1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu TQ có tàu sân bay tại biển đông......

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi FromtheStars, 22/12/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    CHDCND Trung Hoa có thể sẽ thực hiện ít nhất 3 phát biểu như sau:

    1.- Thuận lợi thì đánh không thì làm lái súng và đàm phán.
    Xem http://ttvnol.com/forum/gdqp/1227393/trang-3.ttvn#16109311
    2.- Đóng tiếp tàu sân bay và phát triển tiếp vũ khí mới khác (có chú ý về chất) - tăng cường tiềm lực - áp lực quân sự.
    3.- Thực hiện lại phát biểu 1 (cho đến khi ASEAN kiệt quệ về kinh tế vì không tự phát triển vũ khí hiện đại)
    CHIẾN QUẢ: NẾU KHÔNG CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ CŨNG SẼ CHIẾN THẮNG VỀ KINH TẾ!
    TRÂN TRỌNG!
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đúng đấy.
    Bây giờ nó chưa đánh không có nghĩa nó không đánh.
    Bản chất của Đế Quốc là phải đánh.
    Sớm hay muộn sẽ đánh.
    Do vậy, ASEAN phải tăng tốc độ phát triển KHKT, kinh tế (Để phòng thủ), xã hội phải thống nhất, ổn định.
    Trung Quốc nói thế nó cũng nhiều đối thủ, Nó mà sa lầy cuộc chiến ở đây, nước nó sẽ loạn.
    Tôi thì tôi thấy, tốt nhất nó nên biến thành 7 nước nhỏ.
  3. ourarmy

    ourarmy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    54
  4. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    noi dễ nghe quá
    bay giờ không còn phải cái thời giáo mác với gậy tầm vông . có thằng chết thì cũng sẽ có thằng que quặt , xung đột vũ trang hay nói chính xác là chiến tranh của 2 quốc gia chứ ko phai chuyên cãi cõ giua 2 gia đình đâu nha
  5. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Kết thúc 2009 và đón chào năm 2010, chúng ta cùng đón nhận những tin vui về tiềm lực quân sự nước nhà nhưng cũng không khỏi lo lắng về những khả năng có thể xảy ra xung đột trong năm mới.
    Kilo 6chiếc kể ra cũng là một lực lượng răn đe đủ mạnh trong phạm vi biển Đông, nếu mỗi năm về được 1 con thì đến 2016 hạm đội Việt Nam có đủ 6 chiếc.

    Xét đến yếu tố con người và cơ sở hậu cần. Bến bãi cảng ụ cho tàu ngầm Vn hầu như chưa có gì, Quân cảng Cam ranh có thể có chỗ thích hợp neo đậu cho Kilo vì dù sao trước đây nguyên hạm đội của Nga đặt căn cứ ở đây, trong đó ắt cũng có tàu ngầm. Nhưng những cơ sở khác dạng như ụ bảo dưỡng thì chắc chưa có hoặc cũng hư hại hết sau nhiều năm bỏ hoang. Giờ coi như phải xây mới từ đầu. Thời gian hoàn thành cũng phải cần 1 - 2 năm.

    Nhân sự vận hành tàu ngầm mới là chỗ yếu căn bản. Thứ khí tài này VN chưa có bao giờ (không tính đến hai cái tàu mini mua của Triều Tiên, chỉ sử dụng phần nhiều với mục đích làm quen và thả đặc công nước). Nhiều thông tin cho thấy Việt Nam đã cử một nhóm chuyên viên sang học kỹ thuật vận hành tầu ngầm hạng kilo của Ấn độ từ những năm 2000. Nói chung để miễn cưỡng vận hành 1 tàu ngầm thì hiện giờ chắc cũng có tạm đủ người. Cần đào tạo gấp khoảng trên dưới 1 - 2 trung đoàn (1200 người) để chuẩn bị nhân sự bao gồm cả các mặt hậu cần, lính kỹ thuật, chỉ huy dẫn hướng trên bờ? trong đó quân số tiêu chuẩn của kilo hiện tại là trên 100 người.

    Điểm yếu lớn nhất của VN nếu có tàu ngầm là khả năng vận hành theo hải đồ đáy biển. Vùng biển Vn là vùng biển nông, đặc biệt là các khu vực quanh các quần đảo. Mà khả năng của VN nắm rõ địa hình đáy biển trải dọc từ Bắc đến Nam là một điều còn rất đáng nghi ngờ. Tàu ngầm không có lộ trình vận hành không bật radar chủ động - active rada (không thể bật, tàu ngầm mà bật thì chả khác nào lạy ông tôi ở bụi này) húc vào đá ngầm, hay vướng vào các chướng ngại thiên nhiên khác. Có thể Nga sẽ giúp đỡ VN về khâu yếu này (Nga chắc có số liệu), ngoài ra còn có Mỹ (nếu họ chịu cung cấp), nhưng thời gian để VN hiểu và ứng dụng được cũng không thể một sớm một chiều.

    Hiện tại, trên lý thuyết Hải quân Việt Nam có khoảng 8 tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantus và Monya, đến năm 2010 sẽ tiếp nhận hai tàu khu trục hạng nhẹ loại Gepard có khả năng tác chiến đối hải, chống ngầm đa năng. Nếu theo đúng tiến độ phát triển hải quân, đến năm 2015 Việt Nam sẽ có trong tay 6 tàu ngầm tiến công, 2 - 4 khu trục hạm hạng nhẹ Gepard 3.9, và khoảng 15 - 20 tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantus và Monya. Ngoài ra còn một lực lượng tàu tuần tra và pháo hạm hộ tống. Lực lượng này, về cơ bản có thể coi là một hạm đội tác chiến không thể xem thường.

    Hạm đội Biển Đông (tương lai) của Việt Nam, nếu được yểm trợ bởi một đến hai sư đoàn không quân với các máy bay tiến công đa năng loại su 27 hoặc su 30, sẽ là một lực lượng có khả năng tác chiến cực mạnh. Đủ khả năng quật ngang cơ với các lực lượng của Tàu trong một cuộc xung đột hạn chế trên biển đông. Cần hết sức chú ý là bờ biển dài của Vn tạo thành những căn cứ xuất kích và ẩn núp lý tưởng cho tàu chiến, còn các căn cứ không quân nằm trải dọc từ bắc vào nam có thể đảm bảo cho khả năng yểm trợ mạnh và hữu hiệu trên không. Đó là chưa kể đến khả năng tác chiến của hệ thống tên lửa đất đối hải tại các căn cứ ven bờ, hiện tại VN có một số lượng chưa rõ tên lửa Shadoc tầm bắn 300 km (hay hải lý thì tôi chưa rõ, các bác bổ sung) phiên bản xuất khẩu của Nga, nhưng cũng có khả năng kiểm soát vùng biển mạnh và hiệu quả.

    Nói chung nếu tính đến năm 2015, Việt Nam có đủ trong tay các lực lượng sau (có tham khảo thêm danh sách của bác Triumf):
    - Át chủ bài với 6 tàu ngầm tiến công Kilo class (hoặc 4 kilo và 2 Amur)
    - 4 khu trục hạm đa năng hạng nhẹ Gepard (2 chiếc đã đóng xong, sẽ nhận vào tháng 9/2010); có thể thêm một vài khinh hạm với cấu hình và trang bị vũ khí Châu Âu
    - 10 tàu tên lửa tấn công cao tốc Monya (4 - 6 chiếc hiện có, kế hoạch đóng 20 chiếc đến 2020)
    - 6- 8 tàu tên lửa tấn công lớp Tarantus ( 4 chiếc hiện có)
    - 24 máy bay tiến công đa năng Su 30 (hiện có 4 chiếc, 8 chiếc nhận trong năm 2010)
    - 24 máy may tiêm kích đánh biển Su 27 (hiện có 12 chiếc )
    - 2 sư đoàn không quân tiêm kích mig21 bison (đã có) khoảng hơn 120 chiếc
    - 1 sư đoàn không quân cường kích, ném bom su22 (đã có) khoảng hơn 50 chiếc.
    - Các phương tiện cảnh báo, dẫn đường, định vị, AWACS (Airborne Warning and Control System), hệ thống sonar thu nhận, giám sát và cảnh báo tại các tuyến trách nhiệm. Các bác bổ sung thêm tài liệu để định lượng (search hàng giờ mà không có mấy thông tin)

    Thì gần như VN có khả năng đáp trả thích đáng trong mọi cuộc xung đột tại Biển Đông, kể cả khi Tàu triển khai các hạm tàu sân bay trong tương lai.

    Điều đáng quan tâm là năng lực của VN đến đâu trong việc tự sản xuất các trang bị quốc phòng. Nga đã chuyển giao công nghệ cho VN trong việc sản xuất một số vũ khí tiến công đối hải hiện đại, dạng như tên lửa Shadoc, nhưng việc tự sản xuất được với trình độ hiện tại của VN vẫn còn là một câu hỏi lớn. Nếu VN có đủ khả năng tự sản xuất loại tên lửa này, và sản xuất hàng loạt với số lượng 500 - 1000 quả, thì có thể tạm yên tâm về khả năng phòng thủ tại biển đông, ít nhất là trong phạm vi 300 km tính từ bờ biển.

    Phần lớn các loại tên lửa đánh biển của VN đều là loại thế hệ 2, chưa phải các dòng tên lửa tân tiến nhất như Moskit hoặc Brahmoss. Điều này làm hạn chế đáng kể khả năng tiến công của các tàu chiến VN. Quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ có thể là cơ sở để VN sở hữu dòng tên lửa đối hải siêu thanh hàng đầu thế giới Brahmoss, có thể khiến Tàu Khựa phải dè chừng không ít. Tuy nhiên người Ấn hiện tại mỗi năm cũng chỉ sản xuất được 50 quả, và chưa đủ trang bị cho hải quân của họ. Việc phải nhập từng quả tên lửa như VN hiện nay khiến VN ở một vị thế hiểm nghèo khi chiến tranh nổ ra (trong vòng vài ngày hoặc một tháng mà bắn hết tên lửa dự trữ thì không biết tình hình sẽ diễn tiến thế nào)

    Ngoài các khí tài tiến công, còn phải tính đến việc đầu tư một hệ thống rada cảnh giới hiện đại thay thế cho các hệ thống cũ kỹ hiện tại. Đây cũng là một gánh nặng không nhỏ về tiền bạc, kỹ thuật và nguồn lực con người (người không biết dùng khí tài thì khí tài hiện đại mấy cũng trở thành vô dụng).

    * Trên đây là nói về mua sắm trang bị khí tài, tuy nhiên việc sắm hàng cũng để lộ đôi nét về chiến thuật tác chiến dựa trên các tính năng qua vũ khí đặt hàng. Việc mang hết cả lực lượng hải-không quân ra tank với hạm đội tàu khựa là điều không thể, Việt nam vẫn trung thành với cách đánh bất ngờ, tiêu diệt nhanh gọn, thoát ly nhanh với sự yểm trợ đắc lực của các phương tiện chiến đấu khác.

    Kịch bản chiến tranh biển Đông đã có nhiều người ở đây đề cập mặc dù phần nhiều chỉ mang tính hài hước, tuy nhiên cần phải chú ý những điểm nhấn sau:
    - Xung đột không chỉ diễn ra ở khu vực Trường Sa mà còn ở một không gian rất rộng từ đảo hải nam đến các dàn khoan dầu của Petro?TVietnam tại vùng Nam Côn Sơn.
    - Dù bị gây hấn đến thế nào chăng nữa, các lực lượng Việt Nam tuyệt đối không được nổ súng trước, nhường thế chủ động cho bọn tàu. Nhưng khi đã đánh trả thì đánh cho quyết liệt, dứt khoát, đầu tiên cần tiêu diệt - giết sạch phá sạch toàn bộ các tiền đồn trinh sát mà tàu khựa chiếm được tại quần đảo Trường sa trong chiến dịch CQ88.
    - Tuyệt đối tránh không bộc lộ hết lực lượng, không tác chiến quá xa bờ (khoảng 300 km đổ lại tính từ bờ biển). Nếu hăng máu đuổi đánh quá xa địch có thể dùng ưu thế về số lượng phương tiện bất ngờ đánh úp và gây thiệt hại.
    - Các lực lượng đồn trú tại Trường sa cần bền bỉ chịu đựng, ngoan cường chiến đấu mục đích kiềm chân 1 lực lượng lớn của tàu khựa trong một thời gian càng dài càng tốt.
    - Nghiên cứu cách tiêu diệt tàu sân bay của tàu khựa, tương tự như việc nghiên cứu và biên soạn cuốn cẩm nang đánh B-52 trong chiến dịch Linebacker II. Chỉ cần tiêu diệt hay đánh thiệt hại nặng tàu sân bay là bọn tàu khựa sẽ rối loạn và chùn bước ngay.
    - Cụ Trần Hưng Đạo trước kia không tìm cách đối đầu trực diện với đội quân của Thoát hoan mà tìm cách triệt đường vận tải hậu cần vồn dàn trải trên 1 quãng đường quá dài của địch. Vẫn có thể sử dụng cách đánh này nếu nghiên cứu và xác định được phương thức tiếp vận của thế hệ xâm lược hiện nay.
    - Nếu giao tranh diễn ra trong một thời gian dài mà không có hồi kết, diễn tiến có thể kết thúc với các kết quả bất lợi nghiêng về phía tàu khựa hoặc diễn ra với quy mô cao hơn và khốc liệt hơn như mở rộng thêm chiến tranh trên bộ. Nhưng dù thế nào chăng nữa phần bất lợi tất yếu sẽ vẫn nghiêng nhiều về tàu khựa trên các phương diện kinh tế, phá sản chiến lược phát triển đất nước, uy tín, độ chênh giữa những hư trương dọa nạt và năng lực thực tế của một đội quân xâm lược. Thế giới sẽ hiểu rõ thêm về bản chất bá quyền của đất nước vốn được mệnh danh là cái nôi của văn hóa nhân loại. Liễu lĩnh xâm lược Việt Nam trung quốc không cẩn thận sẽ thụt lùi hàng thế kỷ, bao thành quả kinh tế phát triển đất nước từ thời đặng tiểu bình sẽ thành con số 0 tròn trĩnh.

    Nói chung trong vòng 3 năm tới cần hết sức cảnh giác với khả năng tàu gây hấn tại Biển Đông, và cần đẩy nhanh hết mức guồng máy đào tạo về con người, về năng lực vận hành khí tài,. Khi VN có đủ những thứ đồ tiêu chuẩn của một hạm đội theo danh sách kể trên, là lúc có thể đường hoàng ngồi đập bàn mà đàm phán ngang cơ với các thế lực khác trên biển Đông. Còn bây giờ với những tình huống xung đột trực diện chỉ nên gia cố mạn tàu, mũi tàu để có thể đâm nhau ngang cơ với bọn dog tàu khựa mà thôi.
  6. taiwewe

    taiwewe Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2009
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    0
    Thế giới sẽ hiểu rõ thêm về bản chất bá quyền của đất nước vốn được mệnh danh là cái nôi của văn hóa nhân loại. Liễu lĩnh xâm lược Việt Nam trung quốc không cẩn thận sẽ thụt lùi hàng thế kỷ, bao thành quả kinh tế phát triển đất nước từ thời đặng tiểu bình sẽ thành con số 0 tròn trĩnh.
    ----------------------------------------------------------------------------
    Bác dựa vào đâu mà nghĩ như thế,nó cán dân no chết như chó mà cuối cùng chỉ bị cấm vận VK,chả có thang Tư bản nào chê tiền cả.
    Theo tôi vấn dề duy nhất mà TQ còn e ngại là chiến tranh với Viẹt Nam sẽ đưa Nhật bản và Hàn Quốc sẽ trang bị VKHN ngay lập tức,cũng là cái cớ giúp Đài Loan tuyên bố độc lập +chế tạo vkhn mà lúc đó chả ai có quyền cản họ nữa.
    Được taiwewe sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 31/12/2009
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chỉ cần làm cho tàu sân bay bị nghiêng vài độ thôi thì bọn nó chạy toé khói ngay và là cơ hội cho Việt Nam phản kích và nhân cơ hội hỏi thăm luôn Hoàng Sa (chắc lúc đó nó sẽ điều hết hạm đội Nam Hải ra nhưng đã quá muộn).
    Có thể nói cơ cấu phòng thủ của nó như sau:
    Theo độ cao:
    + Tầm cao, tầm thấp: Kiểm soát bằng máy bay trên tàu sân bay, bằng các hệ thống ra đa.
    + Mặt biển: Các tàu khu trục, tàu ngầm, máy bay.
    + Dưới biển: Tàu ngầm, các frigate hộ tống xung quanh.
    Theo cự ly:
    Tầm xa: Máy bay, tàu khu trục, tàu ngầm.
    Tầm gần: Các frigate (chắc rất đông).
    Chắc chắn nếu xảy ra chiến tranh, chúng ta sẽ cố gắng chiếm lĩnh tầm cao. Chỉ cần tiêu diệt được tàu sân bay, cái ô trên đầu các khu trục hạm sẽ ụp xuống, và chúng sẽ trở thành các miếng mồi cho Hải quân ta.
  8. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
    CÔNG TÁC ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BIỂN (HẢI ĐỒ)
    TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
    Đoàn Đo đạc và Biên vẽ hải đồ, Bộ tư lệnh Hải quân
    1. Giới thiệu chung
    Bản đồ biển (mà trước đây ta thường gọi là hải đồ) là các loại bản đồ thể hiện các thông tin về đối tượng dưới đáy biển, trong lòng nước, trên mặt biển và các yếu tố liên quan khác trên phần đất liền ven biển; được lập thành từng hệ thống hay riêng lẻ với tỷ lệ thích hợp (từ 1/10.000 trở xuống) phục vụ cho các hoạt động trên biển, đất liền ven biển và các hoạt động liên quan đến biển khác.
    Bản đồ biển là tài liệu không thể thiếu cho các hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển, các lĩnh vực quản lý, khai thác tiềm năng tài nguyên biển và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác về biển.
    Tất cả các loại bản đồ biển đều được xây dựng trên một nền chung, đó là địa hình đáy biển ?" mà địa hình đó được bao phủ bởi một lớp nước, vì vậy mà nền đó được gọi là bản đồ nền độ sâu đáy biển. Bản đồ nền độ sâu đáy biển càng được khảo sát và thể hiện một cách chính xác, chi tiết thì ý nghĩa phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thể hiện các thông tin nghiên cứu khoa học khác càng có tính đắc dụng và hiệu quả.
    Trên biển Đông, theo đánh giá của Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) việc khảo sát đo đạc và lập bản đồ biển còn nhiều hạn chế. Hiện nay nước ta mới thiết lập được một số bản đồ biển tỷ lệ 1/2.500.000 (toàn bộ biển Đông); tỷ lệ 1/1.000.000 (phần biển Việt Nam); tỷ lệ 1/500000; tỷ lệ 1/400000 (khu vực giữa và Nam biển Đông, ven bờ biển TQ và Việt Nam); tỷ lệ 1/300 000 (ven biển nước ta); tỷ lệ 1/250 000 khu vực biển Căm pu chia ?" Thái Lan; tỷ lệ 1/200 000; 1/100000 ven biển, khu vực Trường Sa ?" DK1 và các mảnh bản đồ biển tỷ lệ 1/25000 các đảo, cửa sông vụng vịnh và hải cảng.
    Các khối bản đồ trên được xuất bản và in trên giấy từ những năm 80 - thế kỷ trước đến nay. Có thể phân các bản đồ biển trên thành hai thời kỳ công nghệ. Một là các bản đồ được xuất bản từ những năm 1992 trở về trước, hai là các bản đồ biển được xuất bản từ những năm 1992 trở lại đây.
    2. Công tác đo đạc thành lập bản đồ trên biển
    Bản đồ biển xuất bản từ những năm 1992 trở về trước được biên tập bằng công nghệ cũ và số liệu chủ yếu (hầu hết) là lấy theo tài liệu bản đồ của nước ngoài xuất bản từ trước 1975. Công nghệ cũ là công nghệ chuyển tải thông tin từ các tài liệu bản đồ nước ngoài được chụp lại, cắt dán, phân sai theo hệ thống lưới kinh vĩ tuyến (trên tỷ lệ bản đồ mới thành lập), vẽ bằng tay và chụp in. Các bản đồ biển tài liệu đưa vào gồm nhiều loại, của nhiều quốc gia, hệ thống toạ độ, hệ quy chiếu không thống nhất cũng như sai khác với hệ toạ độ và hệ quy chiếu quốc gia (hệ HN-72). Trong quá trình biên tập, tuy đã được xử lý qua hiệu chỉnh toạ độ bằng cách tính toán và đồ giải. Độ chính xác đạt được vẫn còn rất hạn chế, không đạt được sự đồng đều trong cùng một mảnh cũng như trong cùng một khối tỷ lệ và càng không đồng đều giữa các khối tỷ lệ khác nhau.
    Về độ sâu thể hiện trên bản đồ biển thời gian này phần lớn (và chủ yếu) là độ sâu trên bản đồ biển nước ngoài. Nguồn gốc số liệu đo đạc, tính toán mặt chuẩn đều không có lý lịch. Trong một mảnh bản đồ các độ sâu được trích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau vì thế độ chính xác độ sâu thực tế cũng không đồng nhất.
    Tuy có những đặc điểm trên nhưng trong quá trình sử dụng mấy chục năm qua và qua đối chiếu so sánh với kết quả khảo sát của những năm gần đây thì độ sâu trên các bản đồ biển này không có các sai lệch lớn. Các bản đồ biển sản xuất trong thời kỳ này đã đáp ứng được cho công tác đi biển; làm tài liệu tham khảo và nền sử dụng cho nhiều ngành nghiên cứu về biển sử dụng. Hệ thống bản đồ biển này hiện nay vẫn còn được sử dụng cho công tác dẫn tàu đi trên biển và cho các lực lượng hoạt động trên biển.
    Bản đồ biển xuất bản từ những năm 1992 trở lại đây hầu hết đã được áp dụng công nghệ biên tập mới có sử dụng máy tính điện tử để tính toán chuyển đổi hệ thống toạ độ. Các số liệu toạ độ mặt bằng độ sâu được biên tập trên cơ sở các số liệu đo đạc thực địa bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu phân sai (DGPS) và máy đo sâu hồi âm đơn tia độ chính xác cao. Hệ thống toạ độ mặt bằng được đo và quy chuẩn về đúng với hệ thống toạ độ quốc gia (HN-72) và hệ quy chiếu Krasopsky. Mặt chuẩn để tính và xác định độ sâu được tính toán cho từng khu vực thông qua số liệu quan trắc thuỷ triều cho từng khu vực. Công nghệ biên tập cũ được thay thế bằng công nghệ số hoá và biên tập bằng những chương trình biên tập chuyên dụng (Micro Station và Caris). Hiện tại bản đồ biển được Hải quân nhân dân Việt Nam biên tập chủ yếu bằng chương trình Micro Station.
    Từ năm 2002, các bản đồ biển biên tập mới được thống nhất thành lập trong hệ toạ độ VN-2000, hệ quy chiếu WGS-84.
    Hệ thống bản đồ biển được lập trên cơ sở số liệu đo đạc mới này bao phủ toàn bộ vùng ven biển ở tỷ lệ 1/100 000; một số cảng, vụng vịnh, cửa sông, đảo ở tỷ lệ 1/25000, và toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa, DK1 ở tỷ lệ 1/200 000. Một số cụm bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa và bãi ngầm DK1 ở tỷ lệ 1/50 000. Các bản đồ được thành lập trên cơ sở số hoá các bản đồ giấy trước đây, việc chuyển đổi toạ độ được tính toán và triển đổi chính xác bởi công nghệ số và độ sâu được kiểm tra đối chiếu, bổ sung, chỉnh lý từ số liệu khảo sát mới nhất.
    Có thể đánh giá rằng các bản đồ biển được biên tập và xuất bản từ 1992 đến nay có độ tin cậy cao, đã khắc phục được sự không đồng nhất về độ chính xác trong một mảnh, trong một khối tỷ lệ cũng như giữa các khối tỷ lệ. Các bản đồ này tiếp tục được chỉnh lý hoàn thiện bằng các số liệu khảo sát mới nhất và cập nhật thường xuyên trong hệ thống số.
    Hiện tại, bản đồ biển đang được chuyển hướng thành một dạng bản đồ mới- bản đồ biển điện tử - Được biên tập bằng phần mềm CARIS theo chuẩn của Tổ chức Thuỷ đạc quốc tế (IHO) .
    Việc đo đạc thu nhận số liệu thực địa cũng đã được áp dụng nhiều tiến bộ từ công nghệ mới. Trong lĩnh vực đo độ sâu đã thay thế hoàn toàn các thế hệ máy đo sâu đơn tia ghi số đọc và ghi băng giấy bằng hệ thống máy đo sâu đơn tia ghi độ sâu trên đĩa từ và băng giấy có liên kết tích hợp hiệu chỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố đến độ sâu đo và toạ độ điểm đo sâu. Công nghệ đó cho phép loại bỏ được sai sót nhầm lẫn khi ghép toạ độ - độ sâu, đẩy nhanh được tốc độ xử lý, tính toán và nâng cao rất nhiều độ chính xác. Hiện nay đã đang sử dụng hệ thống đo sâu hồi âm đa tia MD2 để khảo sát thu nhận độ sâu, bảo đảm việc thu nhận nhanh, đều khắp, phủ kín đáy biển cao hơn. Trong lĩnh vực xác định toạ độ, việc ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh đượcphát triển nhanh và cho độ chính xác ngày càng cao. Các thiết bị định vị luôn được cải tiến nâng cao tốc độ xử lý và độ chính xác? Công nghệ xử lý toạ độ theo thời gian thực (Real Time) với khoảng cách xa và từ vệ tinh là chủ yếu. Việc ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến và sử dụng các thiết bị đo đạc mới cho phép nâng cao được năng suất tốc độ và độ chính xác của công tác đo đạc bản đồ biển, làm cho bản đồ càng có tính thời sự và chất lượng.
    3. Quy trình số hóa bản đồ trên biển
    Thực hiện việc chuẩn bị hệ thống bản đồ nền phục vụ ?oxây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam? được thực hiện theo công nghệ số hoá bằng phần mềm Micro Station của hãng INTERGRAPH. Quy trình số hoá được thực hiện như sau:
    1-Quét bản đồ biển giấy: Bản đồ giấy được quét trên máy quét khổ lớn. CONTEX với độ phân giải 150 đến 200 DPI, ảnh của bản đồ được lưu dưới dạng tập tin ảnh màu, với độ biển dạng ổn định đủ điều kiện cho các khâu xử lý tiếp theo.
    2-Nắn ảnh: Quá trình nắn ảnh được thực hiện bằng phần mềm IRAS/C. Các điểm cơ sở để nắn ảnh là toạ độ của các góc khung bản đồ và toạ độ các mắt lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ. Độ chính xác các cặp điểm sau khi nắn không vượt quá 0,2 mm so với tỷ lệ bản đồ (theo quy định của Cục Đo đạc và Bản đồ/Bộ Tài nguyên và Môi trường).
    3-Số hoá các đối tượng nội dung của bản đồ biển: Quá trình số hoá sử dụng các modul của phần mềm MICRO STATION, I/GEOVEC và thư viện ký hiệu và đường nét của Hải quân. Số hoá tất cả các yếu tố nội dung trên bản đồ ảnh quét. Độ chính xác số hoá các yếu tố nội dung bản đồ tuân thủ theo các quy định của Cục Đo đạc và Bản đồ. Quá trình phân lớp thông tin nội dung bản đồ được thực hiện cùng lúc với công việc số hoá.
    4-Chuẩn hoá bản đồ số: Sau khi kết thúc quá trình số hoá, tiến hành chuẩn hoá bản đồ số. Toàn bộ nội dung của bản đồ được lưu trữ trên tập tin riêng biệt để thuận lợi trong quá trình sử dụng, in ấn. Các tập tin đó gồm: Tập tin thứ nhất chứa cơ sở toán học của bản đồ; tập tin thứ hai chứa toàn bộ nội dung về đường nét, các ký hiệu, các địa danh, các ghi chú ? của tờ bản đồ; và tập tin thứ ba chứa các thông tin về màu nền của các vùng trên bản đồ. Các tập tin được đặt theo ký số hiệu của mảnh bản đồ kèm thông tin nhận dạng chứa trong nó.
    Độ chính xác của bản đồ sau quá trình số hoá bảo đảm chính xác, không sai lệch so với bản đồ giấy, các tập tin của bản đồ số phản ánh trung thực nội dung và tình trạng kỹ thuật của bản đồ giấy.
    Do có sự khác nhau về hệ thống toạ độ của bản đồ giấy (sử dụng hệ toạ độ VN-72, hệ quy chiếu Krasopsky) với hệ thống toạ độ yêu cầu mới (hệ toạ độ VN-2000, hệ quy chiếu WGS-84) nên các bản đồ số hoá được quy chuyển về hệ VN-2000 theo phương pháp chuyển đổi toạ độ mặt bằng trực tiếp trên tập tin của bản đồ số thông qua công cụ là phần mềm MGE của Intergraph. Phương pháp được tiến hành như sau:
    Đối với các bản đồ ven biển và các khu vực có bản đồ địa hình được lập trên hệ toạ độ quốc gia sử dụng các bản đồ địa hình và bản đồ biển gốc tìm các cặp điểm trùng trên đất liền (các địa vật hình tuyến, các điểm mốc toạ độ, các vật kiến trúc đặc biệt?.) làm cơ sở để nắn chỉnh bản đồ biển về hệ toạ độ quốc gia. Đối với các khu vực biển khác hoặc khu vực không có bản đồ địa hình thì sử dụng các bản đồ biển quốc tế trên hệ WGS 84 và bản đồ gốc xác định các cặp điểm trùng để làm cơ sở nắn chuyển vệ hệ WGS 84 và từ đó chuyển về hệ VN-2000.
    Độ sâu thể hiện trên bản đồ số hoá là độ sâu được tính từ mặt chuẩn độ sâu thấp nhất lý luận. Để quy chuẩn độ sâu bản đồ về hệ độ cao quốc gia sử dụng số liệu tính toán cho 10 khu vực dọc ven biển Việt Nam dựa trên số liệu và phạm vi hiệu lực của 10 trạm nghiệm triều. Phương pháp xác định số hiệu chỉnh độ sâu được thực hiện
  9. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
    (Tiếp)
    Tuy có những đặc điểm trên nhưng trong quá trình sử dụng mấy chục năm qua và qua đối chiếu so sánh với kết quả khảo sát của những năm gần đây thì độ sâu trên các bản đồ biển này không có các sai lệch lớn. Các bản đồ biển sản xuất trong thời kỳ này đã đáp ứng được cho công tác đi biển; làm tài liệu tham khảo và nền sử dụng cho nhiều ngành nghiên cứu về biển sử dụng. Hệ thống bản đồ biển này hiện nay vẫn còn được sử dụng cho công tác dẫn tàu đi trên biển và cho các lực lượng hoạt động trên biển.
    Bản đồ biển xuất bản từ những năm 1992 trở lại đây hầu hết đã được áp dụng công nghệ biên tập mới có sử dụng máy tính điện tử để tính toán chuyển đổi hệ thống toạ độ. Các số liệu toạ độ mặt bằng độ sâu được biên tập trên cơ sở các số liệu đo đạc thực địa bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu phân sai (DGPS) và máy đo sâu hồi âm đơn tia độ chính xác cao. Hệ thống toạ độ mặt bằng được đo và quy chuẩn về đúng với hệ thống toạ độ quốc gia (HN-72) và hệ quy chiếu Krasopsky. Mặt chuẩn để tính và xác định độ sâu được tính toán cho từng khu vực thông qua số liệu quan trắc thuỷ triều cho từng khu vực. Công nghệ biên tập cũ được thay thế bằng công nghệ số hoá và biên tập bằng những chương trình biên tập chuyên dụng (Micro Station và Caris). Hiện tại bản đồ biển được Hải quân nhân dân Việt Nam biên tập chủ yếu bằng chương trình Micro Station.
    Từ năm 2002, các bản đồ biển biên tập mới được thống nhất thành lập trong hệ toạ độ VN-2000, hệ quy chiếu WGS-84.
    Hệ thống bản đồ biển được lập trên cơ sở số liệu đo đạc mới này bao phủ toàn bộ vùng ven biển ở tỷ lệ 1/100 000; một số cảng, vụng vịnh, cửa sông, đảo ở tỷ lệ 1/25000, và toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa, DK1 ở tỷ lệ 1/200 000. Một số cụm bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa và bãi ngầm DK1 ở tỷ lệ 1/50 000. Các bản đồ được thành lập trên cơ sở số hoá các bản đồ giấy trước đây, việc chuyển đổi toạ độ được tính toán và triển đổi chính xác bởi công nghệ số và độ sâu được kiểm tra đối chiếu, bổ sung, chỉnh lý từ số liệu khảo sát mới nhất.
    Có thể đánh giá rằng các bản đồ biển được biên tập và xuất bản từ 1992 đến nay có độ tin cậy cao, đã khắc phục được sự không đồng nhất về độ chính xác trong một mảnh, trong một khối tỷ lệ cũng như giữa các khối tỷ lệ. Các bản đồ này tiếp tục được chỉnh lý hoàn thiện bằng các số liệu khảo sát mới nhất và cập nhật thường xuyên trong hệ thống số.
    Hiện tại, bản đồ biển đang được chuyển hướng thành một dạng bản đồ mới- bản đồ biển điện tử - Được biên tập bằng phần mềm CARIS theo chuẩn của Tổ chức Thuỷ đạc quốc tế (IHO) .
    Việc đo đạc thu nhận số liệu thực địa cũng đã được áp dụng nhiều tiến bộ từ công nghệ mới. Trong lĩnh vực đo độ sâu đã thay thế hoàn toàn các thế hệ máy đo sâu đơn tia ghi số đọc và ghi băng giấy bằng hệ thống máy đo sâu đơn tia ghi độ sâu trên đĩa từ và băng giấy có liên kết tích hợp hiệu chỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố đến độ sâu đo và toạ độ điểm đo sâu. Công nghệ đó cho phép loại bỏ được sai sót nhầm lẫn khi ghép toạ độ - độ sâu, đẩy nhanh được tốc độ xử lý, tính toán và nâng cao rất nhiều độ chính xác. Hiện nay đã đang sử dụng hệ thống đo sâu hồi âm đa tia MD2 để khảo sát thu nhận độ sâu, bảo đảm việc thu nhận nhanh, đều khắp, phủ kín đáy biển cao hơn. Trong lĩnh vực xác định toạ độ, việc ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh đượcphát triển nhanh và cho độ chính xác ngày càng cao. Các thiết bị định vị luôn được cải tiến nâng cao tốc độ xử lý và độ chính xác? Công nghệ xử lý toạ độ theo thời gian thực (Real Time) với khoảng cách xa và từ vệ tinh là chủ yếu. Việc ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến và sử dụng các thiết bị đo đạc mới cho phép nâng cao được năng suất tốc độ và độ chính xác của công tác đo đạc bản đồ biển, làm cho bản đồ càng có tính thời sự và chất lượng.
    3. Quy trình số hóa bản đồ trên biển
    Thực hiện việc chuẩn bị hệ thống bản đồ nền phục vụ ?oxây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam? được thực hiện theo công nghệ số hoá bằng phần mềm Micro Station của hãng INTERGRAPH. Quy trình số hoá được thực hiện như sau:
    1-Quét bản đồ biển giấy: Bản đồ giấy được quét trên máy quét khổ lớn. CONTEX với độ phân giải 150 đến 200 DPI, ảnh của bản đồ được lưu dưới dạng tập tin ảnh màu, với độ biển dạng ổn định đủ điều kiện cho các khâu xử lý tiếp theo.
    2-Nắn ảnh: Quá trình nắn ảnh được thực hiện bằng phần mềm IRAS/C. Các điểm cơ sở để nắn ảnh là toạ độ của các góc khung bản đồ và toạ độ các mắt lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ. Độ chính xác các cặp điểm sau khi nắn không vượt quá 0,2 mm so với tỷ lệ bản đồ (theo quy định của Cục Đo đạc và Bản đồ/Bộ Tài nguyên và Môi trường).
    3-Số hoá các đối tượng nội dung của bản đồ biển: Quá trình số hoá sử dụng các modul của phần mềm MICRO STATION, I/GEOVEC và thư viện ký hiệu và đường nét của Hải quân. Số hoá tất cả các yếu tố nội dung trên bản đồ ảnh quét. Độ chính xác số hoá các yếu tố nội dung bản đồ tuân thủ theo các quy định của Cục Đo đạc và Bản đồ. Quá trình phân lớp thông tin nội dung bản đồ được thực hiện cùng lúc với công việc số hoá.
    4-Chuẩn hoá bản đồ số: Sau khi kết thúc quá trình số hoá, tiến hành chuẩn hoá bản đồ số. Toàn bộ nội dung của bản đồ được lưu trữ trên tập tin riêng biệt để thuận lợi trong quá trình sử dụng, in ấn. Các tập tin đó gồm: Tập tin thứ nhất chứa cơ sở toán học của bản đồ; tập tin thứ hai chứa toàn bộ nội dung về đường nét, các ký hiệu, các địa danh, các ghi chú ? của tờ bản đồ; và tập tin thứ ba chứa các thông tin về màu nền của các vùng trên bản đồ. Các tập tin được đặt theo ký số hiệu của mảnh bản đồ kèm thông tin nhận dạng chứa trong nó.
    Độ chính xác của bản đồ sau quá trình số hoá bảo đảm chính xác, không sai lệch so với bản đồ giấy, các tập tin của bản đồ số phản ánh trung thực nội dung và tình trạng kỹ thuật của bản đồ giấy.
    Do có sự khác nhau về hệ thống toạ độ của bản đồ giấy (sử dụng hệ toạ độ VN-72, hệ quy chiếu Krasopsky) với hệ thống toạ độ yêu cầu mới (hệ toạ độ VN-2000, hệ quy chiếu WGS-84) nên các bản đồ số hoá được quy chuyển về hệ VN-2000 theo phương pháp chuyển đổi toạ độ mặt bằng trực tiếp trên tập tin của bản đồ số thông qua công cụ là phần mềm MGE của Intergraph. Phương pháp được tiến hành như sau:
    Đối với các bản đồ ven biển và các khu vực có bản đồ địa hình được lập trên hệ toạ độ quốc gia sử dụng các bản đồ địa hình và bản đồ biển gốc tìm các cặp điểm trùng trên đất liền (các địa vật hình tuyến, các điểm mốc toạ độ, các vật kiến trúc đặc biệt?.) làm cơ sở để nắn chỉnh bản đồ biển về hệ toạ độ quốc gia. Đối với các khu vực biển khác hoặc khu vực không có bản đồ địa hình thì sử dụng các bản đồ biển quốc tế trên hệ WGS 84 và bản đồ gốc xác định các cặp điểm trùng để làm cơ sở nắn chuyển vệ hệ WGS 84 và từ đó chuyển về hệ VN-2000.
    Độ sâu thể hiện trên bản đồ số hoá là độ sâu được tính từ mặt chuẩn độ sâu thấp nhất lý luận. Để quy chuẩn độ sâu bản đồ về hệ độ cao quốc gia sử dụng số liệu tính toán cho 10 khu vực dọc ven biển Việt Nam dựa trên số liệu và phạm vi hiệu lực của 10 trạm nghiệm triều. Phương pháp xác định số hiệu chỉnh độ sâu được thực hiện bằng việc tính toán mặt chuẩn độ sâu và mặt nước trung bình theo phương pháp Vladimiasky, xác định số hiệu chỉnh độ sâu là mức chênh giữa mặt chuẩn độ cao quốc gia với mặt nước thấp nhất từng khu vực.
    Tập bản đồ biển sau khi đã được số hoá và quy chuẩn về hệ toạ độ mặt bằng, độ cao, hệ quy chiếu WGS-84 được trích xuất thông tin về toạ độ, độ sâu để xây dựng tập tin theo dạng (x, y, z) cho các điểm độ sâu. Do tính đặc thù của kiểu ghi chú điểm độ sâu trên bản đồ biển nên để trích xuất các thông tin về độ sâu theo dạng trên phải thực hiện qua các bước:
    -Trích xuất thông tin về độ sâu trên bản đồ (đã được quản lý trên một lớp riêng trong tập tin *.dgn.
    -Xuất lớp thông tin này ra dạng tập tin *.dxf.
    -Xây dựng chương trình lấy thông tin toạ độ, độ sâu của điểm độ sâu từ dạng đồ hoạ thành dạng văn bản và lưu dưới dạng tập tin văn bản.
    Mỗi điểm độ sâu được biểu thị bởi ba yếu tố: Kinh độ (B), vĩ độ (L) và độ sâu (Z)
    Dữ liệu độ sâu sau khi đã được quy chuẩn về hệ độ cao quốc gia được nhập trở lại tập tin bản đồ đồ hoạ bằng phương pháp tự động, bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn số liệu. Các tập tin về độ sâu dạng văn bản và các tập tin đồ hoạ có thể được liên kết và cập nhật chỉnh lý tự động ở tập tin này khi cập nhật chỉnh lý ở tập tin kia.
    4. Kết luận
    Trên cơ sở thiết lập bản đồ như vây, bản đồ nền để phục vụ xây dựng hệ thống bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu đặt ra hiện nay và có thể dễ dàng bổ sung nâng cấp trong những giai đoạn tiếp theo của sự phát triển công nghệ./.
  10. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?t=144822
    Các bác tham khảo về TSB của thế giới, trong đó có Varyag.

Chia sẻ trang này