
    - Rằm tháng mười: Lễ Cúng rằm hạ nguyên.

    Khi cúng sóc vọng, bốn lễ phẩm cúng dường chính cho bàn thờ là: hương, đăng, hoa, quả. Về đốt hương, thì tục này du nhập từ Ấn độ vào Trung Hoa vào đời Hán Vũ Đế qua tục thờ tượng vàng của vua Hung Nô. Loại hương dùng gọi là ?ogiáng hương? thì mới mời triệu được thần linh.
    Còn về đèn, thì nền văn minh Ấn có tục thờ lửa nên xem đèn như một nghi thức tối cần, vả lại đèn đuốc là một nhu cầu cho sự cúng dường về đêm. Tục cúng phẩm xôi chè và hoa quả là một nét thăng hoa văn hoá về ẩm thực vì đó là thành phẩm của nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền của dân Việt. Những hồi kinh tụng niệm, những tiếng mõ, tiếng chuông qua hương khói và ánh nến lung linh là những lời mời gọi huyền diệu tìm về nơi Phật Pháp cho một triết lý cứu khổ trong cõi vô thường.
    Một câu hỏi về ngôn ngữ là chữ ?orằm? do đâu mà có? Một câu hỏi lý thú được ngôn ngữ gia Mai Liêu giải đáp là: Rằm là sự biến dạng của ?oLăm? trong ?omười lăm? do sự đắp đổi giữa hai lưu âm L và R và giữ hai thinh ngang (không dấu) và huyền. Trong tiếng Việt, sự chuyển đổi này rất thông thường. Ví dụ: Lỗ/mặt Rỗ; Lép/ thóc Rẹp; Lạch/ Rạch (sông); Rạng/ sáng Lạng; Rọi/ chói Lọi; Lấp/ rào Rấp; Lắm/ rối Rắm
  7. langtu_bacha

    langtu_bacha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Ừ nhỉ,ko ít lần mình tự hỏi như thế rồi lại ko trả lời đc,chí ít cung biết nhất định ko xa mãi mãi.
  8. bediudang

    bediudang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    2.196
    Đã được thích:
    0
    Có những khoảng cách ko thể đo được bằng thời gian ..
  9. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Mình không biết sài gòn có ý nghĩa như thế nào đối với mình, nhưng mình đã từ chối một công việc hay đúng hơn là một chức vụ có vị trí lớn trong xã hội chỉ vì xa sài gòn mặc dù là không xa lắm, rồi một người bạn mình chọn ở lại sg bỏ một công việc kiếm được rất nhiều tiền ở xứ người chỉ vì muốn cùng mình mỗi buổi sáng uống càfe sáng saigon ngắm nhịp sống con người, góc phố saigon. Có lẽ sg là người tình mà mình không thể bao giờ xa. Mình đã có thời gian xa sg nên mình yêu sg nhiều lắm, mà chỉ có xa thì mới yêu sg đến thế ............nhưng thôi đừng thử thách tình yêu mà mình dành cho sg nhé bạn.
    ......Này nhé bạn ..................nếu có thể thì đừng xa sg nhé
  10. camlyruachen

    camlyruachen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Đúng là xúc động thật đấy...hixhix...nhớ nhà wa'' ah

Chia sẻ trang này