1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu tồn tại "Cõi âm" vậy tổ chức của thế giới ấy như thế nào?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi taiquai, 23/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ruacon123

    ruacon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    103
    Câu hỏi của bạn theo mình chưa rõ ràng. Cái gì bắt đầu? Đối tượng "thế giới" bạn muốn nói tới là cái gì, bao gồm những gì? Và trước sự bắt đầu đó thì tình hình là thế nào, giả sử có một cái mốc của sự bắt đầu đó, thì trước khi đó có gì đang diễn ra ?
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ là fan phim KD Mỹ, các phim này đều có khía cạnh tâm lý của nó. Theo quan điểm chung của họ thì cõi âm chính là thế giới lấp lửng, tồn tại giữa những thế giới (vũ trụ) song song. Con người khi chết, siêu thoát thì sẽ sang thế giới (vũ trụ) khác, nhưng vì những lý do nào đó linh hồn họ chưa siêu thoát được, vẫn còn vướng víu lại với thế giới này...Phim mình mới xem trên HBO : the unborn, cứ đón xem thử...
  3. auduongyhue

    auduongyhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    ngoài sáu ngã luân hồi, mà chỉ với động vật thôi, đã không đếm xuể sinh linh; còn có đời sống khác trong những tầng không gian khác trong vũ trụ nữa. đó là câu trả lời về số lượng cho bạn
    bonus: loài người hiện nay được cho là loài người thứ 5, loài người thứ 4 là người atlan của lục địa atlantic, loài người của những thời kỳ đầu là giống người khổng lồ.
    P/s: mong bạn muốn hiểu cái gì thì trước mắt phải tìm cái đã, tìm không thấy mới hỏi, hỏi không được, đừng lấy lời kẻ cả mà quát người ta như vậy; trên mạng ảo, thì sự hiện diện chỉ có cái nick và nội dung từ nick mà thôi - người ta đánh giá dựa vào tiêu chí đó - đã vào mạng, thì phải biết chấp nhận quy luật của nó - bạn khoe tuổi đời hay trình độ của mình chẳng nói lên được điều gì cả. không hề có 1 điểm nào lợi cho ban đâu.
    đối nhân xử thế còn chưa đạt được, thì đừng nghĩ đến những vấn đề của tâm linh. đấy là tôi có lời chân thành với bạn
    chào bạn.
  4. auduongyhue

    auduongyhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    câu trả lời nằm trong cuốn chúng ta thoát thai từ đâu - Ernst Muldashev
  5. auduongyhue

    auduongyhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    1 đoạn search được:
    http://my.opera.com/sanyasins/blog/chung-ta-thoat-thai-tu-dau-phan-1
    Erono Mundasep là Tiến sĩ y học, Giáo sư, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình liên bang thuộc Bộ Y tế Nga, Thầy thuốc Công huân, nhà phẩu thuật thượng hạng, nhà tư vấn danh dự thuộc Đại học Luinsvin của Mỹ, Viện sĩ Viện hàn lâm Nhãn khoa của Mỹ, bằng bác sĩ nhãn khoa của Mehico, kiện tướng du lịch thể thao.
    Erono MundasepErono Mundasep được coi là nhà bác học lớn trên trường quốc tế. Ông là người khai sáng phương hướng mới trong y học: phẩu thuật tái sinh hay phẫu thuật cấy ghép mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Những năm gần đây, ông bắt tay nghiên cứu các cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng loạt bộ phận cơ thể người.
    Erono Mundasep đã nghiên cứu 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học alloplant, đã có trên 300 công trình khoa học được đăng tải, đã nhận 36 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới. Ông đã đi thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước. Hàng năm, ông thực hiện khoảng 600-800 ca phẫu thuật phức tạp nhất.
    Bản thân nhà bác học cho đến nay vẫn thú nhận rằng, ông chưa hiểu thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học ?oalloplant? được chế tạo từ mô người chết, mang trong nó những cơ cấu tự nhiên cao sâu trong việc sáng tạo cơ thể con người. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như vật lý, sinh học phân tử v.v? mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần, cũng như những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và Vũ trụ.
    PHẦN 1 - LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT
    Lịch sử loài người được phác hoạ sau đây có cơ sở từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sách Kinh, dẫn liệu của các Bậc được bí truyền, thông tin từ các latma và đạo sư?
    Điều đáng chú ý trước tiên là con người đã xuất hiện nhờ sự cô đặc phần ?ohồn? dần dần. Cho đến nay, trên Trái đất đã tồn tại 5 chủng tộc (chúng ta thuộc chủng tộc thứ Năm), chủng tộc sau xuất hiện trong lòng chủng tộc trước và dần dần thay thế nhau.
    Vũ trụ và sự phát sinh con người
    Người cổ xưa cho rằng, vật chất phát sinh từ ?okhoảng không?. Nhà vật lý thiên tài Nga G. Sipop, người đã lập được phương trình mô tả vật lý Chân không (Tuyệt đối) mà bản thân Einstein không làm được, cũng đã ủng hộ ý tưởng như vậy. Mundasep và một số bạn ông cũng có đồng quan điểm này.
    Cái Tuyệt đối không đơn thuần là hư không (không có gì), đó là khoảng không chứa Cái gì đó(1). Trước mắt khoa học chưa biết Cái gì đó. Theo G. Sipop, các nguyên tử và phản nguyên tử phát sinh từ Tuyệt đối. Chúng sinh ra, đụng độ nhau và tiêu huỷ nhau. Nhưng có một lần cách đây nhiều tỷ năm, các nguyên tử và phản nguyên tử sau khi được tạo thành trong không gian đã tản đi ngay, nên mỗi thứ vẫn tồn tại. Vật chất đã phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.
    Vào thời gian đầu, tồn tại các trường xoắn siêu cao tần và các trường phản xoắn triệt tiêu lẫn nhau. Chúng cũng phát sinh từ Tuyệt đối. Nhưng đã xuất hiện một thời điểm, mà sau khi các trường xoắn và phàn xoắn được hình thành thì chúng đã tản đi mỗi thứ một nơi. Phần trường xoắn siêu cao tần đó tạo thành ?othế giới vi tế? (thế giới phi vật lý hay thế giới tâm linh - BT).
    Theo giả thuyết của G. Sipop, giữa các trường xoắn của thế giới vi tế và ý thức có mối liên hệ trực tiếp bởi các trường xoắn là những chất chứa dusa và dukhơ(2). Như vậy, từ Tuyệt đối đã phát sinh ra hai thế giới: thế giới vi tế và thế giới vật thể.
    Thế giới vật thể phức tạp dần. Đã xuất hiện các sao, hành tinh, các hệ thiên hà v.v? Thế giới vi tế bao gồm các trường xoắn (vật chất siêu mịn và tinh tế) cũng phức tạp dần. Dần dần trong quá trình tiến hoá, trong thế giới vi tế đã xuất hiện các dukhơ là những khối năng lượng tinh tế kết đông dưới dạng các trường xoắn có khả năng bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Những mối liên hệ thông tin đã được tạo ra giữa các dukhơ và dần dần đã tạo ra Không gian thông tin toàn thể. Có thể đây chính là Trung tâm điều hành sự sống, Cõi kia hay Chúa Trời như các tôn giáo đã nói tới.
    Trong khi ở thế giới vi tế diễn ra quá trình hoàn thiện, giữ gìn và truyền tải thông tin thì tại thế giới vật thể tồn tại song song vẫn vô sinh và chưa có bản sắc. Thân thể người trong thế giới vật thể có thể đã được tạo ra bằng cách cô đặc phần dukhơ dần dần. Hình thái sự sống trong thế giới vi tế phải được hoàn thiện đến một mức nào đó mới có thể dùng năng lượng của thế giới đó tạo ra bộ gen và thân thể người. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa nói rằng: ?~Con người là tiểu vũ trụ?.
    Cùng với sự tạo ra con người, các dạng sự sống đơn giản hơn cũng được sinh ra ở thế giới vật thể: con vật, côn trùng, cây cỏ? Nguyên lý tạo thế giới thực vật và thế giới động vật vẫn như vậy - bằng cách cô đặc dần dần các dạng trường xoắn đơn giản hơn của thế giới vi tế.
    Các giai đoạn phát triển loài người
    Có thể phân chia sự phát triển nhân loại thành mấy giai đoạn sau đây: giai đoạn người giống thiên thần và ma, giai đoạn người Lemuri, giai đoạn người Atlan và giai đoạn người văn minh chúng ta.
    Giai đoạn người giống thiên thần và ma - Nhiều triệu năm về trước, trên Trái đất xuất hiện những sinh vật tựa thiên thần, cao tới 60 mét và hơn thế. Những người đó ở dạng năng lượng nên có thể đi xuyên vật cản đặc. Có nhiều thứ sống trong thiên nhiên cũng chưa đặc: cây cối, con vật v.v? Tuy vậy, những người chưa đặc cũng có bộ gen cho phép tái tạo dòng giống tựa như họ nhờ cách đâm chồi và phân chia.
    Những người tựa thiên thần khi sống phải tuân thủ quy luật của thế giới vi tế và liên hệ trực tiếp với Cõi kia. Họ khó có thể thay đổi và thực hiện được điều gì trong thế giới vật thể đông đặc hơn họ nhiều. Vì vậy, tiến trình hoàn thiện dukhơ có quan hệ trực tiếp với sự năng động của con người, nó cũng đã diễn ra từ từ.
    Có thể gọi giai đoạn người giống thiên thần là thời kỳ hài nhi của nhân loại. Mặc dù Cõi kia và dukhơ đã hỗ trợ những người xuất hiện trên Trái đất, nhưng thực tế đã không nhận được gì thay thế.
    Trong quá trình tiến hoá, thân thể người được cô đặc dần, nhỏ đi về kích thước và con người từ chỗ giống thiên thần (chủng tộc thứ Nhất) đã chuyển thành người giống ma (chủng tộc thứ Hai). Người giống ma có một mắt nhìn thấy trong thế giới vi tế, họ cũng sinh sôi bằng cách đâm chồi và phân chia, có thể đi xuyên vật cản đông đặc, nhưng đã có thể làm một số việc trong thế giới vật thể chỉ nhờ năng lượng của thế giới tế vi như tác động lên lực hấp dẫn để di chuyển vật nặng. Người giống ma bắt đầu hoạt động tích cực trong thế giới vật thể, nó đã đem lại những kết quả đầu tiên đối với việc hoàn thiện dukhơ ở Cõi kia. Từ thời kỳ hài nhi, loài người chuyển sang thời kỳ ấu thơ.
    Giai đoạn người Lemuri - Việc cô đặc dần dần thân thể người giống ma đến một mức nào đó đã làm xuất hiện người Lemuri (chủng tộc thứ Ba). Người Lemuri sơ kỳ cao gần 20 mét, có hai mặt, 3 mắt và bốn tay. Hai tay phía trước phục vụ hai con mắt trong thế giới vật thể, còn hai tay phía sau phục vụ con mắt trong thế giới vi tế. Người Lemuri không còn khả năng đi xuyên qua vật cản đông đặc, nhưng nhờ có bốn tay nên đã làm được nhiều việc trong thế giới vật thể. Họ có thể không những sử dụng có hiệu quả năng lượng của thế giới vi tế (tác động lên lực hấp dẫn, tác động lên loài vật?), mà cả năng lượng của thế giới vật thể (sử dụng cơ bắp, lửa, nước?). Bộ gen của họ đã hoàn thiện tới mức là đã có sự phân chia giới (nam và nữ) để có thể sinh con cái.
    Quá trình cô đặc thân thể vẫn được tiếp diễn, tầm vóc người Lemuri trung kỳ (Lemuri - Atlan) nhỏ dần, cao chỉ còn 10 mét. Con mắt thứ ba ở phía sau tụt vào khoang sọ, nhưng vẫn giữ các chức năng là cơ quan điều chỉnh sang sóng của Cõi kia. Hai tay phía sau phục vụ con mắt thứ ba biến mất.
    Người Lemuri hậu kỳ sống nửa dưới nước, có những cái mang nhỏ giúp họ hít thở dưới nước. Họ xây dựng các đô thị to lớn, có trình độ kỹ thuật cao (thiết bị bay, chinh phục vũ trụ?), có nền khoa học phát triển, biết cách sử dụng nội năng để chữa bệnh. Tuổi thọ của họ vào khoảng 1000 - 2000 hoặc nhiều hơn.
    Người Lemuri hậu kỳ biết sử dụng toàn diện năng lượng của thế giới vật thể, nhưng công nghệ của họ dựa chủ yếu vào sự hiểu biết quy luật của thế giới vi tế. Người nào cũng có quan hệ với Cõi kia, thu nhận kiến thức từ đó, còn sự hoạt động của họ có tác dụng bổ sung tri thức cho Cõi kia. Họ có khả năng ngồi thiền và nhập định dễ dàng. Những người Lemuri ưu tú nhất biết cách phi vật chất hoá và vật chất hoá (giảm hoặc tăng cô đặc vật chất). Họ thông thạo thuật khinh thân (bay nhanh trong không trung). Thậm chí, họ có thể phi vật chát hoá và vật chất hoá cả máy bay hay những thiết bị khác.
    Cõi kia có thể tự hào về đứa con của mình đã sinh ra - con người ở thời kỳ văn minh. Những người Lemuri không chỉ chinh phục được thế giới vật thể và củng cố hình thái của sự sống vật thể, họ còn bằng các hoạt động nghiên cứu và việc thiện của mình đã làm phong phú trường xoắn của Không gian thông tin toàn thể (Cõi kia hay Chúa Trời), bổ sung thông tin mới cho nó. Họ đã đạt được mục tiêu là tạo dựng cuộc sống ở mức cao trong thế giới vật thể, thúc đẩy quá trình hoàn thiện và phát triển sự sống nơi thế giới vi tế.
    Trong lịch sử nhân loại, giai đoạn người Lemuri kéo dài và tiến bộ hơn cả. Khi đó cái Thiện và Tri thức được tôn vinh trong nhiều triệu năm đã đem đến sự tiến bộ mà vĩ lẽ đó mà Cõi kia đã tạo dựng nên loài người.
    Tuy nhiên, trong lòng nền văn minh Lemuri phát triển cao đã diễn ra quá trình thay thế tri thức bởi nạn sùng bái quyền lực. Kiến thức bị sử dụng vào việc giành giật quyền lực, sự tôn sùng cái Thiện dần bị phá vỡ và cái Ác xuát hiện.
    Bắt đầu sản xuất vũ khí, người Lemuri chia thành các nhóm đe doạ thù địch nhau. Bầu âm khí xuất hiện trên mặt đất. Không gian thông tin toàn thể được tiếp nhận ở người Lemuri không những về kiến thức và năng lượng tâm thần tích cực, mà cả tâm năng tiêu cực(3), gây tác động huỷ hoại lên trường xoắn của Cõi kia. ?oKho tư liệu? về sự sống trên Trái đất đã được thiết lập trong suốt thời kỳ tiến hoá của con người và tập trung trong các trường xoắn của Cõi kia đã bị huỷ hoại.
    Tại sao người Lemuri từ chỗ đề cao tri thức lại chuyển sang tôn sùng quyền lực? Khó cắt nghĩa vì sao lại xảy ra như vậy. Có thể người Lemuri đã phạm phải một tội tầy đình - họ tự cho mình là cao siêu nhất trong Vũ trụ mà quên mất chính Cõi kia đã sinh ra họ. Điều rõ ràng là, trong số những người Lemuri chỉ có thể có một ?oChúa? (người cầm đầu), cho nên họ phải tiến hành chiến tranh để giành ngôi thứ.
    Những người Lemuri phát triển nhất (những người có kinh nghiệm phi vật chất hoá, vật chất hoá và di chuyển trong không gian) đã hiểu rằng, Chúa Trời không để tâm năng tiêu cực tác động huỷ hoại kéo dài, có thể dẫn đến xoá bỏ ?okho tư liệu? về sự sống trên Trái đất trong các trường xoắn của Cõi kia. Họ cũng đã hiểu rằng, cả thể giới vật thể lẫn thế giới vi tế có cùng một khởi nguồn là Tuyệt đối, rằng thế giới vi tế tiến bộ trước thế giới vật thể và vì vậy, có thể có ảnh hưởng lên Tuyệt đối, mà kết quả là các khách thể vũ trụ (hành tinh, thiên thạch?) sẽ thay đổi và tiếp theo là thảm hoạ toàn cầu.
    Nhiều người Lemuri hiểu là tất yếu sẽ có thảm hoạ, nên đã bỏ đi vào hang động, nhập định và tổ chức Quỹ gen nhân loại (phòng khi loài người bên ngoài bị huỷ diệt toàn bộ). Những người Lemuri phát triển nhất đã sử dụng khả năng phi vật chất hoá và vật chất hoá để chuyển xuống dưới lòng Trái đất. Họ mang theo các máy móc thiết bị, lập nên Sambala và Agatchi để bảo toàn và phát triển công nghệ văn minh Lemuri, gìn giữ Quỹ gen nhân loại.
    Rồi thảm hoạ toàn cầu đã xảy ra. Nền văn minh của người Lemuri trên mặt đất đã bị tiêu vong. Cái giá của sự đề cao quyền lực, thay vì tri thức, đã dẫn đến hậu quả thê thảm như vậy. Đấng Trí Tôn không thể để ?okho tư liệu? về sự sống trên Trái đất trong các trường xoắn của Cõi kia bị phá huỷ hoàn toàn. Và chỉ Sambala và Agachi còn lại, những cái đó như một biểu tượng của nền văn minh Lemuri hùng vĩ và tiếp tục bổ sung kiến thức cho Cõi kia.
    Nhưng trước khi xảy ra thảm hoạ rất lâu, trong xã hội Lemuri đã bắt đầu sinh ra những người tầm vóc nhỏ hơn và có diện mạo khác thường. Họ cao khoảng 3-5 mét. Số lượng những người như vậy ngày càng gia tăng. Đó là đại diện đầu tiên của chủng tộc tiếp theo trên Trái đất - người Atlan. Một bộ phận người này đã sống sót sau thảm hoạ Lemuri và còn lại như những bộ lạc người thiểu số.
    Giai đoạn người Atlan - Người Atlan thời kỳ văn minh Lemuri về mọi mặt đều dựa vào kinh nghiệm và công nghệ của bậc đàn anh là người Lemuri - được coi là các Thiên tử.
    Nhưng sau khi nền văn minh Lemuri bị tiêu vong, người Atlan đã rơi vào hoàn cảnh nguy kịch - điều kiện sống trên Trái đất đã thay đổi, còn bậc đàn anh Lemuri lại không còn nữa. Trong số những người Atlan sống sót sau thảm hoạ, chỉ một số người tiếp tục tồn tại kiểu tự nhiên bán khai. Cũng như người Lemuri, người Atlan có ?ocon mắt thứ ba? phát triển. Nhờ vậy, họ có thể tự điều chỉnh sang sóng của Không gian thông tin toàn thể và thu nhận từ đó kiến thức của người Lemuri. Nhưng kiến thức của người Lemuri ẩn chứa trong trường xoắn của Cõi kia không lộ ngay cho người Atlan biết. Bởi vậy, giai đoạn đời sống bán khai của người Atlan kéo dài rất lâu.
    Lý do mà người Atlan chưa thể sử dụng ngay được tri thức của người Lemuri có thể như sau:
    - Bộ nào người Atlan kém phát triển hơn người Lemuri. Cho nên khi tiếp cận với Trường kiến thức toàn thể cũng không hiểu được gì. Quá trình tiến hoá lâu dài đã tạo cho họ thói quen dựa dẫm nhiều vào bậc đàn anh Lemuri, không cho họ khả năng tự phân tích kiến thức và áp dụng vào đời sống để tiến bộ.
    - Đấng Trí Tôn đã cắt mối liên hệ của người Atlan khỏi Không gian thông tin toàn thể (Cõi kia), tức là đưa ra nguyên tắc ?oSoHm? (hãy tự thể hiện mình). Có nhiều khả năng nguyên tắc ?oSoHm? đã có từ thời văn minh Lemuri khi tồn tại nhiều cuộc xung đột và quyền lực được đề cao.
  6. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906

     
    Đọc bài của bạn thấy nó hao hao giống kinh dịch, từ hỗn độn sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hoá thành 256 quẻ.
     

    được chitto sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 05/04/2010
  7. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    655
    Đã được thích:
    0
    Hic, Tây thì nó dùng đủ cách từ ghi âm, quay phim, chụp ảnh để cố chứng minh có sự liên lạc hiện hữu, bọn đấy thật ngu ngốc, nhỉ.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Electronic_Voice_Phenomenon
  8. map1

    map1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Một con ******** trẻ (bị xe ô tô kẹp) vừa nhập vào bạn này. Ai có lòng từ bi thì giúp con chó ấy siêu độ đi.
  9. ruacon123

    ruacon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    103
    Những giả thiết về những nền văn minh có trước nền văn minh hiện tại của chúng ta quả thực rất lý thú. Nếu liên hệ với topic "Tinh thần và vật chất có cùng nguồn gốc, chúng chỉ là 1" của bác garanngon, thì có thể hiểu là con người ở nền văn minh đầu tiên (mà có khả năng đi xuyên tường đó) là ở dạng tinh thần, tức là dạng fân tán của năng lượng (có lẽ vì thế mà có kích thước rất lớn chăng?) . Mỗi cả thể là 1 tập hợp có tổ chức rất chặt chẽ của "các đơn vị sóng", và sự đi xuyên tường của "họ" cũng có thể hiểu như cái cách mà sóng âm thanh truyền qua vật cứng.
    Dưới đây cũng là 1 bài viết mình search đc mà vấn đề nó đề cập tới theo mình có liên quan đến topic này cũng như topic "Tinh thần vật chất có cùng nguồn gốc"
    http://www.ue-global.com/archive/index.php?t-948.html
    (bài này có lẽ những người quan tâm đến vấn đề này có khi cũng đọc qua rồi)
    Sự hội tụ giữa khoa học và tâm linh
    Những khám phá gần đây của nền vật lý hiện đại cho thấy một số quan niệm của Phật giáo sơ thủy hãy còn ở mức đơn giản cần phải được xem xét lại. Mặt khác, chỗ bế tắc của khoa học ngày nay là cái chấp vào sự phân biệt chủ thể và khách thể, là ý niệm về một thực tại khách quan ở ngoài ta, và một cái tôi chủ thể riêng rẽ độc lập với ngoại giới. Phật giáo, trong khi đó, từ ngàn xưa đã đưa ra " mô hình chặt chẽ " để có thể nhìn thấu suốt tới cái chân bản thể của thế giới và con người. Phật giáo và khoa học giờ đây có thể ngồi lại với nhau với hy vọng góp sức vào việc mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
    Albert Einstein (1879-1955) là người triển khai thuyết Tương đối cách đây đúng một thế kỷ. Vào thời kỳ đó, người ta cho rằng nền vật lý đã phát triển hết mức rồi, và những khám phá sau này chỉ thêm được những con số thập phân nằm sau dấu phẩy mà thôi. Nhưng với thuyết Tương đối và lý thuyết cơ học lượng tử của Einstein đã đóng góp rất nhiều cho nền vật lý hiện đại ngày nay. Suốt một trăm năm qua, hai nền vật lý tương đối và lượng tử được phát triển cao độ với những lý thuyết mới cũng như các phương pháp thực nghiệm mới. Giúp người ta có thể nghiên cứu từ lĩnh vực vô cùng nhỏ của nguyên tử và hạ nguyên tử đến mức độ vô cùng lớn của các thiên hà cách ta hàng tỉ năm ánh sáng. Trong quá trình khảo sát những đơn vị nhỏ nhất của vật chất, nền vật lý lượng tử phát hiện rất nhiều "nghịch lý". Những nghịch lý đó nêu lên những câu hỏi quan trọng về triết học, về nhận thức luận, về bản thể học...
    Trong thời điểm hiện nay, theo thuyết lượng tử, vật chất có những đặc tính "nghịch lý" sau đây:
    ?? Nghịch lý 1/. Các đơn vị vật chất (thí dụ electron) có những đặc tính khác nhau. Khi thì nó xuất hiện như hạt (dạng hữu hình), khi thì như sóng (dạng vô hình), tùy theo điều kiện xung quanh và tùy theo các phương tiện quan sát và dò tìm chúng (tức là tùy thuộc vào nhân duyên). Đặc tính này được xem là một nghịch lý vì sóng và hạt là hai dạng tồn tại của vật chất hoàn toàn khác nhau, loại bỏ lẫn nhau. Thế nhưng hai dạng tồn tại đó của vật chất được kết quả thực nghiệm thừa nhận một cách thuyết phục, do đó người ta vẫn chấp nhận chúng như hai dạng tồn tại song song, thậm chí thiết lập mối quan hệ về toán học giữa hai bên một cách dễ dàng (phương trình sóng hạt của Schrödinger).
    ?? Nghịch lý 2/. Vì nguyên lý bất định (do Heisenberg tìm ra) nên ta không thể nào biết được một electron có chức năng gì và nó đang ở đâu, một electron có thể có mặt ở nhiều nơi cùng một lúc, cách hiểu này hoàn toàn mới lạ so với vật lý học cổ điển, vốn cho rằng mọi vật đều có tính cách chỉ định. Trong kinh Hoa Nghiêm có lần Đức Thế Tôn có mặt một lần ở cả ba cõi: Ngài đến thăm cõi trời Dạ Ma, đồng thời cũng có mặt ở cõi Ta Bà và cõi trời Đao Lợi nữa. Trong thời hiện đại ngày nay thì có nữ thiền sư Dipa Ma (1921-1989) người Ấn Độ có thể cùng một lúc phân thân ra ở hai nơi. Cuộc đời bà được ghi lại trong sách "Knee Deep In Grace" (sưu khảo của Amy Schmidt, bản dịch Việt ngữ là "Ngập Sâu Trong Ân Sủng" ).
    ?? Nghịch lý 3/. Trong một số trường hợp, hai đơn vị vật chất (Thí dụ hai electron trước đó thuộc về một nguyên tử nay đã bị cách ly) có một mối liên hệ liên thông. Hai đơn vị đó "biết" đến tình trạng của nhau một cách tức thời, dù chúng bị cách ly với khoảng cách xa bất kỳ. Đặc tính thứ ba của vật chất này mới nghe qua không có gì to tát lắm, nhưng thực ra nó dẫn ta tới nghịch lý quan trọng nhất từ xưa tới nay. Đó là, vì tính chất "liên thông" này, đã thật sự phủ định quan niệm: có một thế giới khách quan tồn tại độc lập ở bên ngoài ý thức con người. Nhưng trước hết ta cần giải thích do đâu mà có đặc tính thứ ba nói ở trên. Năm 1935, Einstein và cộng sự đề nghị một phép thí nghiệm, thí nghiệm nổi tiếng này được mệnh danh là nghịch lý EPR (chữ viết tắt tên của ba tác giả của nó: Albert Einstein, Boris Podolsky, và Nathan Rosen). Ở đây ta chỉ trình bày EPR một cách hết sức đơn giản. Trong nghịch lý này, Einstein cho cách ly hai đơn vị vật chất A và B ( Thí dụ hai electron ), chúng vốn nằm trong một thể thống nhất (Thí dụ nằm trong một nguyên tử) và do đó chúng sẽ có sẵn một mối liên hệ với nhau ( Thí dụ tổng số spin của chúng bằng không). Nay ta cách ly chúng hàng vạn dặm, không để cho chúng có thể tương tác lẫn nhau. Khi đo một trị số spin của A thì B lập tức có một trị số, để tổng số của chúng bằng không. Điều đó có nghĩa hai hạt A và B có mối liên hệ liên thông dù cách xa hàng vạn dặm, tuy bị tách rời hai hạt này hành xử như là một khối thống nhất. Dường như có một sự tương tác đáng kinh ngạc và sâu sắc ở nơi linh hồn của vật lý. Người ta ngờ rằng thế giới hiện lên trước mắt ta sở dĩ có tính chất riêng tư là vì hành động đo lường (nhận thức) của chính chúng ta. Thế thì phải chăng thế giới mà chúng ta đang thấy vì ta đo lường nó (hay nói chung vì ta nhận thức nó) mà nó "có"? Phải chăng nó không hề tồn tại độc lập? Thế nhưng đi xa hơn nữa, người ta phải thấy "ý thức thông thường" của con người là một loại "ý thức" bị qui định trong tầm nhìn vật lý cổ điển, bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, không tương thích với tính chất lượng tử của nền vật lý mới. Nhà vật lý Nick Herbert viết như sau: "Nguồn gốc của mọi nghịch lý lượng tử hình như xuất phát từ thực tế là, sự nhận thức mang tính chất cổ điển của con người, tạo ra một thế giới gồm những thực thể riêng biệt trong khi đó thế giới lượng tử thì hoàn toàn không phải như thế".
    David Bohm (1917-1992), nhà vật lý lý thuyết, giáo sư tại Đại học London, đã đưa ra một thí nghiệm làm cho tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng đó là: Ảnh toàn ký (Holo-Gram). Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser khác. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa ( ảnh toàn ký ) sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh toàn ký chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều.
    Điều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, thì hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu. Như vậy Bohm kết luận thế giới hiện ra trước mắt ta như chỉ là một phần của ảnh toàn ký của một thực tại sâu kín, tuy là một phần nhưng nó vẫn chứa đầy đủ những tính chất, thông tin của thực tại đó. Và ông cũng giải thích được câu nói: "Trên đầu một cọng cỏ chứa tam thiên đại thiên thế giới" (tư tưởng Hoa Nghiêm).
    Theo Bohm vũ trụ, thế giới vật chất mà ta đang thấy xung quanh mình, là dạng hình được khai triển từ một thực tại sâu kín hơn. Thực tại sâu kín này là một cái toàn thể bất khả phân, không thể định nghĩa, không thể đo lường. Trong thực tại này mọi sự đều có liên kết chặt chẽ với nhau. Thực tại này không nằm yên mà luôn luôn vận động nên được mệnh danh là "sự vận động toàn thể" (Holo-Movement) và nó là nguồn gốc, là cơ sở của mọi dạng xuất hiện của vật chất và tâm thức.
    Hãy nêu lên vài ẩn dụ để tới với cách nhìn này: Trong cơ thể sinh vật, mỗi một tế bào nhỏ nhất cũng chứa DNA, thông tin của toàn bộ cơ thể đó. DNA cũng là một hình ảnh dễ hiểu của quan niệm "một trong tất cả, tất cả trong một". Thí dụ giản đơn và có tính cơ giới hơn là một thanh nam châm với hai cực nam bắc. Nếu ta cắt thanh nam châm đó làm hai thì lập tức chỗ cắt sẽ sinh ra hai cực nam bắc. Nếu tiếp tục cắt thì ta sẽ có tiếp những thanh nam châm nhỏ hơn nữa. Do đó ta có thể nói mỗi điểm trong thanh nam châm đã chứa "ẩn tàng" hai cực nam bắc. Có cắt thì hai cực đó mới hiện ra, không cắt thì chúng nằm trong dạng "nội tại".
    (còn nữa)
    Sưu tầm
  10. ruacon123

    ruacon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    103
    Sự hội tụ giữa khoa học và tâm linh (tiếp theo)
    Khi thuyết của Bohm xem thế giới hiện tượng chỉ là sự trình hiện của một thực tại sâu kín hơn - khi đó, Bohm đã làm một bước nhảy vọt về nhận thức. Hệ tư tưởng xem "các vật ở ngoài nhau" có từ thời Hy Lạp cổ đại, đó là đặc trưng của nền vật lý cổ điển. Ngược lại, theo Bohm, thực tại là một thể thống nhất đang vận động, không thể phân chia, không thể đo lường mà một số dạng xuất hiện của nó hiện ra với ta như những đơn vị tách lìa nhau và có tính chất ổn định tương đối. Những đơn vị vật chất, chỉ là một cái tên tạm đặt cho một khía cạnh xuất hiện của thực tại đó. Vật chất chỉ là một số dạng được "dẫn xuất" từ thực tại đó. Các qui luật vật lý đều là những lý thuyết áp dụng cho một số hiện tượng xuất phát từ sự vận động toàn thể đó.
    Thuyết của Bohm không thể không làm ta liên tưởng đến triết học Phật giáo. Quan niệm "tất cả trong một, một trong tất cả" chính là tư tưởng Hoa Nghiêm. Chủ trương "thực tại xuất hiện như một cảnh tượng khi bị quan sát" đã được Kinh Lăng Nghiêm nói đến. "Sự sống, ý thức lẫn vật chất đều lưu xuất từ một thể" chính là quan niệm Duy thức trong Phật giáo Đại thừa.
    Kinh Lăng Nghiêm nói về một thể uyên nguyên, được tạm gọi là "Chân tâm". Tính chất của "Chân tâm" là phi hình tướng, phi tính chất, không thể nghĩ bàn. Chân tâm có hai "công năng" như sau: lặng lẽ chiếu soi và có tự chiếu soi mình. "Chiếu soi" có thể được hiểu như "nhận thức" trong ngôn ngữ hiện đại.
    Xuất phát từ một Chân tâm thuần túy "lặng lẽ chiếu soi" đó, bỗng một "vọng tâm" nổi lên, đó là lúc Chân tâm quay qua "tự nhận thức chính mình" và thấy có một thể bị nhận thức và một thể nhận thức. Theo ngôn ngữ hiện đại thì với "vọng tâm", xuất hiện một lúc hai thể tính: người quan sát và vật bị quan sát. "Vọng tâm" được Kinh Lăng Nghiêm so sánh với cơn buồn ngủ. Khi ngủ mê, thì hiện ra giấc mộng, trong đó có người có ta, có cảnh vật, có diễn biến, có không gian và có thời gian. Nếu tỉnh dậy thì tất cả cảnh vật trong mơ cũng không còn. "Nếu vọng tâm sinh khởi thì các pháp đều sinh khởi, vọng tâm diệt đi thì các pháp đều diệt". Khuynh hướng của chúng ta là rất thích chia chẻ thế giới được cảm nhận thành ra những vật thể riêng lẻ và nhận chính mình là một cá thể cô lập, khuynh hướng đó được xem là một vọng tưởng xuất phát từ một tâm thức hay phân biệt đánh giá. Phật giáo xem khuynh hướng đó là vô minh, đó là một dạng của vọng tâm, cần vượt bỏ.
    Đối với Phật giáo, thế giới hiện tượng trước mắt là một huyễn cảnh như "hoa hiện trong hư không". Thế giới đó trình hiện cho một quan sát viên nhất định, mỗi quan sát viên có một thế giới. Thế nhưng như ta đã nói ở trên, quan sát viên lẫn thế giới hiện tượng đều là phần tử của Chân tâm nên đều chính là Chân tâm cả. Cả hai đều lưu xuất từ Chân tâm, bị "vọng tâm" mà thấy có chủ thể (người quan sát) và khách thể (vật bị quan sát).
    Thêm một bước vọng hóa, người quan sát lại làm hai lần "lầm lạc", đó là: 1) sinh khởi thương ghét, yêu thích hay từ chối đối với vật được quan sát vì tưởng rằng những sự vật tồn tại độc lập ở "bên ngoài" (Chấp pháp) và 2) người đó tưởng mình là một chủ thể có thực, có một cái Tôi tồn tại riêng biệt ở "bên trong" (Chấp ngã).
    Xuất phát từ hai thành kiến chấp pháp và chấp ngã, nhất là với tâm lý yêu ghét, người quan sát sinh ra vô số quá trình "vọng tâm" với nhiều mức độ tâm lý với nhiều tính chất khác nhau, chồng chất bao phủ lên nhau. Do đó mà Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức được gọi chung là "ngũ uẩn", được sinh ra và phát triển. "Ngũ uẩn" bao phủ dày đặc quanh cá thể với các dạng tâm lý và vật lý. Thế giới đang bao trùm xung quanh chúng ta chỉ là một thế giới đang hiện lên cho mỗi cá thể chúng ta, thế giới đó gồm vật chất (Sắc), tức là các dạng vật chất quanh ta cùng với thân thể ta, cộng với các hoạt động tâm lý (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đang được duy trì và phát triển liên tục. Mỗi thế giới đó tuy là có giá trị cho mỗi cá thể nhưng chúng hòa vào nhau, tưởng chừng như thể nhiều cá thể, toàn xã hội, toàn loài người...có chung một thế giới. Đó là vì "cộng nghiệp" chung của nhiều cá thể làm cho những cá thể đó thấy chung một thế giới, như thể chỉ có một thế giới duy nhất.
    Điều nói trên còn dẫn đến một triết lý sâu xa hơn nữa, đó là "Pháp vô ngã", "Nhân vô ngã". "Pháp vô ngã" cho rằng không có sự vật nào tồn tại với tự tính riêng của nó cả, tất cả đều chỉ là sự biến hiện làm ta thấy "có" khi đủ điều kiện (nhân duyên sinh) để cho sự vật trình hiện trước mắt ta. "Nhân vô ngã" cho rằng con người mà ta tưởng là có một cái Tôi đứng đằng sau chỉ là sự vận hành vô chủ của ngũ uẩn. Các tình trạng của ngũ uẩn (thân và tâm) diễn ra, cái này tiếp nối cái kia, nhưng không ai làm chủ chúng cả. Triết lý nhân vô ngã và pháp vô ngã cho thấy mặc dù thế giới hiện tượng và thế giới tâm lý vận hành liên tục nhưng đó là sự vận động nội tại của nó, không ai làm chủ cho chúng cả. Nghiệp lực của cá thể và của toàn thể là tác nhân làm thế giới vật chất được duy trì, nó làm cho vũ trụ được sinh ra và phát triển. "Này A-nan, như người đau mắt, vì nghiệp riêng của họ, nên "vọng thấy" cái đèn có vầng đỏ hiện ra...Như dân chúng trong một nước, do ác nghiệp chung tạo của họ nên đồng thấy có những điềm không lành hiện ra. Lên một từng nữa là toàn cả chúng sinh trong mười phương thế giới ngày nay đây, đều do "vô minh vọng động từ vô thỉ" nên đồng vọng thấy có thế giới chúng sinh hiện ra vậy".( Lời Phật trong Kinh Lăng Nghiêm).
    Ngũ uẩn không phải là năm yếu tố riêng lẻ lẫn nhau mà vì chúng có chung nguồn gốc Chân tâm nên chúng dung thông và chứa đựng lẫn nhau trong tinh thần "một trong tất cả, tất cả trong một". Một hệ quả của quan niệm này là mọi hoạt động trong tâm lý (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều có dấu vết trong vật lý (Sắc) và ngược lại mọi điều chỉnh trong vật lý đều có tác dụng trong tâm lý. "Sắc là Không, Không là Sắc" (tư tưởng Tâm Kinh). Mỗi người quan sát sống trong một thế giới riêng của họ, thế giới tưởng là chung cho tất cả chẳng qua là do cộng nghiệp xây dựng thành. Nhưng con người thường hay muốn sửa đổi thế giới vật lý phải như thế này, phải như thế kia theo ý của họ mà họ không biết rằng khi họ sửa tâm của họ thì chính là họ đang sửa thế giới vậy.
    Để kết thúc bài này, chúng ta hãy đọc lại một nhận xét của nhà bác học Einstein : " Trong tương lai, thế giới sẽ có chung một tôn giáo. Một tôn giáo vượt thoát khỏi ảnh hưởng của thần linh. Một tôn giáo phù hợp với tiến bộ của khoa học. Tôn giáo đó chỉ có thể là Đạo Phật vậy ".
    Sưu tầm

Chia sẻ trang này