1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NEWS: Giải thưởng Nobel năm 2004,Cafe *** bao vây trường học...

Chủ đề trong '1987-1989 Sài Gòn' bởi thantinhyeunb, 21/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thantinhyeunb

    thantinhyeunb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    NEWS: Giải thưởng Nobel năm 2004,Cafe *** bao vây trường học...

    Giải thưởng Nobel năm 2004 đã có chủ nhân. Đa số các gải thưởng đều thuộc về người Mỹ

    Ngay 8/10 Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển đã quyết định trao giải Nobel Hoá học 2004 cho hai nhà khoa học Israel và một nhà khoa học Mỹ do đã phát hiện ra quá trình huỷ protein nhất định trong tế bào.Aaron Ciechanover, Avram Hershko và Irwin Rose đã lội ngược dòng và vào đầu những năm 1980 phát hiện ra một trong những tiến trình tuần hoàn quan trọng nhất của tế bào, huỷ protein có quy định. Protein tạo nên mọi sinh vật sống từ thực vật cho tới động vật. Trong vài thập kỷ qua, ngành hoá sinh đã đi một chặng đường dài để giải thích cách tế bào sản xuất các protein khác nhau của chúng. Tuy nhiên, không có nhiều chuyên gia quan tâm tới sự thoái hoá của protein. Chính vì vậy, những đóng góp của họ trong lĩnh vực này đã giúp họ giành được giải Nobel Hoá học năm nay.

    Aaron Ciechanover và Avram Hershko


    Trong cuộc họp báo tổ chức tại Stockholm sáng thứ Hai, ông Hans Jornvall (YOHRN?T-VAHL), thư ký hội đồng tuyển chọn giải Nobel tuyên bố rằng hôm nay, hội đồng đã quyết định trao tặng giải Nobel Y khoa 2004 cho hai nhà khoa học Hoa Kỳ, Richard Axel và Linda B. Buck vì công trình khảo cứu của họ về hệ thống khứu giác nơi con người. Axel, 58 tuổi thuộc Viện y học Howard Hughes và ĐH Columbia ở New York chia sẻ giải thưởng cùng với Buck, 57 tuổi thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson. Năm 1991, họ cùng nhau có những phát hiện về gien và kể từ đó làm việc độc lập để làm sáng tỏ hơn nữa hệ thống khứu giác. Nhờ công trình này mà họ giành được giải thưởng nobel trong năm 2004


    Richard Axel và Linda B. Buck


    Nhà văn người Áo Elfriede Jelinek vừa giành được giải thưởng Nobel văn học năm nay. Những tác phẩm của bà được coi là ?onhững dòng chảy âm nhạc của ngôn ngữ trong các tác phẩm tiểu thuyết và kịch?

    Elfriede Jelinek được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết ?oThe Piano Teacher? (Giáo viên Piano) được đạo diễn Michael Haneke dựng thành phim năm 2001. Bà là người phụ nữ thứ 10 được nhận giải thưởng vinh dự này.
    Giải thưởng này mang lại cho bà 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,36 triệu USD


    Elfriede Jelinek

    Ngày 11/10 vừa qua, giải thưởng Nobel kinh tế năm nay đã được công bố, khép lại mùa giải Nobel năm 2004, sau khi các giải Nobel về y tế, hoá học, vật lý, văn học và hoà bình đã được công bố tuần trước. Phần thưởng danh giá đã thuộc về hai nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô là Edward C.Prescott người Mỹ và Finn E.Kyland người Na Uy. Họ đã có công lớn trong việc nghiên cứu tác động của chính sách chính phủ đối với các nền kinh tế trên toàn cầu và những động lực đằng sau chu kỳ kinh doanh.
    Một điều thú vị là cả hai nhà khoa học trên đều giành được học vị tiến sĩ tại Đại học Mellon ở Pittsburgh và cùng hợp tác làm việc với nhau từ những năm 70. Và lần này họ lại cùng nhau chia sẻ phần thưởng trị giá khoảng 1,3 triệu USD này. Kydland năm nay 60 tuổi, đang dạy học tại Carnegie Mellon và Đại học California tại Santa Barbara. Còn Prescott năm nay đã 63 tuổi và đang là giảng viên của một số trường đại học như Minnesota, Chicago... Ngoài việc dạy học, ông còn giữ vai trò tư vấn kinh tế cho Ngân hàng Dự trữ liên bang Minneapolis


    kydland và prescott
  2. kehuydietkhtn

    kehuydietkhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    tuyệt thật đấy !
    bạn đã thu thập được tất cả ảnh của các nhân vật đạt giải Nobel năm nay. Mọi lần mình xem đều không được biết mặt họ và cũng chẳng có chỗ nào noi đủ về những giải thưởng Nobel như bạn cả
  3. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    Cafe *** bao vây trường học
    Chỉ cần bỏ ra 3.000-5.000 đồng là có ngay một ly nước uống đồng thời được xem phim tươi mát miễn phí trong suốt gần 3 giờ đồng hồ. Những quán cà phê như thế này đã bao vây các trường học ở phường 4 quận Gò Vấp, TP HCM. Mỗi đêm có hàng trăm thanh niên, sinh viên tụ tập tại đây để thỏa mãn trí tò mò.
    Quán Cát Xuân trên đường Lê Lợi, quận Gò Vấp lúc 21 giờ tối 17/10. Nằm cách ký túc xá sinh viên chừng 50 mét, Cát Xuân được nhiều thanh niên nghiện phim *** đặt cho tên mới ?ođệ nhất tươi mát?! Vì quán quá đông, sợ một số khách uống xong ?oquên? thanh toán nên khi vừa mang mấy ly cà phê đến, cô tiếp viên tính tiền ngay.
    Quán thật ra chỉ là một căn phòng nhỏ chừng 50 m2, thế nhưng số khách hiện diện trên dưới 70 người, phần lớn là thanh niên, trong đó có cả sinh viên trên áo còn nguyên phù hiệu, logo của trường ĐH. Quán nhỏ, người đông nên chủ quán chỉ kê bàn ở một vài hàng ghế đầu; còn phía sau xếp toàn bằng ghế nhựa nhỏ nhằm tận dụng mọi khoảng trống. Do không có bàn, để khỏi phải cầm ly, khách tranh thủ uống nước thật nhanh rồi trả lại cho tiếp viên. Không gian chật chội, ngột ngạt khó thở bởi khói thuốc lá và hơi người nhưng ai cũng nói cười vui vẻ, chẳng chút phàn nàn. Còn khá nhiều khách muốn được vào quán nhưng cố lắm, tiếp viên mới ?onhét? thêm được đôi ba ghế.
    Lúc đĩa phim Trần Mộng Cát của Hong Kong kết thúc, lẽ ra khách phải đứng dậy ra về nhưng tất cả đều ngồi lại chờ và dán mắt về màn hình. Sau 5 phút chuẩn bị, quán tiếp tục phục vụ khách bằng đĩa phim *** đồi trụy, gớm ghiếc kéo dài suốt 45 phút. Hàng chục thanh niên, người chắc lưỡi, người chỉ chỏ ?obình luận?, kẻ cười nói nham nhở... Đến khoảng 22 giờ, khi phim kết thúc, họ mới chịu ra về.
    Tối hôm sau, đến Cát Xuân lúc 19 giờ mà quán đã không còn lối vào. Chủ quán vẫn đon đả: ?oCòn chỗ đấy, cứ vào đi em!?. Chỗ mà quán xếp cho một số khách đến sau này là những chiếc ghế nhựa bé xíu, chèn giữa lối đi vốn để khách lách người qua được. Sau khi ?okhai vị? bằng một đoạn phim xã hội đen của Hong Kong, đến 20h10 thì chủ quán thay bằng phim ?otươi mát?. Vì giới thiệu là hàng ?ohot? nên chỉ được chiếu chừng 20 phút thì chủ quán cho ngưng, có lẽ để dành lại cho tối hôm sau. Thời gian còn quá sớm, chủ quán tiếp tục mở phim Hong Kong nhưng khách ào ra về gần hết. Lẽ đơn giản là vì họ chỉ nghiện phim ?otươi mát? nên mới đến quán để ?orửa mắt?. Tương tự, tối 24.10, sau phim Hoàng Phi Hồng, trước hàng chục thanh thiếu niên, chủ quán lại chiếu phim *** phục vụ.
    Cạnh tranh với Cát Xuân là quán đối diện có cái tên rất đẹp: Văn Khoa. Một ly cà phê đá được tính giá rất ?osinh viên?: 3.000 đồng và chọn một chỗ ngồi để tiện quan sát. Văn Khoa cũng có mặt bằng khá khiêm tốn, khoảng 50m2, tuy vậy, chủ quán không quá tận dụng như Cát Xuân. Khách đến Văn Khoa được một tiếp viên trẻ đẹp tiếp, sau đó hướng dẫn vào trong ngồi trên những ghế dựa khá thoải mái. Đúng 19h, chủ quán mở phim Anh hùng Trung Hoa. Lúc này, khách bắt đầu kéo đến mỗi lúc một đông; đến khi phim sắp kết thúc thì quán không còn một chỗ trống.
    ?oMàn một? kết thúc, khách tạm nghỉ chừng 10 phút để tiếp tục xem ?omàn hai?. Cũng như Cát Xuân khách được ?orửa mắt? một đĩa phim ?ocon heo? kéo dài khoảng 45 phút. Trước những cảnh phim bệnh hoạn, hàng chục thanh thiếu niên cứ xuýt xoa, trầm trồ, cười cười, nói nói!
    Thanh niên địa phương và sinh viên ở đây đều khẳng định, hai quán Cát Xuân và Văn Khoa đã trở thành hai ?otrung tâm phim ***? từ lâu. Chủ quán từng bị CA xử phạt hồi năm ngoái nhưng họ chỉ ngưng một thời gian rồi lại tiếp tục. Để tránh bị phát hiện, các chủ quán thiết kế màn hình treo cao, quay vào bên trong. Tivi này được nối song song với hai đầu đĩa hình VCD. Đến phần ?otươi mát?, chủ quán cho mở cùng lúc hai đầu đĩa. Đầu chiếu phim *** hiện lên màn hình tivi nhưng không có tiếng; còn đầu kia chiếu một đĩa phim thường (chủ yếu là Hong Kong) có tiếng nhưng không có hình, do vậy trong khi màn hình đang chiếu phim *** nhưng âm thanh phát ra là lời thuyết minh hay nhóm ***g tiếng hòa với những màn đánh đấm, bắn giết rất ly kỳ.
    Ngoài việc cho tiếp viên hay thân nhân canh chừng trước cửa, quán còn bố trí một người phụ trách ?okỹ thuật?, luôn túc trực ngay chỗ hai đầu chiếu VCD để khi ?ocó biến? thì tắt ngay đĩa phim ***, lập tức chuyển màn hình qua đĩa phim thường. Chẳng hạn như tối 24/10 tại quán Văn Khoa, trong khi khách đang mải mê ?orửa mắt? thì một người bán vé số bất ngờ bước vào, màn hình ?o***? lập tức chuyển sang phim Hong Kong. Chờ người này đi khỏi, *** lại được chiếu tiếp!
    Vì có ?ohàng độc? nên Cát Xuân và Văn Khoa lúc nào cũng nườm nượp khách kéo đến, không có chỗ để ngồi. Trong khi đó, những quán kế cận như do chỉ phục vụ những bộ phim hay ca nhạc vidéo thường nên ngày càng mất khách, ế ẩm, chủ quán buộc phải đóng cửa chuyển sang kinh doanh ăn uống. Các quán này đều biết rõ cách thức ?olàm ăn? của Cát Xuân và Văn Khoa nhưng họ không dám liều mạng bắt chước vì sợ phải trả giá.
    Xa khu vực trường hơn một chút cũng có hai quán sử dụng những đĩa phim ?otươi mát? để phục vụ nhằm lôi kéo khách nhưng không lộng hành như Cát Xuân và Văn Khoa?. Rất nhiều sinh viên ở ký túc xá, hoặc thuê nhà trọ gần trường tò mò muốn đến quán xem cho biết rồi ?onghiện? luôn, sau đó, họ rủ thêm bạn bè cùng đi. Số lượng sinh viên bị phim *** ?otấn công? ngày càng tăng cao

Chia sẻ trang này