1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News-thông tin nhặt nhạnh đây

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi dau_khong_co_toc, 29/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Wolfgang Groehs nói về vở opera "Cây sáo thần"




    Điềm tĩnh, giản dị, nhạc trưởng người Áo có dáng vẻ một vị giáo sư đáng kính. Dù đang bận rộn chuẩn bị cho buổi ra mắt vở opera ?oCây sáo thần? của Mozart, do Nhạc viện Hà Nội lần đầu tiên tự dàn dựng, ông vẫn dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn.
    - Nghệ sĩ Trung Kiên từng nói rằng, "Cây sáo thần" là một vở tương đối vừa tầm với nghệ sĩ Việt Nam nhưng vẫn khó làm, vì thế nhạc viện phải kê một cái thang lên cao để mà?với. Ông nghĩ sao?
    - Tôi nghĩ "Cây sáo thần" là một vở opera dễ hiểu, dễ cảm nhận vì nó là một câu chuyện thần thoại. Dù các nghệ sĩ hát bằng tiếng Đức nhưng sẽ có phụ đề giúp người nghe hiểu được nội dung. Chúng ta không thể so sánh một buổi trình diễn ở các nước châu Âu có truyền thống opera hàng trăm năm với Việt Nam.
    Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi cũng xem một số buổi hoà nhạc, và thấy được tiềm năng của các nhạc công. Bởi thế, tôi đã quay lại để tham gia vào những dự án đào tạo dài hơi. Chúng ta không thể nói rằng dàn nhạc ở Việt Nam không chuyên nghiệp. Chúng ta phải đi từng bước một để tiến tới thành công.
    - Ông có nghĩ là Nhạc viện Hà Nội đã mạo hiểm khi dàn dựng vở diễn với kinh phí lớn, giá vé bán cao trong khi số người hợp gu với opera lại không nhiều?
    - Tôi nghĩ giá vé (150, 120 và 100 nghìn đồng cho buổi biểu diễn ngày 10-11/11 ở Nhà hát Lớn sắp tới) là bình thường, không quá cao và cũng đáng giá. Văn hóa là một thành tố quan trọng trong cuộc sống và chúng ta cũng cần phải trả tiền để có nó. Việc tổ chức biểu diễn opera thường xuyên sẽ dần dần nâng cao sự yêu thích cũng như lôi kéo thêm công chúng đến với loại hình nghệ thuật này.
    - Ông đánh giá thế nào về Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội?
    - Kể từ khi bắt đầu hợp tác với nhạc viện năm 2001, tôi thấy dàn nhạc đã tiến bộ nhiều. Khó khăn nhất lúc này là thu hút được tài trợ cho dàn nhạc đi lưu diễn và nâng cao trình độ. Điều tôi mong muốn là mời được những người bạn của tôi sang đây biểu diễn, sau đó họ sẽ truyền lại kiến thức cho các nghệ sĩ Việt Nam.
    - Cơ duyên nào đưa ông đến với nghề chỉ huy dàn nhạc?
    - Khi còn nhỏ, tôi mong muốn trở thành một diễn viên được biểu diễn trên sân khấu. Sau này, lớn lên một chút, tôi thấy rằng làm lãnh đạo, dù cách này hay cách khác, cũng rất thú vị. Người mà tôi yêu mến là Herbert von Karajan, một trong những nhạc trưởng vĩ đại nhất thế kỷ 20.
    Đôi dòng tiểu sử:
    Wolfgang Groehs sinh ở Vienna (Áo) năm 1950. Ông từng học piano, sáng tác, hoà âm và chỉ huy dàn nhạc tại Học viện Âm nhạc Vienna. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu về khoa học âm nhạc tại Đại học Vienna.
    Theo Tin nhanh VN
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Chương trình nhạc cổ điển "Việt Nam - Canada

    Chương trình "Việt Nam - Canada" là chương trình Nhạc Cổ điển do Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Canada tổ chức diễn ra vào 20h ngày 24/11 và 25/11 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.
    Chương trình này có sự tham gia của các nghệ sĩ piano Việt Nam Đào Trọng Tuyên - Giảng viên Nhạc viện Hà Nội, cựu Lưu Học sinh Việt Nam tại Canada, nghệ sĩ đơn ca Michel Ducharme - Giáo sư Thanh nhạc Trường Đại học Tổng hợp Laval, Quebec, Canada dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng Jean-Marie Zeitouni - Nhạc trưởng của Nhà hát Opera Montreal và của Dàn nhạc giao hưởng Quebec.
    Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao giữa Việt Nam và Canada. Đây cũng là dịp để nghệ sĩ 2 nước có thể giao lưu và học hỏi lẫn nhau.
    Chó hư
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ba giọng nam cao tài danh Nam Phi biểu diễn tại Hà Nội
    (27/11/2003 -- 16:59GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) -Theo Cục Nghệ thuật Biểu diễn, ba ca sĩ dòng nhạc cổ điển Nam Phi là Agos Moahi, Jannie Moolman và Lucky Sibande sẽ biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối ngày 11/12.
    Đây là hoạt động do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Đại sứ quán Nam Phi tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cộng hoà Nam Phi (1993-2003).
    Các ca sĩ sẽ biểu diễn các aria trong các vở nhạc kịch nổi tiếng của Mozart, Puccini, Verdi, các ca khúc của vùng Neapoly và những ca khúc châu Phi. Với những kinh nghiệm biểu diễn, trình độ kỹ thuật điêu luyện và phong cách nồng nhiệt, các danh ca đã gây những ấn tượng mạnh mẽ và làm say mê khán giả toàn thế giới./

    Chó hư
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hiệp hội DN Nhật Bản tặng đàn cho Cung thiếu nhi Hà Nội
    (27/11/2003 -- 20:11GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, chiều 27/11, Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã trao tặng đàn piano nhãn hiệu YAMAHA cho Cung thiếu nhi Hà Nội.
    Hiệp hội cũng đã trao tặng 1 đàn piano khác cho trường THCS Chu Văn An, Hà Nội.
    Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được thành lập năm 1998, đến nay đã có 143 Công ty Nhật Bản gia nhập và hoạt động tại Việt Nam./

    Chó hư
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Andrea Bocelli làm sứ giả hòa bình tại Trung Quốc
    15:30'' 02/12/2003 (GMT+7)
    Lần đầu tiên Andrea Bocelli, một trong những giọng ca opera đắt giá nhất thế giới đã đến Trung Quốc biểu diễn nhằm kêu gọi tăng cường trao đổi văn hóa, giúp mọi người hiểu nhau hơn.

    Andrea Bocelli bên bức chân dung của mình.
    Andrea Bocelli đánh giá đây là chuyến biểu diễn tại Trung Quốc lần này là "tốt cho âm nhạc tốt cho văn hóa và tốt cho tất cả mọi người". Ngày mai (3/12), ông sẽ có một buổi biểu diễn tại Nhà hát Lớn của Thượng Hải với sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng thành phố này.
    Trong một cuộc họp báo mới đây, giọng nam cao số 1 thế giới 45 tuổi này tâm sự: "Đặc biệt trong thời điểm này, khi thế giới đang trở nên căng thẳng và mọi thứ quá đỗi bất ổn, việc thúc đẩy giao lưu văn hóa có ý nghĩa đặc biệt vì nó khiến cho mọi người hiểu nhau hơn".
    Tính đến thời điểm này, hơn 80 triệu đĩa nhạc của nghệ sĩ mù người Italia này đã được tiêu thụ hết. Năm thành phố của Trung Quốc là một trong những điểm dừng chân trong chuyến lưu diễn châu Á của của ông lần này.
    (Bích Hạnh - Theo AP)

    Chó hư
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Các nghệ sĩ Nhật Bản lưu diễn xuyên Việt
    (15/12/2003 -- 11:17GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Đoàn nghệ sĩ Nhật Bản, trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, sẽ có chuyến lưu diễn xuyên Việt "Âm nhạc dành cho Việt Nam" từ ngày 16 đến 23/12.
    Chương trình biẻu diễn gồm 20 trích đoạn giao hưởng và nhạc kịch của các thiên tài âm nhạc như Bizet (Pháp), Chopin (Ba Lan), Dvorak (Tiệp Khắc), và các tác phẩm của các nhạc sĩ Nhật Bản như Miyagi, Saoai, Masuđa.
    Tại mỗi địa điểm biểu diễn, lần lượt tại Nhà hát lớn Hà Nội, Trung tâm văn hóa Huế, rạp Trưng Vương (Đà Nẵng) và Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn sẽ dành một buổi diễn ban ngày cho trẻ em và một buổi diễn tối dành cho đông đảo khán giả.
    Đoàn nghệ sĩ Nhật Bản cũng sẽ tham gia buổi hội thảo nghiệp vụ tại Nhạc viện Hà Nội./.

    Chó hư
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Dàn nhạc thính phòng "I Virtuosi Italiani" biểu diễn tại Hà Nội
    (16/12/2003 -- 16:18GMT+7)

    Hà Nội (TTXVN) - Tối 15/12, Dàn nhạc thính phòng "I Virtuosi Italiani" và nghệ sĩ độc tấu kèn Ôboa người Italia Roberto Romilelli đã biểu diễn một chương trình đặc biệt tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội nhân dịp Italia kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Liên minh châu Âu.
    Chương trình gồm những tác phẩm của các nhà soạn nhạc nổi tiếng Italia thế kỷ 17 và 18 như Antonio Vivaldi (1678-1741), Arcangelo Corelli (1650-1713), Alesandro Marcello (1684-1750).
    Dàn nhạc thính phòng "I Virtuosi Italiani" gồm các nhạc công nổi tiếng thế giới đã đoạt nhiều giải thưởng quốc gia và thế giới; từng biểu diễn ở nhiều nước và ghi được nhiều đĩa CD cho các công ty trong nước và quốc tế. Trước khi biểu diễn ở Việt Nam, dàn nhạc đã trình diễn tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
    Nghệ sĩ kèn Ôboa Roberto Romilelli từng đoạt giải thưởng quốc tế âm nhạc ở Thụy Sỹ và Italia, tham dự nhiều liên hoan âm nhạc quốc tế và biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới.

    Chó hư
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thứ ba, 16/12/2003, 16:55 GMT+7
    ''Cây vĩ cầm vàng'' - câu chuyện cảm động về tình phụ tử

    Đạo diễn Trần Khải Ca làm bộ phim xuất phát từ tình yêu dành cho hai con trai, cộng thêm niềm đam mê nhạc cổ điển. Vì vậy, "Cây vĩ cầm vàng" đã mang đến cho khán giả rung cảm thực sự bằng những hình ảnh chân thực về cuộc sống. Phim được chiếu tại các rạp Hà Nội bắt đầu từ 23/12.
    Nhân vật trung tâm là Tiểu Xuân (Đường Vân đóng), một cậu bé 13 tuổi, khi mới 2 tuổi đã bị mẹ bỏ rơi ở sân ga bên cạnh cây đàn violon và được ông Lưu Thành (Lưu Bội Kỳ đóng) mang về nuôi nấng tại một thị trấn nhỏ. Tiểu Xuân rất có tài chơi violon và trong nhiều cuộc thi của tỉnh, cậu đều đoạt giải.
    Tiểu Xuân là niềm hãnh diện và hạnh phúc của người cha, ông dồn hết ước vọng vào đứa con mà tin rằng lớn lên sẽ trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm danh tiếng. Vì vậy, ông đã khăn gói đưa con ra Bắc Kinh tầm sư học đạo. Giáo viên đầu tiên của Tiểu Xuân là thày Giang, người đã dạy cho cậu biết nắm bắt linh hồn của âm nhạc nhưng không có khả năng đưa Tiểu Xuân trở thành nổi tiếng. Lưu Thành đã sớm nhận ra điều đó và đưa con đến học giáo sư Dư (Trần Khải Ca đóng), ông thày giỏi về kỹ thuật và có tài đào tạo các tài năng trẻ trở thành ngôi sao âm nhạc với những quy tắc và lối hành xử lạnh lùng, đầy mánh khóe. Ông quyết định đưa Tiểu Xuân tham dự cuộc thi âm nhạc quốc tế không phải vì tài năng của cậu mà vì chính bản thân mình với mục đích quảng bá tên tuổi. Tiểu Xuân đã phát hiện ra ý đồ của thày giáo và quyết định quay về quê với cha mình.
    Trong phim còn xuất hiện hình ảnh Lợi Lợi (Trần Hồng đóng), cô gái trẻ mang đến cho Tiểu Xuân những tình cảm đặc biệt. Cô là người bạn gái đầu tiên dạy cho cậu những bài học về tình cảm cùng nỗi buồn ngơ ngẩn khi cậu nhận ra Lợi Lợi có rất nhiều người đàn ông giàu có, lịch lãm vây quanh. Với Lợi Lợi, Tiểu Xuân là người bạn nhỏ, thật thà, luôn an ủi cô trong những lúc buồn chán...
    Xuyên suốt bộ phim là tiếng đàn violon, lúc réo rắt, lúc trầm buồn, mang đến cho khán giả những hiệu quả âm thanh nhất định. Diễn viên Đường Vân ngoài đời cũng là một một nhạc công trẻ đầy triển vọng, cậu chưa đóng phim lần nào nhưng đã thể hiện tài diễn xuất tuyệt vời trong Cây vĩ cầm vàng. Đạo diễn Trần Khải Ca nhận xét, Đường Vân sẽ là một diễn viên đầy triển vọng bên cạnh vai trò một nhạc công tài năng.
    Điều thú vị trong Cây vĩ cầm vàng là đa số các diễn trong phim đều là người thân của Trần Khải Ca. Diễn viên Trần Hồng đóng vai Lợi Lợi chính là vợ ông, Lưu Bội Kỳ là bạn thân của ông. Giải thích về chuyện này, Trần Khải Ca nói: "Đây không chỉ đơn thuần là một bộ phim mà còn là một câu chuyện về tình người. Tôi muốn nó càng chân thực càng tốt và tôi cần những người sẵn sàng giúp tôi cho ra một bộ phim hoàn hảo".

    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Tứ tấu Đức lần đầu tiên biểu diễn tại Việt Nam
    Tứ tấu Đức nổi tiếng của Đức sẽ có buổi biểu diễn mang đậm dấu ấn Đức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 11/1/2004. Việt Nam là một trong những điểm dừng chân trong chuyến lưu diễn Đông Nam Á của nhóm từ 7-26/1/2004.
    Các nghệ sĩ Đức sẽ mang đến cho người yêu nhạc Hà Nội một chương trình đặc sắc với các sáng tác của Robert Schumann, Johannes Brahms với các sáng tác: Zigeunerlieder, Liebeslieder-Walzer, Gypsy Songs, Love Songs...
    Đĩa nhạc tứ tấu ghi âm những bản nhạc Brahms và Liszt đã nhận được đề cử Grammy 2001. CD thứ 2 của nhóm với các sáng tác của Schubert và Brahms cũng từng nhận giải thưởng Echo 2002.
    Đôi nét về các nghệ sĩ tham gia biểu diễn


    Sebastian Noack (giọng nam trung) sinh tại Berlin (Đức). Anh đã học thanh nhạc và tốt nghiệp loại xuất sắc. Năm 1996, Sebastian Noack đã được trao giải nhất tại cuộc thi Bundeswettbewerb Gesang có quy mô lớn của Đức và giải nhì cuộc thi hát quốc tế tại Wigmore Hall (London, Anh) và giải nhất cuộc thi Paula Lindberg-Salomon. Sebastian Noack đã từng biểu diễn trong dàn nhạc giao hưởng (DNGH) Columbus, DNGH Berlin Radio, dàn nhạc Baroque Freiburg, dàn đồng ca RIAS...


    Lothar Odinius (giọng nam cao) sinh tại Aachen và đã từng theo học Viện hàn lâm nghệ thuật Berlin (Đức). Trong năm nay, anh đóng vai Ferrando trong Così fan tutte của Mozart tại Salzburg Mozart Weeks. Lothar Odinius cũng đã tham gia rất nhiều liên hoan âm nhạc uy tín trên thế giới như: Haydn, Oregon Bach, Schwetzingen, Salzburg, Edinburgh, Ludwigsburg Castle, Bad Hersfeld, Schleswig-Holstein Music... Lothar Odinius cũng đã góp mặt trong rất nhiều buổi hòa nhạc lớn tại Đức, Nhật Bản và trên toàn châu Âu. Từ năm 1995 - 1997, anh là giọng nam cao chính của Nhà hát Quốc gia tại Braunschweig.


    Johanna Stojkovic (giọng nữ cao) làm quen với sân khấu trước khi biết chữ. Ngay khi còn là sinh viên, chị đã là khách mời thường xuyên của các nhà hát Hamburg State Opera, Bremen, Rostock và Schwerin của Đức. Từ 1996-1999, Johanna biểu diễn cho Nhà hát Hans Otto tại Potsdam và Komische Oper ở Berlin. Tháng 4/2003, Johanna đi lưu diễn tạo châu Âu với các nghệ sĩ Viện hàn lâm Stuttgart Bach Academy. Suốt 4 năm nay chị là nghệ sĩ tự do.


    Franziska Gottwald (giọng nữ trung) từng giành giải cao nhất trong cuộc thi Bach competition Leipzig 2002 và rất nhiều cuộc thi hát có uy tín khác. Chị cũng là khách mời thường xuyên của các nhà hát opera ở Hannover và Weimar. Từ 1998 - 2002, Franziska Gottwald là thành viên của Nhà hát quốc gia Deutsches. Chị cũng thường xuyên biểu diễn tại State opera Braunschweig, Dàn nhạc Baroque Amsterdam và Nhà hát ở Bielefeld. Franziska Gottwald đã biểu diễn tại rất nhiều thành phố châu Âu như: Amsterdam (Hà Lan), Athens (Hy Lạp), Vienna (Áo), Milan (Ý)...


    Justus Zeyen (Piano) có may mắn được học những bài piano đầu tiên từ nghệ sĩ nổi tiếng của Đức, Cord Garben. Justus cũng đã từng theo học tại Hochschule für Musik und Theater Hamburg với những GS âm nhạc hàng đầu của Đức như: Martin Dörrie, Karl Engel và Bernhardt Ebert. Anh đã có nhiều buổi biểu diễn độc tấu piano tại châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Justus cũng từng cộng tác với những nghệ sĩ tên tuổi như: Juliane Banse, Christiane Iven, Sibylla Rubens, Doris Soffel, Bernd Weikl và Siegfried Lorenz. Tài năng của anh đã khiến nhiều nhà tổ chức liên hoan âm nhạc để mắt tới và mời tham dự nhiều festival lớn từ: Berliner Festwochen, Munich Opera, Braunschweiger Kammermusikpodium, Kissinger Sommer, Schleswig-Holstein Musik, Schubertiade Schwarzenberg đến Mostly Mozart, Oregon Bach, Vienna... Bên cạnh các hoạt động biểu diễn, Justus còn là giảng viên tại các viện hàn lâm âm nhạc ở Detmold và Hannover.
    Chó hư
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Sáng 24/12, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trao giải cho các tác phẩm nghệ thuật ở nhiều thể loại như: Lý luận, Khí nhạc, Thanh nhạc... Những giải thưởng này ghi nhận thành quả lao động nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ trong năm 2003.
    Thể loại Lý luận:
    Sách nghiên cứu lý luận: Giải nhất: Hòa tấu biến hóa lòng bản âm nhạc cổ truyền của người Việt (Hoàng Đạm); Giải nhì: Nguyễn Thiện Đạo - nhạc sĩ giời đầy (Nguyễn Thụy Kha); Giải khuyến khích: tác phẩm Bài tập bộ môn sáo trúc (Ngọc Phan).
    Sách biên soạn, tự liệu, sưu tầm: Giải nhất: Các tiểu luận và bài viết được công bố năm 2003 (Minh Châu). Giải ba: Hát đồng dao (Trần Hồng); Giải khuyến khích: Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam (Thân Trọng Bình).
    Các bài báo: Giải nhất: Với làn điệu và tiếng hát quê hương (Trương Đình Quang), Các bài báo về Quảng Ngãi (Thế Truyền), Ca khúc vượt thời gian (Trương Quang Lục), Chuyên mục ''''Đó hỏi - Đây trả lời'''' (Dana Huyền).
    Thể loại Khí nhạc:
    Giao hưởng: Giải nhất: Quê hương đất nước tôi của Nguyễn Văn Nam
    Hòa tấu nhạc dân tộc: Không có giải nhất, giải nhì. Giải ba được trao cho Đỗ Lộc với Điệu thứ phương Nam.
    Thính phòng: Giải nhì (không có giải nhất) Biến tấu lý ngựa ô - Đỗ Kiên Cường và Variations Violin & Piano - Vũ Mạnh Cường.
    Hợp xướng: Giải ba (không có nhất và nhì) Có một Thăng Long - Minh Quang
    Ca khúc nghệ thuật: Không có giải nhất, giải nhì thuộc về Khoảng trời em - Văn Tiến và Khúc hát Trương Chi - Đặng Hữu Phúc.
    Thể loại Thanh nhạc:
    Ca khúc: Giải nhì (không có giải nhất) thuộc về các tác phẩm Giờ em đã có anh - Nguyễn Cường, Tiếng mưa - Bùi Đức Thịnh và Miền xa thẳm - Đức Trịnh. Ngoài ra có 6 giải ba và 11 giải khuyến khích.
    Ca khúc thiếu nhi: Giải nhất Chuyện cổ tích loài người - Nhạc Nguyễn Thập Nhất và Nàng tiên mùa xuân - nhạc Trần Quỳnh Mai. Giải nhì: Giã gạo (Lưu Nhất Vũ), Gõ ống tre (Trần Xuân Tiên); Giải Ba: Khúc ca hè phố (Phan Văn Minh), Kéo co (Đình Hùng).
    Chó hư

Chia sẻ trang này