1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG NGUYỄN HUY HIỆU THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH TA ​
    Đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, UVTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa đến thăm và làm việc với một số đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh. Đại tá Trần Viết Quốc, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng cùng các đồng chí trong Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã đón và làm việc với đoàn.
    Cũng trong dịp này, Đoàn đã đến thăm và làm việc với đơn vị K64, Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn tỉnh. Sau khi nghe chỉ huy đơn vị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trên 4 mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật nói chung cũng như nhiệm vụ quản lý vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật kho nói riêng, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực cố gắng, những thành tích của cán bộ chiến sĩ trong toàn đơn vị, đặc biệt là thành tích đảm bảo tuyệt đối an toàn kho. Đồng chí thượng tướng đã thông báo cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị một số tình hình trong và ngoài nước, đồng thời nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác, không ngừng trau dồi rèn luyện phẩm chất người quân nhân, nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt công tác dân vận, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
    Trong chuyến thăm và làm việc lần này, Đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc đang an nghỉ tại Nghĩa trang quốc gia đường 9 và Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã trồng cây lưu niệm tại Nghĩa trang quốc gia đường 9.
  2. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    Gia đình 15 nạn nhân thiệt mạng xin giảm án cho bị cáo

    Phiên toà được mở lưu động tại ''xã Cam Thủy (Cam Lộ).
    TAND Quảng Trị hôm qua đã xét xử vụ tai nạn đâm ôtô vào tàu hoả làm nhiều cựu tù chính trị tử vong cùng 9 người khác trọng thương. Bị cáo trong vụ án là tài xế ôtô Lê La bị truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ.
    Ngày 4/8/2003, Lê La (sinh 1951, trú tại phường Đông Lương, thị xã Đông Hà) ký hợp đồng đưa đoàn cán bộ cựu tù chính trị yêu nước của các xã Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Thanh (huyện Cam Lộ) đi nghỉ mát tại biển Cửa Tùng.
    Đến Km 617+100 thuộc địa phận xã Cam Thanh, do Lê La bất cẩn, thiếu quan sát nên lúc vượt điểm giao cắt đường sắt và đường tỉnh lộ 71, ôtô bị đoàn tàu hỏa mang ký hiệu S1 đâm vào. Tai nạn xảy ra cũng khiến vợ chồng tài xế Lê La bị thương nặng.
    Tại phiên xử hôm qua, bị cáo Lê La nhận hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Đặc biệt, tất cả đại diện người bị hại đều nhất loạt xin tòa xem xét giảm nhẹ án cho bị cáo.
    Sau khi nghị án, toà tuyên phạt Lê La 13 năm tù, bồi thường thêm cho các gia đình nạn nhân 196 triệu đồng. Trước đó Bảo hiểm TP HCM (Bảo Minh) đã chi phí bồi thường 182 triệu đồng cho những bị hại.
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Vụ án lạ và chuyện con bò ở Cam Lộ
    Người dân xã Cam Tuyền (Cam Lộ, Quảng Trị) có tập tục nuôi bò thả hoang trong rừng kiếm thức ăn. Chính từ đây nảy sinh những rắc rối, người nọ nhận đàn bò của người kia là của mình. Khúc mắc giữa hai bên không thể tháo gỡ, họ tới tấp đâm đơn ra tòa nhờ phân xử, bởi đàn bò là tài sản không hề nhỏ.
    TAND huyện Cam Lộ vừa xét xử vụ án hiếm có, gọi là vụ án con bò. Ông Nguyễn Văn Ngãi (thôn Ba Thung, xã Cam Tuyền) có bầy bò thả trong rừng. Ông Trần Thanh (thôn Tân Hiệp, Cam Tuyền) cũng có đàn bò đi rong ở rừng đã nhiều tháng không trở về. Gia đình ông Thanh đi tìm, gặp bầy bò của ông Ngãi và cho rằng trong đó có một con bò của mình. Ông Ngãi không đồng ý. Hòa giải không được, ông Thanh kiện ra tòa. TAND huyện Cam Lộ tuyên con bò đúng là của ông Ngãi. Bước chân ra khởi cửa tòa, ông Ngãi nói: ?oMấy tháng qua, gia đình tôi phải hầu đến ba... vụ án con bò như vậy?.
    Xã Cam Tuyền nằm sát rừng xanh. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề chăn nuôi đại gia súc. Mỗi gia đình ít nhất có chục con bò, nhiều thì cả trăm. Ban đầu, họ chăn nuôi trâu bò theo truyền thống, sáng lùa trâu bò đi ăn ở trên rừng, chiều đón về trong chuồng gỗ. Nhưng đàn trâu bò phát triển quá nhanh, các gia đình ở đây không đưa bò về mỗi ngày mà thả chúng ngủ lại giữa rừng, vài hôm lên thăm một lần. Dần dần rồi quen, những đàn bò này không thèm về với chủ nữa, trở thành bò hoang. Rồi những đàn bò này nhập bầy, sống chung với nhau. Ai mới nhìn vào cũng cho rằng đó là bò của mình sinh sản nên cứ vô tư đón về. Vì thế mới có vụ án con bò.
    Hiện tượng bò đi hoang lần xảy ra cách đây khoảng 3 năm. Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền Hoàng Văn Vinh ước tính, cả xã có 400 bò vào rừng, trong số này có rất nhiều bò cái. Nếu tính theo sinh sản tự nhiên thì đàn bò đi hoang của Cam Tuyền đến nay đã cả nghìn con. Ông Vinh ngao ngán nói: "Nhà tôi cũng có bầy bò 18 con đi hoang, nay vẫn không tìm ra. Thiệt hại kinh tế rất đáng kể?.
    Bà Nguyễn Thị Hoàng than: ?oTrước kia, chuồng bò nhà tôi lúc nào cũng chật cứng bò lớn nhỏ. Nay chúng đi sạch, không còn một con. Thằng con trai không có tiền học đại học cũng vì bò đi hoang?. Giá trị đàn bò của bà Hoàng hơn 50 triệu đồng.
    Ông Nguyễn Viện có đàn bò hoang lớn nhất vùng. Vốn liếng gia đình ông dồn hết để nuôi bò, nay cả đàn bò đi hoang. Ông Viện phân trần: ?oKhông phải gia đình tôi lười nhác chăm bò, mà vì thiếu đồng cỏ nên đàn bò của tôi tìm lên những đồng cỏ xa xôi để gặm?.
    Hằng ngày, người dân vùng này mang theo cơm gạo lên rừng tìm bò hoang đến đỏ hoe đôi mắt mà hy vọng có được chỉ vài phần trăm. Bởi vì, những con bò hoang rất tinh quái. Ban ngày, chúng ở giữa rừng, tối mới về phá hoại rẫy màu. Chỉ cần thấy bóng dáng của người là chúng bỏ chạy.
    Bắt không được bò, người dân treo thưởng, ai tìm về một con bò sẽ được chia phần nửa con (giá trị tính bằng tiền). Nhưng đã có mấy người bắt sống được một con bò hoang, mặc dù chủ bò treo thưởng đã lâu.
  4. bat__hoi

    bat__hoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Tính đến nay, 2 khu công nghiệp Nam Đông Hà và Quán Ngang (Quảng Trị) đã thu hút 9 dự án đầu tư, với tổng số vốn 1.169 tỷ đồng.
    Phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh lâm, nông sản xuất khẩu và sản xuất thức ăn nuôi tôm chất lượng cao.
    Tại khu công nghiệp Nam Đông Hà, dự án Nhà máy gỗ, ván MDF có công suất 60.000 m3 sản phẩm/năm đang hoàn thành lắp đặt ở giai đoạn cuối, phấn đấu đến cuối tháng 7 đưa vào chạy thử. Nhà máy cán thép COSEVCO của Tổng Công ty Xây dựng miền Trung có công suất 250.000 tấn thép/năm cũng đang trong giai đoạn xây dựng nền móng. Nhà máy nghiền xi măng và sản xuất vỏ bao xi măng (Công ty kinh doanh Thạch cao-Xi măng) với công suất 250.000 tấn xi măng/năm hiện đang san ủi mặt bằng, chuẩn bị đấu thầu xây lắp.
    Tỉnh Quảng Trị đang triển khai xây dựng hệ thống cấp thoát nước, san ủi mặt bằng, rà phá bom mìn, làm đường giao thông, để phục vụ cho việc triển khai xây dựng nhà máy bia công suất 30 triệu lít/năm tại khu công nghiệp Quán Ngang.
    Tại khu công nghiệp này, dây chuyền tuyển than sạch của Công ty cổ phần khoáng sản Quảng Trị hiện đang được lắp ráp để sớm vào hoạt động./.
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    ĐÀI PTTH TỈNH: KHÁNH THÀNH MÁY PHÁT HÌNH 5 KW/VHF
    Ngày 4/6/2004, Đài PTTH tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng máy phát hình 5 KW/VHF thay thế máy phát hình cũ để phát chương trình truyền hình địa phương và một phần VTV2. Các đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Văn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện các Sở, ban, ngành liên quan và đại diện Đài Truyền hình Việt Nam đã đến dự buổi lễ.
    Dự án trang bị máy phát hình mới 5KW có giá trị gần 5 tỷ đồng (nguồn đầu tư của TƯ, của tỉnh và trực tiếp là Truyền hình Việt Nam), gồm 1 máy phát hình 5KW/ VHF sản xuất tại Mỹ và các thiết bị phụ trợ kèm theo: hệ thống cáp dẫn sóng, điều hòa nhiệt độ, thiết bị ổn định điện... 4 tháng sau khi ký hợp đồng, là đơn vị trúng thầu cung ứng thiết bị Công ty Đầu tư phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC)- đã tiến hành lắp đặt thiết bị và cho vận hành thử. Công tác đo đạc và thu thử cho thấy máy đã hoạt động tốt, đảm bảo các thông số kỹ thuật. Cùng với máy phát 5KW mới, trong giai đoạn trước mắt, Đài PTTH tỉnh đã điều chỉnh máy phát cũ để có thêm một kênh VTV3 độc lập đáp ứng nhu cầu được xem các chương trình thể thao giải trí trên truyền hình của nhân dân tỉnh nhà. Như vậy, hiện nay các chương trình VTV1, VTV3 đã bắt đầu được phát sóng 100% trên 2 máy phát cũ (1KW); chương trình truyền hình Quảng Trị và VTV2 được phát sóng trên máy 5KW.
    Phát biểu tại lễ khánh thành, đồng chí Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao việc Đài PTTH tỉnh và Công ty VTC đã nỗ lực khẩn trương lắp đặt và sớm đưa vào sử dụng máy phát hình mới 5KW/VHF, giúp cho nhân dân tỉnh nhà được xem đầy đủ các chương trình truyền hình của TƯ và địa phương. Đồng chí cũng yêu cầu cán bộ nhân viên của Đài nêu cao tinh thần trách nhiệm, quản lý và bảo vệ máy tốt nhất, phấn đấu nâng cao chất lượng phát sóng các chương trình truyền hình nhằm đáp ứng sự mong đợi của nhân dân trên địa bàn tỉnh nhà.

  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐÀI PTTH TỈNH: KHÁNH THÀNH MÁY PHÁT HÌNH 5 KW/VHF
    Ngày 4/6/2004, Đài PTTH tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng máy phát hình 5 KW/VHF thay thế máy phát hình cũ để phát chương trình truyền hình địa phương và một phần VTV2. Các đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Văn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện các Sở, ban, ngành liên quan và đại diện Đài Truyền hình Việt Nam đã đến dự buổi lễ.
    Dự án trang bị máy phát hình mới 5KW có giá trị gần 5 tỷ đồng (nguồn đầu tư của TƯ, của tỉnh và trực tiếp là Truyền hình Việt Nam), gồm 1 máy phát hình 5KW/ VHF sản xuất tại Mỹ và các thiết bị phụ trợ kèm theo: hệ thống cáp dẫn sóng, điều hòa nhiệt độ, thiết bị ổn định điện... 4 tháng sau khi ký hợp đồng, là đơn vị trúng thầu cung ứng thiết bị Công ty Đầu tư phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC)- đã tiến hành lắp đặt thiết bị và cho vận hành thử. Công tác đo đạc và thu thử cho thấy máy đã hoạt động tốt, đảm bảo các thông số kỹ thuật. Cùng với máy phát 5KW mới, trong giai đoạn trước mắt, Đài PTTH tỉnh đã điều chỉnh máy phát cũ để có thêm một kênh VTV3 độc lập đáp ứng nhu cầu được xem các chương trình thể thao giải trí trên truyền hình của nhân dân tỉnh nhà. Như vậy, hiện nay các chương trình VTV1, VTV3 đã bắt đầu được phát sóng 100% trên 2 máy phát cũ (1KW); chương trình truyền hình Quảng Trị và VTV2 được phát sóng trên máy 5KW.
    Phát biểu tại lễ khánh thành, đồng chí Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao việc Đài PTTH tỉnh và Công ty VTC đã nỗ lực khẩn trương lắp đặt và sớm đưa vào sử dụng máy phát hình mới 5KW/VHF, giúp cho nhân dân tỉnh nhà được xem đầy đủ các chương trình truyền hình của TƯ và địa phương. Đồng chí cũng yêu cầu cán bộ nhân viên của Đài nêu cao tinh thần trách nhiệm, quản lý và bảo vệ máy tốt nhất, phấn đấu nâng cao chất lượng phát sóng các chương trình truyền hình nhằm đáp ứng sự mong đợi của nhân dân trên địa bàn tỉnh nhà.

  7. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI ĐI TÌM CON BÒ XÁM HUYỀN THOẠI​



    Cánh rừng ẩm ướt sáng dần lên trong bình minh và trong khoảng nhạt nhoà trước mặt, con đường mòn từ thời chiến tranh để lại thấp thoáng, mỗi lúc một rõ dần sau trảng cỏí rừng thưa. Đối với đoàn khảo sát, hôm đó là một buổi sáng đẹp. Trời đã ngưng mưa mấy hôm rồi và mọi người hy vọng sẽ thấy được chút gì đó trong mớ hỗn mang sâu thẳm của câu chuyện đầy chất Liêu Trai của con bò xám.
    Hai con voi ngoan bước chân theo bàn tay vỗ của quản tượng Y Đinh và Y Chớp. Chúng ngật ngưỡng theo con đường mòn. Hà Đình Đức, nhà động vật học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngồi trên con voi đi đầu, trên cái bàng đan bằng mây bóng lưỡng. Sau anh là Roger Cox, một người Anh chưa vợ, ba mươi lăm tuổi, đại diện tổ chức W.W.F ở Hà Nội. Cạnh Roger là Phạm Ngọc Danh, một nhà khoa học sống ở Đắc Lắc. Cách con voi đực dăm bước chân là con voi cái bạn đời của nó. Lon ton bên cạnh là chú voi con lần đầu tiên theo mẹ đi rừng. Trên con voi là quản tượng Y Chớp, đại uý biên phòng Phan Thanh Sơn và anh công an Lê Kiều Báu.
    Như những buổi sáng trước đó và bất kỳ trong chuyến đi rừng nào, họ mở to mắt nhìn trước, nhìn hai bên và mặt đất. Tai họ lắng nghe mọi thứ động tĩnh. Là những người đi rừng chuyên nghiệp, họ thường ít nói, họ thu nhận rừng vào mắt vào tai để tối hôm đó về cái lều vải dã chiến bên bờ suối Dak Nor, ngồi ghi lại tất cả vào sổ tay.
    Hà Đình Đức là nhà khoa học chuyên về động vật có vú, thành viên của tổ chức bảo vệ động vật quý hiếm quốc tế và là Uỷ viên uỷ ban vườn Phôngtenbơlô (Pháp). Những trước hết ông là người say mê tìm kiếm và bảo vệ động vật qúy hiếm của nước nhà. Đây là chuyến đi tìm bò xám thứ hai trong đời sống. Trong thâm tâm ông hy vọng nhóm khảo sát của ông sẽ là những người đầu tiên kể từ ba năm trở lại đây, được nhìn thấy, dù là chút hình bóng thấp thoáng của con bò rừng huyền thoại.
    Ba năm trước đây, tháng 12 năm 1987, trong hoàng hôn đang trải dần trên khoảng rừng trống, giáo sư Lê Vũ Khôi, bạn ông, mệt mỏi và thất vọng đưa mắt từ giã cánh rừng ẩm ướt và thâm u đã chẳng cho ông chút tin tức dù mờ nhạt hay dấu vết nào của con bò xám, bỗng sửng sốt và không tin vào mắt mình nữa khi nhìn thầy nó, đúng là nó, con thú hoang được giới khoa học thế giới coi là "con quái vật bí hiểm hồ Lochness của rừng Đông Nam Á". Khôi thất thần quan sát nó gặm cỏ bình thản và tự tin cách ông năm mươi mét đằng xa giữa một khu rừng thưa, bộ sừng bóng loáng và cái yếm thông sát đất không gì lẫn được của nó hiện hữu trong ánh chiều nhợt nhạt. Khôi bực bội đưa chiếc máy ảnh không đèn flash lên rồi hạ xuống ngay. Không thể chụp nó trong ánh hoàng hôn, tim ông se lại vì luyến tiếc. Và ông biết rằng từ giây phút đó trở đi, ông là người đầu tiên trên thế giới kể từ hơn hai mươi năm nay, được nhìn thấy con Kouprey của rừng Đông Dương.
    Đức nhớ lại nỗi luyến tiếc của bạn ông ba năm trước đó. Chính nhờ có cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của Lê Vũ Khôi mà sau đó có cuộc hội thảo quốc tế về bò xám ở Hà Nội. Rồi tiếp đến chuyến khảo sát năm ngoái (1989) mà ông đi cùng Lauriet và người vợ Nhật của ông ta. Bây giờ là chuyến khảo sát này. Dù với tất cả mọi cố gắng từ mọi phía được tiến hành vài chục năm nay, con bò xám Kouprey đã mất dạng trong những cánh rừng Nam Đông Dương như một lời thách đố cho con người và những phương tiện tìm kiếm cuối thế kỷ hai mươi. Liệu chuyến đi này của nhóm khoa học mà Đức và Roger là linh hồn, có đưa lại chút gì cho câu hỏi lời còn bỏ ngỏ? Đức nhớ lại từng chi tiết các cuộc săn tìm bò xám hơn nửa thế kỷ nay cùng những nguy hiểm chết người và đặc biệt là những rủi ro có màu sắc mê tín.
    Con bò xám Kouprey xuất hiện như là một sinh vật sống chứ không chỉ là những hình vẽ trong các nơi thờ cúng của người Cămpuchia từ năm 1937, và duy nhất chỉ một lần đó. Cuốn sổ phát hiện những thú lớn mới trên hành tinh tưởng chừng đã khép lại cho đến khi giáo sư A. Urbain, giám đốc vườn thú Vincennes gần Paris sửng sốt nhận được từ Sài Gòn một món quà của bạn ông, tiến sĩ R.Sauvel. Đó là một con bò non mà Urbain phát hiện ra là một loài thú mới khoa học chưa hề biết. Con bò rừng Đông Nam Á được đặt tên là Novibox Sauveli.
    Từ đó, các nhà khoa học đổ xô về những khu rừng Việt Nam, Cămpuchia và Lào để tìm bò xám, vùng đất mà từ năm 1940 cho đến cuối thập kỷ tám mươi vẫn triền miên nóng bỏng vì chiến tranh và những biến động chính trị khó lường. Nhưng không một con bò xám nào bị bắt sống. Người ta chỉ mang về được những bộ xương, những cặp sừng và một đoạn phim mờ nhạt của Wharton. Còn con thú sống duy nhất bắt được năm 1937 thì đã chết đói ba năm sau đó trong vườn thú dưới thời phát xít Đức chiếm đóng Paris.
    Đức đã đọc khá nhiều những gì được viết lại về các chuyến đi ấy. Chỉ đọng lại trong ông một nỗi day dứt đầy gợi cảm. Nghĩ cho hết nhẽ, con bò xám thần thoại vẫn là nạn nhân của những cuộc chiến tranh liên miên ở Đông Dương. Năm 1951, Charles Wharton, một nhà động vật học trẻ tuổi ham mạo hiểm người Mỹ đã từng đến những vùng rừng Nam Đông Dương săn tìm bò xám trong thời gian hai tháng. Ông đã viết cuốn "Nghiên cứu sinh thái học bò xám". Đức đã đọc kỹ cuốn đó, ông công nhận cuốn sách và vài đoạn phim 16 ly mờ nhạt của Wharton dù đã rất khôn ngoan đi khảo sát giữa các làn đạn đối địch của nhiều phe phái ở Cămpuchia và chịu đựng, như lời ông, hai tháng sống trong địa ngục rừng nhiệt đới, đã không gặp may. Ông không bắt sống được con bò xám nào ngoài vài chục cân xương của chúng. Rồi ông phải rời thực địa vì lý do an ninh. Mười ba năm sau, 1965, ông trở lại lần thứ hai. Lần này tưởng số phận đã mỉm cười với nhà khoa học người Mỹ. Một lần nhóm ông bắt được 5 con bò xám những ngay đêm đó 2 con đã chết, còn 3 con kia thì bị sống vào rừng như Chúa đã ban phép lạ cho chúng. Sau đó, khi sắp tóm được một vài con khác thì lại phải bỏ cuộc cũng vì lý do an ninh. Chính ông, người có công đầu nghiên cứu bò xám đã từng phải đau đớn thốt lên: "Chừng như chúng được bùa phép nào đó bảo hộ. Khó mà đụng được vào chân lông nó". Quốc vương Cămpuchia từng tuyên cáo công nhận bò xám Kouprey là linh vật của nước ông nhưng ông cũng không giữ nổi con bò xám của hoàng gia được nuôi trong vườn thượng uyển khi ông hoàng phải bôn ba hải ngoại.
    Đúng là chiến tranh vì những cuộc tranh giành đất đai đã xua đuổi những con bò xám cuối cùng vào rừng thẳm sau khi băm nát bầy đàn của chúng, tàn sát chúng bằng B52 vì chất độc màu da cam. Chính chiến tranh do người Mỹ gây ra đã làm ngưng trệ những cuộc tìm kiếm nghiêm chỉnh nhất. Thêm vào đó là nạn săn bắt của cơ dân một vùng đất không còn kế sinh nhai nào khác ngoài sản vật rừng.
    Hà Đình Đức nhớ những lần gặp James Mackinnon, nhà sinh vật học người Anh đang chỉ đạo nhiều dự án bảo tồn lớn của Đông Nam Á của tổ chức phi chính phủ W.W.F nổi tiếng. James thường trầm ngâm nói với ông: Ồ, bò xám, chúng ẩn hiện như quái vật hồ Lochnees và bí ẩn như người Tuyết Tây Tạng. Một lần xuất hiện rồi sau đó biến mất trong mây mù của thời gian và khói lửa chiến tranh. Chúng ta không dám chắc là chúng còn bao nhiêu trong rừng rậm Việt Nam. Những dự đoán lạc quan nhất cho rằng chúng chỉ còn dăm, bảy con và đang sống khốn khổ ở những nơi con người không đặt chân tới được. Phải tìm ra chúng. Thời điểm này chúng là biểu tượng cho sự nghiệp bảo tồn Đông Nam Á.
    Đối với Đức, vị giáo sư sinh vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, việc tìm ra đàn bò xám bí hiểm có một ý nghĩa khác thường đối với đất nước. Nếu không kể Sao La và Mang Lớn sau này thì bò xám là con thú hoang dại lớn nhất được phát hiện sau cùng của thế giới. Nó là niềm tự hào của Đông Dương, một xứ sở phong phú tài nguyên, cũng là một đặc sản độc quyền có giá trị kinh tế lớn. Noel Vietmayer, người của Viện Hàn Lâm khoa học Mỹ, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực đánh giá tiềm năng động vật rừng nhiệt đới đã khẳng định không chút dè dặt rằng bò xám Đông Dương chắc chắn là loài bò rừng có giá trị nhất về nguồn gen. Ông đánh giá rằng, nếu có một con bò đực Kouprey trong tay, con người có thể lai tạo một nửa, nếu không nói là tất cả đàn bò nuôi của thế giới. Bò lai sẽ mạnh mẽ, cao to hơn, chịu đựng giỏi hơn các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ước tính cuộc lai tạo này sẽ đưa lại mối lợi hàng tỷ đô la. Người Mỹ đã có kinh nghiệm về việc này. Họ lai bò bidông với bò nhà nên đã làm tăng tỷ lệ protit trong thịt bò từ 9 lên 19%.
    Những con vật hoang dã qúy báu đó đang ở đâu? Liệu những cánh rừng thưa, rừng già trước đầu voi kia có gì hứa hẹn? Một vài dấu chân hay một cái bóng mờ ảo? Cũng là niềm an ủi lớn lao nếu như khoa học có thể ghi vào Nhật ký hành trình vất vả của mình rằng, có một nhóm nghiên cứu vào năm 90 này đã nhìn thấy con thú hoang bí ẩn nhất của Đông Nam Á. Và không chỉ thế. Thời gian không ủng hộ bò xám. Chúng đang bị dồn đuổi vào những xó xỉnh khắc nghiệt nhất, bị săn và bị giết bên những dòng suối cạn và mỏ muối vào mùa khô. Chúng sẽ bị diệt chủng hoàn toàn nếu như khoa học chậm chân và thờ ơ.
    Những ý nghĩ đó xoắm xuýt trong đầu nhà khoa học trên đường săn lùng. Như một giấc mộng day dứt khôn nguôi, ông mường tượng thấy trước mắt mình những con bò xám cuối cùng của xứ sở có khi cao đến 2 mét nếu do từ mặt đất lên chỏm vai và nặng tới 900 kilô. Cái yếm của chúng thõng thượt sát đất còn bộ sừng thì láng bóng vì khác với các loại bò rừng như gô hay Bantong, bò xám đực thường dụi sừng xuống đất làm tung lên một lớp bụi mù như khói. Đức cũng biết rằng, mười năm trước đây, Mate Thayer, một phóng viên say mê động vật đã dốc túi 30.000 đô la tiền tiết kiệm một đời để săn lùng bò xám ở Đông Bắc Cămpuchia. Nhưng ông và hai phóng viên của tờ soldier of Fortune không tìm thấy gì ngoài vài dấu chân có thể là của bò xám. Ông nói đầy vẻ lạc quan: "Tôi cho rằng bò xám chắc chắn đang tồn tại". Kết luận của một người đã phá sản vì săn tìm huyền thoại đã làm Đức và các bạn đồng nghiệp hy vọng. Ông thầm cám ơn Thayer. Hôm qua, sau năm ngày tìm kiếm không một chút kết quả, ông nói với Roger:
  8. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    NGƯỜI ĐI TÌM CON BÒ XÁM HUYỀN THOẠI​
    (Phần 2)


    "Cậu có biết, khi đã đứng giảng ở bục đại học, tớ còn phải đi chụp ảnh để kiếm sống. Thời chiến mà!"
    "Suy cho cùng thì bò xám cũng là nạn nhân của chiến tranh".
    "Đúng vậy, còn nạn đói nữa. Dân phải phá rừng và săn bắn để kiếm sống. Theo Wharrton thì từ năm 1951, mỗi năm người dân vùng Cheph ở Cămpuchia săn giết 100 con banteng! Phương Tây cần hiểu rằng họ không thể làm giàu một mình, bỏ mặc các nước đang phát triển. Nhiều khi chỉ vì vài trăm đô la mà người ta có thể giết chết con bò rừng cuối cùng có thể cải tạo đàn bò nuôi của thế giới".
    "Phương Tây đang sáng mắt ra về chuyện đó". Roger đồng tình.
    Hai con voi vẫn lầm lũi đi, chúng không biết trên lưng mình hai nhà khoa học đang nói chuyện gì. Quản tượng Y Đinh vỗ nhẹ vào tai voi bảo nó dừng lại.
    "Có con hổ nằm- anh nói- con voi bảo tôi"
    Đức và Roger nhảy xuống. Họ nhìn thấy một vạt cỏ gianh bị xéo nát. Có dấu chân và phân còn mới. Đức lấy que cời đống phân. Anh nhận ra một cái răng nai.
    "Không phải hổ mà là dấu chân báo". Đức nói rồi leo lên bành voi.
    Họ lại tiếp tục con đường, làm những việc như năm ngày qua đã làm. Năm ngày trên những ngả đường khác nhau trong khu vực mà Andrew Lauriet đã đi năm ngoái, khu vực của hy vọng. Nhưng cúng như Lauriet, họ không thấy được gì, gặp được gì ngoài vài dấu chân bò rừng hay ban teng cạnh một mỏ muối. Ở Đắc Lắc các cơ quan đã hết lòng giúp đỡ tuy Đức không bỏ qua cái nhìn e ngại của người phụ trách an ninh. Bỏ lại thị xã Ban Mê Thuột sầm uất và êm ả phía sau, 13 người lên đường về Yok Đôn, thuê voi và quản tượng, cắm trại bên bờ suối rồi khởi hành. Ngày thứ năm không tìm thấy gì. Cái háo hức ban đầu nguội dần. Nhưng Đức đã tìm cách trấn an mọi người.
    "Đối với khoa học thì không tìm thấy gì tức là đã tìm thấy. Nếu Yok Đôn không còn dấu chân bò xám tức là hiện nay bò xám không còn ở đây. Người đi sau sẽ đến khu vực khác".
    Cái nghịch lý hình thức ấy làm mọi người vui lên nhưng Đức biết họ vui vì đã hiểu. Họ hiểu rằng Wharton Harvey Neese, Lê Vũ Khôi, Lauriet trở về tay trắng nhưng công sức tiền của bỏ ra đã không vô ích. Những người đó đã làm đầy một vài khoảng trống trong cái mê lộ mơ hồ và đầy vẻ Liêu Trai của cuộc săn tìm diễn ra hơn nửa thế kỷ nay ở Đông Dương bằng tài trí và cả lòng dũng cảm của họ. Đức muốn nối dài bản danh sách ấy.
    Tám giờ bốn mươi phút sáng, từ trên lưng với Đức trông thấy dấu chân bò rừng. Ông bảo quản tượng Y Đinh dừng voi, nhảy xuống chụp ảnh. Nhưng ông thất vọng khi ánh đèn Flash loé sáng. Trong ống kính là dấu chân một con banteng. Đức hồi hộp. Dù là banteng thì cũng là hy vọng, đó là dấu chân bồ câu trên bùn nơi con tàu Nôe cập bến. Đức nhớ Wharten đã từng viết năm 1952: "Trong quá trình nghiên cứu, thấy bò xám thường xuyên đi chung với bò banteng, nhất là sau mùa sinh sản. "Đức mỉm cười chua chát. Thời đó rừng Đông Dương còn có trên 1000 bò xám kouprey, riêng vùng Srepok và phía bắc vùng này có từ 200 đến 300 con, đó là theo Wharrton. Ông ta còn may chán tuy rủi ro thì quá nhiều. Ông kể trong sách rằng, 43 ngày đi thực địa khu A bắc Căm bốt, ông đã 11 lần thấy bò xám đi thành đàn, 29 lần gặp banteng. Còn Harvry Neese thì cho biết, cho đến năm 1975, một gã sắn thú ở bờ tây sông Xê Lâm Phao (Nam Lào) nói, với một con chó săn, có ngày ông ta đã bắn hạ 6 con bò xám trong một bầy bò. Con chó đuổi theo đàn bò, lùa con đực ra bãi trống trong khi lũ bò cái và bê non đứng nhìn cách một quãng xa... Ông ta đã bắn bò xám như thế. Sáu con một ngày, của một đàn! Ôi sự mông muội của con người. Thực ra bò xám đã bị chính con người biến thành ảo ảnh. Sáu con trong một ngày, còn bây giờ, sáu ngày mà chỉ thấy dấu chân một con banteng! Khoa học chỉ có trong tay xương, những bộ xương và những huyền thoại, ngoài ra không còn gì hết của con thú lớn nhất được phát hiện ra cuối cùng của hành tinh.
    Ông lên voi, nói với Roger Cox: "Chúng mình là những kẻ hậu sinh bất hạnh".
    "Con người chưa nên vội cho là mình văn minh khi họ còn tàn sát thú hoang" Roger nói.
    Họ lại lắc lư trên bành voi, 9 giờ 20, Roger chợt đứng lên phía sau lưng Đức. Hình như anh ta vừa tìm thấy cái gì. Bò xám chăng? Đâu có may mắn thế- Đức hồi hộp.
    "Stragors! Roger nói. Đức dịch to cho cả đoàn nghe. "Có người lạ!" Roger nói tiếp bằng tiếng Anh: "Cẩn thận, chúng mang súng!" Bây giờ thì cả đoàn đã nhìn thấy chúng, những người lạ. Cách khoảng 100 mét, có ba người đội mũ, đeo ba lô, cầm súng, đi nhanh sang vệ đường phía trái. Họ nhanh nhẹn kê súng tự động lên một thân cây cẩm liên đổ nghiêng, tư thế sẵn sàng. Một tên hỏi to: "Đi đâu?" Con voi bước tiếp một bước. Đức trả lời: "Đoàn nghiên cứu". Một cái gì như gió lạnh luồn qua sống lưng ông. Chiến tranh đã đi qua được 15 năm. Nhưng một số kẻ muốn gây lại hận thù còn đó, những âm mưu tuyệt vọng còn đó. Rừng vẫn bí hiểm rình tập che đậy mọi điều. Đàn bò xám may ra chỉ còn năm, bảy con đang phải len lỏi giữa điệp trùng rừng nhiệt đới và số phận các nhà khoa học vẫn còn đầy rủi ro, phải chăng đi tìm bò xám là đụng phải một lời nguyền?
    Một tên trong bọn khẽ nghếch nòng khẩu tiểu liên tự động lên cho vừa tầm những người ngồi trên voi, hỏi: "Ở đâu?" Đức đưa nhanh mắt về phía sau. Anh gặp cặp mắt sắc lạnh và cảnh giác của Sơn, người sĩ quan biên phòng gan dạ. Sơn đã rút được khẩu A.K từ cái túi bên hông voi. Ông đáp: "Bản Đôn!" Tên cầm súng quát: "Xuống voi, quay lại!"
    Hai con voi dừng hẳn. Nhưng không ai xuống. Phía sau, Đức nghe thấy tiếng của Báu: "Các anh là ai?" Một tên đáp: "Đồn 4".
    Sơn là người đầu tiên nhảy từ lưng voi xuống đất. Mấy ngày nay, Đức thấy rõ là anh đại uý biên phòng hiểu rất rõ nhiệm vụ của mình. Đáng quý hơn, anh còn hiểu rất rõ công việc của Đức và Roger Cox, cái việc tưởng là vu vơ nhưng có ý nghĩa lớn lao chừng nào đối với đất nước. Sơn dõng dạc: "Nếu đồn 4, ai phụ trách lên đây một người!"
    Đúng lúc đó Đức nghe súng nổ. Giây phút đó ông đã trở thành nhà khoa học bảo vệ môi trường đầu tiên của nước ta bị trọng thương vì súng của kẻ thù trong cuộc săn lùng "Con quái vật hồ Lochness của Đông Dương".
    Trận đánh diễn ra dữ dội nhưng quá chóng vánh. Đức lăn từ lưng voi xuống, con voi ***g lên, trong khói lửa mịt mù, ông lết ra khỏi con đường độc đạo.
    Bây giờ rừng đã yên tĩnh, cái yên tĩnh rợn người của chết chóc và của một trưa thanh bình, hoang dã. Chỉ còn Roger quỳ bên cạnh Đức. Tử thần vừa ghé qua, để lại trên ngục Đức hai lỗ thủng may chỉ luồn qua phần thịt mềm dưới mỏ ác, cái áo sơ mi đẫm máu, chiếc đồng hồ vỡ toang và còn rất nhiều vết đạn sượt qua tay, qua mặt. Năm viên đạn sượt qua người ông nhưng ngoài vết thương trên ngực chỉ gây chảy máu. Không viên đạn nào giết được ông!
    Chàng thanh niên người Anh Roger Xox dùng thuốc lào cầm máu cho Đức, cởi giầy và mũ làm gối cho bạn. Họ không nói gì nhiều với nhau. Cả hai cùng buồn vì hiểu rằng, một lần nữa, bóng dáng con bò xám vuột khỏi tầm mắt họ. Mãi đến 2 giờ chiều những người ở trại đi tìm thấy và đưa voi đến.
    Ba tên lưu vong luồn rừng thâm nhập đã bắn vào họ. Sơn bị thủng bụng và cũng được tìm thấy chiều hôm đó, được cứu chữa và khỏi sau nhiều tháng điều trị. Ba ngày sau hai con voi lớn và chú voi con mới tìm được đường về bản. Chín giờ tối hôm đó con voi còn lại đã đưa những người bị thương đến bờ sông Srepok. Bên kia bờ xe cấp cứu của bộ đội biên phòng đã chờ sẵn.
    Nhưng chuyến đi tìm bò xám lần thứ hai kể từ sau chiến tranh đã một lần nữa đứt gánh.
    ***
    Tôi đã nói chuyện nhiều với Hà Đình Đức năm năm sau chuyến đi bỏ dở. Tôi cũng đã đọc cuốn sách dày của Wharton được giữ ở Haward, những bài báo của Harvey Neese, của Stive Hendrix, tôi đã gặp và trò chuyện với Roger Cox ở Hà nội. Tôi cũng đã cầm lên với những ý nghĩ bề bộn, tấm áo xanh may bằng vải Tô Châu bộ đội thường mặc bị thủng vài chỗ của Đức. Cho đến nay ông là nhà khoa học cuối cùng đi tìm bò xám Box Sauveli hay kouprey theo cách gọi của người Cămpuchia hay ngựa pho của người Lào... Bò xám chỉ còn lại trong ký ức và sách vở, trong mấy bức ảnh mờ nhạt, vài đoạn phim còn mờ hơn và những bộ xương để trong các bảo tàng động vật Haward, Paria hay đâu đó... Các cuộc săn tìm và những người tài trí, gan dạ là có thật, nhưng cho đến nay, bò xám vẫn là lãng đãng Liêu Trai...
    Tôi hỏi Đức: "Nó còn không?" Anh đáp: "Tôi tin còn"... "Nó ở đâu?" Anh đáp: "Không ai biết". Tôi hỏi: "Sau đây ai sẽ là người đi tìm chúng?"
    Đức mơ màng, giọng anh chậm rãi như kể chuyện đời xưa tuy anh đang nói tới tương lai: "Tôi. Tôi sẽ lại đi nữa. Thực ra, năm 92, khi khỏi hẳn vết thương, tôi đã đi một chuyến về Champassak Nam Lào với vài chuyên gia nước ngoài. Nhưng tất cả chúng tôi phải bỏ dở vì bị sốt rét đánh gục". Anh cười buồn, nụ cười tắt dần theo câu nói: "Phải chăng chúng tôi không chạm vào vật thiêng rừng thẳm?" Nhưng rồi anh hoạt bát và tự tin hơn: "Không, chúng tôi không phải là kẻ săn thú hay đào mộ cổ. Chúng tôi hành hương về rừng để bảo vệ con thú hoang mà chúng tôi tin là có thể trở thành vật tổ của đàn bò tương lai của thế giới. Tôi tin là chúng tôi sẽ tìm thấy!".
    Hà Nội đã vào thu và chúng tôi ngừng lại để ra sân xem nhật thực. Bầu trời nhạt nắng đang sẫm dần. Lâng lâng trong hoàng hôn vào giữa trưa, tôi nói với Đức: "Bây giờ trước mắt anh là một ngàn cây số vuông còn lại của rừng Đông Dương..."
  9. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    XÂY DỰNG KHU CHUNG CƯ ĐẦU TIÊN TẠI TỈNH TA ​
    Một khu chung cư đầu tiên tại tỉnh ta đã được hình thành do Công ty cổ phần xây dựng cơ sở hạ tầng Quảng Trị triển khai xây dựng từ đầu năm 2004. Khu chung cư có diện tích rộng 1 ha nằm trên đất phường Đông Lễ, thị xã Đông Hà, phía Tây Nam giáp với Đại lộ Hùng Vường nối dài, dành cho 150 hộ gia đình. Mỗi căn hộ được thiết kế 2 tầng, với tổng diện tích sử dụng 140 m2, với đầy đủ tất cả các phòng như: phòng tiếp khách, 3 phòng ngủ, phòng thờ...có công trình phụ khép kín cả tầng trệt và tầng 1, có giá trị từ 320-370 triệu đồng/căn hộ.
    Hiện Công ty đã tiến hành xây dựng được 11 căn hộ dành cho 11 hộ có nhu cầu, trong đó có 6 căn hộ đã được bán cho người dân. Dự kiến số căn hộ còn lại sẽ được xây dựng hoàn thành từ nay đến năm 2007.

  10. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0

    UBND TỈNH HỌP BÀN KẾ HOẠCH PHỐI HỢP TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HUYỆN VĨNH LINH
    Ngày 23/6/2004, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn kế hoạch phối hợp thống nhất giữa các Sở, ban ngành để cùng huyện Vĩnh Linh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống huyện. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, các Sở ban ngành, LLVT và các cơ quan thông tấn báo chí địa phương. Đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phân công trách nhiệm cho các Sở, ban ngành, đoàn thể, LLVT đóng trên địa bàn phối hợp với huyện Vĩnh Linh tổ chức các hoạt động diễn ra trước và trong lễ kỷ niệm. Theo đó, Sở VHTT và Sở TDTT cùng với huyện hoàn chỉnh kịch bản lễ hội và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong lễ hội; các LLVT chỉ huy diễu binh, diễu hành và đảm bảo tốt ANTT trên địa bàn: các cơ quan thông tấn báo chí địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền bằng việc xây dựng các chuyên mục, chuyên trang với nội dung phong phú, đa dạng trên phương tiện thông tin đại chúng từ đây đến ngày diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó, công tác đưa đón khách, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, đảm bảo tốt thông tin liên lạc, nguồn điện cũng được giao cho văn phòng Tỉnh ủy, văn phòng UBND tỉnh, Mặt trận và các đoàn thể cấp tỉnh, Bưu điện và Sở điện lực nhằm giúp huyện Vĩnh Linh tổ chức thành công lễ hội 50 năm ngày truyền thống huyện nhà.
    Trên cơ sở các kế hoạch được UBND tỉnh giao, lãnh đạo các Sở, ban ngành đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất liên quan đến quá trình chuẩn bị cho lễ hội phù hợp với chức năng, điều kiện của đơn vị mình. Sau khi nghe các ý kiến đề xuất, đồng chí Nguyễn Đức Chính thay mặt cho lãnh đạo tỉnh đã thống nhất kế hoạch cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành. Riêng đối với kế hoạch diễu hành, diễu binh của huyện, đồng chí thống nhất nên để đội hình diễu binh gồm khối của tỉnh đội, Sư đoàn 968 và dân quân tự vệ và giao cho tỉnh đội là đơn vị tổng chỉ huy lễ diễu binh, diễu hành. Thời gian chuẩn bị cho lễ hội không còn dài, đồng chí yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể và các LLVT đồng lòng đồng sức cùng huyện Vĩnh Linh tổ chức thành công lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống huyện tương xứng với tầm vóc lịch sử của sự kiện lịch sử quan trọng này.

Chia sẻ trang này