1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu TQ có tàu sân bay tại biển đông......

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi FromtheStars, 22/12/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    Nhìn cái list trong phương án trung bình của bác đưa ra mà em ấm hết cả cật. Không biết các bác thế nào chứ em là em tin rằng. Cuốn sách đỏ hướng dẫn đánh tàu sân bay đã có trong tủ sắt bảo mật của các bác nhà ta rồi. Kinh nghiệm trong kháng chiến chống mỹ và hơn chục năm bị cấm vận bởi hạm đội 7 của Mỹ sẽ là một động lực to lớn để các bác ở trên tính chuyện này.
  2. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Đánh nhau trên biển thì mới lo, chư trên bộ thì để xem ai te tua.. họ muốn làm chủ bầu trời cũng chưa chắc được đâu, bác an tâm đi nhé , cái giá phải trả cho 1 cuộc chiến trên bộ cho người TQ sẽ rất cao đấy, tinh thần chống bành trướng TQ của người Vn đã có bao đời nay, lúc có chuyện với anh bạn phương bắc thì... ... lịch sử đau thương sẽ luôn lập lại cho quân xâm lược thôi.
  3. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Có bài viết này để mọi người tham khảo
    Mỗi một quốc gia khi xây dựng chiến lược quốc phòng, đều phải căn cứ vào đặc điểm địa chính trị của mình, phân tích các đe doạ và chiến lược quốc phòng của đối thủ, cân nhắc chung với khả năng của mình. Như thế mới có một đối sách quốc phòng lâu dài và có hiệu quả.
    Ví dụ về chiến lược quốc phòng của nước Nga: Đặc điểm địa chính trị của nước Nga là phía Đông tựa vào dãy Ural, còn phía Tây và Nam hoàn toàn không có một mốc địa hình nào có khả năng phòng thủ. Chính vì thế mà để tăng khả năng bảo vệ, Nga luôn phải nới rộng vùng đệm về hai hướng này, lấy vùng đệm và khả năng hấp thụ của nó làm chiến lược phòng thủ. Song song đó, nhằm đối phó với yếu điểm này, Nga phải dựa vào học thuyết quân sự lấy tấn công làm phòng thủ. Đó là lý do tại sao Nga phải luôn duy trì một lực lượng lục quân mạnh, có khả năng cơ động cao.
    Ví dụ khác về chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ: Do Hoa Kỳ nằm trong một châu lục tách biệt mà trong đó không có quốc gia nào có khả năng đe doạ, nên hiển nhiên Hoa Kỳ không lo sợ ai cả. Vấn đề còn lại là làm sao kiểm soát tất các đường biển, vì những con đường giao thương này chính là huyết mạch của nên kinh tế. Và đây là động lực chính khiến Hoa Kỳ trở thành cường quốc hải quân không có đối thủ trên thế giới.
    Chiến lược quốc phòng mới cho Việt Nam: trước đây, chúng ta phải dựa vào chiến lược "quốc phòng toàn dân", tức là một chiến lược dựa vào sức người mà không dựa vào vũ khí, xét về căn bản là "cách tự vệ của nông dân". Nay, thời thế đã khác, chẳng có sức người nào địch lại với vũ khí hiện đại cả.
    Cho nên, với đặc điểm địa chính trị của nước ta: Tây dựa vào Trường Sơn, Bắc được các dãy núi hiểm trở che chắn, phía Đông mở ra biển, thì với việc ổn định ở Campuchia và Lào thì hai mặt Bắc và Tây tạm yên ổn. Vấn đề phải lo lắng từ đây đến nhiều thập kỷ về sau chính là Chiến lược Biển Đông.
    Nhưng đầu tư cho chiến lược này thì rõ ràng là ta ở thế yếu so với TC, nên không thể đi theo chiến lược đối đầu trực tiếp, mà phải vận dụng asymmetric warfare, tức là làm du kích trên biển, lấy thực làm phô trương, lấy hư làm thực. Cho nên, với cân nhắc Biển Đông chỉ là một cái ao nhỏ, chạy song song với bờ trong tầm 400 hải lý, với độ sâu không quá 200 mét nước, thì chiến lược này phải phát triển lực lượng dựa trên:
    1) Phòng vệ bờ biển: Đây là ưu tiên số một: xây dựng hệ thống phòng thủ bảo mật cao trên bờ để khống chế biển. Về mặt kỹ thuật, thì điều này hoàn toàn có thể nếu có được một hệ thống tên lửa chống hạm tầm 300-500 hải lý.
    Trong thực tế, ý tưởng về hệ thống này đã có từ những năm 80, và hải quân đã được trang bị các tên lửa hành trình kiểu cũ của Nga, nhưng hiện nay đã bị quá đát và cần hiện đại hoá. Vì thế, có tin là Việt Nam đang đàm phán để tìm cách mua hệ thống Bastion mới của Nga. Tuy nhiên, nếu có mua được thì cũng không thể công bố, vì việc mua bán các vũ khí có tầm 300 hải lý trở lên bị hạn chế bởi các hiệp ước quốc tế.
    2) Đầu tư vào hạm đội ngầm: Làm du kích biển thì đương nhiên không thể không mua tàu ngầm. Mà về tàu ngầm, thì loại tàu hạt nhân rất dễ bị phát hiện vì quá ồn, mà cũng không thể triển khai trong cái ao như Biển Đông. Cho nên đầu tư tàu nhỏ, đủ tầm hoạt động, khó phát hiện là lựa chọn duy nhất.
    Nói về tàu ngầm, thì không phải ngẫu nhiên tàu Kilo đắt hàng, dù công nghệ air independent propulsion đã được áp dụng vào nhiều loại khác. Vì AIP vẫn chưa hoàn toàn matured và nhiều nhược điểm: tàu phải có bình hydro + oxygen lỏng (công nghệ fuel cell của Đức) hay oxygen lỏng (công nghệ đốt diesel). Các loại bình này đều dễ gây nổ, khó khăn trong cung ứng và tiếp liệu, lại phải kèm theo cả nhà máy trên bờ.
    3) Duy trì hiện diện mặt biển: Chúng ta biết, nếu ngôi nhà vắng chủ thì chuột tự do phá phách, nên buộc phải có lực lượng tàu nổi. Tuy nhiên, khi đầu tư vào tàu nổi, chúng ta vẫn phải đi theo nguyên tắc du kích như đã nói ở trên. Cho nên, ưu tiên vẫn phải mua các loại tàu nhỏ, tốc độ cao, được trang bị tên lửa chống hạm tầm vừa và tầm ngắn.
    Nhìn chung, các động thái mua sắm vũ khí vừa qua của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, nhất quán theo chiến lược. Rõ ràng là sau vụ Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa dẫn đến TC triển khai lệnh cấm đánh bắt cá, thì các biện pháp cho tàu của Hải Quân Hoa Kỳ vào biển Đông ít nhiều có tác dụng, nhưng việc công bố 6 chiếc Kilo mới thực sự làm cân bằng lại tương quan trên biển.
    Tuy nhiên đấy mới là phân tích nhiều phần mang tính chất chính khách sa lông. Vấn đề là đối phó với Tàu sân bay và cả đội tàu hùng hậu đi theo bảo vệ nó thế nào lại là chuyện khác, kể cả khi ta đã có trong tay các phương tiện tấn công hiện đại như bác Triumf đưa ra. Giờ TQ chưa có HKMH nhưng tôi cứ thử đưa ra mô hình (thành phần, chúng loại, số lượng) dựa trên đội tàu chiến đấu của hải quân Mỹ để làm căn cứ
    Thiết lập nhóm tàu chiến đấu xoay quanh hàng không mẫu hạmTàu sân bay hay HKMH có thể được coi là một thành phố trên đại dương có chiều cao 20 tầng và dài 305m (1000 feet)
    Vận hành bằng lò phản ứng hạt nhân thậm chí trong một số trường hợp là động cơ diesel hay tuốc-bin
    Có tới 6000 thủy thủy đoàn và 70-80 máy bay chiến đấu
    Được lắp ghép từ khoảng 1 tỷ bộ phận có cấu trúc riêng biệt
    Một tàu sân bay có giá trị từ 4-5 tỷ USD, thêm vào đó là giá trị hàng tỷ USD các loại máy bay chiến đấu. Vì giá trị cực lớn như vậy nên HKMH luôn được hỗ trợ từ các đội tàu khác đi kèm. Các đội tàu này với trung tâm là HKMH được gọi là nhóm tàu chiến đấu có hàng không mẫu hạm - carrier battle group. Theo quan điểm của hải quân Mỹ, nếu bố trí tốt và đủ thành phần tác chiến bảo vệ, nhóm tàu này gần như không thể chiến bại trong tất cả các cuộc chiến trên biển.
    The Carrier
    Một tàu sân bay cho phép hải quân tạo lập một phi trường trên biển với 70-80 máy bay tiêm kích, cường kích và các loại phi cơ hỗ trợ, với tầm hoạt động khắp những nơi có đại dương trên thế giới. Khả năng này cho phép Hoa kỳ có thêm khả năng can thiệp linh động vì không cần phải có những hiệp ước hay sự cho phép từ các quốc gia khác. Với tốc độ 700 dặm biển mỗi ngày và dựa trên cả bờ biển phía Đông của Hoa kỳ và ở Hawaii, tàu sân bay có thể bắt đầu hành trình tới mọi nơi trên thế giới không với thời gian không ít hơn 2 tuần.
    HKMH có giá trị rất lớn, trang bị các phương tiện tối tân và có nhiều khả năng mạnh mẽ, hơn nữa số lượng cũng chỉ có khoảng 12 chiếc và 2 chiếc đang được đóng tại Hoa kỳ. HKMH rõ ràng là mục tiêu cho các lực lượng đối phương. HKMH lại có kích thước khổng lồ và không thể ẩn nấp, vì vậy chúng có thể bị tấn công từ những phương án khác nhau như sau:
    Đối phương có thể tấ công từ biển với các trang bị trên tàu như pháo tầm xa hoặc tên lửa đối hải.
    Đối phương tấn công từ dưới mặt nước với các tàu ngầm, mìn hay phóng ngư lôi
    Tấn công từ trên không với các chiến đấu cơ trang bị bom và tên lửa
    Vì vậy bảo vệ HKMH là nhiệm vụ trung tâm của cả nhóm carrier battle group
    The Carrier Battle Group
    Hải quân Hoa kỳ ấn định các nhóm tàu chiến đấu có HKMH làm soái hạm trung tâm dựa trên các nhiệm vụ riêng biệt, bởi vậy không nhóm tàu chiến đấu nào giống nhau hoàn toàn, tuy nhiên carrier battle group cơ bản vẫn bao gồm những loại phương tiện hải quân như sau:
    ? HKMH
    ? Hai tàu tuần dương có trang bị tên lửa dẫn hướng (guided-missile cruisers)
    Đây là những tàu được trang bị các tên lửa tấn công các mục tiêu trên đất liền
    ? Two destroyers
    Destroyers có truyền thống là loại tàu sử dụng cho việc hộ vệ. Chúng có thể bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ tàu ngầm hay máy bay của đối phương. Chúng có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước của đối phương
    ? Một frigate
    Loai tàu này có nhiệm vụ chủ yếu để tìm và diệt tàu ngầm.
    ? Hai tàu ngầm - submarines
    Hai tàu này có nhiệm vụ bảo vệ và có thể tấn công các tàu nổi cũng như tàu ngầm của đối phương
    ? A supply ship
    Tàu tiếp liệu hậu cần, cung cấp nhiên liệu, thực phẩm đạn dược cho cả nhóm
    ? Có thể còn một vài loại tàu khác đi cùng nhóm ví dụ như tàu đổ bộ, tàu chở quân, tàu chở xe tăng và các thiết bị quân sự khác, tàu quét mìn. Tất cả phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao.
    Hoạt động của Carrier Battle Group
    Khi nhóm tàu sân bay di chuyển đến địa điểm tác chiến, toàn bộ đội hình sẽ triển khai và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. Với tổng cộng khoảng 80 chiến đấu cơ và gần 8000 người, mục đích của họ là:
    - Hoàn thành các công việc được chỉ định
    - Bảo vệ nhóm tàu tấn công chống lại các nỗ lực công kích từ đối phương
    Vai trò phòng vệ là một hoạt động diễn ra liên tục trong suốt 24h đồng hồ trong ngày. Nhóm tàu chiến đấu luôn phải thận trọng và cảnh giác các phương án tấn công từ trên không mặt biển và dưới biển
    Để hoàn thành các sứ mệnh này, các đội ngũ máy bay chiến đấu bao gồm 9 phi đội, với số lượng khoảng 70-80 chiếc sẽ được sử dụng bao gồm:
    ? The F/A-18 Hornet ?" Chiến đấu cơ tấn công một chỗ ngồi được thiết kế để tiêu diệt các phi cơ địch cũng như tấn công các mục tiêu mặt đất/mặt biển.
    ? The F-14 Tomcat ?" Phi cơ 2 chỗ ngồi được thiết kế tối ưu hóa với hệ thống hút khí mạnh hơn (Một phi đội hay liên đội F-14 là nhân tố chủ yếu trong việc bảo vệ nhóm tàu sân bay.)
    ? The E-2C Hawkeye ?" Loại máy bay cảnh báo tầm ngắn và điều khiển dẫn hướng các hệ thống vũ khí (Hệ thống radar ưu việt cho phép phi hành đoàn luôn điều hành đội hình các phi đội máy bay chiến đấu và liên tục cập nhật các hoạt động mới nhất của đối phương.)
    ? The S-3B Viking ?" Máy bay tốc độ dưới âm chủ yếu để dò tìm và tiêu diệt tàu ngầm.
    ? The EA-6B Prowler ?" Phi cơ tác chiến điện tử (Những nhiệm vụ bí mật và đột kích bất ngờ với khả năng làm nhiễu loạn radar của đối phương và chặn các đường kết nối giữa các phi cơ trong đội hình tấn công của kẻ địch.)
    ? The SH-60 Seahawk ?" Máy bay trực thăng hai động cơ sử dụng để tấn công tàu ngầm đối phương, tìm kiếm và tham gia các hoạt động cứu trợ
    ? Để cung cấp phương pháp đánh giá phòng vệ tổng thể, các tàu khu trục destroyer được trang bị các radar có năng lực mạnh dò tìm các máy bay của đối phương. Máy bay E-2C Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay sẽ sử dụng radar để lung sục các mục tiêu bên dưới, cho phép định vị và quan sát các mục tiêu là tàu hay máy bay có tốc độ chậm, và có thể dò tìm tiếp cận ngoài đường chân trời. The destroyers and frigate sử dụng sonar và cảm ứng từ để soi tìm tàu ngầm. Mục đích là tạo ra màn che chắn kín xung quanh tàu sân bay, mà không gì có thể thâm nhập nếu chưa được sự cho phép.
    Kết luận: để phá vỡ được hệ thống phòng ngự này là cả một vấn đề đau đầu. Một phi đội SU30MK2, SU22 M4, 4 Kilo 636, 2 Amur1650, 2 Gepard 3.9, khoảng chục chiếc Tarantul 1, 4 và các loại tàu phối thuộc, các dàn tên lửa địa hải (sử dụng nếu đội tàu này vào vừa tầm bắn) nếu không kết hợp và thống nhất hoạt động theo một chiến thuật hợp lý, vận dụng tối đa năng lực khí tài điện tử trong dẫn đường, định vị và tác xạ thì theo quan điểm cá nhân chắc cũng chỉ mang tính chất xua đuổi mà ít có khả năng tiêu diệt lớn.
  4. phungccuong

    phungccuong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy các bạn có vẻ xem thường khả năng của TQ trong việc chế tạo máy bay cho tàu sân bay theo tiêu chuẩn của Su33 hay Mig29K. Nhưng các bạn quên rằng mãi cho đến gần đây USNavy vẫn dựa chủ yếu vào lọai F14 chế tạo từ thập niên 70 mà vẫn làm mưa làm gió trên biển, thậm chí nước Pháp cho đến năm 90s vẫn dựa vào F8 sản xuất từ 59-60.
    Sỡ dĩ nước Nga tỏ ra vất vả trong việc phát triển Su33 hay Mig29K vì họ phải cạnh tranh quốc tế trong việc bán máy bay cho Ấn Độ, những máy bay này phải có tính cạnh tranh với SuperHornet hay Typhoon, Rafale chứ nếu chỉ tương đương F14 hay F18A/C thì ai thèm mua.
    Trường hợp TQ thì khác, họ chế tạo cho họ xài chứ không phải để đấu thầu quốc tế, vì vậy họ có thể chấp nhận giảm một số tính năng của máy bay cho phù hợp nhu cầu của họ. Với trình độ công nghiệp hàng không của TQ cộng với khả năng copy những công nghệ cũ không còn là bí mật (như F14 từ Iran) TQ có thể cho ra một lọai Su33J (tạm gọi thế cho một lọai máy bay nhái Su30 cho TSB) có tỉnh năng thua xa Su33 nhưng dù sao cũng bằng hoặc hơn F14A/C thì với những nước như VN thì đây cũng là một một mối đe dọa đáng sợ.
    Thử tưởng tượng một TSB khựa ở TS với 24 Su33J (tương đương 24F14A/C) và 24 J10N (tương đương F18A) thì chúng ta đối phó như thế nào (nên nhớ khi đó phía TQ có ưu thế về cự ly chứ không phải là chúng ta như hiện nay)
  5. nhnglhn

    nhnglhn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2009
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    393
    Đến năm 2015 TQ có tàu sân bay thì đội hìng hải quân của VN mình đã có : 2 TDH Hạng nặng 9000-11000t, 4-8 khu trục 2100t, 20 tàu tên lửa, 30-40 SU- 27/30, 40SU-22M5, 10MIG-23, 10 MIG-29( tổng số SU -27/30 của VN lúc đó là 100-120 chiếc), 9-12 KILO ( 3KILO 877EKM)
  6. nhnglhn

    nhnglhn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2009
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    393
    Đến năm 2015 TQ có tàu sân bay thì đội hìng hải quân của VN mình đã có : 2 TDH Hạng nặng 9000-11000t, 4-8 khu trục 2100t, 20 tàu tên lửa, 30-40 SU- 27/30, 40SU-22M5, 10MIG-23, 10 MIG-29( tổng số SU -27/30 của VN lúc đó là 100-120 chiếc), 9-12 KILO ( 3KILO 877EKM)
  7. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    thôi xin bác, đừng chém gió nữa. Đến 2015 mà có được một nửa số mà bác liệt kê thì tốt lắm rồi. Nhà mình xài thuyền 9000 - 11000 tấn làm gì, định sang Somali chống cướp biển chắc.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế đấy. Quy luật là vậy.
    Mới đây nghe nói, băng Bắc Cực tan, gấu trắng quay sang ăn thịt lẫn nhau.
    Có vấn đề. Nó là khủng hoảng, bế tắc đấy.
  9. thanhlethanh

    thanhlethanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2009
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
  10. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Từ việc thử nghiệm máy bay cho tàu sân bay và hoàn thành tàu sân bay cho đến vận hành là cả một quá trình dài. Hiện nay TQ mới chỉ là đưa vào hoạt động để lấy kinh nghiệm mà thôi, để mang đi chiến cũng cả 10 năm và hơn nữa. Xét trên bình diện cuộc chiến biển đảo của VN (nếu có xảy ra), Tàu sân bay của khửa có ý nghĩa không lớn vì :
    + Máy bay và tàu sân bay của khửa ở trình độ chiến đấu không cao (kinh nghiệm, kỹ thuật). Kế cả khi có kỹ thuật cao thì việc máy bay có thể cất cánh trên tầu sẽ phải giảm rất nhiều tính năng chiến đấu so với máy bay trên mặt đất nên việc cho máy bay trên tàu chiến với máy bay cất cánh từ mặt đất (kể cả cùng loại) là hạ sách. Ví dụ : Mẽo dùng tàu sân bay để mang máy bay đến, bắn tên lửa và ném bom những quốc gia mà có hệ thống phòng không, không quân yếu và đã bị đánh cho tê liệt mà thôi. Mẽo hay ngố, Anh, Pháp sẽ chẳng bao giờ dùng máy bay trên tàu sân bay đi không chiến cả.
    + Mục tiêu đánh chiếm nằm trong tầm khống chế hiệu quả của đối phương (VN) gồm : Máy bay đánh biển, tàu tên lửa, tàu ngầm và đáng sợ không kém là hệ thống phòng thủ bờ biển gồm phòng không và đối hải. VN có nhiều tàu sân bay không bao giờ chìm : đó là các sân bay trên đất liền và trên đảo (nếu cần xây cũng nhanh).
    => Khửa thử nghiệm tàu sân bay và máy bay chỉ là bước tích lũy kinh nghiệm, khẳng định vị thế của mình với những thằng to đầu khác (Mẽo, Nga, Nhật, Ấn,...) trong tương lai vài chục năm nữa. Còn với chúng ta, chưa có gì đáng ngại, chúng ta có nhiều cách sử dụng các loại vũ khí bất cân xứng để bảo vệ biển đảo và lãnh thổ của mình.

Chia sẻ trang này