1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News-thông tin nhặt nhạnh đây

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi dau_khong_co_toc, 29/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Mình xin được góp thêm là:
    Cô Thuý Lan, vợ của thầy Công Thành, theo như mình biết, là nghệ sĩ Cello chứ không phải Violin.
    Còn Bùi Công Duy, con trai thầy Công Thành thì là một trong những cây Violinist trẻ tài năng nhất VN hiện nay, ( là một trong những người bạn tốt của mình :) ). Tương lai của âm nhạc cổ diển VN, có thể nói rằng nằm trong tay một số nghệ sĩ trẻ, mà trong đó Bùi Công Duy là một.
    Off-topic: co con gái thầy mình biết từ khi còn bé xíu ở bên Nga, thế mà nay đã cao hơn 1 mét bảy :) không biết em nó đã nói được tiếng việt chưa lol ? ( cả nhà "bác" Thành ai cũng cao, Duy thì cao những 1m84 )
    Duo_bt[​IMG]
  2. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tìm thấy các ca khúc bị thất lạc của Sibelius.
    Tưởng đã bị mất nhưng mới đây bản thảo 4 ca khúc của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Phần Lan Jean Sibelius (1865-1957) đã được tìm thấy trong một hầm ngầm ngân hàng ở thành phố Olulu, miền bắc Phần Lan.
    Đây là 4 nhạc phẩm nằm trong 12 ca khúc được Sibelius soạn riêng cho ca sỹ yêu thích của ông, Ida Ekman, nhưng từ lâu người ta đã cho rằng những bản thảo này đã bị mất vì chằng ai biết chúng được lưu giữ ở đâu.
    Sibelius gần gũi mật thiết với trào lưu dân tộc hướng tới nền độc lập của Phần Lan. những nhạc phẩm của ông trong đó có bản nhạc minh hoạ cho ý thơ ?oFinlandia? và ?oValse Triste?, ko chỉ là hiện thân cho chủ nghĩa dân tộc còn mới mẻ của Phần Lan mà còn đưa quốc gia non trẻ này lên bản đồ thế giới và là đại sứ văn hoá quan trọng nhất của Phần Lan Chính phủ Phần Lan sẽ lưu giữ nhạc phẩm mới được tìm thấy này tại một trong những viện âm nhạc quốc gia tôn vinh nhà soạn nhạc.
    (Thể thao văn hoá)
    Khám phá âm nhạc
    Là chương trình dành cho khán giả nhỏ tuổi sẽ diễn ra vào ngày 14-9-2003 tại Nhà hát lớn Hà Nội, do đoàn nghệ thuật Nhà hát Nhạc vũ kịch VN thực hiện.
    Chương trình sẽ diễn vở ?oPeter và con sói? dựa trên tác phẩm của Serge Prokofiev, được dàn dựng công phu, cùng với lỗi diễn ********* nghịch đáng yêu của các diễn viên.
    Chương trình còn có phần giới thiệu về quá trình hình thành, các hình thức thể hiện thể loại balê và giao hưởng.
    Đây là chương trình hoạt động văn hoá đầu tiên nằm trong dự án Giới thiệu âm nhạc và múa cổ điển cho hs phổ thông Việt Nam. Dự án kéo dài đến tháng 6-2005 do hãng Ford tài trợ.
    (TTVH)
    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 07:58 ngày 10/09/2003
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Đại hợp xướng ''Carmina Burana'' sẽ ngân vang trên đất Việt
    13:58'', 10/9/ 2003 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Tháng 10 tới, 200 nghệ sĩ quốc tế sẽ giới thiệu tại Việt Nam một tác phẩm âm nhạc đương đại đồ sộ nhất ?oCarmina Burana? của Carl Orff. Các nghệ sĩ đến từ Viện Thanh nhạc Frankfurt (Đức) sẽ phối hợp với Nhà hát Nhạc vũ Kịch Việt Nam và Dàn đồng ca quốc tế Hà Nội thực hiện. Chương trình này dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng - Bà Linda Horowitz.
    Carmina Burana dài 25 chương và có độ dài 70 phút. Carmina Burana là một tác phẩm hiện đại, chỉ dùng 2 chiếc piano nhưng cần đến 18 loại nhạc cụ gõ. Ông Phạm Hồng Hải, trưởng phòng nghệ thuật biểu diễn của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam cho biết, kỹ thuật khó nhất khi thực hiện chương trình này là chỉ huy.
    Kể từ khi khúc dạo đầu "O Fortuna...?o ngân vang lần đầu tiên ở thành phố Frankfurt bên bờ sông Main năm 1937, tác phẩm Carmina Burana liên tục xuất hiện trên các sân khấu âm nhạc hiện đại. Cho đến nay bản đại hợp xướng của nhà soạn nhạc người Đức Carl Orff (1895-1982) đã trở thành một trong những tác phẩm được hâm mộ nhất và được trình diễn nhiều nhất trong thế kỷ 20.
    Carmina Burana dựa trên thơ ca thời trung cổ phản ánh cuộc sống muôn mặt của con người thời đó. Một số bài hát rất vui nhộn, trẻ trung, một số bài lại ưu phiền, sâu lắng và một số bài pha chút thô kệch, mạnh mẽ nhưng mang tính nhân bản sâu sắc. Carl Orff đã sử dụng lời của những bài hát này cho một dàn nhạc khổng lồ, sử dụng một số lớn nhạc cụ thuộc bộ gõ với nhiều màu sắc phong phú.
    Tháng 4 vừa rồi, bà Linda Horowitz đã sang Việt Nam để chọn nghệ sĩ độc tấu solo và đã hướng dẫn được các nghệ sĩ Việt Nam 2 chương.  Hiện tại, các nghệ sĩ Việt Nam đang tập luyện dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng Việt Nam, Hồng Hải. Nhưng khi chương trình chính thức ra mắt, các nghệ sĩ Đức và Việt Nam sẽ biểu diễn dưới sự chỉ huy của bà Linda Horowitz. Đoàn hợp xướng Frankfurt đã từng biểu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới và hầu hết các nước châu Âu. Chương trình sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội (24/10), Nhà Văn hóa Trần Hưng Đạo, TP.Huế (27/10) và Nhạc viện TP.HCM (31/10).
    Chó hư
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Giàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn tại Thái Lan
       (11/09/2003 -- 10:19GMT+7)
     
    Băng Cốc (TTXVN)- Tối 10/9 tại Nhà hát Quốc gia ở Thủ đô Băng Cốc, 55 thành viên của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam đã mang tới cho đông đảo thính giả Thái Lan và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, công tác, học tập ở Băng Cốc những cảm xúc sâu đậm qua phong cách thể hiện riêng các tác phẩm chọn lọc trong kho tàng âm nhạc thế giới, Việt Nam và Thái Lan.
    Hai nhạc trưởng Graham Sutcliffe (người Anh) và Hoàng thân Usni Pramoj (người Thái) chỉ đạo chương trình hoà nhạc hữu nghị này.
    Phát biểu sau buổi biểu diễn tại Băng Cốc, ông Sirichaicharn Fachamroon, Vụ trưởng vụ Nghệ thuật (Bộ Văn hóa Thái Lan), nói: "Chương trình rất thành công, thể hiện rõ tài nghệ trên đà phát triển của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ không chỉ thuần tuý trao đổi các chương trình nghệ thuật của mỗi bên mà còn dàn dựng chương trình chung của các nghệ sĩ hai nước Thái-Việt."
    Tối 7/9, hơn 2.000 khán giả gồm quan chức địa phương, kiều bào, học sinh, sinh viên thuộc một số trường đại học tại Khỏn Kèn - thủ phủ vùng Đông Bắc Thái Lan - cùng thưởng thức chương trình đầu tiên kéo dài gần 2 tiếng của đoàn tại Hội trường lớn trong khuôn viên Đại học Đông Bắc.
    Chuyến thăm và biểu diễn từ ngày 7-11/9 của đoàn của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, do Giám đốc Ngô Hoàng Quân phụ trách, nằm trong khuôn khổ thoả thuận hợp tác giữa bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam và Bộ Văn hóa Thái Lan./.
    Chó hư
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Khai mạc dự án "Khám phá âm nhạc và múa"
    8:7'', 13/9/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet)- Lễ khai mạc sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 14/9. Trước mắt, chương trình tổ chức 2 suất diễn mỗi tối (9h30 và 11h) hàng tuần tại Nhà Văn hoá Cầu Giấy để phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, tạo một sân chơi mới cho các em và xây dựng đội ngũ khán giả của hai loại hình nghệ thuật này trong tương lai.
    Các em nhỏ yêu thích nhạc và múa, có năng khiếu ở hai môn nghệ thuật này sẽ có cơ hội được học và tập luyện nếu tham gia vào dự án. Tại các địa phương sẽ có những lớp chuyên dành để dạy và hướng dẫn về các bộ môn này.
    Trước mắt, để gây ấn tượng với các em trong đêm khai mạc, những tiết mục đặc sắc thuộc nhiều thể loại sẽ được giới thiệu kết hợp với những khái niệm cơ bản nhất về âm nhạc cổ điển, dàn nhạc giao hưởng... Những trẻ em đầu tiên tham gia dự án là các em học sinh của các trường Trung học Cơ sở: Sài Sơn (Hà Tây), Tô Hiệu (Vĩnh Phúc), Thành Công B - Hà Nội. Chương trình còn có phần "học mà chơi" dành cho các em với việc thử nhạc cụ và thử hoà tấu với dàn nhạc giao hưởng.
    Những tác phẩm được giới thiệu ở bước đầu tiên của dự án cũng có nội dung gắn liền với tuổi thơ: Ba mẹ là quê hương, Rước đèn Trung thu, Đội kèn tí hon...
    Nhật Mai
    Chó hư
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Tối nay, 11/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội:
    Chương trình biểu diễn nhạc Chopin - Mozart
    11/09/2003 13:45
     8 giờ tối nay, một chương trình biểu diễn nhạc cố điển giới thiệu nhạc của 2 nhà soạn nhạc vĩ đại Chopin và Mozart diễn ra tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Các nghệ sĩ chỉ trình diễn một đêm duy nhất. Trong chương trình này, những tác phẩm hay nhất của Chopin và Mozart sẽ được gửi tới công chúng yêu nhạc cổ điển.
    Tham gia chương trình này có nghệ sĩ piano Đào Trọng Tuyên, nghệ sĩ violon Nguyễn Công Thắng cùng 4 nghệ sĩ khác. Đáng chú ý nhất là nghệ sĩ piano Đào Trọng Tuyên.
    Đào Trọng Tuyên từng là sinh viên xuất sắc của Nhạc viện Hà Nội. Anh đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ, trực tiếp được GS. Trần Thu Hà hướng dẫn, giảng dạy. Trong suốt những năm học tập tại trường Nhạc viện Hà Nội, Đào Trọng Tuyên đã từng giành được giải nhất cuộc thi Piano Quốc gia năm 1990. Từ năm 1998 đến 2001, Đào Trọng Tuyên đã được đào tạo tại nhiều trường giảng dạy về âm nhạc lớn trên thế giới và được công nhận là nghệ sĩ piano xuất sắc.
    Đào Trọng Tuyên từng tham gia biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã từng tham gia trình diễn cùng các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Tháng 10 năm 2002, anh được mời biểu diễn tại Nhật Bản và đã rất thành công. Hiện nay, anh là giáo viên khoa piano của trường Nhạc viện Hà Nội.
    Đây là một trong những buổi trình diễn nhằm hướng khán giả thủ đô tới nhạc cổ điển.
    (Theo Ha Noi moi)
    Chó hư
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    "Khám phá âm nhạc": Dự án kết hợp văn hoá và giáo dục
    7:31'', 17/9/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet)-Dự án giới thiệu nhạc và múa cổ điển cho học sinh phổ thông do Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam thực hiện, đã và đang nhận được phản ứng tốt từ giáo viên và học sinh phổ thông. Mục đích của "Khám phá âm nhạc"là tạo điều kiện để nhiều trẻ em Việt Nam được tiếp xúc với nghệ thuật nhạc và múa cổ điển.
    VietNamNet đã phỏng vấn ông Phạm Hồng Hải, người khởi xướng dự án này.
    - Anh có thể cho biết sự khác biệt giữa dự án "Khám phá âm nhạc'''' của mình với những chương trình tương tự của các quốc gia khác?
    - Ở nước ngoài, các em nhỏ đều đã được làm quen với nhạc cổ điển nên khi xem các chương trình như thế này người nhạc trưởng không phải giới thiệu thế nào là concerto... còn trẻ em của ta thì không. Mọi việc gần như bắt đầu từ con số không, có thể nói là phải "khai hoang". Vì vậy, những chương trình của họ thường chọn các bài kinh điển dạng như giao hưởng số 5 của Bethoven, còn chúng tôi thì chọn Phiên chợ Ba Tưvì nó khá rõ ràng và dễ hiểu. Bản này phổ biến ở Việt Nam, nhưng không được các nước đánh giá cao.
    Điểm khác nữa trong chương trình Khám phá âm nhạcnày chính là chỗ chúng tôi kết hợp biểu diễn và giới thiệu về dàn nhạc giao hưởng với việc mời các em nhỏ lên sân khấu tham gia trực tiếp thử nhạc cụ. Các chương trình của Pháp, Mỹ và một số nước khác hoàn toàn không có khâu này. Điểm khác biệt nữa là nếu như học sinh Việt Nam được xem miễn phí thì ở những nước khác, các em phải bỏ tiền mua vé. Thêm vào đó, dự án của ta còn đưa thêm cả phần ballet cổ điển, lĩnh vực mà các nước bạn không làm.
    - Anh từng có ý nghĩ đây là một kế hoạch quá phiêu lưu không vì đối tượng của dự án là các em chưa hề biết gì về nhạc cổ điển, khác hoàn toàn với nước ngoài?
    Các nghệ sĩ của Nhà hát đang hướng dẫn các em một số động tác múa cổ điển.
    - Khi đã bắt tay vào làm Khám phá âm nhạc, tôi tin chắc là sẽ thành công, chắc đến 120%. Nếu nhìn ở góc độ 100% những em tham gia dự án này sau 10 năm nữa sẽ là khán giả thường xuyên của nhạc cổ điển thì điều đó hoàn toàn không có. Tôi nghĩ chỉ cần có từ 5-7% khán giả là đủ. Nhưng nếu chỉ cần đạt được mục đích để các em biết sơ sơ về nhạc cổ điển thì tôi nghĩ thành công là chắc chắn.
    - Sự phản ứng của các em đối với buổi diễn đầu tiên của dự án như thế nào?
    - Thực sự tôi cũng chưa nắm được phản ứng cụ thể của các em như thế nào, nhưng phản ứng tích cực từ giáo viên thì rất rõ.
    - Anh có định hướng "Khám phá âm nhạc" đến đối tượng lớn hơn không?
    -  Chúng tôi đang ấp ủ một "âm mưu" rất lớn, hy vọng sau khi kết thúc dự án này chúng tôi có kinh phí để thực hiện bước 2 cho những đối tượng khác, thuộc những địa bàn khác. Sắp tới, bà Phó Chủ tịch Quỹ Ford sẽ sang Việt Nam và Quỹ này cũng đã hứa sẽ tài trợ từ 6-7 triệu USD cho các dự án Việt Nam. Ông Micheal, cán bộ dự án của Quỹ Ford cũng đã từng nói với tôi rằng hãy cố gắng làm tốt bước đầu của Khám phá âm nhạc dành cho trẻ em để có thể thuyết phục được quỹ này tài trợ tiếp cho các dự án sau.
    - Quá trình thuyết phục Quỹ Ford đầu tư một khoản tiền lớn như vậy (80.000USD) cho dự án có khó khăn không?
    - Ford là một quỹ rất nổi tiếng và có rất nhiều dự án đang muốn xin họ tài trợ. Lúc đầu, khi trình dự án, tôi chỉ định giới thiệu những tác phẩm âm nhạc vừa phải, lấy mẫu từ các chương trình mình đã được xem ở Pháp và Mỹ nên không hiệu quả lắm. Cú đột phá duy nhất có thể thuyết phục được họ chính là tôi đã quyết định đưa vào đó phần cho các em trực tiếp lên sân khấu làm quen và thử chơi các nhạc cụ. Và Quỹ Ford đã lập tức đồng ý ngay, dự án của chúng tôi đã kết hợp văn hoá và giáo dục, lĩnh vực Ford quan tâm. Khi chương trình ra mắt thì phản ứng của Quỹ Ford rất tốt.
    - Cám ơn anh và chúc dự án "Khám phá âm nhạc" thành công!
    Bích Hạnh(thực hiện)
    Chó hư
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    "Tuần lễ âm nhạc Việt Nam - Thụy Điển" - đa dạng và hấp dẫn
    (VietNamNet)-Tuần lễ âm nhạc Việt Nam - Thụy Điểnsẽ được thực hiện tại Nhà hát Lớn Hà Nội (23/9), Nhà văn hoá Lao động Việt Nhật, Quảng Ninh (26/9). Tham gia Tuần lễ âm nhạc Việt Nam - Thuỵ Điển có Dàn nhạc và hợp xướng của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cùng 31 thành viên của Đoàn hợp xướng Catharina Stockholm (Thụy Điển), cây đơn ca chính của Đài phát thanh Stockholm - nghệ sĩ Soprano - Monika Mannerstroem.
    Những tiết mục được giới thiệu trong chương trình Tuần âm nhạc Việt Nam - Thụy Điển sẽ là sự hoà trộn giữa các tác phẩm Việt Nam và những sáng tác đậm màu sắc Thụy Điển như dân ca Trống cơm, Sắp qua cầu(Việt Nam); Uti var hage, Och jungfrun hon gar i ringen(Thụy Điển).
    Hợp xướng Stockholm chiều vàng thu, Truyền thuyết Hy Lạp cũng được giới thiệu trong chương trình này. Trong hai buổi biểu diễn nói trên, ca sĩ soprano - Monika Mannerstroem sẽ mang đến cho khán giả Việt Nam ca khúcNàng Solveigcủa E. Griegvà My Astrakancủa ban nhạc ABBA.
    Chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng là ông Phạm Hồng Hải (Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam) và nghệ sĩ L. Nilsson. Cũng trong khuôn khổTuần âm nhạc Việt Nam - Thụy Điển, sẽ có các hoạt động văn hoá đa dạng khác như âm nhạc cho trẻ em, giới thiệu và biểu diễn về lịch sử hợp xướng châu Âu tại một số trường đại học ở Hà Nội.
    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Các chương trình nghệ thuật quốc tế tại VN trong tháng 10
       (19/09/2003 -- 11:00GMT+7)
     
    Hà Nội (TTXVN)- Ban nhạc Piano Seven của Thụy Sỹ, gồm 13 thành viên, sẽ sang biểu diễn tại Việt Nam từ ngày 6 đến 13/10.
    Bộ Văn hoá Thông tin đã giao nhiệm vụ cho Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, phối hợp với Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam, tổ chức các chương trình biểu diễn của ban nhạc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
    * Từ 24 đến 31/10, Viện Thanh nhạc Frankfurt (Đức), phối hợp với các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và Dàn đồng ca quốc tế Hà Nội, sẽ biểu diễn bản đại hợp xướng nổi tiếng thế giới "Carmina Burana" của nhà soạn nhạc người Đức Carl Orff (1895-1982).
    Nhạc trưởng người Mỹ Linda Horowitz sẽ phụ trách phần âm nhạc.
    Chương trình biểu diễn của đoàn, do Viện Goethe Hà Nội tổ  chức, sẽ diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tối 24/10, tại Nhà Văn hoá Trần Hưng Đạo (thành phố Huế) vào tối 27/10, và tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh vào tối 31/10./.
    Chó hư
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Toyota tài trợ chương trình Ðêm nhạc cổ điển lần thứ 7 tại Việt Nam
    (10/1/2003 12:27:57 PM)
    Toyota tài trợ chương trình Ðêm nhạc cổ điển lần thứ 7 tại Việt Nam
    Hỗ trợ Viện Âm nhạc - BVHTT và Quỹ Văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh
    Trong buổi họp báo tại Hà nội ngày 2/10/2003, công ty Toyota Việt Nam (TMV) chính thức thông báo về việc công ty cùng với Tập đoàn Toyota Nhật Bản tiếp tục tài trợ và tổ chức chương trình đêm nhạc cổ điển Toyota (Toyota Classics) lần thức 7 tại Việt Nam. Buổi hoà nhạc sẽ được biểu diễn tại Nhà Hát Lớn vào tối 12/10/2003.
    Từ những năm 90, chuyến lưu diễn Toyota Classics đã được Toyota Nhật Bản cùng các Toyota châu Á tài trợ hàng năm. Thông qua chương trình, Toyota mong muốn thúc đẩy mối giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và quảng bá nhạc cổ điển ở châu Á đồng thời đóng góp cho các hoạt động từ thiện ở địa phương. Tới nay, chương trình "Toyota Classics" đã thu hút hơn 137.000 khán giả với 107 buổi hoà nhạc trong khu vực. Năm nay "Toyota Classics" được biểu diễn trong thời gian từ 2/10 đến 15/10 tại 6 nước Ðông Nam Á là Malaysia, Brunei, Philippines, Indonesia, Vietnam và Thai Lan.
    Được sự hỗ trợ của Bộ VHTT, Toyota Classics đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1997. Ðến nay tổng số tiền bán vé của 6 buổi hoà nhạc từ 1997-2002 là gần 990 triệu đồng đã được trao tặng cho các hoạt động hỗ trợ văn hoá và từ thiện tại Việt Nam.
    Năm nay Toyota trân trọng giới thiệu dàn nhạc giao hưởng Ðông Bắc Ðức đã có lịch sử gần một thế kỷ dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tuổi tài ba người Nhật Koji Kawamoto. Ðặc biệt năm nay đêm nhạc có sự tham gia của nghệ sĩ nhân dân Ðặng Thái Sơn, người châu Á đầu tiên giành giải thưởng piano quốc tế Chopin lần thứ 10 tổ chức tại Ba Lan năm 1980. Toàn bộ số tiền bán vé năm nay sẽ được trao tặng Viên Âm nhạc - Bộ Văn hoá thông tin để thực hiện dự án điền dã, thu thanh, ghi hình âm nhạc dân gian, dân tộc ÊÐê tỉnh Ðắc Lắc và Quỹ hỗ trợ văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh.
    Ðêm nhạc cổ điển Toyota 2003 mang ý nghĩa đặc biệt hơn nữa khi là một trong các hoạt động chính thức kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
    Chương trình Toyota Classics không chỉ thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc mời những dàn nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn tại Việt Nam mà còn tạo cơ hội tốt cho các giáo viên, sinh viên cùng giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các nghệ sỹ trên thế giới. Chính vì vậy, các sinh viên nhạc viên Hà nội sẽ có dịp gặp gỡ các nghệ sỹ của dàn nhạc giao hưởng Ðông Bắc Ðức trong buổi tập của dàn nhạc.
    Toyota Classics là một trong nhiều hoạt động đóng góp của Toyota cho sự phát triển văn hoá tại Việt Nam. Ngoài ra, Toyota Việt nam còn dành nhiều quan tâm trong các lĩnh vực khác như giáo dục, thể thao và bảo vệ môi trường thực hiện cam kết luôn là một công dân tốt và thể hiện mong muốn được chia xẻ thành công với đất nước và nhân dân Việt Nam vì một tương lai tươi sáng.
     
    Thông tin tham khảo:
    A. Thời gian và địa điểm đặt và bán vé:
    - Giá vé: có 3 hạng:
               Hạng A:              VND 600,000 (tầng I)
               Hạng B:              VND 400,000 (tầng II)
               Hạng C:              VND 120,000 (tầng III)
    - Ðặt vé hoà nhạc từ ngày 1 tháng 10 theo số điện thoại: 04-5741781/2
    - Bán vé từ 10:00 ngày 1 tháng 10 tại các địa điểm:
               Nhà Hát Lớn      : Số 1 Tràng Tiền
               Toyota Kim Liên : Số 9 Ðào Duy Anh
    B. Thông tin về chương trình
    1. Chương trình hoà nhạc
    Weber: Oberon Overture                                  
    Mendelssohn: Piano Concerto No.1, Op.25 in G minor 
       Ðặng Thái Sơn, piano
    Nghỉ giải lao                     
    Dvorak: Symphony No.8, Op.88, G major                               
                 Allegro con brio
                 Adagio
                 Allegretto Grazioso
                 Alegroma non troppo
     
    2. Dàn nhạc giao hưởng Ðông Bắc Ðức
    Dàn nhạc giao hưởng Ðông Bắc Ðức thuộc nhà hát Vorpommern, được thành lập năm 1994 do sự sáp nhập của hai nhà hát: Nhà hát Greifs thành lập năm 1914 và nhà hát Stralsund thành lập năm 1916. Nhà hát Vorpommern được xây dựng tại Bang Mecklenburg-Vorpommern với 280 thành viên bao gồm nhạc công dàn nhạc giao hưởng, ca sĩ opera, hợp xướng, nghệ sĩ múa balê. Dàn nhạc thường xuyên biểu diễn định kỳ 3 lần một tháng và mỗi năm có 20 buổi hoà nhạc đặc biệt.
    Dàn nhạc giao hưởng Ðông Bắc Ðức đã tham dự rất nhiều liên hoan âm nhạc, trong đó có Tuần lễ Âm nhạc G. Bach. Trong tuần lễ này, các nhạc công xuất sắc của dàn nhạc với tư cách là chủ nhà đã cống hiến cho khán giả các tác phẩm bất hủ của Bach. Bên cạnh đó, dàn nhạc cũng là sáng lập viên của Liên hoan Nordischer Klang được tổ chức hàng năm từ 1992 giúp tăng cường mối quan hệ giữa các nước Scandinavian và CHLB Ðức. Liên hoan này mang đến  nhiều tác phẩm hiện đại của các nhạc sĩ Thụy Ðiển, Phần Lan, Na Uy. Từ năm 1994 đến nay, dàn nhạc cũng thường xuyên tham dự Liên hoan quốc tế Meclenburg, một trong những liên hoan âm nhạc nổi tiếng được tổ chức vào mùa hè. Các buổi biểu diễn của dàn nhạc thường được phát trực tiếp trên sóng Ðài phát thanh Bắc Ðức và Ðài Phát thanh Berlin.
    Nghe dàn nhạc biểu diễn, người nghe cảm nhận được sự khéo léo biến tấu và độ êm dịu của đàn dây, độ cân bằng âm thanh tuyệt vời của bộ hơi gỗ và màu sắc phong phú của bộ kèn đồng. Tất cả tạo nên một âm hưởng sâu lắng và ấm áp, đặc trưng truyền thống rất nổi tiếng của các dàn nhạc Ðức.
    Trong số hơn 150 ứng cử viên, Koji Kawamoto, nhạc trưởng người Nhật đã chiến thắng và đảm nhận vị trí là nhạc trưởng chính của Nhà hát Vorpommern từ mùa diễn 2001-2002. Nối tiếp Dorian Wilson, vị trí Giám đốc âm nhạc là Mathias Husmann, người đã được chỉ huy nhiều dàn nhạc giao hưởng như Dàn nhạc giao hưởng Ðài phát thanh Bavaria ở Munich và Dàn nhạc giao hưởng NHK.
    3. Nhạc trưởng Kawamoto
    Nhạc trưởng Kawamoto sinh năm 1972. Ông tốt nghiệp trường Ðại học Âm nhạc và Mỹ thuật Tokyo năm 1995. Ông học chuyên ngành chỉ huy với Hiroshi Wakasugi, Hiroyuki Odano, Francis Travis, Gustav Meier và Sergiu Celibidache. Năm 1994, khi là sinh viên năm cuối của trường Ðại học, ông đã đoạt Giải Ba phần thi Chỉ huy trong Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Tokyo lần thứ 10. Tháng 1 năm 1995, ông đã có những buổi biểu diễn lần đầu tiên với Dàn nhạc Giao hưởng Tokyo, Dàn nhạc Giao hưởng Osaka và Dàn nhạc Giao hưởng Kyusyu.
    Ông đã chỉ huy rất nhiều dàn nhạc giao hưởng của Nhật Bản như: Dàn nhạc giao hưởng Tokyo, Dàn nhạc giao hưởng Tp. Tokyo, Dàn nhạc Giao hưởng Hiroshima, Dàn nhạc Giao hưởng Sapporo, Dàn nhạc Thế kỷ Osaka. Ông cũng đã chỉ huy nhiều buổi biểu diễn nhạc kịch và đã thu được những thành công rực rỡ. Kawamoto được đánh giá cao về kỹ thuật sử dụng cây gậy chỉ huy và giác quan âm nhạc tài năng của mình.
    Tháng 5 năm 2001, trong Gala Nhạc kịch và hoà nhạc Kỷ niệm 100 ngày mất của Nhạc sĩ thiên tài Verdi, ông đã biểu diễn cùng với Dàn nhạc Giao hưởng Ðông Bắc Ðức tại Nhà hát Vorpommern. Ðây là buổi biểu diễn đầu tiên của ông tại Ðức và chính buổi biểu diễn này đã đưa ông đến vị trí là nhạc trưởng chính của nhà hát Vorpommern mùa diễn năm 2001-2002. Kawamoto là một trong những nhạc trưởng trẻ đầy hứa hẹn.
    4. Ðặng Thái Sơn - Nghệ sĩ piano
    Đặng Thái Sơn
    Ðặng Thái Sơn là nghệ sĩ piano châu á đầu tiên đoạt Huy chương Vàng và các giải đặc biệt khác tại Cuộc thi Piano quốc tế Chopin lần thứ 10 tại Vác-sa-va tháng 10/1980, một cuộc thi quốc tế lớn ở phương Tây. Chiến thắng thậm chí còn vang dội hơn khi người ta được biết thời kỳ mới tập luyện và phát triển tài năng của anh lại diễn ra trên quê hương đang bị tàn phá bởi chiến tranh ác liệt.
    Sinh ra tại Hà Nội, Ðặng Thái Sơn bắt đầu học piano với mẹ tại trường Âm nhạc Hà Nội (1965-1976). Sau khi tốt nghiệp, anh được nhận vào lớp của Vladimir Natason tại Nhạc viện Âm nhạc Tchaikovsky. Anh tốt nghiệp năm 1983 và tiếp tục học với Dmitry Bashkirov.
    Kể từ khi chiến thắng trong Cuộc thi Chopin năm 1980, tài năng và danh tiếng hàng quốc tế đã đưa anh đến trên 30 quốc gia và biểu diễn với nhiều dàn nhạc nổi tiếng thế giới như: Dàn nhạc Giao hưởng Leningrad, Dàn nhạc Giao hưởng Montreal, Dàn nhạc Giao hưởng Mát-xơ-cơ-va, Dàn nhạc Giao hưởng Ðài BBC, Dàn nhạc Giao hưởng Dresden, Dàn nhạc Giao hưởng Pra-ha, Dàn nhạc Giao hưởng NHK, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga.v.v
    Nghệ sĩ Ðặng Thái Sơn từng biểu diễn dưới cây gậy chỉ huy của các Nhạc trưởng: Sir Nevile Marriner, Pinchas Zukerman, Mariss Sumsons, Adam Fisher. Vladimir Spivakov, Dimitri Kitaenco, Jiri Belohlavek, Hiroyuki Iwaki, Kanichiro Kobayashi, Paven Kogan và Jarzy Makssymiuk.
    Ðặng Thái Sơn đã thu thanh với Hãng Deutsche Grammophon, Melodya, Polskie Nagrania, CBS Sony, Victor JVC và Analeka. Anh từng là Giáo sư khách mời của trường Ðại học Âm nhạc Kunitachi tại Tokyo.
    Anh đã nhận được rất nhiều lời ca ngợi của các tạp chí có uy tín trên thế giới:
    "Là nghệ sĩ lão luyện về cả phong cách và kỹ thuật chơi đàn, Ðặng Thái Sơn chính là nhà ảo thuật trên cây đàn piano"
    Tạp chí "Pianiste" Pháp, 12/2000 - 1/2001:
    " Tự tin, thông minh, phong cách biểu diễn hoàn hảo đạt đến phần sâu lắng của tri giác âm nhạc"
    Tạp chí "Le Monde de la Musique", Paris 9/2000:
    "Ðây là buổi diễn đỉnh cao một biểu tượng tâm hồn  âm nhạc đáng trân trọng".
    Tạp chí "The Globe and Mail", Toronto, Canada, 10/2/2001:
    "Anh là nghệ sĩ piano dày công khổ luyện và là một tài năng xuất chúng không thể phủ nhận phong cách chơi đàn hoàn hảo. Một Ðiệu Valse của Ravel cuồng nhiệt và những ngón đàn ngoạn mục"
    Richard Dyer, Tạp chí "The Boston Globe", Hoa Kỳ, 3/2/2001.
    Chó hư

Chia sẻ trang này