1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Hội LHPN với công tác giáo dục, cảm hóa thanh thiếu niên phạm pháp
    Thực hiện Nghị quyết Liên tịch 01/NQLT giữa Công an tỉnh và Hội LHPN tỉnh về việc ?o Quản lý con em trong gia đình không mắc tệ nạn xã hội", đến nay đã có 7/9 huyện, thị và 82/136 xã phường trên địa bàn tỉnh ta thực hiện ký cam kết với sự tham gia của 32.351 gia đình. Ngoài ra, Hội phụ nữ các cấp phối hợp với Công an và các đoàn thể nhận đỡ đầu, giáo dục, cảm hóa 48 thiếu niên hư hỏng, phạm pháp tại địa phương trong đó có 7 cháu đã tiến bộ. Việc làm này của các cấp Hội phụ nữ có ý nghĩa thiết thực trong việc kịp thời ngăn chặn các đối tượng thanh thiếu niên không lún sâu vào con đường phạm tội, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
  2. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    195 triệu đồng ủng hộ "Ngày vì người nghèo" và Điện Biên Phủ
    Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân hướng về Điện Biên Phủ" và tháng cao điểm "Ngày vì người nghèo", từ ngày 17/10 đến nay cán bộ và nhân dân tỉnh ta đã quyên góp được 195 triệu đồng để ủng hộ các hộ nghèo và bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu.
    Ngay ngày đầu tiên tổ chức lễ phát động đã có 81 cơ quan,đơn vị, cá nhân trực tiếp ủng hộ 119.066.000 đồng. Một số doanh nghiệp như Công ty cao su, Công ty cấp thoát nước, Bưu điện tỉnh, Công ty Thương mại Quảng Trị... đã ủng hộ từ 5 triệu đến 31.187.000 đồng. Tiếp tục tham gia cuộc vận động, đến nay đã có thêm 30 cơ quan, đơn vị, cá nhân quyên góp thêm 75.183.000 đồng ủng hộ ngày vì người nghèo và chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
    Hiện nay, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đang tích cực phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh 2 cuộc vận động trên và có kế hoạch phân bổ nguồn quỹ này một cách hợp lý để giúp đỡ các đối tượng nghèo và bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu có hiệu quả.
    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện-Nhận định
    Đầu tư ra nước ngoài ở Lào - Một hướng mở nhiều triển vọng của doanh nghiệp Quảng Trị
    Gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở Lào của các doanh nghiệp Quảng Trị đã có những khởi động khá tích cực, nhằm đón bắt sự phát triển của quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt Việt-Lào đang được nâng lên tầm cao mới, chiều sâu mới, đón bắt những chuyển động rộn ràng trên hành lang kinh tế Đông-Tây. Đấy là một hoạt động nhạy bén và đúng hướng, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đầu tư ra nước ngoài là một hoạt động có vị trí quan trọng nhằm góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, vì vậy, hoạt động này được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích và hỗ trợ. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 được Đại hội IX của Đảng thông qua đã nêu rõ việc khuyến khích ?odoanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và có chính sách hỗ trợ công dân Việt Nam kinh doanh hợp pháp ở nước ngoài?. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 được Đại hội IX của Đảng thông qua đã nêu rõ: ?oCần tăng cường đầu tư ra nước ngoài?, ?oTạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài để phát huy lợi thế so sánh của đất nước?, ?oKhuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài?. Như vậy, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, từ định hướng đến cơ chế pháp lý, chính sách ưu đãi đã được Đại hội IX của Đảng chỉ rõ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chỉ có việc nắm lấy thời cơ và bắt tay vào việc.
    Với Quảng Trị, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở Lào đã manh nha, hình thành khá sớm và nhạy cảm ở các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh gỗ Lào. Cuối năm 2001, Công ty sản xuất và XNK lâm đặc sản Quảng Trị đã liên doanh với Lào đầu tư xưởng cưa xẻ gỗ tại Sê pôn, Savanakhet. Khi phía Lào không xuất khẩu gỗ tròn nữa, việc liên doanh với các đơn vị của Lào để cưa xẻ gỗ, làm các sản phẩm từ gỗ có lẽ là một hướng làm ăn ổn định, không phải chịu ảnh hưởng ngay cả khi cơ chế xuất khẩu gỗ của Lào thay đổi chẳng hạn. Nhưng chuyện làm ăn ở Lào không chỉ là...vài ba xưởng gỗ. Điều đáng nói là gần đây, một số doanh nghiệp Quảng Trị đã bắt tay chuẩn bị cho những dự án đầu tư ?odài hơi? vào đất Lào. Công ty thương mại Quảng Trị đang đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hoá với một phần vùng nguyên liệu sắn được trồng ở Lào, ngoài vùng nguyên liệu ở Hướng Hóa ra. Sau khi trồng thí điểm cây sắn trên đất Lào năm 2002 có hiệu quả (năng suất giống sắn KM 94 ở Lào đạt 70 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 28-30%), trong năm 2003, Công ty thương mại Quảng Trị đã triển khai trồng sắn ở hai huyện Sê pôn, Mường Noòng, tỉnh Savanakhet được 85 ha, với mức đầu tư 2 triệu kíp/ha, tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu đồng. Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hoá có tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, công suất 60 tấn thành phẩm/ngày sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 1-2004. Dự kiến sang năm 2004, Công ty thương mại Quảng Trị sẽ mở rộng thêm diện tích trồng sắn ở Lào lên 2000 ha và sẽ đầu tư vào Khu Thương mại Đen Savẳn một nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất gấp đôi nhà máy sắn ở Hướng Hóa. Lợi thế của việc đặt vùng nguyên liệu sắn và nhà máy sắn ở đất Lào là vùng nguyên liệu tập trung, Lào có khí hậu nóng, rất thích hợp cho cây sắn phát triển, tích luỹ hàm lượng tinh bột cao, nhà máy sắn được hưởng cơ chế ưu đãi của Khu Thương mại Đen Savẳn và ngoài ra, còn có thể được hưởng nguồn vốn viện trợ của Việt Nam giành cho Lào. Công ty thương mại miền núi Quảng Trị đã xây dựng Xí nghiệp may xuất khẩu Lao Bảo với tổng mức đầu tư 11,28 tỷ đồng, với 8 chuyền may 45 máy/chuyền. Xí nghiệp chỉ mới hoạt động bước đầu nhưng mới đây đã trực tiếp ký kết xuất khẩu vào EU 3 container áo thun và sơ mi với tổng trị giá gần 700.000 USD. Công ty đang chuẩn bị xúc tiến đầu tư vào Khu thương mại Đen Savẳn một xí nghiệp may xuất khẩu với quy mô tương tự như Xí nghiệp may xuất khẩu Lao Bảo. Vừa qua, Tổng Công ty dệt may Việt Nam đã có văn bản đồng ý tiếp nhận Xí nghiệp may xuất khẩu Lao Bảo về trực thuộc Tổng. Hiện Tổng Công ty dệt may Việt Nam chưa khai thác thị trường Lào, với việc tiếp nhận này được thực hiện, Tổng sẽ đứng chân trên đất Lào để có được những lợi thế kinh doanh như trên đã phân tích. Mặt khác, đây là một hướng đi đúng với yêu cầu, định hướng đề ra của Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 của Đại hội IX của Đảng đã nêu: ?oNgành dệt may và da giầy chú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và nước ngoài?.
    Một thuận lợi hết sức đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài ở Lào của doanh nghiệp Quảng Trị về chế biến sắn, may mặc thuộc trong nhóm dự án được Chính phủ quan tâm khuyến khích, ưu đãi. Văn bản số 1077/CP-QHQT ngày 12-8-2003 của Chính phủ do Phó Thủ tướng *************** ký về việc triển khai các thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã nêu các ý kiến chỉ đạo cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, về vấn đề đầu tư vốn ưu đãi, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và đầu tư: ?oChủ trì trao đổi với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển và các cơ quan có liên quan theo chức năng, quyền hạn để ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn về vay ưu đãi, điều kiện vay và lãi suất ưu đãi cụ thể cho từng loại dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở Lào (chú ý việc khuyến khích các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu nông sản, lâm sản và thổ sản ở mỗi nước)?. Về vấn đề đầu tư kinh doanh may mặc ở Lào, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thương mại: ?oPhối hợp với Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Trị và các Bộ, ngành liên quan trao đổi thống nhất với phía bạn về việc đầu tư và đưa lao động Việt Nam từ Khu Thương mại Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) qua lại làm việc tại Khu Thương mại Đen Savẳn (tỉnh Savanakhet) để sử dụng những hạn ngạch ưu đãi về may mặc của Lào xuất sang nước thứ ba?. Được biết, gần đây, phía Lào đã thống nhất với Việt Nam về việc cho phép sử dụng không dưới 70% lao động Việt Nam qua làm việc tại các dự án của Việt Nam đầu tư vào Khu Thương mại Đen Savẳn.
    Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài ở Lào đã được hai nước khai thông, mở rộng với những định hướng, cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn như trên đã phân tích rõ ràng là một hướng đi nhiều lợi thế và triển vọng. Việc thực hiện hướng đi này của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam, trong đó có Quảng Trị sẽ tạo nên hiệu quả tổng hợp: đón đầu sự phát triển kinh tế, giao thương trên hành lang kinh tế Đông-Tây, khai thác tốt lợi thế so sánh địa-kinh tế của Việt Nam và Lào nơi đầu cầu liên Á, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt Việt-Lào, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế vùng biên giới của đất nước. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Quảng Trị vốn có nhiều gắn bó, nhanh nhạy với thị trường Lào hẳn sẽ không chậm chân, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư ở Lào.
    NGUYỄN HOÀN
    Nguồn: www.quangtri.gov.vn

    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 12:22 ngày 15/11/2003
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Đánh giá tình hình thực hiện dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn ​
    Sáng 11/11/2003, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ban quản lý dự án ngành cơ sở hạ tầng Trung ương đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn tại tỉnh ta. Đồng chí Lê Hữu Phúc, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.
    Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn được thực hiện tại tỉnh ta từ năm 1998 do nguồn vốn của Ngân hàng phát triển châu Á đầu tư. Sau gần 6 năm thực hiện, dự án đã được đầu tư 6,1 triệu USD, trong đó vốn vay của ADB 70%, vốn AFD 10%, vốn đối ứng của tỉnh và nhân dân đóng góp 20%. Dự án chủ yếu đầu tư vào các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi có quy mô tưới từ 200-1500 ha, công trình cấp nước sạch có quy mô phục vụ từ 1000-5000 dân và các công trình phúc lợi công cộng khác. Có 8 tiểu dự án đầu tư trong 3 giai đoạn được bố trí khá hợp lý giữa các vùng miền nên đã đưa lại nhiều hiệu ích. Nhờ nguồn vốn đầu tư kịp thời nên hầu hết các công trình của dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn đều có tiến độ thi công nhanh, các công trình sớm phát huy tác dụng, đã cung cấp nước tưới thêm 3300 ha mỗi năm, tiêu úng cho 123 ha, nâng cấp 107 km đường giao thông, cấp nước sạch cho 2 xã thuộc huyện Đakrông, góp phần nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân và thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.
    Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Hữu Phúc, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự đầu tư của Ngân hàng phát triển châu Á, sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ban quản lý dự án ngành cơ sở hạ tầng Trung ương đã tạo điều kiện cho tỉnh ta triển khai dự án có hiệu quả. Các tiểu dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn đã đầu tư đúng hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy nền KT-XH của tỉnh tăng trưởng. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ bố trí tốt nguồn vốn đối ứng để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng các công trình thuộc dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn
    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    UBMTTTVN tỉnh: Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc
    thống nhất Việt Nam

    Nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập MTDTTN Việt Nam( 18/11/1930-2003), ngày 17/11 UBMTTQVN tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm và trao huy chương " Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc" cho một số cán bộ của Đảng và Mặt trận đã có thành tích trong công tác Mặt trận thời gian qua. Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Viết Nên, phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Trần Thao, phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Chính, phó Chủ tịch UBND tỉnh.
    Diễn văn ôn lại chặng đường 73 năm thành lập và phát triển của MTDTTN tỉnh Quảng Trị do đồng chí Lương Trung Thông, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đọc tại buổi lễ kỷ niệm nêu rõ: Cùng với truyền thống 73 năm vẻ vang của MTDTTN, ở tỉnh ta MTDTTN (ngày nay là MTTQVN) ngày càng mở rộng và củng cố. MTTQVN tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, đẩy mạnh các cuộc vận động cùng với các phong trào thi đua yêu nước trong cộng đồng dân cư, tạo nên một khí thế cách mạng mạnh mẽ và rộng khắp trong toàn tỉnh, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ đề ra trong từng giai đoạn cách mạng. Ngày nay, thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, công tác vận động quần chúng từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đổi mới. Phát huy truyền thống vẻ vang của 73 năm qua, trong thời gian tới UBMTTQVN tỉnh tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tập trung chỉ đạo và tổ chức Đại hội nhiệm kỳ MTTQ các cấp; tổ chức tốt ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc"; vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng quỹ " Ngày vì người nghèo" và hưởng ứng cuộc vận động " Toàn dân hướng về Điện Biên Phủ"; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".....
    Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã ghi nhận và đánh giá cao những kết qủa đạt được trong chặng đường 73 năm thành lập và phát triển của MTTQVN tỉnh. Đồng chí Phó Bí thư cũng nhất trí cao với những phương hướng nhiệm vụ mà UBMTTQVN tỉnh đề ra trong thời gian tới đồng thời lưu ý một số vấn đề sau: UBMTTQ các cấp nên thông qua các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư để tập hợp quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phấn đấu thực hiện Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra; phát động phóng trào thi đua lập thành tích hướng về đại hội MTTQVN và chuẩn bị tốt các điều kiện để chuẩn bị cho hội thi trưởng ban Mặt trận giỏi của tỉnh năm 2004; tổ chức học tập luật bầu cử HĐND và UBND sửa đổi, chuẩn bị hiệp thương lựa chọn, giới thiệu đại biểu ứng cử để bầu vào HĐND các cấp được tiến hành vào năm 2004. (Lược ghi bài Phát biểu của đồng chí Nguyễn Viết Nên- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đăng trong số báo này)
    Nhân dịp này, Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã tổ chức lễ trao huy chương " Vì sự nghiệp đại đòan kết dân tộc" của UBMTTQVN cho 35 cán bộ mặt trận đã có thành tích xuất sắc trong công tác Mặt trận thời gian qua.
    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    TOẠ ĐÀM KỶ NIỆM 58 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THANH TRA VIỆT NAM 23/11 (1945-2003)​

    Ngày 21/11/2003, Thanh tra tỉnh đã tổ chức buổi toạ đàm kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam 23/11 (1945-2003). Đến dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo Thanh tra tỉnh, các sơ,í ban ngành và huyện, thị xã nghỉ hưu trên địa bàn.
    Phát biểu tại buổi toạ đàm, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh đã ôn lại chặng đường hình thành, phát triển của ngành Thanh tra Việt Nam. Đồng chí nêu rõ: Thanh tra là công cụ thiết yếu của công tác quản lý Nhà nước, là phương thức bảo đảm nền dân chủ và pháp chế XHCN. Hoạt động của Thanh tra có tác dụng tham mưu tích cực cho chính quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, từng bước đấu tranh phòng ngừa những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước, giữ vững tình hình chính trị ổn định, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Ở tỉnh ta, Thanh tra đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết cơ bản các vụ khiếu nại, tố cáo, bức xúc của công dân, không để xảy ra vụ việc phát sinh phức tạp trở thành điểm nóng và khiếu nại vượt cấp. Công tác thanh tra kinh tế-xã hội có trọng tâm, trọng điểm, đã phát hiện được nhiều biểu hiện sai phạm để ngăn chặn kịp thời. Chỉ tính trong năm 2002 và 2003, Thanh tra tỉnh và các cấp đã phát hiện sai phạm trên 17.250 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 4.180 triệu đồng, đã thu hồi 2.393 triệu đồng nộp vào ngân sách Nhà nước. Qua thanh tra đã kiến nghị các ban, ngành xử lý hàng chục cán bộ có sai phạm với các hình thức kỷ luật phù hợp...
    Tại buổi toạ đàm, các cán bộ thanh tra nghỉ hưu và đương nhiệm đã phát biểu ý kiến ôn lại truyền thống của ngành Thanh tra qua các thời kỳ và quá trình tham gia hoạt động thanh tra ở đơn vị, cơ quan mình. Các ý kiến đều cho rằng: Để xây dựng ngành Thanh tra tỉnh nhà đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, cán bộ Thanh tra phải xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi để đấu tranh chống lại các tiêu cực trong xã hội, xứng đáng với lời căn dặn của Bác Hồ ?oCán bộ Thanh tra như cái gương cho mọi người soi mặt, gương mờ thì không được soi?.
    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
  7. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ta tiếp xúc cử tri huyện Triệu Phong,
    Hải Lăng và thị xã Đông Hà​
    Trong các ngày 01 và 02/12/2003, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ta đã tổ chức tiếp xúc với cử tri xã Triệu Hoà (Triệu Phong), xã Hải Quế (Hải Lăng) và thị xã Đông Hà. Tham dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Vũ Trọng Kim, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Khánh Toàn, UVTƯ Đảng, Trung tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Nguyễn Thị Thuỳ Mỵ, UVTV Tỉnh uỷ, phó Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh...
    Tại các điểm tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã báo cáo với cử tri nội dung, diễn biến của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI. Kỳ họp lần này Quốc hội tập trung xem xét tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003; quyết định phương hướng nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2004. Quốc hội cũng thảo luận và thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2003 và 9 dự án luật, bộ luật, cho ý kiến về 5 dự án luật, bộ luật khác. Đồng thời trong kỳ họp lần thứ 4 này Quốc hội cũng đã xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, xem xét quyết định một số vấn đề khác. Các đồng chí Vũ Trọng Kim, Nguyễn Khánh Toàn cũng đã phân tích, làm rõ những thành tựu và hạn chế về các mặt KT-XH trong năm 2004, giới thiệu khái quát các luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp lần này.
    Thay mặt Đoàn ĐBQH, các đồng chí Vũ Trọng Kim, Nguyễn Khánh Toàn đã thay mặt Đoàn đại biểu QH tỉnh tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của cử tri, đồng thời chuyển những vấn đề mà cử tri quan tâm đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
    Chào mừng các bạn đến với Quảng Trị
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Đoàn HANDICAP INTERNATIONAL (Pháp) làm việc tại tỉnh ta ​
    Ngày 9/12/2003, ngài David Boisson và ngài Bernard Protte đại diện tổ chức HANDICAP INTERNATIONAL (Pháp) và ông Đỗ Văn Ba- Giám đốc hỗ trợ đào tạo người khuyết tật- Hội Khuyết tật Việt Nam đã có buổi làm việc với Hội Khuyến học tỉnh. Cùng dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở GD-ĐT, Sở Ngoại vụ, Sở LĐTB và XH, UBDS-GĐ và TE và Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
    Thay mặt Hội khuyến học tỉnh, ông Trương Sĩ Tiến- Chủ tịch Hội đã báo cáo các vấn đề về tình hình bom mìn, người khuyết tật và tình trạng HIV/AIDS. Quảng Trị là vùng phải gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề, toàn tỉnh hiện có 6.813 nạn nhân bom mìn. Những năm qua, chính quyền, quân đội, nhân dân và một số tổ chức quốc tế đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết hậu quả, có 261.000 ha đất đã được rà phá bom mìn thực hiện tái định cư cho hàng trăm hộ dân và chăm sóc các nạn nhân. Về người khuyết tật có 34.292 người, trong đó 24.957 người bị khuyết tật do nguyên nhân bom mìn. Tình trạng HIV/AIDS, ca phát hiện đầu tiên vào năm 1994, đến nay đã phát hiện 731 người bị nhiễm, trong đó 50 người chuyển sang AIDS và 10 người chết.
    Tại buổi làm việc, ngài David Boisson và ngài Bernard Protte đã giới thiệu sơ bộ về hoạt động của tổ chức HANDICAP INTERNATIONAL (Pháp) tại Việt Nam và những quan tâm mới tại Quảng Trị. Đồng thời đặt ra một số câu hỏi liên quan đến các nội dung đoàn quan tâm.
    Trong thời gian lưu lại tại Quảng Trị từ ngày 9-11/12/2003 đoàn HANDICAP INTERNATIONAL (Pháp) có chương trình khảo sát thực tế tại xã Cam Tuyền, các xã dọc đường 9, thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, trường trẻ em khuyết tật tỉnh, làm việc với lãnh đạo các huyện Cam Lộ, Hướng Hoá, tổ chức NGO và lãnh đạo tỉnh, ký văn bản ghi nhớ về các vấn đề nêu trên.
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 07:49 ngày 19/02/2004
  9. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Tổng kết công tác quốc phòng- an ninh năm 2003 và triển khai
    nhiệm vụ năm 2004​
    Ngày 17/12/2003 UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng- an ninh (QP-AN) năm 2003, triển khai nhiệm vụ năm 2004. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo BCH Quân sự, Công an, Biên phòng tỉnh; Bí thư, Chủ tịch các huyện, thị; đại diện sư đoàn 968, Đoàn kinh tế quốc phòng 337, Tổng kho 764; đại diện Quân khu IV... Đồng chí Lê Hữu Phúc, Q. Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
    Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo tổng kết công tác QP-AN năm 2003 và chương trình công tác năm 2004 nêu rõ: Năm 2003 tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn để chống phá cách mạng nước ta. Ở tỉnh ta dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự tham mưu có hiệu quả của các lực lượng vũ trang nên tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Trên tuyến biên giới, biển đảo đáng chú ý là tình trạng xuất nhập khẩu (XNK) trái phép tiếp tục diễn ra, các ngành chức năng đã phát hiện, bắt giữ 99 vụ, 149 đối tượng, chủ yếu là vượt biên để khai thác lâm thổ sản, làm thuê, buôn bán. Đã phát hiện, xử lý hành chính 491 trường hợp vi phạm thể lệ XNC. Trên tuyến biển, nhiều tàu đánh cá của nước ngoài vi phạm lãnh hải, đánh bắt hải sản trái phép. Về trật tự an toàn xã hội, số vụ phạm pháp hình sự có tính chất nghiêm trọng tăng, hoạt động tội phạm còn phức tạp. Án trộm cắp tài sản công dân tăng nhưng tỷ lệ điều tra phá án thấp. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại không giảm, các ngành chức năng đã phát hiện, xử lý 2.232 vụ, thu giữ hàng hoá trị giá 12,766 tỷ đồng. Trong năm các ngành chức năng đã làm tốt công tác nắm tình hình cơ sở, tình hình ngoại biên, nội biên. Các lực lượng vũ trang toàn tỉnh đã duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu A1, A2, trực phòng không, tuần tra, canh gác, tăng cường sĩ quan thường trực cho các xã biên giới. Việc xây dựng khu vực phòng thủ được chú trọng, đặc biệt là thực hiện quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển KT-XH gắn với QP-AN. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ đạt kết quả tốt, thực hiện nhiệm vụ tuyển quân, giao quân đảm bảo chất lượng cao hơn năm 2002. Công tác phổ biến pháp luật được duy trì thường xuyên.
    Trên cơ sở những kết quả đạt được, báo cáo của UBND tỉnh cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ QP-AN năm 2004 là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và quán triệt sâu rộng trong cán bộ, nhân dân nhiệm vụ QP-AN của đất nước, địa phương và những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong giai đoạn mới. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, BCH Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng trong công tác nắm tình hình địa bàn, nội, ngoại biên, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, ngăn chặn và làm thất bại các âm mưu của kẻ thù. Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục làm tốt công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự đạt chỉ tiêu được giao; đẩy mạnh xây dựng cơ sở, cụm an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu theo Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 9/1/2003 của Thường vụ Tỉnh uỷ...
    Hội nghị cũng đã nghe 9 báo cáo tham luận của các ngành, đơn vị, địa phương nêu lên những thành tích, kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ QP-AN, đồng thời kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc để việc thực hiện công tác QP-AN trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
    Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã phân tích những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, tình hình trong nước, ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và địa phương. Trước những diễn biến của tình hình đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác, tạo được sự ổn định về chính trị- xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển. Về nhiệm vụ quốc phòng- an ninh năm 2004, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục QP-AN và phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần Chỉ thị 32 của Ban Bí thư nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chủ động phòng ngừa, làm thất bại các âm mưu của kẻ thù. Tăng cường tiềm lực và đảm bảo tốt các điều kiện cho nhiệm vụ củng cố QP-AN, xây dựng và củng cố khu vực phòng thủ vững chắc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn trật tự, đẩy mạnh chương trình quốc gia phòng chống các loại tội phạm. Đẩy mạnh công tác phối hợp điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, nhất là các vụ án trọng điểm, phức tạp, đảm bảo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội. Đổi mới công tác huấn luyện cho các đối tượng, phù hợp với địa bàn, phương án tác chiến và yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới...
    Trong dịp này UBND tỉnh cũng đã trao cờ, bằng khen cho các đơn vị, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác QP-AN năm 2003.
    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Sống cô đơn cho gái nó thèm
  10. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    BCĐ sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp: Đánh giá kết quả hoạt động và đề ra những nhiệm vụ giải pháp về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong năm 2004​
    Sáng 17/12/2003, Ban chỉ đạo sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong năm và đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp hoạt động năm 2004. Đồng chí Lê Hữu Thăng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
    Theo phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN tỉnh giai đoạn 2002-2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 10/4/2003, số lượng doanh nghiệp nhà nước nằm trong lộ trình sắp xếp, đổi mới trên toàn tỉnh là 39 doanh nghiệp. Theo đó trong năm 2003 tỉnh ta đề ra kế hoạch sắp xếp, đổi mới 12 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 8 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu 1 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp. Tiến độ thực hiện đến tháng 12/2003 đã cổ phần hoá 7 doanh nghiệp, trong đó đã có quyết định của UBND tỉnh chuyển thành công ty cổ phần 2 doanh nghiệp; thẩm định xong thủ tục, trình UBND tỉnh quyết định chuyển thành công ty cổ phần 3 doanh nghiệp; đã có quyết định của UBND tỉnh xác định giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá và hiện nay doanh nghiệp đang lập phương án cổ phần và dự kiến hoàn thành trong tháng12/2003 là 2 doanh nghiệp; có quyết định giải thể 1 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp. Tuy nhiên theo kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thì năm 2003 vẫn còn tồn đọng 3 doanh nghiệp chưa hoàn thành đó là việc cổ phần hoá Công ty Thương mại Thạch Hãn hiện đang vướng mắc một số công nợ chưa xử lý được, Công ty cơ khí nông nghiệp và phát triển nông thôn mới tiến hành làm các thủ tục còn Công ty Điện ảnh băng hình đã lập xong phương án chờ chuyển đổi.
    Về kế hoạch năm 2004 sẽ tiến hành sắp xếp đổi mới 12 DNNN, trong đó hợp nhất để trở thành Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị 100% vốn nhà nước 3 doanh nghiệp đó là Công ty khai thác Công trình thuỷ lợi Nam Thạch Hãn, Gio Cam Hà và Vĩnh Linh; cổ phần hoá 8 doanh nghiệp và tuyên bố phá sản Công ty XNK thuỷ sản. Ngoài ra còn tiếp tục chỉ đạo sắp xếp đổi mới 3 doanh nghiệp thuộc kế hoạch năm 2003 chuyển sang. Tại cuộc họp các thành viên trong BCĐ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã nêu ra một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Trước hết là những tồn động về thua lỗ, công nợ, việc làm cho công nhân trước và sau khi chuyển đổi của một số doanh nghiệp. Riêng đối với một số doanh nghiệp đã triển khai cổ phần hoá thì nhiệm vụ nộp tiền bán cổ phần đến nay vẫn chưa thực hiện. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có trên 50% vốn của nhà nước thì vai trò của cá nhân đại diện cho quyền lợi, trách nhiệm của nhà nước chưa được phát huy do phía doanh nghiệp chưa tích cực hợp tác.
    Đồng chí Phó Chủ tịch Lê Hữu Thăng đã kết luận một số vấn đề quan trọng nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trên địa bàn trong năm 2004. Trước hết là kiên quyết xử lý đối với một số doanh nghiệp còn chây ì trong việc nộp tiền cổ phần hoá. Trường hợp đại diện dự phần vốn nhà nước cần phải có những điều kiện chế tài cơ bản buộc các doanh nghiệp phải tích cực hợp tác. Nên có sự tham gia và can thiệp mạnh của các tổ chức Đảng, Liên đoàn Lao động...để giải quyết những tồn tại của doanh nghiệp. Riêng đối với một số doanh nghiệp như Công ty cơ khí nông nghiệp và PTNT cần có biện pháp giải quyết nhanh, Công ty XNK thuỷ sản kiến nghị Toà án triển khai nhanh các công việc để sớm ổn định tư tưởng cho công nhân. Việc sáp nhập 3 doanh nghiệp thuộc Sở NN&PTNT phải triển khai ngay trong tháng 1/1/2004. Đối với các doanh nghiệp cổ phần trong năm 2004, BCĐ nên có kế hoạch bố trí và chỉ định cho từng doanh nghiệp theo từng thời gian cụ thể chứ không nên để tự doanh nghiệp lên kế hoạch chuyển đổi sẽ gây áp lực cho BCĐ trong quá trình triển khai kế hoạch./.

Chia sẻ trang này