1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu tồn tại "Cõi âm" vậy tổ chức của thế giới ấy như thế nào?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi taiquai, 23/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VgQuang

    VgQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Luận thuyết về các bản sao của vũ trụ. Trong suốt nhiều thế kỷ, loài người vốn tin rằng vũ trụ của chúng ta là độc nhất vô nhị. Trong vũ trụ đó, không có chỗ cho các hiện tượng "dị thường". Gần đây, để giải thích các hiện tượng PSI nhà khoa học Mỹ G. Ơveret đưa ra giả thuyết thế giới của chúng ta tồn tại trong vô vàn các "bản sao" đó bằng các giác quan thông thường. Ở các bản sao khác, vũ trụ tồn tại dưới dạng vật chất khác, tuân thủ nghiêm ngặt quy luật được mô tả theo phương trình sóng. ở một số người, nhận thức của họ có quyền năng "đột nhập? vào các "bản sao" khác của vũ trụ và nhìn thấy diễn biến của các sự kiện trong quá khứ và trong tương lai như thể xem một cuốn phim vậy. Luận thuyết về các bản sao của thế giới Ơveret dàn dựng tạo tiền đề giải thích theo quan niệm vật lý về một trong những hiện tượng kỳ bí nhất và lý thú nhất trong các "hiện tượng PSI". Đó là sự tiên tri các sự kiện, sự việc hoặc sự kiện sẽ diễn ra nhiều năm trong tương lai hoặc mô tả các sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc từ một nơi rất xa.
    Một số xác nhận về tương quan giữa minh triết phương Đông, văn hóa cổ xưa và khoa học hiện đại:
    Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự (Khổng phu Tử).
    "Những quan điểm chung về nhận thức của con người, được minh họa bởi những phát hiện của vật lý nguyên tử, tự nó không xa lạ hay khó hiểu. Ngay trong nền văn hóa của chúng ta, chúng đã có lịch sử và trong tư tưởng Phật giáo hay ấn Độ giáo, chúng có một chỗ đứng trung tâm đáng kể. Điều mà ta phát hiện chỉ nêu thêm ví dụ, xác nhận và làm tinh tế thêm cho một nền minh triết cổ xưa" (****** Robert Oppenheimer).
    "Để tìm sự song hành với lý thuyết vật lý nguyên tử ta phải đến với cách đặt vấn đề về nhận thức luận mà các đầu óc như Phật hay Lão Tử đã từng đối mặt nếu chúng ta muốn hòa điệu vị trí của chúng ta vừa là khán giả, vừa là diễn viên trong màn kịch lớn của thế gian" (Niels Bohr).
    "Đóng góp lớn nhất trong ngành vật lý lý thuyết đến từ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới vừa qua, có lẽ là mối liên hệ nhất định giữa các tư tưởng phương Đông và nội dung triết học của lý thuyết lượng tử (Werner Heisenberg).
    Albert Einstein đã phát biểu: "Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn những cảm xúc đó, không còn biết sự ngạc nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con người chưa giải thích nổi là vì khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta mới chỉ làm biểu lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của tự nhiên. Chính sự hiểu biết đó và cảm xúc đó là nền tảng đích thực của Tôn giáo".
    Trong cuốn sách "Đạo của Vật lý" nhà bác học F.Capra đã viết: "Trong thời kỳ trước thế kỷ XVII, mục đích của khoa học là sự minh triết, sự tìm hiểu quy luật thiên nhiên và hòa điệu với nó. Đến thế kỷ XVII thái độ sinh thái này đã biến thành ngược lại. Kể từ lúc Bacon xem mục đích khoa học là để chế ngư và điều khiển thiên nhiên, ngày nay cả khoa học và kỹ thuật đều chủ yếu được dùng để phục vụ những mục đích nguy hiểm, tai hại và chống sinh thái.
    Sự thay đổi thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng một sự thay đổi sâu sắc về giá trị,thực tế là sự thay đổi từ tâm can - từ ý định ngư trị và điều khiển thiên nhiên đến một thái độ hợp tác và bất bạo động. Thái độ như thế có tính sinh thái sâu xa và không hề ngạc nhiên, đó cũng là thái độ đặc trưng của các truyền thống tâm linh. Các nhà minh triết ngày xưa của Trung Quốc đã diễn tả điều này thật tuyệt vời: "Ai thuận theo lẽ trời kẻ đó hòa mình trong dòng chảy của Đạo" (trang 403).
    Rõ ràng: "Những phát kiến tưởng chừng là mới nhưng chẳng qua là những tư tưởng cũ mà thôi, bởi vì lâu ngày chúng ta không để ý bỏ qua nên cho là mới" (S.Vivekananda).
    Những vấn đề thách thức khoa học và tri thức nhân loại
    Thế kỷ XX và thế kỷ XXI được coi là những thế kỷ nở rộ thiên tài và sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các phát minh và ứng dụng các thành tựu của nó. Con người quả đã và đang bộc lộ khả năng một cách mãnh liệt, nhất là tại các cường quốc văn minh. Các khám phá khoa học đã đi sâu vào thế giới siêu vi tế nhất (hạt cơ bản, Chân không, trường sinh học và các hình thái sống siêu hình, hé mở một phần tinh thần của tự nhiên...) và đang hứng khởi đi sâu vào nghiên cứu và chinh phục vũ trụ, tìm hiểu và chứng minh những giả thuyết lớn lao của mình (hố đen, vụ nổ Big Bang "vị nhân", vũ trụ giãn nở, quan niệm "một vũ trụ không thể tách rời"...). Rõ ràng tiềm năng của con người được khai hoa tươi tắn, kết trái mọng ngọt ngào và cuộc sống đã có những tiến triển vượt bậc đáng tự hào.
    Tuy nhiên, hình như văn minh khoa học càng phát triển thì cuộc sống lại nảy sinh nhiều bất ổn, nhiều tai dị bất thường ngoài dự kiến và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người. Trong bốn vấn nạn thời hiện đại, điều trớ trêu là thiên tài và danh nhân rất nhiều, nhiều hơn bất cứ thời đại nào trong lịch sử, nhưng chúng ta lại thấy thiếu hụt nhân tài, cảm thấy cuộc sống ngày càng chông chênh, chứa những hiểm họa khôn lường. Phải chăng nhận thức và quan niệm của chúng ta có điều gì đó chưa chuẩn xác.
    Bất cứ tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó, mặt phải càng lộng lẫy thì mặt trái càng mấp mô. Chính mặt trái gồng lưng lên, chịu chông gai tăm tối để giữ trọn tâm tình vào mặt phải tỏa sáng. Thiên tài cũng vậy: "Thiên tài tải, tãi thiên tai song hành". Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hay phỉ báng tài năng - những bông hoa tâm tình rực rỡ làm đẹp cho đời, nhưng "tài năng phải là biểu dương cho hiền đức, thiện tài" mới có giá trị đích thực. Cho nên "hãy suy nghĩ tổng thể hành động cụ thể: Đạo đức là tổng hòa của nhân, trí, tín, lễ, nghĩa và tài năng" (Thượng Thư). Có một số vấn đề dưới đây đặt ra gợi mở chúng ta hãy suy sâu nghĩ kỹ:
    1. "Con người là một tiểu thiên địa hay một vũ trụ thu nhỏ, bản sao của Trái đất". Cái tiểu thiên địa này muốn hạnh phúc và bình yên lâu bền thì mọi xung động từ tư duy đến thể chất phải hài hòa với tinh thần của Đại vũ trụ hay thiên nhiên Trời Đất nơi sinh thành dưỡng dục chúng ta: "Quy luật của thiên nhiên vũ trụ thì hiền hòa và hỗ trợ cho những ai tuân theo nó, nhưng tỏ ra - dữ tợn đối với những ai đi ngược với nó" (A.Govinda). Chúng ta đã làm được chưa và ở mức độ nào để ngẩng đầu kiêu hãnh: "Để lời thệ hải minh sơn", xứng đáng "Làm con trước phải đền ơn sinh thành" (Truyện Kiều). Đất Trời luôn che chở và quan tâm tới chúng ta, luôn sẵn sàng chào đón những người con thông minh trác việt với tấm lòng hiếu thảo và tinh thần khoan dung rộng rãi: "Cửa trời rộng mở đường mây/Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần" (Truyện Kiều).
    2. " Con người là một thực thể tâm sinh lý", giá trị của cuộc sống là ở những thổn thức tâm lý tinh thần. Mà nhu cầu của tâm lý không gì khác hơn ngoài sự thanh thản - trong sáng - chân thành - khoan hòa và đúng mực. Thêm nữa, nó cần phải được đồng điệu với bản sắc vạn trạng bên ngoài và "xe chỉ luồn kim" với tình duyên gần xa để cùng nhau cộng hưởng trực giác thấu cảm rằng: "có trời mà cũng có ta" (Truyện Kiều). Vậy thì nền văn minh chúng ta đã làm được những gì khiến cho tinh thần được: "Cầm đường ngày tháng thanh nhàn! Sớm khuya tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao" (Truyện Kiều).
    3. "Khoa học biểu dương sức mạnh tinh thần" của con người, tức là những bông hoa tiềm năng trong tâm thức luôn được nảy nở, nhằm đưa con người đến những vị thế trang nhã, cao cả và thánh thiện, nhìn cuộc đời với tâm hồn dung thứ, bình tĩnh và sáng suốt. Tức là khoa học phải đạt được tính minh triết sâu xa: "Minh triết không có nghĩa nào khác hơn là khám phá tính duy nhất giữa mọi dị tạp, đó là căn bản của mọi khoa học" (Vivekananda). Cuộc sống là một đại hòa điệu giữa các mặt "tương phản mà tương thành", "âm dương tương bổ và biến chuyển theo dòng chảy Kinh dịch trên nền tảng Chân Không mỹ cảm thuần túy. Cho nên cần phải có tri kiến sâu xa, nhận thức đan quyện, khởi thông tấm lòng trắc ẩn để có thể ngộ thấy rằng: "Tri thức là một phần của tín ngưỡng. Khi thông tuệ hơn con người càng nhìn thấy sự hiển nhiên của Thượng Đế (TS, F.E.Baz, Đại học Boston, Mỹ).
    4. "Khoa học là một phần của cuộc sống", tức tri thức tự nhiên và trí tuệ hiện thời là những giọt nước trong muôn ngàn giọt nước của đại dương vũ trụ. Trong vũ trụ mênh mông và cuộc sống vô cùng, trí tuệ của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé, nhưng chúng ta lại thích phán xét duy lý theo kiểu "ếch ngồi đáy giếng? hay "thầy bói xem voi" với cảm giác tưởng rằng mạnh mẽ kiên cường nhưng thực ra yếu đuối bởi coi trọng cá nhân, hiện sinh tiểu thể mà không hiểu về tính chất vô cùng tận của cuộc sống chan hòa, của tinh thần rộng rãi. "Chính sự yếu đuối nó khiến ta làm mọi điều xấu xa, chính sự yếu đuối là nguồn gốc cho mọi điều vị kỷ, chính vì sự yếu đuối mà người ta làm khổ đồng loại, chính sự yếu đuối khiến cho con người biểu thị cái không phải là chân tướng của mình" (Vivekananda). "Thế giới này là của chúng mình", của những tâm hồn tự nhiên sáng lạn và những trái tim huyền vĩ. Chúng ta cứ vui vẻ thuận hòa và đồng cam cộng lực với những vũ điệu của Thiên nhiên thì chắc chắn sẽ thấu ngộ: "Bên trong tạo hóa có cơ màu/ Hay dỗ hay dừng mới khéo âu? (Nguyễn Bình Khiêm). Việc gì phải chinh phục - đấu tranh, mà "tiểu thể" làm sao chiến thắng được đại thể để rồi biết tránh vào đâu "khi ăn khi nói lỡ làng? (Truyện Kiều).
    5. Khoa học đã có từ ngàn xưa khi con người có mặt trên Trái đất này. Người xưa coi "khoa học như những đạo dẫn, đường lối biểu hiện văn hóa". Sự tích hợp của khoa học với đạo lý chan hòa đã biến nó thành nghệ thuật cao cả, tinh tế, sinh động. Cao hơn, nó là kỹ thuật để nhận thức bản thân và cuộc sống để hội nhập tiểu thiên địa với đại thiên chí. Khoa học được coi là đạo đức, là những mách bảo hay rung động của con tim. Cho nên người xưa sống nghèo khó mà ?okhông" nản chí, vất vả mà "không? tủi buồn, gian truân mà "chẳng? kêu ca. Phải chăng hạnh phúc trong sự kiên trì tích tụ làm giàu tính Không như thế là đủ. Nhưng chúng ta ngày nay thế nào cũng thấy không đủ, thấy gian nan, khổ sở chẳng như ý... Tại sao vậy? Bởi văn minh hiện đại của chúng ta vui vầy với nhân sinh quan và vũ trụ quan tách rời như nhà sử học người Anh là Joseph Needham viết: "Khoa học của Trung Quốc và của đạo Hồi (Ixlam) không bao giờ tách rời đạo đức, nhưng với cuộc cách mạng ở Châu Âu thì "cứu cánh" của Aristotle và đạo đức bị gạt khỏi khoa học và sự vật trở nên hung dữ hơn. Sự cách biệt đó là tốt chừng nào nó làm rõ hơn và phân biệt rõ hơn các hình thức khác nhau trong quá trình kinh qua của loài người, nhưng nó sẽ trở nên rất nguy hiểm khi nó mở đường cho những kẻ xấu lợi dụng những phát kiến vĩ đại của khoa học hiện đại cho những hoạt động có hại đối với loài người". Thi hào người Ấn Độ là R.Tagore đã nhận xét: "ở phương Tây người ta tự hào đã thắng phục được tạo vật, làm như là chúng ta đang sống trong một thế giới ác cảm mà chúng ta phải giành, phải giật, phải cướp, phải tranh lấy tất cả cái gì cần thiết cho mình, chống giữ từng bước với một hệ thống sự vật xa lạ và bướng bỉnh với ta? Cái tính tình ấy là kết quả của phong tục tập quán và giáo dục hấp thụ nơi đô thị. Sống ở đô thị người ta tự nhiên hay tập trung tinh thần và nhãn giới vào cả cuộc đời, vào công việc riêng tư của mình. Do đấy, kết quả là có một sự ly dị giả dối giữa cá nhân với tạo vật đại đồng, nơi mà chính mình đã nương tựa" (Sadhana). "Cái mà chúng ta gọi là cổ điển (theo người Tây phương) nếu đem so sánh với nền văn minh Đông phương, ta sẽ thấy họ không khác xa ta mấy, trừ cái mà ngày nay gọi là văn minh hiện đại. Đông phương và Tây phương dường như ngày càng cách xa nhau, nhưng chỉ có Tây phương là ngăn cách thôi, nghĩa là chỉ có Tây phương ngày nay ngăn cách với Tây phương ngày xưa. Người Tây phương, từ ngày họ tin tưởng đến thuyết Tiến hóa (của Darwin)... nghĩa là cách đây hơn một thế kỷ (cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII) họ cho rằng sự không thay đổi của Đông phương là triệu chứng của một sự thoái hóa của Đông phương, một sự sút kém và lạc hậu của Đông phương. Nhưng chúng tôi lại thấy khác: Chúng tôi cho rằng chính Đông phương đã khéo giữ gìn được truyền thống của họ nên giữ mãi thế quân bình mà Tây phương ngày nay không làm sao theo kịp.
    Sự bất biến dường như bất động của Đông phương là triệu chứng họ đã nắm vững được những nguyên lý bất biến gồm nắm được tất cả mọi chuyển biến của cuộc đời, họ đã biết "Dĩ bất biến ứng vạn biến" cho nên họ không có những náo động bồn chồn, lao tâm khổ tứ như người Tây phương ngày nay".
    6. Khuôn mặt và hình hài của văn minh nhân loại hiện thời được xây dựng trên cơ sở khoa học tự nhiên, kỹ thuật chế biến vật chất theo hướng tích tụ cá nhân và thỏa mãn dục vọng thông thường (ăn, mặc, ngủ, hơn kém...). Mà "khoa học tự nhiên chỉ là những lý thuyết tương đối do con người quan sát và lý giải theo nhãn kiến của mình" như nhà bác học người Đức Heisenberg viết: "Điều mà ta quan sát được không phải là thế giới tự nhiên tự nó mà là thế giới đã bị câu hỏi của ta tác động lên. "Khoa học tự nhiên không mô tả và lý giải về tự nhiên đúng như nó-là- như-thế. Đúng hơn, khoa học tự nhiên là một phần của tiến trình tác động qua lại giữa tự nhiên và chính chúng ta". Trong quá trình quan sát và tác động tra vấn, con người đóng vai trò quan sát viên "cưỡi ngựa xem hoa" và "gài" ý thức cá nhân theo duyên phận của mình cho nên làm tính khách quan của khoa học phần nào bị biến dạng, sai lệch so với tự tính nguyên thủy. Quá trình tích tụ chủ quan và đơm đặt lợi ích cá nhân đã dần dần đưa khoa học vào những bi kịch khủng khiếp mà hiện thời đã và đang chứng kiến những thành quả nó "chặt chẽ tinh vi" gây ra.
    Trong khi đó, cuộc sống là sự đan hòa của vô vàn vấn đề, mối quan hệ mà trong đó không có sự biệt lập, tách rời của yếu tố nào,tùy theo nhân duyên mà ở thời điểm này, vấn đề này được hiện hình rõ nét, ở thời điểm khác thì vấn đề khác được cộng hưởng nổi lên. Đạo học phương Đông không chấp nhận sự chia rẽ rành rọt: "Theo quan điểm phương Đông, thì toán học đầy chi tiết và định nghĩa phức tạp chỉ có thể là một phần của bản đồ đầy khái niệm về thực tại chứ không thể là bản thân thực tại. Thực tại, như các nhà thực chứng thì hoàn toàn không thể định nghĩa được, chia chẻ được. Phương pháp trừu tượng hóa của khoa học rất hiệu nghiệm, nhưng chúng ta phải trả cho nó một cái giá. Khi chúng ta ngày càng định nghĩa tinh vi, càng trơn tru, chặt chẽ hệ thống khái niệm của ta thì nó càng xa rời thực tại" (Đạo của vật lý trang 43).
  2. VgQuang

    VgQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Một số phương pháp khai phóng tiềm năng con người theo con đường khoa học
    Chúng ta phải thừa nhận một cách vinh hạnh rằng trong mỗi chúng sinh, tạo vật đều có Phật tính, Tinh thần bất tử hay Chân lý tuyệt đối. Cuộc sống và tồn tạicủa mỗi hữu thể là biểu cảm của "Cái đức vô hạn của trời đất là nguồn sống tùy theo duyên nghiệp, thiên định và chức phận. Sự sống huyền diệu mà chúng ta đã, đang và sẽ còn được chiêm ngưỡng hay không được tri kiến đều được tỏa hương khoe sắc từ tinh thần cao rộng, ý thức sáng ngời siêu vượt qua những trạng thái nhỏ lẻ : "Cái siêu thức ấy cũng là nguồn gốc phát sinh ra những nguyên tắc đạo lý mà sự thể hiện phong phú và đa dạng đã đem lại cho đời sống nhân loại một vẻ đẹp luôn luôn làm xúc động lòng người". Là một con người chan chứa Phật tính trong mình nên ai cũng mong muốn bản thân và xã hội được thỏa nguyện, vui tươi và hạnh phúc. Cho nên việc giáo dục tri thức và khoa học phải "thuận theo thiên lý chính nghĩa" để khai tâm, rộng lòng những con người có nhiều hoài bão.
    1. Tạo ra môi trường trong sáng, chân chính và đa dạng cho những tri thức khoa học được đan quyện, giao thoa cộng hưởng, cho tình yêu khoa học được nảy nở và tâm hồn lãng mạn khoa học được lai láng. Nhà văn người Pháp Jules Verne, tác giả của nhiều cuốn sách dự báo khoa học nổi tiếng, được sống trong môi trường như vậy. Vốn có đầu óc lãng mạn khoa học và . niềm say mê các phát minh khoa học, ưa thích thám hiểm thiên nhiên để tìm chất thơ của điều mới lạ, ông dành rất nhiều thời gian để đọc sách khoa học, sách thám hiểm vùng đất xa xôi ông cũng say mê trau dồi các kiến thức về toán học, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý... với ước vọng sáng lập ra một ngành khoa học mới (Roman scientiflque). Điều kỳ diệu là, bằng tấm lòng say mê khoa học tâm hồn lãng mạn và kiến thức phong phú đượm chất nhân văn, ông đã tiên đoán được hầu hết các phát minh khoa học lớn của thế kỷ XX. Từ chuyến bay của 3 người đầu tiên lên Mặt trăng đến tàu ngầm, tàu du lịch lớn, truyền hình, vô tuyến viễn thông, vận chuyển bằng đường ống dưới đáy biển... Với chất văn truyền cảm mãnh liệt và tâm hồn roman nghệ sĩ, những tác phẩm của ông đã tạo nên lòng yêu thích khoa học và cung cấp cả những kiến thức khoa học cho biết bao thế hệ trong gần hai thế kỷ vừa qua. Nhiều nhà bác học, nhà thám hiểm, nhà thơ nổi tiếng đã thành danh bởi ảnh hưởng của Jules Verne.
    Đất nước Ấn Độ nổi tiếng về vẻ đẹp đạo lý tâm linh và tự do tín ngưỡng có lẽ đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tư duy toán học - tin học từ trong tâm thức sâu thẳm. Nhà toán học Ấn Độ thiên tài S. Ramanujan - từ nhỏ đã được sống trong "mảnh đất công thức" với cảm giác gần gũi các con số - có khả năng thể hiện vẻ đẹp "có một không hai" rất nhiều công thức toán học, ví dụ: 1/23 + 9.(l.3/2.4)3 - 13.( l.3.5/2.4.6)3 +...= 2/Π. Khó có thể thấy một lĩnh vực các công thức toán học nào mà không có công sức của anh vun đắp, không có những công thức mới do anh tìm ra. Một điều đặc biệt là những công thức đó được hiện lên trong giấc mơ và khi tỉnh dậy anh chỉ việc chép vào giấy. Cho tới ngày nay người ta vẫn không thế hiểu nổi làm sao anh lại có thể phát minh ra những công thức kỳ diệu đến thế, và phần đông các nhà toán học khoa học cho rằng "bằng đôi cánh của tư duy, bằng số siêu phàm, anh đã bay tới những chân trời mới của tư duy bằng công thức. Riêng anh thừa nhận rằng Thánh Namakhal đã khuyến khích anh trong những giấc mơ? Tiếc rằng anh đã mất ở tuổi còn quá trẻ (33 tuổi).
    Hiện nay nhiều trường đại học của Ấn Độ là những ?othung lũng Silicon" về công nghệ thông tin của Châu Á.
    Trong môi trường của tự do, những giá trị chân chính được biểu cảm thỏa mãn, phần đáng kể các nhà khoa học là nhà triết học và đa tài năng. Nhà toán học Pascal kết hợp sắc bén tư duy toán học với minh triết tâm lý mà có những cảm nhận sâu xa "Con tim có lý lẽ của nó mà trí óc không hiểu được". Nhà toán học, triết học nhị nguyên R.Descartes nổi tiếng với câu nói: "Tôi tư duy tức tôi tồn tại". Nhà toán học kiêm tư tưởng gia Charles Fourier nổi tiếng với những ảnh hưởng trong cả toán học lẫn trong tư tưởng nhân loại văn minh tiến bộ. Mikhain Lomonosov là nhà hóa học, nhà bách khoa vĩ đại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội và văn hóa Nga. Ngoài sự nổi tiếng về "Định luật bảo toàn vật chất và chuyển động?, ông còn là nhà thơ lớn, địa lý, địa chất, luyện kim và nhà sư phạm thiên tài. Đa số những tư tưởng của ông đều đi trước thời đại hàng chục, hàng trăm năm.
    2. Khuyến khích và kích thích sự phát triển của nội tâm, sự bay bổng của tinh thần. G.W. Leibnizt (người Đức) có người mẹ thông minh và tháo vát với quyết tâm nuôi dạy con mình trở thành nhà bác học. Không phụ lòng mẹ, ông đã học rất nhiều môn và môn nào cũng giỏi. Từ nhỏ ông mơ ước xây dựng một "ngôn ngữ" chung cho mọi khoa học và ước mơ táo bạo đó đã đưa Leibnizt sống vượt thời đại của mình hai thế kỷ. Với tinh thần nhiệt tình tự học, lòng say mê phát minh với những hoài bão lớn lao, Leibnizt có nhiều công trình nổi tiếng và không chỉ là nhà toán học lớn, ông còn là một nhà luật học, triết gia, nhà văn và sử học được các nhà bác học ở Paris thời bấy giờ hết sức khâm phục.
    Bậc chí thánh Khổng Tử được suối nguồn văn hóa Nghiêu Thuấn và Chu Công chân truyền mà nội tâm "tín nhi hiếu cổ? phát triển rực rỡ, trau dồi tri thức không ngừng, hành đạo thi ân rộng khắp mà được hậu thế tôn làm "vạn thế sư biểu?.
    Mạnh Tử được bà mẹ dẫn dắt qua nhiều môi trường sống và cuối cùng quyết định ở cạnh trường học, nơi Tử Tư, cháu của Khổng Tử dạy học. Nhờ sống với nguồn "tu dưỡng Đạo lý được gọi là giáo dục" được thánh thót bên tai tràn vào nội giới mà "tấm lòng hạo nhiên và học thuyết tính thiện" của ông đã như những viên ngọc minh châu lấp lánh cho tới tận ngày nay.
    3. Phát triển khả năng minh triết và tâm hồn phong phú của khoa học. Nhà toán học và triết gia đa tài người Hy Lạp Pythagore có những phát minh và tri kiến ảnh hưởng rộng rãi đến đời sống nhân loại. Nhờ có nội tâm phong phú cởi mở đan hòa với nhiều lĩnh vực như toán học, triết học, đạo đức học, thần học, âm nhạc... mà Pythagore cảm thấy được sức mạnh của thần khí con số. "Số là cái sức chúa tể chủ động để duy trì cái sức mạnh trong vũ trụ được trường tồn. Nếu không có số, không có cái sức mạnh của số thì không ai có thể quan niệm được phân minh về bản thân cùng mối quan hệ của sự vật... Cái sức mạnh của số không những xuất hiện ra trong những sự vật của quỷ thần mà thôi, mà lại biểu lộ ra trong tất cả các sự nghiệp cùng tất cả các tư tưởng của người ta nghĩa là đâu đâu cũng có, cho đến các công trình về mỹ thuật, về âm nhạc cũng vậy.
    Aristotle sau bao kinh nghiệm từng trải trên con đường tìm tòi Chân lý đã đưa ra quan điểm khoa học mục đích luận: "Thiên nhiên không bao giờ làm gì thừa và luôn thực hiện mọi việc theo một mục đích xác định". Từ chỗ không tin vào linh hồn hiện hữu, ông tin rằng mọi việc do Đấng tối cao an bài, điều khiển. Trong bản thảo bàn về linh hồn, ông cho rằng: "Mọi hiểu biết đều bắt nguồn từ cảm giác" và theo ông, linh hồn có ba phần: linh hồn thực vật tính (thuộc về bản năng), linh hồn động vật tính (hệ vận động) và linh hồn duy lý hay trí tuệ (chỉ có ở con người). Rõ ràng, kinh nghiệm trải đời của Aristotle đã lóe sáng lên trong tâm hồn ông những tri kiến minh triết sâu xa.
    Rõ ràng, "nền tảng của nhận thức khoa học không phải luôn luôn vững chắc. Chúng liên tục bị dời đổi và nhiều lần đã hoàn toàn bị đảo lộn. Bất cứ lúc nào mà một cuộc cách mạng quan trọng xẩy ra người ta đều cảm thấy nền tảng khoa học bị lay chuyển. Như Descartes viết trong tác phẩm nổi tiếng Thảo luận về phương pháp (Discourse ơn Method) trong thời đại của ông: "Tôi nhận thấy rằng chẳng có lì là chắc chắn để có thể xây dựng trên đó với nền tảng cứ bị thay đổi luôn thế này" ... Einstein đã viết những dòng sau đây về phát triển của vật lý lượng tử: "Hầu như nền tảng đã bị lật ngược từ gốc không còn thấy được nền tảng chắc chắn nào cả mà trên đó ta có thể xây dựng được" ("Đạo của vật lý, trang 398). Lý thuyết tương đối của Einstein đã cho thấy rằng mọi sự kiện trên thế gian này chỉ có tính tương đối, không gian và thời gian liên kết chặt chẽ với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau biến đổi do tác động của vật chất,khối lượng chỉ là một dạng năng lượng ở trạng thái tĩnh tại. Cho nên những cảm nhận tưởng chừng thực chất của chúng ta cũng chỉ là tương đối đến mức "thoảng gió bay" và con người văn minh vẫn mệt nhoài trên con đường "có thực mới vực được Đạo? đạo người, đạo đời và đạo lý tự nhiên!
    Trong khoa học tâm lý phương Đông truyền thống người ta biết cách Biến dịch những cảm xúc duy lý, thực dụng, giàu màu sắc đơn lẻ thành những vũ khúc nhịp nhàng, chân "thực để vực đạo" lý nhân tâm. Bởi thế, những nhà khoa học tâm lý Đông phương đồng thời là nghệ sĩ hiền triết ... tạo nên vẻ đẹp "đẹp là đẹp trong sự hài hòa". Cho nên, nếu những kiến thức trí tuệ, những tư duy khoa học trở thành đạo đức, những hiểu biết giàu bản sắc nhân văn và thống nhất giữa tri (thức) và Hành (động) được thêu dệt cẩn thận thì lo gì, tiềm năng con người không được nở rộ như hoa đào mùa xuân, ngát hương như hương sen mùa hạ, thanh tao như cúc vàng mùa thu và tươi tắn như bông hồng long lanh giữa sương đông lạnh giá.
    4. Phát triển và gìn giữ môi trường thiên nhiên như vốn có để làm suối nguồn cho những vũ điệu thiên nhiên và khúc hát thắm tình được hứng khởi. Đối tượng phát minh và sáng chế của con người phần lớn vẫn dựa vào bản sắc thiên nhiên lộng lẫy, phi thường. Và chúng ta chỉ mới biết phần nào bề nổi của thiên nhiên (hiện ra bằng trực quan),còn phần lớn nền tảng của những điệu nhảy đó vẫn còn chìm trong bóng tối và bỡn đùa giễu cợt chúng ta. Chỉ có sống chan hòa rộng rãi, thậm chí khiêm nhường cầu thị để mong "trời thương đất dưỡng? mới có nhiều cơ hội trực giác sáng tỏ cuộc sống. Hãy khởi tình yêu thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên cũng "biết ăn, ''biết ngủ, biết học hành" như ta. Khi đó, cuộc sống của chúng ta sẽ vững như bàn thạch, tâm hồn đẹp như những viên kim cương màu trắng hay ngọc minh châu lấp lánh.
    5. Nhận thức chính mình. Chúng ta là những tiểu vũ trụ nhưng cũng như là đại vũ trụ. Mỗi hữu thể từ tiểu cho đến đại đều là một biểu tượng tâm sinh lý và có nhu cầu làm duyên. Thiên nhiên không xa nhưng cũng chẳng gần, vạn vật phần lớn nằm ngoài phạm vi cảm giác của ta cho nên không dễ gì hiểu hết được. Còn bản thân mình đi theo tâm tình như hình với bóng, lúc nào cũng thường trực song hành nhưng chúng ta đã hiểu hết bản thân mình chưa. Chúng ta là những sinh linh bơi lội đầm minh và chung tình đồng ý nhất trí với đại dương vũ trụ - tức là những tham dự viên - chứ không phải là những khán giả đi xem biểu diễn. Cho nên phải cảm nhận được "Ta với vũ trụ là một thể đồng nhất", nếu không thì thảm họa tức khắc khôn lường cho bản thân. Thực tế chứng minh rằng khoa học theo hướng "riêng rẽ, cá thể" mặc dù đã phát triển ở trình độ rất cao nhưng vẫn chưa lý giải nổi bản chất nội thể con người, tính chất toàn đồ phức tạp của nhân thể khiến cho hạnh phúc nhân loại vẫn như "bên kia bờ ảo vọng? trước sự tấn công của bệnh tật, khủng hoảng tâm lý và cái nhịp khúc muôn thuở "sinh hẹn tử kỳ". Không những thế, trong khi khoa học đang tìm nơi cư trú khác cho con người, cải tạo vũ trụ thì đồng thời cũng góp phần đáng kể vào việc biến Hành tinh Xanh thành nơi không thế sống được trong tương lai không xa. " Dao sắc không bằng chắc kê" cho nên khoa học nên hướng vào việc giữ gìn chỗ đứng, nền tảng hiện nay cho an toàn, chắc chắn đã. Trong đó việc làm an hòa bản thân mỗi người là nhiệm vụ cấp bách.
  3. VgQuang

    VgQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    6. Nhận thức đúng ý nghĩa của khoa học, điều này phải trở thành hệ thống những giá trị tinh thần, những tri thức phù hợp với quy luật tự nhiên thổn thức tâm tình rộng rãi và những sợi dây mẫn cảm trong cuộc sống. Khoa học phải trở thành Đạo học tiệm cận tới "Đạo đức là sự vĩ đại của Trời Đất, là nguồn sống bất tuyệt của Tạo hóa". Khi đỏ, khoa học xứng đáng là người lái đò chân chính đưa nhân loại tới bến bờ Chân lý.
    Cần xem xét cẩn trọng và hiểu đúng một số nhân sinh quan và thế giới quan. Khoa học chân chính là khoa học ?otự thân" không mang màu sắc vị lợi mưu danh. Khoa học là phương tiện hướng con người tới những tầm cao của cuộc sống, là công trình nghệ thuật san sẻ mọi đối xung thành một dòng chảy hiền hòa. Khoa học và tri thức góp phần biến những hành vi "hoang dại" trái nghịch với nguồn sống phổ biến thành những xung động mênh mang, đẹp đẽ.
    7. Hãy tôn trọng những điều chưa biết, những tinh hoa đang ẩn chứa trong nội tâm và ngoại cảnh, hãy khởi tam hồn cầu thị để hoàn thiện bản thân và hiểu biết rộng rãi. Cuộc sống luôn có những điều bí ẩn, nhưng bất luận hình thức nào đó là chỉ sự giao kết giữa tinh thần với vật chất và đạt tới trạng thái hài hòa mà "Vật chất chỉ là những luân xa của năng lượng (hay tinh thần)" (Krishnamurti). Cũng như con người, Trái đất, các thiên thể cho đến cả vũ trụ đều là những thực thể sống cho nên đều có những huyệt hội, kinh mạch và luân xa. Đời sống tâm sinh lý cũng chuyển dời, thăng giáng theo vũ điệu của thần Shiva hay Kinh dịch. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh rộng lớn hơn, ta sẽ cảm thông với những thơn thức của đất trời,"Đừng kêu trời, trời còn khổ hơn ta? Bởi trên trời còn có bao trời khác" (Oma Khayam) và biết cách thấu hiểu (Nguyễn Bỉnh Khiêm) luôn rộng lòng cởi mở vui tươi chào đón tâm tình chúng ta.
    Bản thân mỗi người luôn luôn phải đối diện với những điều chưa biết, những vấn đề bí ẩn ngay trong nội tâm bản thân cuộc sống có ý nghĩa bởi bồng hoa hé mở dần dần cho nên cần phải yêu quý cái đã biết và tôn trọng cả những gì chưa biết. Để có nhãn quan ngày càng sinh động, hiểu biết ngày thêm tươi tắn, cần phải điều tâm mãnh liệt đến mức ?oquên mình" mà "thoát xác? ra khỏi tấm thân nhỏ bé của mình để "ru với gió mơ theo trăng", tức là sống vui vẻ hòa đồng với đối tượng ngay cả trong giấc ngủ. Khi có sự "tận kỳ tâm tri kỳ tính" thì tự nhiên trong không gian thiên nhiên và tâm lý trong trẻo, sơ vắng, hồng hoang sẽ lóe lên những bông hoa ngàn cánh tường minh, rực rỡ, giúp chúng ta "giác ngộ" về vấn đề quan tâm. A.Einstein nói: Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn những cảm xúc đó không còn biết sự ngạc nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con người chưa giải thích nổi là vì khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta mới chỉ làm biểu lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của tự nhiên. Chính sự hiểu biết đó và cảm xúc đó là nền tảng đích thực của Tôn giáo.
    8. Phát triển khả năng trực giác bằng sự cởi mở nội tâm: Ta biết rằng thế giới lộng lẫy muôn màu bởi "duyên long ra ngoài", bởi sự cởi mở nội tâm để cho con người cầu thị "tận kỳ tâm tri kỳ tính" để nhận được sự giao duyên giữa nội thể (siêu hình bản năng vi mô) với ngoại giới (cụ thể vĩ mô). Chỉ khi tâm linh được chan hòa và cộng hưởng mãnh liệt với đối tượng thì những xúc cảm hay khả năng trực giác mới được bừng sáng. Thực tiễn đã chứng minh phần lớn các phát minh, nhất là các phát minh vĩ đại, đều được tuôn chảy từ cảm hứng trực giác. Đạo học phương Đông có sức lôi cuốn mãnh liệt hơn hẳn triết học và khoa học Tây phương bởi sức mạnh minh triết tức khả năng trực giác sao cho "phóng tâm tồn khí?''. Văn hóa tinh thần được trường sinh bất lão bởi nó là tiếng nói của con tim, của lương tri và hòa cảm với xa xôi rộng lớn,trong khi đó văn minh bị thay mốt thời trang bởi tính nhất thời, tính hình thức của nó.
    Cho nên việc phát triển khả năng trực giác đồng thời với phát triển trực quan ngày càng tinh tế, đan hòa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm phát huy sức mạnh trực cảm, khai phóng tiềm năng nội giới để đạt được sự thống nhất giữa lý và tình, giữa tâm và vật, chủ quan với khách quan ...
    Phát triển trực giác bằng cách nào? Bằng lối sống chân thành uyển chuyển và phong cách giáo dục hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, khơi dậy tấm lòng trắc ẩn và cầu thị của mọi người, từ đó nâng cao khả năng minh triết và tâm hồn hướng thượng. Có như thế chúng ta mới trực cảm thấy điều huyền diệu nhất: "Ta với vũ trụ là một thể thống nhất không tách rời", khi đó "Làm việc là phụng sự Trời".
    9. Kết hợp sinh khí của tuổi trẻ với tinh hoa trải nghiệm của các bậc lão làng. Khoa học là những bài ca rộn màu thanh xuân, biểu cảm khát vọng đang thời tươi trẻ. Nhưng cuộc sống diễn dịch theo vũ điệu thăng giáng của các màn đồng diễn năng lượng cho nên sự "thăng? của năng lực này vô tình làm "giáng" năng lượng đối mà gây ra những cảnh "sa cơ, lỡ bước". Tài năng hay khát vọng chỉ là những dòng "khí lực phóng xạ" được "phóng" ra từ tâm tình tuổi trẻ và "ánh xạ" vào đối tượng để tạo nhân duyên cộng hưởng. Tuổi trẻ có giữ mãi "thường thường được chăng"? cái tâm linh và thành quả của mình để thách đố với 64 điệu Kinh dịch.
    Cho nên sự bồng bột và nhiệt tình của tuổi trẻ cần phải được kinh nghiệm của tuổi già điều hòa để trở nên chan hòa hơn trong cuộc sống, biến mình thành thực chất chứ không mang tính tô vẽ màu mè.
    10. Khoa học phải biên thành những tác phẩm nghệ thuật. Khoa học chuyên môn chỉ là những mảnh con con của nhu cầu tâm sinh lý nhằm phục vụ nhu cầu đời thường và thỏa mãn cá nhân. Như thế khoa học cũng mang tính chất tâm lý, biểu cảm khát vọng hướng thượng của nhân sinh. Nhưng cuộc sống là cây đàn muôn điệu hay bản giao hưởng trữ tình mà trong đó mỗi thổn thức là một nốt nhạc hay khúc hát thấu tình. Cho nên khoa học phải biến hóa mình thành những cung đàn mùa xuân tiết tấu êm đềm. Muốn vậy những rung động tạo nên khoa học phải được khơi dòng từ suối nguồn tình cảm chan hòa, trong sáng, biểu cảm sức sống chân chính, mạnh mẽ hướng tới những khát vọng rộng dài. Một khi người thợ thủ công tự trau dồi mình thành nghệ nhân thì tác phẩm cũng hóa thành công trình nghệ thuật.
    Rõ ràng thiên nhiên phong phú và văn hóa tinh thần là những suối nguồn mẫn điệu và những công trình khoa học nhất mà tính nghệ thuật đạt đến mức siêu đẳng. Cho nên dù bất cứ thiên tài hay nhân ái nào, mơ mộng đi đâu, sau những chu kỳ thỏa mãn khát vọng của tuổi trẻ lại nhiệt thành với cảm hứng tinh thần, say nồng trong văn hóa yêu thương. Bởi vậy chỉ có không ngừng khơi lên nguồn cảm hứng không khí thanh bình, những dòng sữa của quê hương đất nước mới tạo nên những sức mạnh khoa học, chân chính, tích cực. Đồng thời, lối sống mẫu mực là tấm gương sáng cho những con đường ngay thẳng, khách quan và chân thực.
    (Vấn đề tiềm năng con người, NXB Khoa học xã hội)
  4. VgQuang

    VgQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ tôi phải giải thích lại lần cuối về cái tên của Topic này:
    1 - Chưa có chứng minh khoa học về sự tồn tại của một thế giới khác (có thể là những chiều không gian hoặc một dạng tồn tại vật lý của cái gì đó giống như "thế giới Âm"), vì vậy tôi phải dùng chữ "Nếu"
    2 - Thực tế tồn tại những hiện tượng tâm linh cho những kết quả có kiểm chứng với độ chính xác cao (nhiều trường hợp dùng phương pháp ngoại cảm để tìm mộ liệt sĩ của "Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người" và các trường hợp khác). Có những nhà ngoại cảm đã nói về một thế giới tạm gọi là "Cõi Âm", vậy thì chẳng có gì phi logic khi viết "Nếu tồn tại "Cõi Âm" (đặt trong ngoặc kép).
    3 - Tôi không hoan nghênh những thông tin thuần túy tôn giáo, những phán đoán cảm tính không dựa trên chứng liệu hoặc logic nào cả. Tôi mong muốn mọi người cung cấp những thông tin có cơ sở (từ các nhà ngoại cảm, nhà nghiên cứu, những thông tin khoa học có liên quan), qua đó phác thảo nên cái gọi là "tổ chức của thế giới ấy".

    Trong cuốn "Chúng ta thoát thai từ đâu?" đã được xuất bản tại Việt Nam, mặc dù các thông tin mang tính "lật đổ" của nó chưa được kiểm chứng một cách rộng rãi nhưng chẳng phải là nhà khoa học Ernst Muldashev đã sử dụng phương pháp PHÂN TÍCH LOGIC đó sao? Phương pháp đó có hoàn toàn có thể được dùng trong Topic này để nói về cái gọi là "Cõi Âm".
  5. Koji1987

    Koji1987 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Bài viết:
    3.018
    Đã được thích:
    19
    ĐÃ ai đọc quyển "Tạng Thư Sống chết" chưa, nói về quan điểm của ngưòi Tây TẠng cổ về những vấn đề này.
  6. auduongyhue

    auduongyhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0

    có, và cùng với sách của mudasev, thêm một số cuốn khác về tôn giáo và tâm linh đang tiến hành đả tự để làm ebook. lúc nào xong, sẽ dẫn link tới cho mọi người.
  7. auduongyhue

    auduongyhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    bạn đã đọc cuốn "ngôn ngữ của Chúa " chưa ? Chưa thì thử search thông tin về nó thử nhé
    còn về việc cần phải có lý giải minh chứng, chính mudasev cũng đã thường xuyên nhấn rất mạnh về hai chữ "kinh nghiệm" trong suốt quá trình ông ta tìm tòi khám phá.
    rõ ràng nhất là trong Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng của bà David Neel.
    cũng nên đọc cuốn Hành trình tới lhasa của bà, một người đàn bà người Tây phương thật sự rất quả cảm và đáng khâm phục.
    nếu bạn nào có muốn góp sức, thì mời xem qua ở đây nhé:
    http://thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=34473
  8. junchen

    junchen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    Với tôi cõi âm cũng trên trái đất này thôi, vấn đề là ở chiều không gian khác với dạng vật chất khác. Chúng ta chỉ có thể đến đó sau khi ' chết' . Chỉ có một điều tôi luôn thắc mắc là ' linh hồn' có khả năng ghi nhận thu nạp thêm thông tin sau khi 'chết' không hay thôi
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ngoài ra tôi không tin các nhà ngoại cảm lắm vì bản thân họ đưa ra những thông tin mâu thuẫn rất nhiều. Nếu có thể gọi tiếp xúc với linh hồn cách hàng mấy trăm năm sao không hỏi luôn mộ Quang Trung ở đâu? đỡ phải tìm, các nhà viêt sử nghiên cứu sử cũng đỡ vất vả
  9. hoainamtran89

    hoainamtran89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    haha, nếu tồn tại cõi âm thì sống trên này làm j cho đất chật ng đông, xuống ý tận 9 tầng, tha hồ mà rộng rãi
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Chắc ngày xưa ở dưới âm chú cũng lên net nói, nếu tồn tại cõi dương thì sống dưới này làm j cho đât chật ng đông, lên ý tha hồ mà rộng

    Đợi đến khi bọn nó chiếm chật đất trên này rồi mới chịu lên hà? Thôi chú về dưới âm cho anh nhờ

Chia sẻ trang này