1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News-thông tin nhặt nhạnh đây

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi dau_khong_co_toc, 29/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    KỊp thời quá đi mất, hôm thứ 3 em vừa đọc quảng cáo trên báo Thể thao văn hoá mà chả thấy đăng cụ thể gì cả, sốt cả ruột. Ko biết vé thế này thì kiếm có dễ ko nhỉ, liệu có xiền là có vé ko???? Nhưng mà lại là piano concerto của Men, chán nhỉ.
    Hasta siempre!
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, ve nay co le la khong qua kho kiem. Chi can co nhieu k la duoc.
    Sang nay doc TTVN tuc no dom dom mat vi viet sai chinh ta phan quang cao dem nhac nai. Ai doi la viet la Dang Thai Son danh giai thuong Chopin. Phai la gianh chu.
    Chó hư
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nhóm ngũ tấu kèn quốc tế tham gia ?oGặp gỡ Hà Nội 2003?
    30/09/2003 09:22
    Sau ?oGặp gỡ Hà Nội 2002? với nhóm tứ tấu đàn dây quốc tế, năm nay Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam chọn nhóm ngũ tấu kèn quốc tế cho chương trình nhạc thính phòng quốc tế hàng năm của mình.
    Các nghệ sĩ kèn tham gia ?oGặp gỡ Hà Nội 2003? gồm L.Maenpaa (Phần Lan) chơi Fa-got, N.Karin (Thụy Điển) dùng Ô-boa, V.Weber (Thụy Sĩ) sử dụng Cla-ri-nét, R.Williams (Mỹ) biểu diễn kèn Co.
    Nghệ sĩ Việt Nam được chọn là Nguyễn Hoàng Anh với sáo Phơ-lút. Cùng biểu diễn với nghệ sĩ kèn  là dàn nhạc nữ và một số nghệ sĩ đơn ca, tốp múa nữ của Nhà hát Nhạc vũ kịch. ?oGặp gỡ Hà Nội 2003? được tổ chức tại Nhà hát Hồng Hà - 51 Đường Thành - vào các 20h tối 17, 18-10 gồm các tác phẩm nhạc - múa cổ điển và 5 bài hát, nhạc biên soạn cho ngũ tấu kèn của 5 nước.
    Các nữ nghệ sỹ quốc tế sẽ tới Hà Nội từ 9-10 để  luyện tập cho sự kiện âm nhạc chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ 20-10.
    Chó hư
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hoà nhạc Việt - Nhật
    9:26'', 8/10/ 2003 (GMT+7)
    Một buổi biểu diễn của VNSO.
    (VietNamNet)- Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và năm giao lưu Nhật Bản - ASEAN, chương trình Hoà nhạc phối hợp Việt - Nhật sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) trong 2 ngày 15-16/10. Chương trình do Đại sứ quán Nhật Bản và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam (VNSO) phối hợp thực hiện.
    Tham gia chương trình lần này có nghệ sĩ violin nổi tiếng của Nhật Bản, Urushihara Keiko và 98 nghệ sĩ đại diện cho dàn nhạc Tokyo City Philharmonic Orchestra, Japan Philharmonic Orchestra, New Japan Philharmonic Orchestra và Sendai Philharmonic Orchestra. Các nghệ sĩ tham gia chương trình này gồm có: Urushihara Keiko (violin),Takahashi Tomomi (violin), Ando Yuko, Kuwata Bunzo, Hirota Tomoyuki ,  Ito Tsuneo (dàn nhạc Nihon), Morioka Masanori (dàn nhạc Sendai),  Kadowaki Kachishi (dàn nhạc Shinnihon), Horio Hisao (Bach Collegium Japan).
    Từ năm 2001 đến nay, nhạc trưởng Honna Tetsuji đã tham gia Dự án nâng cấp Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam với tư cách là cố vấn âm nhạc. Ông cũng chính là người nảy ra ý tưởng thực hiện chương trình Hoà nhạc phối hợp Việt - Nhật. VNSO đang đưa ra mục tiêu nâng cấp kỹ thuật biểu diễn sáng ngang với trình độ của châu Á vào năm 2005 và trình độ của thế giới vào năm 2010. Tán thành mục tiêu đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp nhạc cụ cho VNSO có giá trị lên đến 50 triệu yên trong năm tài chính này, với mong muốn nền âm nhạc Việt Nam sẽ được nâng cao và phát triển hơn nữa.
    Chó hư
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hoà nhạc Việt - Nhật
    9:26'', 8/10/ 2003 (GMT+7)
    Một buổi biểu diễn của VNSO.
    Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và năm giao lưu Nhật Bản - ASEAN, chương trình Hoà nhạc phối hợp Việt - Nhật sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) trong 2 ngày 15-16/10. Chương trình do Đại sứ quán Nhật Bản và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam (VNSO) phối hợp thực hiện.
    Tham gia chương trình lần này có nghệ sĩ violin nổi tiếng của Nhật Bản, Urushihara Keiko và 98 nghệ sĩ đại diện cho dàn nhạc Tokyo City Philharmonic Orchestra, Japan Philharmonic Orchestra, New Japan Philharmonic Orchestra và Sendai Philharmonic Orchestra. Các nghệ sĩ tham gia chương trình này gồm có: Urushihara Keiko (violin),Takahashi Tomomi (violin), Ando Yuko, Kuwata Bunzo, Hirota Tomoyuki ,  Ito Tsuneo (dàn nhạc Nihon), Morioka Masanori (dàn nhạc Sendai),  Kadowaki Kachishi (dàn nhạc Shinnihon), Horio Hisao (Bach Collegium Japan).
    Từ năm 2001 đến nay, nhạc trưởng Honna Tetsuji đã tham gia Dự án nâng cấp Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam với tư cách là cố vấn âm nhạc. Ông cũng chính là người nảy ra ý tưởng thực hiện chương trình Hoà nhạc phối hợp Việt - Nhật. VNSO đang đưa ra mục tiêu nâng cấp kỹ thuật biểu diễn sáng ngang với trình độ của châu Á vào năm 2005 và trình độ của thế giới vào năm 2010. Tán thành mục tiêu đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp nhạc cụ cho VNSO có giá trị lên đến 50 triệu yên trong năm tài chính này, với mong muốn nền âm nhạc Việt Nam sẽ được nâng cao và phát triển hơn nữa.
    Chó hư
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Luciano Pavarotti chuyển sang làm giáo viên dạy nhạc
    Luciano Pavarott.
    Ngôi sao Opera nổi tiếng thế giới Luciano Pavarotti vừa tiết lộ ông đã có kế hoạch trở thành giáo viên dạy nhạc khi nghỉ diễn vào năm 2005. Huyền thoại opera này có ý định sẽ truyền lại những kinh nghiệm vàng mà mình đã tích lũy được suốt cả đời ca hát cho các học sinh nhỏ mà không nhận bất cứ khoản phí nào.
    Trong buổi giới thiệu album nhạc pop đầu tiên trong sự nghiệp 40 năm "chung thuỷ" với opera cổ điển, ông nói: "Tôi đã được thế giới âm nhạc chào đón nồng nhiệt và tôi muốn để lại một cái gì đó cho thế hệ trẻ". Giọng opera số 1 thế giới này cũng thừa nhận mình đang chờ đợi một thách thức mới: "Dạy học, tôi nghĩ đó là điều khó khăn nhất, dạy nhạc khó hơn nhiều việc hát hò. Tại sao? bởi vì bạn phải chuyển tất cả ý nghĩ cũng như cách thể hiện một bài hát của mình đến người khác. Tôi chỉ muốn dạy những người thực sự có khả năng".
    Không phải ai cũng biết rằng Pavarotti từng là giáo viên trước khi ông bước chân vào thế giớiopera từ những năm 1960. Ông tâm sự rất thích dạy ở quê hương Italy và New York (Mỹ), nơi Pavarotti sống phần lớn thời gian của cuộc đời.
    2003 là một năm vô cùng khó khăn đối với Pavarotti: mất cha mẹ, con trai và chia tay với người quản lý Herbert Breslin sau 30 năm gắn bó. Nhưng bù lại, ông lại vừa ra mắt đĩa nhạc mới có tên Ti Adoro ở tuổi 67. Đây là một album bao gồm nhiều ca khúc hiện đại, trong số đó có không ít bài được viết riêng cho giọng nam cao này. Pavarotti cũng đang ấp ủ dự định biểu diễn tại Llangollen International Eisteddfod, nơi ông thực hiện buổi diễn đầu tiên tại Anh vào năm 1955.
    Chó hư
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    NS Đặng Thái Sơn biểu diện trong đêm Toyota classics
    9:14'', 11/10/ 2003 (GMT+7)
    Công ty Toyota Việt Nam cho biết: chương trình hòa nhạc Toyota Classics lần thứ 7 tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 12/10. Chỉ huy đêm nhạc lần này là nhạc trưởng Koji Kawamoto.  
    Chương trình hòa nhạc Toyota được thực hiện từ năm 1997, do Ban Tổ chức Biểu diễn (Bộ Văn hóa Thông tin), Tập đoàn Toyota Nhật Bản và Công ty Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức.
    Nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, lần này Toyota giới thiệu dàn nhạc Đông Bắc Đức dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng tài hoa người Nhật Koji Kawamoto. Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của NSND Đặng Thái Sơn, người châu Á đầu tiên được giải thưởng piano quốc tế Chopin lần thứ 10 (1980) tại Ba Lan.
    Theo ông Makoto Sasagawa, tổng giám đốc Toyota Motor Vietnam, toàn bộ số tiền bán vé thu được sẽ được trao tặng Viện Âm nhạc - Bộ Văn hóa thông tin, phục vụ ?oDự án điền dã, thu thanh, ghi hình, âm nhạc dân gian, dân tộc Êđê, tỉnh Đăk Lăk, và Quỹ hỗ trợ văn hóa của TP.Hồ Chí Minh.
    Tại cuộc họp báo về sự kiện này, ông Makoto Sasagawa đã trao tượng trưng tấm ngân phiếu cho nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, Phó viện trưởng Viện Âm nhạc. Buổi biểu diễn chương trình Toyota Classics sẽ diễn ra vào tối ngày 12/9/2003.
    Chó hư
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Đêm nhạc cổ điển Toyota lần thứ 7
       (12/10/2003 -- 20:46GMT+7)
     
    Tối 12/10, tại Nhà hát thành phố Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa Thông tin) và Công ty Toyota Việt Nam (TMV) đã phối hợp tổ chức Đêm nhạc cổ điển Toyota lần thứ 7.
    Sáu mươi nghệ sĩ của Dàn nhạc giao hưởng Đông Bắc Đức có lịch sử gần một thế kỷ, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tuổi tài ba người Nhật Koji Kawamoto đã trình diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới như Weber, Mendelssohn và Dvorak. Đặc biệt đêm nhạc có sự tham gia biểu diễn của NSND Đặng Thái Sơn, người châu Á đầu tiên giành giải thưởng piano quốc tế Chopin lần thứ 10 tổ chức tại Ba Lan năm 1980.
    Chương trình nhạc cổ điển Toyota còn là dịp để các giáo viên, sinh viên Việt Nam cùng giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các nghệ sĩ trên thế giới.
    Toàn bộ số tiền bán vé của Đêm nhạc cổ điển Toyota lần thứ 7 này sẽ được trao tặng Viện Âm nhạc (Bộ Văn hóa Thông tin) để thực hiện dự án điền dã, thu thanh, ghi hình âm nhạc dân gian, dân tộc Êđê tỉnh Đắc Lắc và Qũy hỗ trợ văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh.
    Chương trình nhạc cổ điển Toyota có mặt tại Việt Nam từ năm 1997. Tổng số tiền bán vé gần 990 triệu của 6 buổi hòa nhạc trước, kể từ năm 1997 đến 2002 đã được trao tặng cho các hoạt động hỗ trợ văn hóa và từ thiện tại Việt Nam.
    Năm 2003, chương trình nhạc cổ điển Toyota biểu diễn trong thời gian từ 2/10 đến 15/10 tại 6 nước Đông Nam Á là Malaixia, Brunây, Philíppin, Inđônêxia, Việt Nam và Thái Lan./.
    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Toyota Classic 2003 - một ấn tượng tuyệt vời
    15:5'', 13/10/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet)- Nếu hỏi rằng: ?oBạn đã được tham gia biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Đông Bắc Đức dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tuổi tài hoa Koji Kawamoto chưa?? chắc bạn sẽ lắc đầu ?oLàm gì có chuyện đó?. Vậy mà chúng tôi - người xem đêm nhạc Toyota Classic hôm qua (12/10) - đã có được niềm vui ấy.
    Nhạc trưởng  Koji Kawamoto chỉ huy... cả khán phòng trong bản nhạc tuyệt vời của Strauss
     
    Phòng hòa nhạc Nhà hát Lớn đêm đầy ắp người. Và lâu lắm rồi tôi mới chứng kiến cảnh người đi lùng vé một đêm nhạc cổ điển tấp nập như săn vé trận chung kết bóng đá. Trước cửa Nhà hát Lớn nhóm phe vé chạy như con thoi... 
     
    Buổi chiều, tôi đã được nhạc sĩ Phạm Tuyên báo rằng vé xem đêm nhạc Toyota khó kiếm lắm, như NS Chu Minh được Đặng Thái Sơn biếu một vé cũng là vé Sơn tự bỏ tiền túi ra mua. Lại nhớ hôm họp báo, trả lời đề nghị ?otạo điều kiện cho phóng viên vào xem? ông Makoto Sasagawa, Tổng Giám đốc Công ty Toyota Việt Nam tủm tỉm trả lời ?oCông ty Toyota chúng tôi được một vé mời, đó là dành cho Tổng Giám đốc, còn các nhân viên của Công ty đều phải mua vé, vì các bạn hiểu cho, toàn bộ tiền thu được đêm diễn Công ty Toyota dành trao tặng Viện Âm nhạc - Bộ VH-TT để thực hiện dự án điền dã, thu thanh, ghi hình âm nhạc dân gian dân tộc Ê đê tỉnh Đăk Lăk, và Quỹ hỗ trợ Văn hoá TP.HCM?. Khiến tôi cảm thấy tấm vé cầm chặt trong tay như là của... người khác...
     
    Các nhạc công bước ra trong tiếng vỗ tay chào đón của khán giả. Nghệ sĩ Joachim Trieb chơi Violins cao gần 2m trong vai đầu bè ?" Concert Master cầm accé kéo một nốt lấy chuẩn cho các nhạc cụ, rồi nhạc trưởng Koji Kawamoto bước ra sân khấu, ông có vẻ đậm người và trẻ hơn so ảnh in trong tờ chương trình được phát cho khán giả. Koji Kawamoto là người đã giành giải ba phần thi chỉ huy trong cuộc thi Âm nhạc quốc tế Tokyo lần thứ 10. Ông biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng Tokyo lần đầu khi mới 23 tuổi và đã tham gia chỉ huy nhiều dàn nhạc nổi tiếng tại Nhật. Trong Gala nhạc kịch và hoà nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhạc sĩ thiên tài Verdi, tháng 5-2001, ông đã biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Đông Bắc Đức tại Nhà hát Vorpommern lần đầu và đã được chọn là Nhạc trưởng chính của dàn nhạc nổi tiếng này trong mùa diễn 2001-2002.
     
    Dưới cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng, bản nhạc đầu tiên vang lên: bản Overture Oberoncủa nhạc sĩ Verber (1786-1826) nguyên gốc là một nhạc kịch. Tuy nhiên khi chuyển sang hoà tấu cho dàn nhạc bản overture vẫn giữ nguyên cách xử lý quen thuộc trong phòng hoà nhạc...
     
    Khán phòng thật sự sôi động khi nghệ sĩ Đặng Thái Sơn bước ra sân khấu. Anh mặc bộ đồ đen, nhanh nhẹn chào khán giả bắt tay nhạc trưởng rồi ngồi vào đàn. Trước mắt tôi lúc này dường như là một Đặng Thái Sơn khác, như thoát tục, như không để ý bất kỳ điều gì xảy ra quanh anh, chỉ có những phím đàn trắng và đen, và âm nhạc là tồn tại. Bản piano Concerto số 1 cung sol thứ, Op.25 của Mendelssohn vang lên, tôi vừa nghe và vừa đọc tờ hướng dẫn, cố để hiểu về một nhạc sĩ vĩ đại ?ochuyển đổi từ trường phái cổ điển đến lãng mạn theo cách của Mendelssohn. 3 trường đoạn không bị ngắt quãng mà nhập vào nhau...? nhưng rồi âm nhạc như ngấm vào mọi người theo từng mức độ khác nhau, mà tôi là kẻ ít hiểu nhất. Bằng những động tác lúc mạnh mẽ dứt khoát, lúc lúc nhẹ nhàng dịu dàng, dưới ngón tay của Đặng Thái Sơn, âm nhạc tuôn chảy, cuốn hút mọi người. Khi âm thanh của những nốt nhạc cuối cùng dần tắt, cả khán phòng bùng lên những trang vỗ tay không ngớt, năm phút, mười phút vẫn không dừng, mặc dầu nhạc trưởng Koji Kawamoto và Đặng Thái Sơn ra chào đến lần thứ năm.
     
    Chỉ khi Đặng Thái Sơn bước ra cảm ơn thịnh tình của khán giả, và xin tặng tất cả bản nhạc không lời ?oKhúc nhạc chèo thuyền? cũng của Mendelssohn vĩ đại thì tiếng vỗ tay chợt dồn dập hơn và dứt hẳn. Mọi người đều thấy sự xúc động trên nét mặt của nghệ sĩ. Người nghe như bị thôi miên bởi những dòng suối âm thanh, gợi những cây liễu rủ, bên dòng sông tuổi thanh xuân bồng bột, mơ màng trở về, lấp lánh sóng nước lăn tăn, con thuyền nhẹ trôi... Các nghệ sĩ trong dàn nhạc ngồi trên sân khấu biến thành khán giả chăm chú lắng nghe, một ai đó ngồi xa trong dàn nhạc hơi nhướn người để nhìn... và khi kết thúc bản nhạc, chính họ là người vỗ tay đầu tiên. Nhạc sĩ Trọng Bằng, mái tóc bạc, dáng cao mảnh, vươn người tặng Sơn một bó hoa lớn. Lúc đó chỉ còn tiếng vỗ tay và những bó hoa tươi thắm tặng nhạc sĩ....
     
    Tranh thủ lúc giải lao, tôi làm cuộc phỏng vấn bỏ túi những người trong nghề, coi như nghe hóng lời bình luận. Nghệ sĩ Trần Thị Mơ - cây cello nổi tiếng nói ?oAnh Sơn chơi đàn càng ngày càng hay, nghe qua đĩa thấy hay mà xem tại chỗ càng tuyệt vời?. Nhạc sĩ, Tiến sĩ khoa học Phạm Lê Hoà bổ sung thêm ?oDàn nhạc của họ biểu diễn cũng ác chiếnlắm?. Nhìn nét mặt tươi tắn của nhạc sĩ Trọng Bằng, Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam tôi biết rằng ông rất  vui, vì ông là người rất tâm huyết sáng tác, dàn dựng và cố động cho nhạc giao hưởng, thấy trong khán giả có nhiều người Việt Nam, lại chứng kiến cảnh kiếm vé rất khó chứng tỏ người nghe đã đến với âm nhạc đích thực khiến ông như trẻ lại. Nhạc sĩ Chu Minh lằng lẽ hút thuốc ngoài sảnh, ông như nhớ lại những năm tháng trẻ trung dạo nào đã từng  chơi những bản nhạc này...
     
    Kết thúc đêm diễn là bản Giao hưởng số 8 cung Sol trưởng, Op.88 của Antonin Dvorak (1841-1904). Có lẽ nhạc trưởng Koji Kawamoto cũng ngạc nhiên với nhiệt tình của người nghe dành cho ông và dàn nhạc, sau khi đáp lại những tràng pháo tay không dứt, dàn nhạc đã biểu diễn một đoạn ngắn đáp lễ. Người nghe vỗ tay không dứt. Ông đã phát biểu tỏ nỗi xúc động trước lòng yêu quý nghệ thuật của khán giả tuyệt vời, câu ?otuyệt vời? được ông nhắc lại nhiều lần, và xin trình diễn trích đoạn bản Radetzski ?" March của Johann Strauss. Rồi cây đũa chỉ huy vung lên, khán phòng ngập trong nét nhạc yêu đời của J. Strauss, chợt Koji Kawamoto quay hẳn người ra phía khán giả, ông làm động tác vỗ tay, Có lẽ đây là lần đầu tiên ở khán phòng Nhà hát Lớn này, khán giả vỗ tay theo cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng! Khi ông làm động tác hạ tay xuống như nhủ ?oCác bạn hãy vỗ tay nhỏ dần? lúc dâng tay cao ?oHãy vỗ thật lực vào? mọi người như hoà chung làm một dưới sự chỉ huy của ông. Tiếng vỗ tay lúc mạnh, lúc nhẹ theo cây đũa của nhạc trưởng. Khi đưa ngón tay trỏ lên môi như ?oSuyt, khẽ thôi? đầy vẻ nghịch ngợm. Chợt lúc đó tôi mới cảm thấy sự trẻ trung, tài hoa và hài hước của nhạc trưởng Koji Kawamoto. Cái hài hước tươi trẻ sẽ còn đưa ông đi rất xa trong sự nghiệp chỉ huy của mình. Chợt cái vẻ nghiêm túc đến mức xa cách của nhạc giao hưởng như giảm bớt. Loại hình nhạc cao sang, bác học như gần gũi lại với công chúng hơn... 
     
    Xin cảm ơn Toyota đã vì đêm nhạc tuyệt vời giữa mùa thu tuyệt đẹp này.  
    Về chương trình hoà nhạc Toyota Classics tại Việt Nam
     
    Chương trình hoà nhạc cổ điển Toyota tại Việt Nam được thực hiện lần đầu vào măn 1977 do ban tổ chức biểu diễn (Bộ Văn hoá Thông tin), tập đoàn Toyota Nhật Bản, Công ty Toyota Việt Nam tổ chức.
     
    Mỗi năm một lần, công chúng yêu âm nhạc có cơ hội thưởng thức những tác phẩm kinh điển của các nhạc sĩ thiên tài trên thế giới qua sự trình diễn của các nghệ sĩ và dàn nhạc nổi tiếng? (Bài phát biểu của thứ trưởng Bộ văn hóa Trần Chiến Thắng). Các nghệ sĩ Việt Nam Nguyễn Hữu Nguyên (violon- 2002), Bùi Công Duy (violon- 2001), Ngô Hoàng Quân (cello ?"2000 và 1999), Đặng Thái Sơn (piano 1997-2003) đã đến với khán giả Việt Nam. Toàn bộ số tiền thu được hơm 1.000 triệu đồng qua 7 kỳ biểu diễn được trao tặng cho các hoạt động văn hoá xã hội: Trường văn hoá nghệ thuật Việt Bắc, Trường văn hoá nghệ thuật Tây Bắc, Ban nhà văn nữ Hội Nhà văn Việt nam, khu dưỡng lão nghệ sĩ già tại TP.HCM, cứu trợ các nạn nhận cơn bão số 3 (1997), nạn nhân trận lụt miền trung 1998.... Chương trình luân phiên biểu diễn hàng năm tại Hà Nội và TP.HCM.
    Đặng Thái Sơn...
     
    ...?oLà nghệ sĩ lão luyện cả về phong cách và kỹ thuật chơi đàn, Đặng Thái Sơn chính là nhà áo thuật trên cây đàn piano?
    Tạp chí ?oPianiste?- Pháp, 12/2000 ?"1/2001
     
    ?oTự tin, thông minh, phong cách biểu diễn hoàn hảo đạt đến phần sâu lắng của tri giác âm nhạc?
    Tạp chí ?oLe Monde de la Musique? Pari, 9/2000
     
    ?oĐây là buổi biểu diễn đỉnh cao...một biểu tượng tâm hồn âm nhạc đáng trân trọng?
    Tạp chí ?oThe Globe and Mail? Toronto, Canada, 12/2/2001
     
    Chó hư
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc khai mạc SEA Games mang phong cách giao hưởng
       (13/10/2003 -- 16:18GMT+7)
     
    Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổ trưởng tổ âm nhạc của SEA Games 22, cho biết phần âm nhạc biểu diễn tại Lễ Khai mạc SEA Games 22 (vào ngày 5/12) mang phong cách nhạc giao hưởng, với lợi thế truyền tải tốt, sâu và hoành tráng.
    Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cũng khẳng định phần nhạc của lễ khai mạc SEA Games không phải âm nhạc minh họa cho các động tác biểu diễn thể dục thể thao, mà các diễn viên, vận động viên phải cảm nhận được chủ đề âm nhạc của từng chương để trình diễn. 
    Hiện nay, phần âm nhạc dành cho lễ khai mạc SEA Games, với nội dung chia thành 3 chương, đã được sáng tác xong. 
    Chương I thể hiện dân tộc Việt Nam tự hào với huyền thoại về nguồn gốc ra đời từ Cha Rồng, Mẹ Tiên. Âm nhạc trong chương này kể ngắn gọn về lịch sử dân tộc, thể hiện cội nguồn văn hóa dân tộc và "hồn" dân tộc Việt trải qua đấu tranh gian khổ để gìn giữ và phát triển đất nước. 
    Chương II mang tựa đề "Thông điệp hòa bình" với hình tượng rùa trả gươm, thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Âm nhạc gây ấn tượng, tiết tấu dồn dập, liên tục, rộn rã nhưng cũng rất  tha thiết.
    Chương III "ASEAN đoàn kết hướng tới tương lai" khai thác giai điệu âm nhạc của các dân tộc ASEAN, thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị  của Việt Nam đối với các nước trong khu vực.
    Phần trình diễn âm nhạc này sẽ do gần 200 nhạc công, diễn viên của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch và Trường Cao đẳng nghệ thuật Quân đội đảm nhiệm. Từ đầu tháng 9, các nhóm múa và các nhóm xếp hình của ngành Thể dục Thể thao đã luyện tập có ghép nhạc. 
    Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc, Ban tổ chức SEA Games 22 sẽ nhờ phía Bỉ nâng cao kỹ thuật bản thu âm nhạc không gian 4 chiều. Khán giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên  được thưởng thức âm thanh nổi bằng kỹ thuật hiện đại.
    Về việc ca sĩ nào sẽ trình diễn bài hát "Vì một thế giới ngày mai", nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói rằng Hội đồng nghệ thuật SEA Games 22 vẫn chưa quyết định, nhưng có nhiều khả năng một tốp ca sĩ từ 6 đến 8 người sẽ hát bài hát này cùng với dàn hợp xướng của Cung thiếu nhi Ba Đình (30 đến 40 em).  Các giọng ca nữ có thể gồm Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Tâm, nam có thể là Tô Minh Thắng và Minh Quân. Buổi tổng duyệt Lễ Khai mạc SEA Games 22 sẽ diễn ra vào ngày 2/12.
    Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cũng cho biết ông chưa tìm được ca sĩ thể hiện bài hát chia tay SEA Games, được trình diễn trong đêm bế mạc Đại hội (13/12), mà ông là người chịu trách nhiệm sáng tác. Nhạc sĩ đã đặt tên cho bài hát là "Tạm biệt SEA Games, tạm biệt Trâu vàng"./.
    Chó hư

Chia sẻ trang này