1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu một mai ai phải xa VN ..xa SG???

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi bediudang, 02/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. laituan7776

    laituan7776 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Kể cũng đang buồn giá mà có ai cãi nhau một tí cho vui thì tốt quá .
    Được laituan7776 sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 15/08/2006
  2. bediudang

    bediudang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    2.196
    Đã được thích:
    0
    " Hình như biển chẳng bao giờ ngủ..Từ cái đêm anh nói tiếng chia tay ..Giọt nước mắt triệu năm hoá đá ..Đến bây giờ sóng vỗ vẫn còn đau
    Được bediudang sửa chữa / chuyển vào 20:50 ngày 23/08/2006
  3. sao_xet

    sao_xet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    xa sg, xa vn, mình đảm bảo rằng chỉ độ một thời gian thôi - ai đã từng sống và lớn lên ở sg rồi thì hẳn sẽ chỉ có thể ăn thức ăn ở sg - khó có thể nào quên được những vị đắng chua ngọt bùi béo đa dạng thơm tho tập trung từ đủ mọi miền trên đất nước về bán ở sg.... có lắm kẻ đang phải khóc than thở vì thiếu kém món ăn quê nhà,, ngày ngày nuốt nước bọt mà ngồi mạng nhìn các món ăn ... hì
  4. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Hương Vị Miền Nam: Bắp, làm sao quên được...?

    Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và chạnh lòng nhớ thương, luyến tiếc một thời đã qua và đã mất!
    Nên nói miếng ăn, miếng uống của tuổi thơ của mỗi chúng ta ngày xưa không sao quên cho được!
    Như trái bắp, hồi nhỏ ai cũng ưa cũng thích ăn và hồi đó bắp làm bất cứ món gì ăn cũng ngon cả. Trái bắp bà con ngoài Trung, ngoài Bắc coi như lương thực dùng để nấu chung với gạo gọi là ?oăn độn? mà người miền Nam đã nếm mùi sau năm 1975.
    Trái bắp lớn cỡ bắp tay, mọc ở nách thân cây bắp, có nhiều hột kết quanh cái lõi gọi là cùi bắp. Trái bắp được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ bẹ màu xanh, đầu trái bắp có chùm sợi tua nho nhỏ giống như râu gọi là râu bắp mà trẻ nhỏ ở quê hay lấy quấn giấy nhựt trình chơi trò hút thuốc hoặc dùng làm râu giả chơi trò hát bội.
    Nhớ lại, ở quê lúc trời vừa bắt đầu mưa vài đám đầu mùa, độ Tháng Ba, bà tôi biểu người nhà dọn đất cho bà ?obỏ hột bắp?. Cây bắp rất mau lớn, lụi hụi mới thấy đó đã thấy bắp bắt đầu trổ cờ coi rất ngộ:
    Bắp non xao xác trổ cờ,
    Người thương đứng đó giả lơ không chào.
    Ngó lên đám bắp trổ cờ,
    Ðám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
    (Ca dao)
    Bắp nướng hồi nhỏ trẻ con mê lắm. Kể từ khi bắp trổ cờ và có trái, chị em tôi siêng năng thăm nom mỗi ngày. Bấm thử trái bắp từ khi hột bắp còn sữa, tới khi thấy vừa mới hơi cưng cứng hột, lén bẻ mấy trái đem đi nướng. Nói nướng chớ thật ra là đốt. Ðể trái bắp nguyên vỏ, bỏ vào bếp chất rơm đốt lửa cháy có ngọn cao gần bằng đầu!
    Lửa cháy rơm, cháy tới vỏ bắp, nám đen trái bắp, nghe mùi thơm thơm, khen khét mà sao hấp dẫn lạ kỳ. Khều trái bắp ra khỏi đống tro, dùng rơm quét cho sạch tro, sạch khét, vừa cạp vừa thổi cho khỏi phỏng miệng! Có trái phải nướng đi nướng lại mấy lần mới chịu chín, vì sợ ăn đau bụng.
    Bắp của bà tôi nướng cũng lửa rơm nhưng vàng rực mà không khét. Bà cẩn thận lấy chiếc đũa tre lụi vào cùi bắp làm cán cho chị em tôi ăn không bị nóng. Bắp nướng trét chút mỡ hành, lúc còn nóng, cạp từng hột, nhai từ từ, cái ngọt của bắp nếp đầu mùa hòa với cái béo của mỡ hành...
    Và ăn như vậy mới đúng là ăn bắp nướng.
    Ở chợ quê hồi xưa không thấy ai bán bắp nướng vì nhà ai cũng có, sau này lên Sài Gòn vào trong khu bình dân, xóm lao động chỗ nào cũng thấy bày bán bắp nướng. Không phải chỉ có trẻ con mà mấy bà mấy cô cũng ưa, trưa hay ra ngồi rồi quây quần bên bếp lửa vừa chờ trái bắp của mình vừa nói chuyện cười rôm rả.

Chia sẻ trang này