1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Neuro-computer, m?t b? óc nhân t?o d?u tiên?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi ATC, 04/05/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Neuro-computer, m?t b? óc nhân t?o d?u tiên?


    Neuro-computer, một bộ óc nhân tạo đầu tiên?
    Theo BBC News 19.4.2001, tiến sĩ Vitaly Valtsev, Viện sĩ Viện Hàn lâm quốc tế về khoa học thông tin (International Academy of Information Science), vừa tuyên bố với Hãng thông tấn Interfax của Nga rằng các nhà khoa học Nga đã chế tạo ra "một bộ não nhân tạo đầu tiên trên thế giới" - một computer gọi là "neuro-computer" với tiềm năng trí tuệ có thể coi như một bản sao trí tuệ của con người.
    Trong vài thập kỷ qua, loài người đã tập trung sức lực nghiên cứu hệ thần kinh của mình để mong tìm ra một cơ chế toán-lý làm cơ sở cho việc thiết kế những computers thông minh như con người, nhưng đến nay hầu như chưa có nghiên cứu nào thành công. Theo Valtsev, nguyên nhân là vì những computer đó, dù đến nay đã rất hiện đại, chủ yếu vẫn được thiết kế mô phỏng theo mô hình hoạt động của tế bào thần kinh (neuron) của dây thần kinh cột sống (spinal cord) mà khoa thần kinh đã tìm thấy từ những năm 1940. Nhưng "các nhà khoa học Nga đã thành công ở chính chỗ các nhà khoa học khác trước đó đã thất bại", Valtsev nói. Bằng cách mô phỏng hoạt động của tế bào não, cụ thể là sử dụng những khám phá mới trong sinh-lý-thần-kinh-học (neurophysiology) và phỏng-thần-kinh-học (neuromorphology) về trạng thái sáng tạo nghệ thuật (state-of-the-art) của bộ não, các nhà khoa học Nga đã tạo ra được những chiếc máy thực sự biết suy nghĩ, vượt xa mô hình hoạt động thần kinh đã biết trước đây. Valtsev lưu ý rằng khả năng tính toán của computer mới này ghê gớm đến mức có thể làm những chuyện kinh dị khó lường nếu để chúng phát triển theo hướng bất lợi cho loài người.
    Bản tin của BBC không nói rõ thêm chi tiết khác biệt giữa tế bào thần kinh não với tế bào thần kinh cột sống để thấy rõ nguyên lý khác biệt giữa computer mới của người Nga với computer phổ biến hiện nay, đồng thời cho biết một số nhà khoa học trên thế giới đã tỏ ra ngờ vực phát minh của người Nga. "Tôi nghĩ rằng điều này hơi cường điệu", Giáo sư Paul Coleman tại Đại học Rochester ở New York nói, "còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết bộ não thật làm việc ra sao, về số lượng tế bào và dây nối...Còn phải hàng chục năm nữa chúng ta mới có thể tái tạo một bộ não của một người lớn". Theo Giáo sư Coleman, con đường mà loài người đã tiếp cận tới gần bộ não nhân tạo nhất là con đường lập trình cho các computer sao cho chúng có thể học, chẳng hạn máy chơi cờ Deep Blue đã rút ra đủ bài học sau mỗi lần mắc lỗi của nó để cuối cùng đã có thể đánh thắng các kiện tướng cờ.
    Vậy phải chăng có nhiều con đường khác nhau để tiến tới trí thông minh nhân tạo? Trong tương lai sắp tới, chắc chắn các nhà khoa học Nga sẽ cho thế giới biết rõ hơn về phát minh của họ.
    Văn Hoàng



    ATC

Chia sẻ trang này