1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News-thông tin nhặt nhạnh đây

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi dau_khong_co_toc, 29/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nhạc trưởng X. Rist và đêm nhạc đặc sắc tại Hà Nội
    Dàn nhạc giao hưởng Philhamonic và nhạc trưởng người Pháp X. Rist đã mang đến cho khán giả thủ đô một đêm nhạc đáng nhớ tại Nhà hát Lớn đêm 20/12. Chương trình gồm những tác phẩm độc đáo của các tác giả V. Trojan (Cộng hoà Czech), H. Berlioz (Pháp) và Đỗ Hồng Quân.
    Chương trình được mở đầu bằng tổ khúc Những câu chuyện cổ tích, viết cho đàn accordeon của nhạc sĩ V. Trojan. Tác giả đã khai thác triệt để những âm sắc, âm vực độc đáo của loại nhạc cụ này và nó được thể hiện qua tâm hồn tinh tế của Quỳnh Trang, người từng giành giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế tài năng trẻ châu Á. Khán giả đã thưởng thức say mê câu chuyện cổ tích phương Đông và phương Tây kỳ diệu.
    Phần hai của chương trình là bản giao hưởng bi kịch Romeo và Juliette của nhạc sĩ thiên tài người Pháp Hector Berlioz. Có thể nói đó là một trong số những kiệt tác của Berlioz. Nhưng có lẽ chính vì vậy mà tác phẩm này hơi khó thể hiện, nên dàn nhạc giao hưởng Philhamonic Hà Nội chưa đạt hiệu quả khi trình tấu.
    Phần cuối của chương trình thực sự đọng lại ấn tượng trong lòng người nghe. Được đầu tư và dàn dựng một cách công phu, tỉ mỉ, tổ khúc ballet Hồng hoang của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân như được "lột xác". Trước đây, vào thời gian khó khăn của Việt Nam, do thiếu nhạc công, nhạc cụ, trình độ còn hạn chế nên tác phẩm chưa toát lên được sự độc đáo của nó. Lần này, khán giả đã khám phá được phần hồn của tác phẩm, một sự khai thác mới lạ và độc đáo âm sắc, âm vực của toàn bộ dàn nhạc, chứa đầy tính dân gian, nhưng cũng không kém phần hiện đại. Đây là tác phẩm đầu tiên sau khi tu nghiệp tại nhạc viện Tchaikovsky của tác giả. Cũng như hầu hết các nhạc sĩ trẻ thời đó, tác giả đã thể hiện sự ảnh hưởng lớn của nhà soạn nhạc thiên tài người Nga I. Stravinsky, đặc biệt là từ kiệt tác Mùa xuân thiêng liêng (Le Sacre du printemps).
    Nguyễn Thiếu Hoa
    Chó hư
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Tái ngộ ******** Concert VIII
    31/12/2003 12:56
    Vào ngày 9-1-2004, chương trình hòa nhạc ******** Concert lần thứ VIII sẽ tái ngộ khán giả thủ đô tại Nhà hát thành phố.
    Với chủ đề "Nghệ thuật của Dương cầm", Concert VIII sẽ thực hiện đêm piano của một thần đồng âm nhạc Trung Quốc mang tên Lang Lang.
    Tính từ năm đầu tiên chương trình ******** Concert vào Việt Nam (1996) đã có 8 concert được thực hiện với các tên tuổi nghệ sĩ hàng đầu thế giới, và gần một tỷ đồng thu được qua các chương trình này đã được đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục Việt Nam.
    Trở lại với kỳ tài Piano Lang Lang trong ******** Concert VIII, qua các thông tin, ta dược biết cây Piano cũng đã trình diễn cùng những dàn nhạc nổi tiếng nhất nước Mỹ với sự độc đáo bởi các biến tấu trên nền nhạc dân tộc Trung Hoa.
    Với vai trò một nghệ sĩ độc tấu đại diện cho Đàn dương cầm số I thế giới Steinway, gần đây anh đã nhận giải thưởng danh dự lần đầu tiên của Gold Medallion.
    Chó hư
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Vào ngày 9-1-2004, chương trình hòa nhạc ******** Concert lần thứ VIII sẽ tái ngộ khán giả thủ đô tại Nhà hát thành phố.
    Với chủ đề "Nghệ thuật của Dương cầm, Concert VIII sẽ thực hiện đêm piano của một thần đồng âm nhạc Trung Quốc mang tên Lang Lang.
    Tính từ năm đầu tiên chương trình ******** Concert vào Việt Nam (1996) đã có 8 concert được thực hiện với các tên tuổi nghệ sĩ hàng đầu thế giới, và gần một tỷ đồng thu được qua các chương trình này đã được đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục Việt Nam.
    Trở lại với kỳ tài Piano Lang Lang trong ******** Concert VIII, qua các thông tin, ta dược biết cây Pianô cũng đã trình diễn cùng những dàn nhạc nổi tiếng nhất nước Mỹ với sự độc đáo bởi các biến tấu trên nền nhạc dân tộc Trung Hoa.
    Với vai trò một nghệ sĩ độc tấu đại diện cho Đàn dương cầm số I thế giới Steinway, gần đây anh đã nhận giải thưởng danh dự lần đầu tiên của Gold Medallion
    Chó hư
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    1 triệu bảng Anh cho tập bản thảo của Beethoven
    12:01'' 06/12/2003 (GMT+7)


    Tập bản thảo viết tay có chữ ký của nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven đã được trả tới hơn 1 triệu bảng Anh trong một cuộc đấu giá vừa được tổ chức tại London (Anh) hôm qua (5/12).
    31 trang bản thảo soạn cho tứ tấu đàn dây Opus 127 được viết từ năm 1825 đã thuộc về một người đấu giá qua điện thoại sau khi người này trả đến 1,180,600 bảng Anh (khoảng 30 VNĐ). Đây chỉ là một phần trong bản tứ tấu Beethoven viết theo đề nghị của Hoàng tử Nga Gallitzin.
    Sau khi Beethoven qua đời, bản thảo quý giá này đã qua nhiều đời chủ trong đó có nhà soạn nhạc người Pháp Pauline Viardot. Năm 1925 Rudolf Nydahl, một nhà sưu tập đam mê âm nhạc người Thuỵ Điển đã mua lại được kho báu trên. Sau đó tập bản thảo này đã được đem bán dưới danh nghĩa của Tổ chức phát triển văn hoá âm nhạc ở Stockholm (Thuỵ Điển).
    GS. Stephen Roe, Chủ tịch bộ phận bản thảo của nhà đấu giá Sotheby cho biết ông rất "hài lòng" về phiên bán đấu giá này. "Đây thực sự là một ngày tốt và cũng là một vụ buôn bán tốt. Chúng tôi thực vui mừng". GS. Stephen Roe cũng đánh giá rằng giá bán bản thảo sáng tác của Beethoven lần này cao hơn nhiều so với dự định ban đầu của ông. Hồi đầu năm nay, bản thảo bản giao hưởng số 9 của Beethoven cũng đã bán được tới 2.1 triệu bảng Anh.
    (Bích Hạnh - Theo BBC)

    Chó hư
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thần đồng âm nhạc Trung Quốc biểu diễn tại Hà Nội
    07:16'' 04/01/2004 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Lần đầu tiên, khán giả Hà Nội sẽ có dịp thưởng thức ngón đàn kỳ diệu của thần đồng âm nhạc Trung Quốc, Lang Lang trong chương trình hoà nhạc ******** thường niên lần thứ 8. Chương trình Nghệ thuật của Dương cầm sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn vào tối ngày 9/1 tới.
    Lang Lang được đánh giá rất cao trong các buổi biểu diễn tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Mặc dù chưa đầy 22 tuổi nhưng anh được coi là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất của Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới. Với khả năng cảm nhận âm nhạc đặc biệt và những ngón đàn làm mê mẩn những người nghe khó tính nhất, Lang Lang được coi là sứ giả nhạc cổ điển trẻ tuổi, là cầu nối Trung Quốc với thế giới. Tờ Teen People đã từng chọn anh vào danh sách 20 tài năng trẻ tuổi thay đổi thế giới trong tương lai. Lang Lang là nghệ sĩ piano đầu tiên của Trung Quốc tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng Berlin Philharmonic và 5 dàn nhạc giao hưởng (Big Five) lớn nhất nước Mỹ.
    Lang Lang sinh năm 1982 tại Shenyang và bắt đầu học những ngón đàn đầu tiên khi mới lên 3 tuổi. Hai năm sau, anh đã giành giải nhất trong cuộc thi Piano Shen Yang, đây cũng là lần đầu tiên tài năng của anh được công chúng biết đến rộng rãi. Từ đây, các giải thưởng lớn lần lượt về tay Lang Lang như: giải nhất cuộc thi piano Xing Hai Cup lần thứ 5 tại Bắc Kinh, giải nhất cuộc thi quốc tế dành cho các nghệ sĩ piano trẻ tuổi lần thứ 4 tại Đức, giải nhất cuộc thi dành cho các nghệ sĩ trẻ tuổi quốc tế Tchaikovsky lần thứ 2 được tổ chức năm 1995 tại Nhật Bản...

    Cũng trong năm 1995, Lang Lang thực hiện một chương trình riêng mang tên Chopin Études tại Nhà hát Bắc Kinh. Năm 1997, anh theo học tại Học viện Curtis ở Philadelphia (Mỹ) và vừa hoàn thành khóa học năm 2002. Lần đầu tiên Lang Lang xuất hiện trước khán giả Mỹ là năm 1998 trong dàn nhạc giao hưởng Baltimore. Một năm sau, anh đã gây được tiếng vang lớn tại đây sau buổi biểu diễn Gala of the Century của Liên hoan Ravinia và chương trình biểu diễn các bản nhạc của Tchaikovsky với dàn nhạc giao hưởng Chicago.
    Năm 2001, Lang Lang đã lập một kỷ lục đáng nể khi hơn 8000 vé đã được bán hết veo trong buổi biểu diễn tại Bắc Kinh của anh cùng dàn nhạc giao hưởng Philadelphia nhân kỷ niệm 100 năm dàn nhạc này . 2002 và 2003 là thời gian bận rộn nhất từ trước đến nay của Lang Lang với lịch biểu diễn dày đặc tại London(Anh), Vienna (Áo), Munich (Đức), Milanm(Ý), St. Petersburg (Nga), Hong Kong, Singapore, Stockholm (Thuỵ Điển)... với những dàn nhạc giao hưởng lớn trên khắp thế giới như: San Francisco, Pittsburgh, Philadelphia, Los Angeles Philharmonic, London Philharmonic, New York Phiharmonic, Orchestre de Paris, Israel Philharmonic, Staatskapelle Berlin, Berliner Philharmoniker...

    Chó hư
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Sự kết hợp tuyệt vời giữa tính kinh điển và ngẫu hứng

    Vượt qua mọi rào cản về kỹ thuật cùng những khúc thức khuôn mẫu của nhạc cổ điển, tối qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, thần đồng piano Trung Quốc Lang Lang đã thể hiện các tác phẩm kinh điển theo cảm xúc tươi trẻ và hiện đại. Bên cạnh đó, anh còn có phong cách biểu diễn biểu cảm và khả năng phóng tác đầy màu sắc.
    Nhìn vào chương trình toàn các tác phẩm nổi tiếng và đòi hỏi cao về kỹ thuật như Fantasy Đô trưởng Ngẫu hứng kẻ lang thang, Tập hồi ký Don Juan của Mozart do Liszt chuyển biên cho piano, người trong giới nhạc đều thầm nghĩ, đây sẽ là một cuộc phô diễn kỹ thuật chạy ngón của cậu bé thần đồng. Nhưng vượt lên trên đó, chàng thanh niên này đã làm mọi người ngạc nhiên trước khả năng trẻ hóa nhạc cổ điển. Dưới bàn tay anh, các bản nhạc kinh điển trở nên trẻ trung và có sức sống.
    Phần mở đầu với khúc biến tấu cung Fa trưởng của Schumann, sonata cho Piano cung Đô trưởng của Haydn và ngẫu hứng của Schubert đã khiến khán giả say mê với kỹ thuật hoàn hảo và bị cuốn theo cảm xúc mãnh liệt của chàng trai 21 tuổi. Tuy nhiên, phần 2 của chương trình mới thật sự thuyết phục với Tám bản ký ức vẽ bằng màu nước của Tan Dun. Tiếng đàn của Lang Lang "trong như nước" và đầy màu sắc phương Đông. 8 đoạn nhạc nhỏ lúc trong trẻo, hồn nhiên, lúc sâu lắng, dữ dội đã biểu lộ mong muốn của Lang Lang đưa âm nhạc phương Đông gần với người yêu nhạc trên thế giới. Tan Dun là một nhà soạn nhạc trẻ của Trung Quốc, có uy tín với các dàn nhạc giao hưởng hàng đầu trên thế giới. Tan Dun từng tâm sự: "Khi nghe Lang Lang đàn, tôi như nghe được tiếng lòng mình, tôi có thể ngửi thấy được mùi đất của quê hương tôi. Thật là một món quà quý giá khi một nhạc sĩ chơi một nhạc phẩm có thể truyền cảm hứng cho tôi nhớ đến nơi từ đâu tôi đến, nơi tôi sẽ đi. Lang Lang là một nhà thơ và có khả năng trường cửu. Trong câu chuyện anh kể, tôi nghe được tiếng nói của sức sống nhân loại và sự im lặng của tạo hóa. Tôi thật sự tin rằng Lang Lang là một trong những nhạc sĩ piano nổi bật của thời đại".
    Chương trình độc tấu của Lang Lang được sắp xếp vô cùng thông minh bởi sau những tác phẩm đòi hỏi cao kỹ thuật, và ngay sau một bản nhạc màu sắc phương Đông, là bản Nocturne cung rê giáng trưởng của Chopin đầy sâu lắng. Điều này thể hiện không chỉ có một Lang Lang thần đồng với khả năng chạy ngón ở đỉnh cao mà còn có một Lang Lang với tâm hồn âm nhạc vô cùng nhạy cảm và tinh tế.
    Cao trào của chương trình là phần biểu diễn ăn ý của cha con Lang Lang. Một đoạn nhạc ngắn sôi nổi nhưng trong đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhạc cụ truyền thống phương Đông (đàn nhị) và nhạc cụ truyền thống phương Tây. Tuy nhiên, điều khiến tất thẩy các khán giả Việt Nam có mặt trong khán phòng Nhà hát Lớn xúc động chính là phần ngẫu hứng các làn điệu dân ca VN của Lang Lang. Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa thốt lên: "Khả năng phóng tác những giai điệu truyền thống VN của Lang Lang khiến mọi người sửng sốt. Điều này thật sự khiến những nhà soạn nhạc của VN phải ngẫm ngợi".
    Chó hư
    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 20:17 ngày 10/01/2004
  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Chương trình hoà nhạc hữu nghị Việt Nam-Thuỵ Điển
    Chương trình hoà nhạc hữu nghị Việt Nam-Thụy Điển, do Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội biểu diễn, sẽ được tổ chức trong 2 ngày 3 và 4/2, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
    Đây là hoạt động giao lưu văn hoá chào mừng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu Thụy Điển từ ngày 2 đến 7/2.
    Chương trình sẽ do Nhạc trưởng Mats Liljefors, người chỉ huy của nhiều dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng của Thụy Điển và thế giới điều khiển.
    Chương trình có sự góp mặt của giọng nữ cao Anna Eklund (Thụy Điển) và giọng nam cao NSND Trung Kiên (Việt Nam)
    Chó hư
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ra mắt CLB Âm nhạc Thính phòng
    10:34'' 04/02/2004 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Sáng 2/2, Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch TP.HCM đã làm lễ ra mắt CLB Âm nhạc thính phòng do NSND Tạ Bôn làm chủ nhiệm...
    Với chủ trương không hạn chế thành viên tham gia và tận dụng nguồn lực vốn có của Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch trên tinh thần tự nguyện nên ban đầu, CLB cũng đã có một số lượng thành viên đáng kể. Hiện CLB cố gắng duy trì biểu diễn thường xuyên mỗi tháng một lần và chuẩn bị cho những đêm nhạc thính phòng lớn tại nhà hát TP. Theo ban chủ nhiệm CLB, từ đây sẽ chuẩn bị tiến tới thành lập CLB những người yêu thích nhạc thính phòng; trong quá trình hoạt động CLB sẽ cố gắng liên kết với các đơn vị có nhu cầu phục vụ loại hình này nhằm mang âm nhạc thính phòng đến với số đông công chúng và cũng để tạo thêm nguồn kinh phí để sinh hoạt CLB; thời gian tới CLB sẽ có thêm loại hình múa (Balê)...
    Bắt đầu từ tháng 7/2004 CLB sẽ có gắng biểu diễn định kỳ mỗi tháng 2 lần. Trong buổi biểu diễn thường kỳ tại nhà hát TP vào ngày 9/2 sắp tới, CLB sẽ hướng đến tôn vinh 3 nghệ sĩ vừa được nhà nước phong tặng danh hiệu trong năm: NSND Tạ Bôn, NSND Vũ Việt Cường, NSƯT Hồng Nhung. Theo NSND Tạ Bôn - Chủ nhiệm CLB: "Khoảng một năm trở lại đây, thính giả của Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch đã có phần khởi sắc. Lúc trước, mỗi lần biểu diễn phát vé mời đi khắp nơi nhưng rất ít người đi; thời gian gần đây có những đêm biểu diễn bán được trên 200 vé...". Hy vọng là sự ra đời của CLB Âm nhạc Thính phòng sẽ mở ra hướng đi mới cho loại hình nghệ thuật này

    Chó hư
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ violon Bùi Công Duy: ''Tôi sẽ trở về VN lập nghiệp''
    Anh vừa về VN để lo lễ ăn hỏi với con gái nhạc sĩ Phú Quang - nghệ sĩ piano Trinh Hương. Nhân lần trở về này, anh cũng biểu diễn trong buổi Hoà nhạc giao hưởng tại Nhà hát Lớn vào 19/2 với hai tiểu phẩm của tác giả F. Kreisler.
    - Anh và Trinh Hương đã đến với nhau như thế nào?
    - Học cùng nhau 5 năm trời, lại có nhiều điểm tương đồng về quan niệm sống, cùng đam mê nghệ thuật nên chuyện chúng tôi đến với nhau cũng là lẽ tự nhiên. Chúng tôi đã làm đám hỏi và sẽ chờ hai năm nữa tổ chức đám cưới. Khi ấy, chúng tôi sẽ trở về VN lập nghiệp, còn những chuyện sau đó thì tôi chưa nghĩ tới.
    - Cha anh, nghệ sĩ Bùi Công Thành, đã phải kiếm sống khá vất vả ở Nga để con trai học thành tài. Vậy cha có ảnh hưởng thế nào đến anh?
    - Đúng là cha đã hy sinh rất nhiều cho tôi. Ông từng phải đi lái xe và làm nhiều việc nhỏ nhặt khác để kiếm sống. Chính vì vậy mà tôi luôn cố gắng hết mình để đạt được nhiều thành tích. Hiện tại, tôi là nghiên cứu sinh năm thứ nhất tại Nhạc viện Matxcơva, đồng thời cũng là một phụ giảng. Tuy nhiên, ngoài việc truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức của mình cho các bạn trẻ, tôi mong khi trở về VN sẽ được biểu diễn thường xuyên.
    - Năm 2002, anh tham gia cuộc thi J.Thibaud tại Pháp và chỉ lọt vào vòng 2. Anh có hài lòng với kết quả đó?
    - Khi đi thi, ai cũng mong muốn đạt thành tích cao nhất, nhưng kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn, trường phái âm nhạc của Nga và Pháp khác nhau, tư duy về tác phẩm cũng không tương đồng. Bên cạnh đó, các cuộc thi âm nhạc thế giới có xu hướng trao giải cho những tài năng trẻ. Dù vậy, thông qua cuộc thi này, tôi hiểu ra rằng mình không thể bảo thủ mà cần phải mở rộng phong cách chơi nhạc, tham khảo nhiều trường phái khác nhau.
    - Theo anh, làm thế nào để nhạc cổ điển không quá xa vời với khán giả?
    - Môi trường và sự ảnh hưởng âm nhạc rất quan trọng. Sẽ là lý tưởng nếu tạo được phong trào biểu diễn nhạc cổ điển. Ở Matxcơva, hàng tuần đều có 3-4 concert và học sinh trường nhạc có thể tham dự miễn phí. Ngoài ra, các nhà tổ chức cũng bán vé tháng, hoặc vé năm để khuyến khích người nghe. Nước Nga hiện gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng họ đã biết hy sinh, đầu tư để nền văn hoá phát triển. Tôi hy vọng một ngày gần đây, nhạc cổ điển sẽ trở nên gần gũi với khán giả VN.
    Chó hư
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    ]Nghệ sĩ trẻ Bùi Công Duy: "Muốn được hoà mình vào dòng chảy..."




    Kể từ tháng 8 năm 1999, nghệ sĩ violin tài năng trẻ Bùi Công Duy mới quay trở lại Hà Nội. Anh đã trò chuyện với chúng tôi khá thân tình và cởi mở về buổi biểu diễn tối 19.2 tại Nhà hát Lớn và những dự định trong tương lai.
    - Đã lâu không về nước, anh có thể kể một vài điều về cuộc sống hiện tại?
    - Cuối năm ngoái tôi tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky tại Mátxcơva và được chuyển thẳng lên lớp nghiên cứu sinh biểu diễn với thời gian 2 năm. Đến cuối năm 2005 thì xong. Thời gian qua có nhiều nơi mời biểu diễn nhưng do bận học nên tôi đều từ chối.
    - Năm trước, anh đã tham gia concourt Jacquest Thibaud - M.Long, anh có thể nói đôi chút về cuộc thi này?
    - Đây là một concourt rất có uy tín được tổ chức tại Paris. Cuộc thi gồm 5 vòng. Tôi lọt vào đến vòng 2. Qua đây mình cũng vỡ ra được nhiều điều, biết được nhiều cái để mà phấn đấu. Có một điều rất đáng mừng là sự trỗi dậy rất mạnh mẽ của Châu Á; đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại concourt lần này giải nhất thuộc về một cô gái 16 tuổi người Nhật, và trong số 6 thí sinh lọt vào vòng chung kết thì có 3 là của Nhật Bản. Đồng thời xu hướng chung của các cuộc thi là khuyến khích những tài năng trẻ, càng trẻ thì càng có cơ hội đoạt giải. Tôi muốn tham gia cuộc thi này vì không muốn bó hẹp mình trong phạm vi nước Nga, mà muốn được hoà mình vào dòng chảy của các trường phái violin khác của Châu Âu và thế giới.
    - Lần trở về này, anh trình diễn hai tác phẩm "Schon Rosmarin" và "Liebesfreud" của Kreisler. Đây là những bản nhạc được công chúng biết dưới dạng tiểu phẩm dành cho violin và piano, nhưng lần này anh lại chơi cùng với dàn nhạc?
    - Đúng vậy. Ban đầu Kreisler chỉ viết cho violin và piano, nhưng sau này muốn tạo thêm cho bản nhạc nhiều sắc thái tình cảm mới nên ông đã phối khí lại cho dàn nhạc. Tổng phổ các bản nhạc này ở Việt Nam không có, phải gửi từ Nhật về.
    - Hiện tại, anh thường quan tâm đến nhạc sĩ nào và những nghệ sĩ violin mà anh yêu thích là ai?
    - Gần đây, tôi hay chơi những tác phẩm của Prokofiev và Shostakovich. Bản concerto violin số 1 của Shostakovich là tác phẩm tốt nghiệp của tôi. Còn Gidon Kremer và Victor Trechyakov là những nghệ sĩ tôi yêu thích nhất.
    - Tất cả đều là những tài năng xuất chúng, đại diện cho trường phái âm nhạc Xôviết hùng mạnh. Hiện tại, các nhạc viện ở Nga có còn giữ được hệ thống đào tạo tốt như trước không?
    - Tất nhiên chứ! Nhạc viện Tchaikovsky vẫn là một trong những địa chỉ có uy tín nhất trên thế giới. Tại đây có rất nhiều sinh viên nước ngoài theo học và hàng năm nhạc viện vẫn có nhiều sinh viên đoạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế.
    - Xin cho biết những dự định trong tương lai của anh?
    - Sắp tới có thể tôi sẽ tham gia một concourt tổ chức tại Italia và tháng 10 tôi sẽ quay trở lại Việt Nam biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam bản concerto violin số 1 của Shostakovich để tham dự một festival tại Nhật Bản. Tôi cũng có ý định làm một đĩa CD thu âm các bản sonata của Brahms, Debussy, Prokofiev. Tất cả cũng chỉ là dự định thôi.
    - Xin cảm ơn anh! Chúc những dự định của anh sẽ thành hiện thực.
    ***
    Nếu không kể giải thưởng của NSND Đặng Thái Sơn tại cuộc thi Chopin năm 1980 thì giải nhất cuộc thi thanh thiếu niên mang tên Tchaikovsky của Bùi Công Duy năm 1997 vẫn là đỉnh cao mà chưa một nghệ sĩ Việt Nam nào vượt qua được. Chúng ta luôn có thể tự hào về anh. Con đường vươn tới nghệ thuật đỉnh cao vẫn luôn chờ đón anh ở phía trước.
    Theo Lao động

Chia sẻ trang này