1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Neutron gọi là gì?

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi rendezvous, 07/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rendezvous

    rendezvous Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Neutron gọi là gì?

    Các bạn ơi,electron còn gọi là điện tử.Vậy Neutron có tên Hán Việt không vậy?
  2. 03021981

    03021981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Tên gọi electron là điện tử là từ Hán Việt. Xuất hiện từ lâu và khi đó các nhà Khoa học nước ta được tạo ở Trung Quốc nhiều hơn bây giờ, cũng do xu hướng ở thời ấy, ngôn ngữ thường được Hán Việt.
    Neutron, chưa có tài liệu nào gọi tên gì khác : nơtron (phát âm Tiếng Việt).
    Mà các bạn nào đã học thầy Trần Thành Huế đừng có dại dột gọi là điện tử khi trong sách viết là electron nhé. Mà khi viết tắt la e thì phải có gạch trên đầu đấy.
    Có 1 câu chuyện mà ai là SV đã từng học PGS.TS Trần Thành Huế đều biết ấy, về electron ấy mà! Đã ai phải đọc 10 lần từ electron liên tục chưa?
    Được 03021981 sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 08/10/2003
  3. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    03021981 trả lời kiểu gì kì vậy? Theo Cuong_MA tôi thì có lẽ không có tên Hán Việt của neutron đâu. Hình như Neutron bắt đầu từ Neutral (không chắc lắm đâu nhé) nghĩa là trung hoà, trung tính. Chắc là do neutron là khái niệm mới vào Việt Nam nên ít phải Hán hoá nó.
    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu
  4. 03021981

    03021981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Không có từ Hán Việt gọi cho Neutron!!!
  5. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ là người ta gọi electron là điện tử là theo cách sử dụng từ Hán Việt là dúng . nhưng nói
    " khi đó các nhà Khoa học nước ta được tạo ở Trung Quốc nhiều hơn bây giờ, cũng do xu hướng ở thời ấy, ngôn ngữ thường được Hán Việt "
    liệu có chính xác không. Khi đó là khi nào ? lúc đó đã có chính sách đào tạo cán bộ khoa học ở nước ngoài chưa ?
  6. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng chỉ nghĩ đơn giản là Neutron gọi việt hoá là nơtron (SGK phổ thông) , còn ko có từ Hán việt cho nó.
    Mà có thì cũng chẳng nên dùng làm chi. Tiếng Việt mình có đủ từ mà, ko thì Anh hoá cho nó gần gũi với quốc tế
  7. rendezvous

    rendezvous Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Mọi người nghĩ sao về tên gọi "Trung tử"?
    [/ibis]
  8. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Mình ko thích dùng nó, với lại nó ko được dùng rộng rãi vì bây giờ ko còn xu hướng Hán hóa nữa mà chuyển sang xu hướng quốc tế hoá với những ngôn ngữ mà quốc tế hay dùng ... ví dụ tiếng Anh..
  9. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Theo Mr Lâm Ngọc Thiềm thì nó có thể gọi là "Trung tử". Nghe nó chuối chuối. Proton thầy còn gọi là Dương tử nữa cơ mà. Ko hiểu lepton, hardon, mezon....là gì gì tử nữa...:((

    The sword is a weapon for killing...
    The art of the sword...
    ..is the art of killing..
    ..No matter what...
    ..you use it..
    ..or titles..
    ..you set on it..
    ..that's the only truth..!
  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì các tên gọi có nguồn gốc Anh, Pháp, Latinh, v.v... thì tốt nhất là nên giữ nguyên tên của nó. Không cần thiết phải Việt hoá vì Việt hoá chỉ là để nhằm mục đích cho dễ gọi tên; nhưng đấy là khi ngoại ngữ của hầu hết mọi người còn hạn chế. Hiện nay thì ngược lại, hầu hết đều có thể đọc được tiếng nước ngoài nên không cần thiết phải gọi tên Việt hoá. Tên người và các thuật ngữ cũng nên giữ theo nguyên bản.
    Trong trường hợp cần thiết, có thể ghi tên đã Việt hoá bên cạnh tên chính xác theo nguyên bản.
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau

Chia sẻ trang này