1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News Truoctrandau: Vĩnh biệt nhà vô địch Merdeka 1966 Nguyễn Văn Mộng: Cha đẻ lò tư nhân đầu tiên

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi tiensinh95, 18/02/2022.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tiensinh95

    tiensinh95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/08/2018
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    1
    Xem thêm: https://truoctrandau.com/quoc-te
    Tin ông Nguyễn Văn Mộng, cựu trung vệ khét tiếng của bóng đá miền Nam, người từng giành danh hiệu vô địch Merdeka năm 1966 đã ra đi mãi mãi vào tối ngày 14.2.2022 ở tuổi 76 để lại nhiều niềm tiếc thương cho giới bóng đá và những người hâm mộ. Càng trân quý hơn khi ông được xem là cha đẻ của lò đào tạo tư nhân đầu tiên của cả nước vào năm 1997.

    So với cố danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang, có thể ông Nguyễn Văn Mộng không xuất sắc bằng vì dù sao ông cũng là đàn em (sinh năm 1946) và ít danh hiệu hơn. Nhưng trước 1975, ông Mộng chính là một trung vệ vô cùng nổi bật. Khi mà Tam Lang rút lui khỏi đội tuyển miền Nam thì nói đến những thủ lĩnh chỉ huy ở hàng phòng ngự thì ông Mộng cùng với Bùi Thái Huệ, Phạm Văn Lắm là những bức tường vững chắc, luôn mang lại hiệu quả trong phòng ngự. Đặc biệt ông Mộng từng được xem là cái đầu vàng của bóng đá Việt Nam khi đối đầu với các đội bóng châu Âu, nhất là với tuyển Olympic Nhật Bản tại vòng loại Olympic năm 1968.

    Chính ông khi mới 19 tuổi đã vinh dự khoác áo đội tuyển vào năm 1965 đá với CLB Odense, vô địch Đan Mạch, khởi đầu với vai tiền đạo. Nhưng nhờ nhảy tranh chấp giỏi, nhất là những pha băng cắt bằng đầu rất nhanh, rất quyết đoán của ông Mộng đã giúp HLV Weigang khi đó nhìn thấy ở ông một tầm bao quát cũng như cách chơi không chiến hiện đại. Thế là nhà cầm quân đội tuyển đã kéo Mộng về đá trung vệ bên cạnh Tam Lang. Sức bật mạnh mẽ cùng với khả năng nhảy tranh chấp khôn ngoan cũng như phán đoán chọn điểm rơi hợp lý đã đưa tên tuổi của ông bay cao vào những năm 1966-1974. Chiến công ấn tượng nhất của ông Mộng chính là lần ông thắng được những trong những cú nhảy đánh đầu với tiền đạo to cao người Nhật Bản Kawamoto – cao 1m92 – ở vòng loại Thế vận hội năm 1968 tại Tokyo, khiến cho các cầu thủ Nhật Bản kiêng dè và giới hâm mộ bóng đá xứ sở Phù Tang lúc đó phải thốt lên làm thế nào mà một cầu thủ nhỏ người lại có thể khóa được một tiền đạo cao to như thế. Chỉ có một bí quyết duy nhất mà ông Mộng nhắc lại ngoài sức bật mạnh mẽ, đó là sự tự tin, không ngại lăn xả trước đối thủ, đặc biệt phải chọn vị trí khôn ngoan. Báo chí Nhật Bản thời đó gọi ông là “cái đầu vàng”.

Chia sẻ trang này