1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News-thông tin nhặt nhạnh đây

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi dau_khong_co_toc, 29/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hoà tấu ghita cổ điển Việt Nam - Nhật Bản: Nét đồng điệu trong tâm hồn các nghệ sĩ
    Tối 26.2, buổi biểu diễn ghita cổ điển do các nghệ sĩ Việt Nam và Nhật Bản trình tấu đã diễn ra tại Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản, Đại học Ngoại thương Hà Nội (VJCC). Mặc dù trời mưa to, nhưng chương trình này đã thu hút được hàng trăm người tới dự.
    Đây là chương trình hoà tấu ghita do VJCC tổ chức. Trước đây, đơn vị này đã tổ chức biểu diễn thành công hai chương trình hoà tấu khác. Trong buổi biểu diễn lần này, sự xuất hiện của nghệ sĩ ghita Nhật Bản Watanabe là một nét đặc biệt. Mặc dù không còn trẻ, nhưng tiếng đàn của chị vẫn rất ngọt. Chị chơi đàn khá "ăn ý" với các nghệ sĩ Việt Nam.
    Mở đầu chương trình, bản nhạc "Những bông hoa" được hoà tấu bởi tất cả các nghệ sĩ có mặt: Watanabe, Thu Hà, Hùng Phong, Nguyễn Hạnh, Trần An và Tuyết Trinh (violoncello). "Những bông hoa" là một bản dân ca của Nhật Bản, được nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người biết tiếng Nhật rất yêu mến. Nghệ sĩ Watanabe đã để lại dấu ấn của mình trong lòng khán thính giả qua bản nhạc solo Serenata espanole, chị chơi xuất sắc bản nhạc đòi hỏi kỹ thuật chơi đàn rất cao này.
    Trong chương trình, các nghệ sĩ Việt Nam cũng khẳng định được tài nghệ của mình. Hai nữ nghệ sĩ trẻ Nguyễn Hạnh và Thu Hà (giảng viên Nhạc viện Hà Nội) đã mang tới cho khán giả những giai điệu hay đến bất ngờ. Đặc biệt, bản Tango en skai của nhà soạn nhạc lừng danh Roland Dyens là bản nhạc đòi hỏi nhiều kỹ thuật khó, đã được nghệ sĩ Nguyễn Hạnh trình tấu rất xuất sắc. Cuối chương trình là một số bản nhạc viết và chuyển soạn cho tứ tấu (Watanabe, Nguyễn Hạnh, Hùng Phong, Trần An), trong đó có nhiều bài đã rất quen thuộc với người yêu nhạc cổ điển Việt Nam.
    Nghệ sĩ Watanabe nói: "Mặc dù bất đồng về ngôn ngữ, nhưng trong âm nhạc, chúng tôi đã tìm được tiếng nói chung. Tôi tự hào được chơi nhạc cùng với các nghệ sĩ Việt Nam. Họ là những nghệ sĩ có trình độ có đẳng cấp và đầy thân ái. Tôi hy vọng sẽ lại có dịp được chơi nhạc chung cùng các bạn. Đây quả là một đêm diễn tuyệt vời...".
    Theo Lao động
    Xem chương trình dành cho Người Hâm Mộ của VTV3 , sáng nay. Chương trình về Phú Quang, mới biết Bùi Công Duy sắp trở thành con rể Phú Quang. hay thật!!!, sắp lấy Trinh Hương- con gái Phú Quang. Chị này cũng đang học ở Nga . cùng trường với Bùi Công duy
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Một chỉ huy giao hưởng khác thường




    Động trong động. Đấy là tinh thần mà chỉ huy giao hưởng người Anh Stephen Ellery mang đến với khán giả thủ đô trong đêm hoà nhạc 27.2 vừa qua tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
    Stephen Ellery sinh năm 1966 tại Anh. Tốt nghiệp xuất sắc kèn clarinette và sáng tác năm 1988 ở Nhạc viện Birmingham, anh còn là nghệ sĩ độc tấu saxophone xuất sắc. Tinh thần động trong động khi cầm đũa chỉ huy của Stephen Ellery có lẽ được hình thành khi thâu nhận kiến thức qua nhiều chỉ huy bậc thầy như Jerzy Katlewiez (Ba Lan), Ilia Musin (Nga), Gianluigi Gelmetti (Ý) và sau cùng là Kotaro Sato (Nhật). Tinh thần ấy còn được dung dưỡng và phát triển khi Stephen Ellery tu nghiệp thành công trong các cuộc thi chỉ huy quốc tế và những chuyến lưu diễn trên nhiều quốc gia.
    Tuy đang nghiên cứu về nhà soạn nhạc hiện đại Gustav Mahler, trong chương trình biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội đêm vừa qua, Stephen Ellery lại chọn 3 nhà soạn nhạc đại biểu cho 3 trường phái thuộc các thời kỳ khác nhau của âm nhạc giao hưởng. Đấy là L.V.Beethoven của trường phái cổ điển Vienna, H.Berlioz của trường phái lãng mạn và A.Dvorak của trường phái cận đại. Nhìn cách di chuyển của đôi chân Stephen Ellery trên bục chỉ huy, khán giả có cảm giác như hình dung được về H.Berlioz đã từng gươm trong tay, chỉ huy dàn nhạc diễu hành trên đường phố Paris. Tác phẩm của nhà soạn nhạc - nhà văn vĩ đại này được chọn biểu diễn trong đêm vừa qua là "Roman Carnival Overture". Tác giả của giao hưởng "Hoang tưởng" và của những tiểu thuyết lãng mạn nếu ở nơi nào đó trong vũ trụ có thể cảm nhận được những âm thanh của mình đang vang lên ở đây, chắc sẽ không khỏi lo lắng cho chàng trai trẻ trên bục chỉ huy có thể vì động trong động quá mạnh mà sẽ bị rơi xuống mỏm đá của cảm xúc như mình hồi nào.
    Concerto số 56 cung đô trưởng của L.V.Beethoven đã được trình tấu với sự tham gia cùng Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội là các nghệ sĩ Trần Thu Hà - Giám đốc Nhạc viện (piano), Ngô Văn Thành - Phó Giám đốc Nhạc viện (violon) và Trần Thị Mơ - một tài năng violoncelle của Việt Nam. Stephen Ellery đã vượt qua mọi cản trở của thời gian đưa khán giả đến những khoảnh khắc rung cảm. Cả nhà hát như hoà quyện, như gắn kết trong âm nhạc tuyệt vời của tác giả "Định mệnh". Những giọng đàn độc tấu theo nhau lên tiếng. Dàn nhạc trào cuốn, cuộn dâng những sóng nhạc không dứt.
    Giao hưởng số 9 cung mi thứ "Thế giới mới" của A.Dvorak đã phát toả tột bậc tinh thần động trong động của Stephen Ellery. Nó dường như là một tiên đoán về thế kỷ XX đầy bất ổn và biến động. Ông mất năm 1904. Năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày mất của A.Dvorak. Một thế kỷ đã vắng bóng ông, nhưng giao hưởng "Thế giới mới" vẫn vang lên như ông hiện diện và nó vẫn còn giữ nguyên sự mới khi vang lên ở thế kỷ XXI khi được nhạc trưởng và dàn nhạc của thế kỷ này "mới hoá" nó. Dưới đũa chỉ huy của Stephen Ellery, các bộ trong dàn nhạc giao hưởng được thả sức tung hoành đồng cảm. Đêm giao hưởng lại là dịp mà thầy trò Nhạc viện Hà Nội có thêm nhận biết về năng lực của chính mình để có những tu dưỡng hữu hiệu.
    Theo Lao động
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nhóm Tứ tấu ?oT?Tang Quartet? trở lại Việt Nam
    Sau buổi hòa nhạc chào mừng Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào ngày 3-3, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ tổ chức buổi hòa nhạc thính phòng của T?Tang Quartet - nhóm tứ tấu giây của Nhạc viện quốc gia Singapore tại Nhà hát lớn vào 20h ngày 17-3.
    Trong chuyến biểu diễn thứ hai tại Việt Nam, T?Tang Quartet sẽ trình diễn các tác phẩm của I.Schulhoff, A.Drovak, P.Hass.... Vào 20h các ngày 24 và 25-3 tại Nhà hát lớn, các diễn viên, nhạc công Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ trình diễn chương trình ?oĐêm ballet? gồm các tác phẩm múa của Việt Nam và thế giới, trong đó có vở ballet mới ?oTrương Chi? dài 30 phút (nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo, đạo diễn: NSND Nguyễn Công Nhạc).
    Chó hư
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    meo ngoan và đầu ko có tóc đâu rùi, Mình đọc báo thấy nhiều tin tức mới lắm mà, sao 2 bạn nhiệt tình với topic này thế mà ko thấy post cho mọi người đọc nhỉ?Mình thì ít lên mạng, nên ko thể cập nhật thông tin nóng hổi nhất được. thôi cứ post lên cho mọi người đọc vậy
    Kỷ niệm ngày sinh nhạc sĩ thiên tài Ý Antonio Vivaldi - Nhạc sĩ của sắc màu và hy vọng

    Giữa những ồn ào, náo nhiệt của ngày hôm nay, ta tìm đến với âm nhạc của Vivaldi như tìm về một khu vườn rợp mát, yên bình, tĩnh lặng, nơi con người có được những giây phút thư giãn hiếm hoi để tìm lại ?onguồn năng lượng sống?, để con người trở nên thánh thiện hơn, nhân hậu hơn, lạc quan hơn?
    Âm nhạc của Vivaldi là một ?ocõi thiền? thực sự, một trạm dừng chân?cần có cho nhân loại giữa thế kỷ 21 đầy âu lo, căng thẳng, ồn ào và nhiều biến động này.

    Mozart của Venice
    Cuộc đời của Vivaldi có rất nhiều điểm tương đồng với thiên tài âm nhạc Mozart, vì thế, sau này nhiều người đã gọi ông là Mozart của Venice.
    Ông sinh ngày 04/03/1678 tại Venice, từ nhỏ ông học nhạc với cha, một nhạc công Violin của nhà thờ Saint Mark. Cha Vivaldi vẫn thường cho ông cùng biểu diễn trong các buổi hòa nhạc tại nhà thờ, tại đó, ông đã bộc lộ tài năng bẩm sinh từ rất sớm. Ông chơi được nhiều nhạc cụ khác nhau. Sau khi tốt nghiệp trường dòng năm 1703, ông trở thành giáo viên âm nhạc cho một trường dành cho những bé gái mồ côi và ông đã gắn bó với ngôi trường này gần như suốt cuộc đời mình (đến năm 1740). Trong thời gian ấy, ông sáng tác, giảng dạy và cùng với học sinh biểu diễn những tác phẩm của mình. Từ năm 1813, Vivaldi mở rộng lĩnh vực sáng tác sang Opera và tổ chức các buổi biểu diễn Opera trong và ngoài nước. Vivaldi mất ngày 28/07/1741 tại Vienna, để lại một khối lượng tác phẩm khổng lồ gồm hơn 500 bản Concerto, 70 bản Sonata, 45 vở Opera, những ca khúc sáng tác cho nhà thờ như Oratorio, Motet?
    Cũng như Mozart, Vivaldi chết trong im lặng, toàn bộ tác phẩm của ông bị phát tán khắp nơi và rơi vào quên lãng?Có một chi tiết khá lý thú, trong đám tang ông có sự tham dự của Joseph Haydn (một nhạc sĩ tài ba của nhân loại), khi ấy còn là một chú bé hát trong dàn đồng ca tang lễ.
    Hai trăm năm quên lãng và cuộc trở về
    Trong suốt gần hai trăm năm sau đó, các tác phẩm của ông hầu như không được biểu diễn và rất nhiều bản thảo âm nhạc của ông nằm yên bám bụi trên ngăn tủ của các gia đình quý tộc và các nhà sưu tầm đồ cổ?Có thể nói nhạc sĩ người Đức Sebastian Bach là một trong những người đã ?ophát hiện lại? Vivaldi và âm nhạc của ông. Trong quá trình nghiên cứu và sáng tác, Bach đã gặp một số tác phẩm bị bỏ quên của Vivaldi, phần lớn là dưới dạng sơ thảo, ông đã bắt tay hoàn chỉnh các tác phẩm này. Dấu ấn Vivaldi trong âm nhạc của Bach là một điều không khó nhận ra.
    Venice, quê hương Vivaldi
    Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Vivaldi đã thực sự quay về bằng một chuỗi các sự kiện rất đáng ngạc nhiên ?" các tác phẩm của ông bất ngờ được phát hiện trong những lần di chuyển, dọn dẹp của các nhà sưu tầm, buôn bán đồ cổ với sự góp sức của các tên tuổi như: Arnold Schering, Karl Straude, Ludwig Landshoff, Afred Einstein và Wolfgang Forner.
    Sau gần hai trăm năm im lặng, những giai điệu tuyệt vời của âm nhạc Vivaldi đã ngân lên, chinh phục trái tim người yêu âm nhạc, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được của ông trong dòng nhạc cổ điển của nhân loại.
    Âm nhạc của sắc màu và hy vọng.

    Đến với nhạc Vivaldi, ngoài âm thanh quyến rũ, ta còn ngỡ như đang được ngắm nhìn những bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu. Khái niệm màu sắc trong âm nhạc thể hiện khá đậm nét trong âm nhạc của Vivaldi, có người gọi ông là họa sĩ dùng âm thanh tạo nên sắc màu thiên nhiên, đẹp chẳng kém gì Levitan mô tả thiên nhiên Nga trong những bức tranh: Mùa thu vàng, Tháng ba, Nơi yên tĩnh đời đời?
    Bản giao hưởng bốn mùa của Vivaldi mãi là những giai điệu trác tuyệt đưa tâm hồn ta bay bổng, đưa ta đến với thiên nhiên tươi đẹp của vùng bắc Ý Lombardy và Venice quê hương ông. Mỗi người cảm nhận âm nhạc Vivaldi theo một cách riêng, nên không có gì lạ khi có đến hàng trăm cách thể hiện khác nhau bản giao hưởng bốn mùa của nhiều dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới. Âm nhạc của ông là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu thương những con người bất hạnh mà cuộc đời ông là một minh chứng?
    Khu vườn yên tĩnh giữa thế kỷ đầy biến động.
    Giữa những ồn ào, náo nhiệt của ngày hôm nay, ta tìm đến với âm nhạc của Vivaldi như tìm về một khu vườn rợp mát, yên bình, tĩnh lặng, nơi con người có được những giây phút thư giãn hiếm hoi để tìm lại ?onguồn năng lượng sống?, để con người trở nên thánh thiện hơn, nhân hậu hơn, lạc quan hơn?Âm nhạc của Vivaldi là một ?ocõi thiền? thực sự, một trạm dừng chân?cần có cho nhân loại giữa thế kỷ 21 đầy âu lo, căng thẳng, ồn ào và nhiều biến động này.
    Theo VietNamNet
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Độc tấu Mozart dành cho trẻ em và thai phụ ở London

    Ápphích quảng cáo trình diễn nhạc Mozart


    Cuối tháng sáu tới, tại khán phòng St George ở London (Anh) sẽ diễn ra buổi trình diễn nhạc Mozart với khán giả dự khán là những đứa bé chưa đầy năm cùng các thai phụ. Theo ban tổ chức, buổi trình diễn nhằm chứng minh tính "an thần" hiệu quả của các tác phẩm của thiên tài âm nhạc Mozart.
    Đây là buổi trình diễn do hội Sheeddrove Trust của tỷ phú người Anh Peter Kindersley tổ chức và sẽ là buổi diễn đầu tiên trong một lọat buổi diễn độc tấu nhạc Mozart của nghệ sĩ dương cầm người Nga Mikhail Kazakevich.
    Ông Kindersley cho biết đã có ý tài trợ một loạt các buổi trình diễn dành cho các đối tượng trên sau khi được biết hiệu quả "an thần" của tác phẩm Mozart.
    Theo một số công trình nghiên cứu gần đây, nhạc cổ điển, đặc biệt là các tác phẩm của Mozart có thể kích thích sóng alpha ở não bộ, tạo ra một cảm giác dễ chịu, thoải mái. Ngoài ra, đối với trẻ sinh non, âm nhạc Mozart có tác dụng gia tăng số oxy được máu hấp thu.
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ trẻ gốc Việt đoạt giải nhất cuộc thi Traicốpxki
    Ailen Pritchin, người mang trong mình hai dòng máu Việt Nam-Nga, vừa đoạt giải Nhất bộ môn viôlông tại cuộc thi âm nhạc quốc tế Traicốpxki dành cho các nhạc sĩ trẻ lần thứ 5, diễn ra từ ngày 7 đến 21/3 tại Kurashiki, Nhật Bản.
    Ailen Pritchin mang quốc tịch Nga, có bố là người Việt Nam và mẹ người Nga, hiện nay đang sống tại Xanh Pêtécbua, Nga. Ailen hiện còn có bà nội và các bác ruột, cô ruột đang sống tại Hà Nội.
    Cho tới nay, nghệ sĩ viôlông Bùi Công Duy là thí sinh Việt Nam duy nhất đã từng đoạt giải trong cuộc thi âm nhạc quốc tế Traicốpxki dành cho các nhạc sĩ trẻ. Bùi Công Duy đã đoạt giải Nhất bộ môn viôlông trong cuộc thi lần thứ ba năm 1997 ở Xanh Pêtécbua.
    Cuộc thi âm nhạc quốc tế Traicốpxki dành cho các nhạc sĩ trẻ được coi là tiền đề cho cuộc thi âm nhạc quốc tế Traicốpxki, một trong những cuộc thi âm nhạc hàng đầu trên thế giới. Cuộc thi dành cho lứa tuổi dưới 18 (sinh sau ngày 14/9/1986), ở 3 bộ môn bộ môn piano, viôlông và cello. Việc sơ tuyển được tiến hành tại Mátxcơva thông qua việc xem xét hồ sơ, chấm qua băng, đĩa nhạc hoặc băng video của thí sinh.
    Cuộc thi năm nay thu hút 130 thí sinh tham dự ở cả 3 bộ môn. Những thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì và Ba sẽ được ban giám khảo đề cử tham dự cuộc thi Traicốpxki quốc tế lần thứ 13 dành cho lứa tuổi 17-32 mà không cần qua kỳ sơ tuyển./
    Chó hư
  7. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua, trong lúc sắp xếp lại giá sách, blanchechate tìm đươc mấy mẩu tin mà cách đây vài năm mình đã cắt ra từ báo Thể thao - văn hoá. Tuy chúng không còn tính thời sự nhưng đọc lên vẫn có cảm giác trìu mến y hệt cái hôm đã cắt chúng ra và bị mọi người trong gia đình trách rằng : có tờ báo mới chưa kịp đọc hết mà nó đã cắt xén linh tinh rồi !
    Lọc cọc gõ vào máy để post lên đây, không hiểu có lẩm cẩm quá chăng ?

    Mỹ : trình diễn overture Macbeth của Beethoven
    Overture chưa hề được biết đến của Lugwig van Beethoven đã được nhà âm nhạc học Hà lan dàn dựng lại và dàn nhạc giao hưởng quốc gia sẽ trình diễn buổi đầu tiên nhạc phẩm này tại thính phòng trung tâm Kenedy vào ngày 20/10.
    Nhà soạn nhạc Đức Beethoven biên soạn overture này cho vở Macbeth của Shahepeare cùng với nhà viết lời nhạc kịch Áo Joachim von Collin vào năm 1810 nhưng dự án này bị loại bỏ bởi Collin phàn nàn rằng phần nhạc quá u buồn.
    Sau khi Beethoven qua đời năm 1827, phác thảo của overture này bị những nhà săn lùng đồ lưu niệm xé lẻ ra và lưu lạc đến ba thành phố Bonn, Berlin và London cho đến khi nhà soạn nhạc Hà lan và nhà lập trình máy tính W. Holsbergen thu thập lại.
    Overture được dàn dựng lại dài khoảng 8 phút, gồm cảnh đầu tiên nổi tiếng trong vở kịch của Shakespeare kể về ba mụ phù thuỷ gặp nhau trong cảnh sấm ran, chớp giật.
    Beethoven là một trong những nhà soạn nhạc sáng tác nhiều nhất trong thời đại ông. Ông có hàng trăm nhạc phẩm đã thu âm nhưng cũng có nhiều nhạc phẩm chưa hề được phát hành.
    MỘT THƯ VIỆN NHẠC CLASSIC Ở 63 HÀNG GAI
    Ở Hà Nội, giới nhạc không biết ông, đương nhiên là như thế bởi ông không phải là một nghệ sỹ, cũng không phải là chủ tiệm băng đĩa. Có biết chăng thì đấy từng là một cán bộ của Nhà xuất bản Thế giới, nay nghỉ hưu. Ông sống lặng lẽ với một tình yêu âm nhạc cổ điển hơn nửa thế kỷ qua, và bằng tình yêu đó, những gì ông có được tới hôm nay thực sự là một thư viện âm nhạc cổ điển thu nhỏ. Đó là ông Diệp ?o Hàng Gai?.
    Thuở nhỏ, ông đã làm quen với Johann Strauss qua chiếc máy hát chạy bằng dây cót La voix de son maitre. từ những năm 50, khi còn là cậu thanh niên 18 tuổi, thường ngày ông nghe nhạc cổ điển qua radio. Bảy năm sau, ông dồn tiền mua chiếc máy quay đĩa thuộc loại hiện đại nhất thời bấy giờ : Thorenze của Thụy sỹ, máy tự động sắp 12 đĩa, đầu kim bằng kim cương. Là trí thức với đồng lương ít ỏi nhưng ông đã dành dụm từng hào để mua sách và đĩa hát. Có những giai đoạn hết tiền ông phải lén bán sách quý, nhưng đĩa hát vẫn là ưu tiên hàng đầu, kể cả lúc ấy vẫn không tiếc tiền ôm đĩa hát về nhà. Vốn đĩa của ông ngày càng lớn dần, chưa đấy 10 năm sau ( khoảng năm 1965 ) ông đã có một thư viện đĩa tới gần 1000 đĩa nhựa đủ loại từ 78 tour đến 45 và 33 tour mà hầu hết là đĩa nhạc cổ điển của các nhà xuất bản Supraphon ( Tiệp Khắc cũ ), Melodi ( Liên Xô cũ ), Armig, Eterna ( Đức), Qualintone...vv...? Thư viện âm nhạc? này đã trở thành chỗ tụ tập của một vài cậu học trò trường nhạc ?okhát? nhạc cổ điển, mà giờ đây hồi tưởng lại tiếng nhạc vang lên trong khoảng lặng giữa các lần máy bay Mỹ oanh tạc Hà Nội ở ngôi nhà phố Hàng Gai ấy vẫn còn cảm động.
    Nhưng ông Diệp không phải là một người có thú sưu tầm đĩa nhạc, một tay chơi hay là một kẻ sành điệu. Ông mua để thoả mãn cái khát vọng được nghe và giữ nó không bán cũng chỉ vì muốn nghe đi nghe lại. Nghe Mozart từ rất sớm nhưng bây giờ ông cho rằng mình đã phát hiện ra một Mozart khác. Còn Beethoven thì ông thuộc lòng các chữ đề ở hầu hết các concerto, sonata và symphony. Chính âm nhạc của Beethoven, vẻ khoẻ khoắn, âm hưởng cách mạng trong con người vĩ đại của nước Đức ấy đã giúp ông vượt qua những phút khó khăn nhất của đời mình. chỉ một tác phẩm của Beethoven mà khi mới nghe, ông cảm thấy ?ovô duyên? là sỵmhony số 3. Khi mua đĩa về ông không cảm nhận được, nghe vài lượt vẫn thấy thế và tự hỏi : Chả lẽ thế giới lại sai lầm khi tôn vinh tác phẩm này ? Ông hạ quyết tâm ngày nào cũng nghe và sau một tháng thì cảm được nó và say mê nó. Tới mức 30 năm sau, cô con gái ông ở Thuỵ sỹ (được ông dạy tiếng Anh từ nhỏ và thi được học bổng nước ngoài ) khi mời bố sang chơi đã cho hưởng giây phút hạnh phúc đặc biệt : Để symphony số 3 vang lên khi bố bước chân qua ngưỡng cửa vào nhà mình.
    Để bổ túc cho việc nghe còn cảm tính, ông Diệp đã tìm đọc và mua về nhiều cuốn sách quý ( viết bằng Pháp ngữ và Anh ngữ ) có liên quan. Trên giá sách, ông có trọn bộ tác phẩm của Romain Rollant viết về Beethoven. Và với ông Diệp, không phải là nghe mà là sống, một đời sống tự nhiên. Ông tìm thấy ở đấy cái thế giới tinh thần siêu việt, khả năng chứa đựng những xúc cảm sâu sắc mà trong đời sống khốn khó không thiếu phần tẻ nhạt ông không biết gửi vào đâu.
    Gần 1000 đĩa nhạc (đĩa nhựa ), khoảng 700 đĩa CD và hàng ngàn băng cassette, 3 đời máy hát từ quay tay đến chạy điện, 11 máy cassette và radio-cassette, 3 đầu CD và một dàn âm thanh Denon đời mới. Tất cả vẫn còn gần như nghuyên vẹn trong căn gác 63 Hàng Gai của ông mà nếu ?otò mò?, bạn có thể ghé qua thăm.
    Thơ tiếng Pháp do blanchechate tuyển chọn và dịch
    http://www.ttvnonline.net/thica/334961.ttvn
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Mèo ngoan ơi, pót cái ảnh Ailen Pritchin cho nó sinh động. xem có ai ra đường mà nhận ra niềm tự hào người Gốc việt chứ.
    Cây guitar Johnny Hiland
    Khởi động cuộc thi guitar thế giới đầu tiên
    Các cây guitar thuộc mọi thể loại từ nhạc cổ điển, jazz, country, rock đến blues, flamenco lần đầu tiên sẽ cùng nhau tham gia cuộc thi guitar tầm cỡ quốc tế kéo dài 1 tuần vào tháng 6 tới. Trong cuộc thi này, các nhà sản xuất guitar cũng sẽ có mặt để so tài.
    Sẽ có rất nhiều các hoạt động phong phú được ban tổ chức giới thiệu trong cuộc thi hấp dẫn này như: hòa nhạc, thi độc tấu guitar, các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề và triển lãm... để người hâm mộ thể hiện tình cảm của mình với cây guitar. Có khoảng 50 nhạc sĩ sẽ tham gia hoạt động này. Đáng chú nhất là Les Paul, người đi tiên phong trong lĩnh vực guitar điện, nghệ sĩ guitar cổ điển Sharon Isbin, chuyên gia trong lĩnh vực nhạc jazz, Pat Martino. Ông sẽ tổ chức các cuộc hội thảo cho sinh viên với những thông tin thú vị.
    Nhà soạn nhạc Jim Hall và Ronaldo Miranda cũng đã nhận lời tham gia sự kiện quan trọng này. Emilia Segovia, người vợ yêu quý của nghệ sĩ guitar quá cố Andres Segovia được bầu làm Chủ tịch danh dự của Cuộc thi guitar quốc tế đầu tiên. Các nhà tổ chức tin tưởng rằng đây sẽ là sợi dây liên kết đặc biệt giữa các nghệ sĩ và khán giả. Sharon Isbin, một trong những nhà tổ chức Liên hoan guitar năm 1985 tại Carnegie Hall, cho rằng: "Một trong những điều tuyệt nhất của cuộc thi này là mang những người hoàn toàn khác biệt đến với nhau".
    Cuộc thi guitar quốc tế đầu tiên sẽ diễn ra từ 2-9/6 tại ĐH Tổng hợp Towson và Baltimore. Hai buổi hòa nhạc sẽ được tổ chức tại Meyerhoff Symphony Hall (Baltimore). Dự kiến sẽ có khoảng 20,000 người tham gia sự kiện ngốn đến 1 triệu USD này.
    Theo AP
  9. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    dạ ,kính thưa quí vị ,đây là ảnh của pritchin !!!!!!!!!
    anh đã giành giải với bản concerto dành cho violin và dàn nhạc số 1 cung Rê truởng của NIccolo Paganini !
  10. hacmieu

    hacmieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Ngày 11/4/2004 tại Cung Văn Hoá Hữu Nghị Việt Xô

    Có chương trình: Giai điệu Guitar với Sinh Viên!
    Đảm nhiệm: Nghệ sĩ Lê Hùng Phong
    Phần I: NS Hùng Phong Solo
    01. Prelude No.1 - Hector Villa Lobos
    02. Recuerdos de la Alhambra - Francisco Tarrega
    03. Asturias - Izzac Albeniz
    04. Menuetto L''Arlesienne No.2 - G.Bizet
    Phần II: Bà Watanabe Solo
    05. Bèo dạt mây trôi - Đặng Ngọc Long
    06. Andaluza - E.Granados
    07. Serenata Espanola - Malats
    Phần III: Bà Watanabe và chị Tuyết Trinh
    08. Judische Lieder Suites
    -Schir le'' lo milim
    -Dem milners trern
    -Papirossen
    09. Oriental - E.Granados
    Phần IV: NS Hùng Phong
    10. Bài ca hi vọng - Văn Ký - Hùng Phong dựa theo chuyển soạn của nghệ sĩ guitar lão thành Hải Thoại
    11. Làng tôi - Văn Cao - Hùng Phong
    12. Carmen - G.Bizet - Hùng Phong
    Giá vé 20.000 VNĐ riêng với học sinh, sinh viên giá ưu đãi 15.000 VNĐ
    Liên hệ với ban tổ chức chương trình thông qua số sau:
    0904059698 hỏi chị Phương.

Chia sẻ trang này